Ai đã bắn chết ngư dân Trương Đình Bảy?

Posted by adminbasam on 30/11/2015
Basamnews

Đôi lời: Lúc 13h55′ ngày 30-11-2015, báo Tuổi Trẻ đưa tin: “Ông Bùi Văn Tẩn, anh trai thuyền trưởng Cu cho biết, bộ đội biên phòng sau khi nghe thông tin đã đến thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu trao đổi với người nhà thuyền trưởng Cu để tìm hiểu vấn đề. Cũng theo ông Tẩn, thông tin các ngư dân trên tàu báo về chưa rõ nhóm người tấn công ngư dân là của nước nào, ‘Người nhà vẫn đang chờ nối icom để hỏi thêm thông tin’, ông Tẩn nói“.
Lúc 13h58′ cùng ngày, báo Dân Trí đăng “Đơn báo cáo” của ông Bùi Văn Tẩn, đơn này ghi ngày 28-11-2015, trong đó, ông Bùi Văn Tẩn ở trên bờ khẳng định những người tấn công tàu cá của em ông và bắn chết ông Trương Đình Bảy chính là “hai chiếc ghe của ngư dân Philippines“! Ông Bùi Văn Tẩn là người ở nhà khi xảy ra sự cố. Theo báo Zing, lúc 18h30′ ngày 26/11 chính ông Tẩn đã hớt hải chạy tới nhà ông Trương Đình Bảy báo tin cho vợ ông Bảy rằng: “Thằng Bảy bị bắn chết rồi em ơi”. Hai ngày sau đó, vẫn ở trên bờ nhưng ông Tẩn đã mô tả sự cố “tàu Philippines” tấn công tàu cá của em trai ông ra sao và giết chết ông Bảy như thế nào!
Quả là tài thật. Nhưng có lẽ đảng và nhà nước ta tài giỏi, tìm ra hung thủ ngay, chứ không phải ông Tẩn. Có khả năng ông Trương Đình Bảy bị giết chết hai lần, chứ không chỉ bị chết một lần do những phát súng oan nghiệt kia gây ra!

Đấu đá quyền lực chính trị sẽ khiến hợp thức hóa báo tư nhân nhanh hơn

Phạm Chí Dũng

Sunday, November 29, 2015 2:17:22 PM

Người Việt

Vài tín hiệu mới cho báo chí tư nhân

Quốc Hội và các cơ quan quản lý truyền thông Việt Nam luôn lùi sau thực tiễn vài thập kỷ. Bất chấp các kỳ họp Quốc Hội từ trước đến nay vẫn đều đặn ra tuyên ngôn “chưa cho báo chí tư nhân hoạt động,” dạng thức đặc biệt này của báo chí đã tồn tại từ những năm 1995-1996 cho đến giờ. Tiếp tục đọc

Trung Quốc thay đổi chiến lược đầu tư ở Phi châu?

26.11.2015
VOA
Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc xây dựng cây cầu ở Bamako, Mali, được khánh thành vào năm 2011.

Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đã gây xôn xao trong dư luận khi họ công khai thừa nhận là đầu tư của Trung Quốc ở Phi châu đã giảm 40% trong nửa đầu năm nay. Một số người cho rằng sự sút giảm mạnh này là một dấu hiệu của những tác động rộng lớn hơn của việc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại. Tuy nhiên, những người khác cho rằng việc này có liên hệ tới sự thay đổi trong chiến lược đầu tư của Trung Quốc ở Phi châu.

Tiếp tục đọc

Hòa giải dân tộc để hóa giải các vấn đề đất nước

Nguyễn Công Bằng (ĐVDVN)

Thay đổi vận mệnh một đất nước, đặc biệt là chuyển thể một chế độ độc tài toàn trị thành một chính thể dân chủ – đa đảng – pháp quyền, là một thử thách to lớn, đòi hỏi quyết tâm dấn thân và sự hy sinh của nhiều người. Bên cạnh đó là nhiều yếu tố cộng hưởng có liên quan mật thiết đến các siêu cường luôn muốn chi phối hiện tình nước ta. Xa hơn nữa là cơ trời vận nước. Tiếp tục đọc

Trung Quốc dịu giọng sau Thượng đỉnh Đông Á?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-11-30
RFA

000_Hkg10232684

Lãnh đạo các quốc gia đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia ngày 22 tháng 11 năm 2015.

