Tập Cận Bình đã tự làm cho mình thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất từ thời Đặng Tiểu Bình tới nay. Đó có thể là một điều tốt.

Hội nghị lần thứ ba này sẽ xoay ra cải cách Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình đã làm hồi năm 1978 chăng? Nhiều chi tiết sẽ xuất hiện thêm. Nhưng trên cơ sở các văn kiện được đưa ra ngày 12 tháng 11, và những màn trình diễn trước hội nghị trung ương, chúng tôi rất lạc quan.
Cho đến giờ, mọi việc đều tốt
Với việc công luận Trung Quốc đòi hỏi ngày càng cao đối với các nhà lãnh đạo, ông Tập Cận Bình, giống như Hồ Cẩm Đào, người tiền nhiệm của mình, đã học được trò chơi nói chuyện như một nhà cải cách tốt. Tuy nhiên, ông Hồ Cẩm Đào đã không thực hiện được nhiều thay đổi, một phần vì ông chưa bao giờ tìm được con đường để thoát khỏi ảnh hưởng sức nặng của các nhóm lợi ích, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và chính quyền địa phương, những kẻ được hưởng lợi từ hệ thống hiện tại và đứng ngáng giữa đường đi. Mặc dù thông cáo đưa ra các ưu tiên của ông Bình chứa đầy những điều đảng nói (giống như Đặng Tiểu Bình đã làm năm 1978), một số nội dung của nó cho thấy rằng lãnh tụ mới này có thể quan tâm thật sự tới cải cách hơn ông Hồ Cẩm Đào.
Về chính sách kinh tế, thông cáo đề cao vai trò “quyết định” của thị trường trong việc phân bổ nguồn lực. Cho đến nay, văn kiện của đảng đã nói rằng vai trò của các lực lượng thị trường phải là “cơ bản”. Từ ngữ là chuyện có ảnh hưởng ở Trung Quốc. Việc chỉnh đổi này là một dấu hiệu cho thấy ông Bình muốn thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hình nền kinh tế, thậm chí có thể báo hiệu rằng ông muốn đưa cả vào các doanh nghiệp nhà nước, vốn lãng phí những khoản tiền vốn lớn lao. Trong lĩnh vực chính trị, thông cáo đề xuất việc thành lập một “nhóm lãnh đạo nhỏ” mới để giám sát cải cách. Hình thành từ các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng, các nhóm này báo cáo trực tiếp cho Bộ Chính trị. Công việc mới này có thể sẽ đập thẳng vào đầu các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và lãnh đạo tỉnh phá bỉnh làm cho họ phải phối hợp hoạt động với nhau tốt hơn, và chính ông Bình có thể sẽ cầm trịch nó.
Một ” ủy ban an ninh quốc gia” mới có thể gây tranh cãi hơn. Trong công tác đối ngoại, uỷ ban này này được dự kiến tương tự như Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, tư vấn cho chủ tịch và giúp điều phối các cơ quan chính phủ. Mỹ lâu nay đã phàn nàn về sự thiếu liên kết trong hoạch định chính sách của Trung Quốc, khiến cho các quan hệ song phương quan trọng nhất dễ bị tác động xấu bởi những chỗ không ăn khớp không lường trước được và những thay đổi đột ngột trong chỉ đạo. Ủy ban này dự kiến sẽ bao gồm cả quân đội và cảnh sát. Nếu như vậy, đó có thể là một dấu hiệu về ảnh hưởng ngày càng tăng và quyết tâm của ông Bình trong việc kiềm chế các lực lượng an ninh đang ‘tự tung tự tác’ đảm bảo rằng họ phải phối hợp hoạt động với các cơ quan khác của nhà nước.
Người bi quan sẽ tìm thấy nhiều thứ để lo lắng. Thị trường châu Á đi xuống khi hội nghị trung ương đưa ra các thông báo, có lẽ do thiếu các tin về cải cách tài chính. Thông cáo hầu như chỉ đề cập sơ qua sự cần thiết phải thay đổi quyền sở hữu đất nông thôn không nói gì đến việc đăng ký hộ khẩu. Mặc dù đồng ý theo về cải cách pháp luật, nhưng không nói đến việc cho phép tự do chính trị nhiều hơn. Người ta lo ngại rằng ủy ban an ninh có thể được sử dụng để đàn áp nội bộ. Một số xem nó như là việc ộng Bình tóm lấy quyền lực để tự mình đảm nhận một vai trò trực tiếp hơn trong bộ máy an ninh.
Tuy nhiên, nếu ông Bình vượt qua được các nhóm lợi ích bảo thủ Trung Quốc, những thay đổi này hoặc một cái gì đó giống như thế là cần thiết. Quá nhiều người nằm ngoài hệ thống hiện làm ăn rất thuận lợi, đã làm cho việc thay đổi trở nên thành dễ dàng. Nhóm lãnh đạo mới nhỏ nên hành động như một lực lượng đặc nhiệm (commando) kinh tế, đương đầu giải quyết các trở ngại đối với cải cách trong bộ máy quan liêu và trong đảng. Ủy ban an ninh quốc gia có thể nhắm tới việc bảo đảm rằng các phe phái không lôi kéo Trung Quốc vào các tranh chấp bên ngoài, vốn chỉ leo từng bậc nên đến cấp lãnh đạo trung ương rất muộn, khi nhiều thiệt hại đã xảy ra.
Các ủy ban mới để ông Bình với nhiều quyền lực hơn bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào từ thời Đặng Tiểu Bình tới nay. Rất nhiều thứ phụ thuộc vào việc ông ta làm gì với quyền lực này. Nếu thấy có nhiều thay đổi trong những năm tới, chẳng hạn như cải cách kinh tế ở nông thôn, kiềm chế ảnh hưởng của đảng và thừa nhận nhiều hơn nền pháp trị thì mọi người sẽ nhìn lại Hội nghị này như điểm bắt đầu của một Trung Quốc tốt hơn giống như bây giờ họ nhìn lại hội nghị năm 1978. Nếu ông Bình chẳng làm gì cả thì đất nước này sẽ dấn vào một hướng đi nguy hiểm.
Nguồn: The Economist
Filed under: anhbasam |
Trả lời