 AFP photo

Trung Quốc dịu giọng sau Thượng đỉnh Đông Á? 
Trong Thượng đỉnh Đông Á họp tại Malaysia đầu tháng 11, hai cường quốc lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những động thái mới được một chuyên gia về Quan hệ quốc tế là Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp ghi nhận. Ông Lê Hồng Hiệp, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) Singapore. Sau đây là cuộc trao đổi mà TS Hiệp dành cho Kính Hòa sau Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

Tiếp tục đọc

Miến Điện : Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống và Tư lệnh quân đội

Anh Vũ

Đăng ngày 30-11-2015 Sửa đổi ngày 30-11-2015 13:06

RFA

mediaChủ tịch Nghị viện Shwe Mann đón bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw, ngày 19/11/2015.REUTERS/Soe Zeya Tun
Bốn tuần sau cuộc bầu cử lịch sử đem lại chiến thắng áp đảo cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), lãnh đạo đảng Aung San Suu Kyi sẽ gặp Tổng thống và Tổng tư lệnh quân đội vào ngày 02/12/2015 tại thủ đô hành chính Naypyidaw.
Ngay sau khi có kết quả bầu cử chính thức, theo đó, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành được 80% số phiếu, bà Aung San Suu Kyi đã đề nghị được gặp các nhân vật chủ chốt trong chính quyền mãn nhiệm chuẩn bị cho việc tiếp nhận quyền lực trên tinh thần « hòa giải dân tộc».

Tiếp tục đọc

Hơn 150 lãnh đạo của thế giới khai mạc Hội nghị khí hậu quốc tế COP21

Anh VũThanh Phương
Đăng ngày 30-11-2015 Sửa đổi ngày 30-11-2015 16:28

RFI

mediaTổng thống Pháp François Hollande (T) đón đồng nhiệm Mỹ Barack Obama tại Thượng đỉnh Khí hậu COP21 ở Le Bourget, ngày 30/11/2015.REUTERS/Christian Hartmann

Với sự tham dự của 150 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ cùng với 196 đoàn đại biểu của các nước, các tổ chức quốc tế gồm khoảng 10.000 người và số lượng phóng viên báo chí tương đương, Hội nghị Quốc tế về Khí hậu – COP21, hôm nay 30/11/2015 đã chính thức khai mạc tại Le Bourget, ngoại ô phía bắc thủ đô Paris.

Hội nghị lần thứ 21 của Liên Hiệp Quốc về chống biến đổi khí hậu lần này đặt mục tiêu là đưa ra được một thỏa thuận lịch sử để hạn chế quá trình tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 2°C. Tiếp tục đọc

RFI Điểm Báo ngày 30-11-2015 17:06

Minh Anh

Đăng ngày 30-11-2015

RFI

Liệu Thượng đỉnh COP 21 có thể thành công ?

mediaNgười biểu tình tại Berlin dùng hình ảnh cây kem bị tan chảy để biểu tượng cho hiện tượng khí hậu ấm dần.AFP PHOTO / JOHN MACDOUGALL

Khai mạc Thượng đỉnh về khí hậu COP21 là chủ đề thời sự chính trên các mặt báo Pháp ngày đầu tuần 30/11/2015. Một trăm năm mươi lãnh đạo các quốc gia tụ họp tại Le Bourget, phía bắc thủ đô Paris họp bàn để đưa ra một thỏa thuận chung cuộc hạn chế mức tăng khí hậu ở 2°C. Le Figaro đặt câu hỏi lớn : « Khí hậu : Liệu COP21 có thể thành công ? ». Tiếp tục đọc

Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 11 năm 2015

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Tiếp tục đọc

Ngư dân ‘bị bắn chết gần Trường Sa’

7 giờ trước

BBC
Ngư dân miền Trung Việt Nam (ảnh minh họa)

Truyền thông Việt Nam nói một ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị người nước ngoài bắn thiệt mạng ở vùng biển Trường Sa.
Các báo nói người tử nạn là ông Trương Đình Bảy, 42 tuổi, người thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện chưa biết những kẻ bắn chết ông là người nước nào.
Theo báo Tuổi Trẻ, ông Bảy bị bắn chết ngày 26/11 tại khu vực biển cách đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền khoảng 30 hải lý.
Lúc bị bắn, ông Trương Đình Bảy cùng 14 thuyền viên khác trên tàu cá QNg 95861 của ông Bùi Văn Cu đang làm công việc đánh bắt hải sản.

Tiếp tục đọc

Hãy chống Trung Quốc bằng sức mạnh ý chí

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-01-29
RFA

Báo chí TQ có hàng loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn công TP-HCM chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ

Báo chí TQ có hàng loạt bài viết cho rằng từ đảo Chữ Thập quân đội của họ có thể triển khai tấn công TP-HCM chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ

 RFA/Google map

01292015-fight-china-wt-wills.mp3 

Báo chí Trung Quốc lại tiếp tục gây hấn Việt Nam với những bài viết cho rằng Bắc kinh có thể tấn công thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng 1 giờ từ đảo Chữ Thập, nơi họ công khai xâm chiếm của Việt Nam trước đây. Hành động khiêu khích nước lớn này xảy ra liên tục nói lên điều gì khi Việt Nam luôn luôn nhẫn nại chịu đựng? Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm quan điểm của một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

CHÍNH SÁCH CỐ Ý HÀM HỒ CỦA TÀU CỘNG

Nguyễn Thành Trí

Theo định nghĩa, Chính Sách Cố-Ý Hàm-Hồ (Policy of Deliberate Ambiguity) còn được nói tới như một Chính Sách Chiến-Lược Bất-Trắc (Policy of Strategic Uncertainty) là những hành động tiêu biểu thay đổi theo thời gian của một quốc gia đang cố ý tạo ra những sự kiện không rõ ràng trong chính sách ngoại giao.  Những sự kiện không rõ ràng này có thể giúp ích cho một quốc gia nếu nó có những mục tiêu chính sách nội địa và hải ngoại khác nhau, hoặc quốc gia đó với ý định lợi dụng bản tính thông thường của những đối phương muốn tránh né nguy cơ xung đột để chính mình có cơ hội làm mạnh thêm một “chiến lược vết-dầu-loang” khiến cho đối phương nản lòng thoái chí, và đưa tới kết quả sau cùng là chính mình giành được thắng lợi như đã sắp đặt trước trong Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ. Tiếp tục đọc

Có đúng là : Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới (!?)

Hoàng Thanh Trúc

Tội ác thường lẫn trốn, thay vì vận dụng nghiệp vụ chuyên môn tìm nó thì lại bắt một người vô tội khác thay vào, liệu đó có là “tài giỏi” ? – So sánh với quốc tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội Nguyễn Đình Quyền cho rằng: “cơ quan CS điều tra Việt Nam là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh”. (VnExpress.net) Có điều giỏi đến tầm cở thế giới như thế nào thì cũng nên tham khảo vài chuyên án điển hình của cơ quan CS điều tra (nhà nước đảng CS/Việt nam) để ….xếp hạng với thiên hạ . Dù vụ việc không lạ với dư luận nhưng cũng nên điểm lại để thấy cái “giỏi nhất thế giới” trong tư duy của một cái “mặt lớn” (đại biểu) Quốc Hội . Tiếp tục đọc

Xoá dần môn Lịch Sử để triệt tiêu tinh thần dân tộc?

Văn Chu

Gần đây Bộ Giáo dục dự tính tích hợp môn Lịch Sử với Giáo dục Công dân và An ninh Quốc phòng thành môn Công dân với Tổ quốc. Dự thảo này đã gặp nhiều chống đối từ các nhà khoa học, chuyên gia, giáo viên dạy lịch sử, điển hình qua các ý kiến được phát biểu trong Hội thảo về “Môn Lịch sử trong Giáo dục phổ thông” ngày 15-11 vừa qua do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Tiếp tục đọc

Công an và trẻ con.

Thứ Bảy, ngày 28 tháng 11 năm 2015
Blog Nguoibuongio

Điều 16 của hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định.

  1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vừa qua ngày 24 tháng 11 năm 2015 toà án Long An đã thể hiện sự ” bình đẳng ” trong hiến pháp đó bằng cách xét xử một bị cáo 15 tuổi với tội danh ” cố ý gây thương tích ”. Tiếp tục đọc