Trọng dân, gần dân hay khinh dân, xa dân

Bùi Tín
28.02.2016
VOA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần đây có nói một câu khá hay: “Lãnh đạo Cộng sản trọng dân, gần dân và vì dân‘’. Tôi rất ngỡ ngàng và hoài nghi về câu nói đó. Vì đây là nỗi băn khoăn lớn nhất của tôi hàng mấy chục năm nay. Tôi cho rằng khinh dân, coi thường dân, quay lưng lại với nhân dân là sai lầm, tội lỗi nặng nề nhất, thâm căn cố đế không sao sửa chữa được của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Nếu như từ nay đảng CS cùng ông tổng bí thư trọng dân thật sự, gần dân thật sự thì còn gì hơn nữa. Nhưng có quả thật như thế không?

Tiếp tục đọc

Bầu cử và dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc
01.03.2016

VOA

Máy bỏ phiếu điện tử tại Columbus, bang Ohio, Hoa Kỳ.

Nhân nói về phong trào tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam (trong bài trước), chúng ta thử bàn về mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ.
Trước hết, cần khẳng định ngay, không có quốc gia dân chủ nào lại không có bầu cử.  Có thể xem bầu cử là biểu hiện đầu tiên và rõ rệt nhất của dân chủ. Lý do là dân chủ, tự bản chất, là thiết chế tạo điều kiện cho người dân có quyền và có cơ hội thực thi quyền lựa chọn giới lãnh đạo cũng như tác động đến các chính sách quan trọng trong việc đối nội cũng như đối ngoại của quốc gia. Các cuộc bầu cử được tổ chức thường kỳ nhằm bảo đảm những nhà lãnh đạo phải là những người được sự tín nhiệm của đa số (trên 50%) dân chúng, hơn nữa, đó cũng là cách giới hạn thời gian cầm quyền của họ (trong ba, bốn hoặc năm năm, tuỳ quốc gia).

Tiếp tục đọc

Quy chụp chính trị Luật Biểu tình: Quan chức nào Bộ Quốc phòng?

Phạm Chí Dũng
01.03.2016

VOA

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Bộ Quốc phòng Việt Nam – lực lượng tiền phương bảo vệ biên cương bờ cõi dân tộc – khốn khổ thay, luôn khiến người dân phải nghi ngờ về lòng trung thành với tổ quốc.

Thực chất quan điểm của Bộ Quốc phòng trước hiểm họa Trung Quốc và Luật Biểu tình ra sao? Tiếp tục đọc

RFI Điểm Báo ngày 29-02-2016 21:28

Thu Hằng

Đăng ngày 29-02-2016

RFI

Pháp : Nông dân bất mãn, tổng thống bất lực

mediaCô bò sữa 8 tuổi – mang biệt danh “Cerise” – của nhà nông Joël Sillac, được lấy làm biểu tượng của Triển Lãm Nông Nghiệp năm nay, Paris, 27/02/2016.REUTERS/Jacky Naegelen

Triển Lãm Nông Nghiệp Pháp được khai mạc ngày 27/02/2016. Có mặt từ 7 giờ 30 sáng như mọi năm, tổng thống Pháp François Hollande đọc diễn văn và cắt băng khai mạc « trang trại lớn nhất nước Pháp » trong tiếng la ó của người nông dân, bất mãn vì cuộc khủng hoảng nông nghiệp vẫn chưa có lối thoát. Còn tổng thống thì tỏ ra bất lực ! Tiếp tục đọc

Miến Điện : Biểu tình chống sửa đổi điều 59 Hiến pháp

Mai Vân

Đăng ngày 29-02-2016 Sửa đổi ngày 29-02-2016 14:54

RFI

mediaBà Aung San Suu Kyi (áo hồng) cùng các nghị sĩ dự phiên khai mạc Quốc Hội mới, Naypyitaw, 01/02/2016.REUTERS/Stringer

Hôm qua, 28/02/2016, hàng trăm người đã tập họp tại Rangoon, phản đối việc sủa đổi Hiến Pháp : Họ muốn giữ nguyên điều 59, không cho phép người nước ngoài hay có thân nhân là người nước ngoài – như trường hợp bà Aung San Suu Kyi – nắm chức vụ tối cao ở Miến Điện. Đảng của bà, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã thắng lớn trong cuộc bầu Quốc Hội vừa qua, nhưng bà Aung San Suu Kyi, trước mắt không thể chính thức lãnh đạo đất nước. Tiếp tục đọc

Biển Đông : Giải mã phản ứng cứng rắn của Việt Nam chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Phát Thứ hai, ngày 29 tháng hai năm 2016
RFI

Biển Đông : Giải mã phản ứng cứng rắn của Việt Nam chống Trung QuốcTàu tuần duyên của Trung Quốc (màu trắng) đối diện với tàu cảnh sát biển Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km (130 hải lý), 14/05/2014. REUTERS/Nguyen Minh/Files

Ảnh vệ tinh do Hoa Kỳ công bố trong thời gian gần đây đã vạch trần các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Hành động của Bắc Kinh không chỉ phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của Hà Nội trong khu vực, mà còn trực tiếp đe dọa an ninh của Việt Nam. Trước các hành động đó, Việt Nam đã có một loạt phản ứng được giới phân tích đánh giá là nhanh chóng và cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Trả lời RFI qua thư điện tử, giáo sư Carlyle Thayer cho rằng đã có « đồng thuận » trong giới lãnh đạo mới tại Việt Nam là cần phải quyết đoán hơn. Tiếp tục đọc

Chuyện Obama đến Việt Nam trong Tháng Năm

Phạm Chí Dũng

Sunday, February 28, 2016 6:51:21 PM

Nguoiviet

Còn lâu nước Mỹ mới lãng quên chiến trường xưa. Sẽ là ngây ngô chính trị nếu đinh ninh Obama từ chối thăm Việt Nam vào Tháng Mười Một, 2015 thì sẽ chẳng bao giờ ông đặt chân lên đất nước cựu thù.

Tháng Hai năm nay, sau một thời gian lặng lẽ đủ dài, quan hệ Việt-Mỹ dường như có đôi chút ấm lại bằng một thông báo của Washington về việc Tổng Thống Obama sẽ công du Việt Nam vào Tháng Năm. Tiếp tục đọc

Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 2 năm 2016

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Tiếp tục đọc

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (IX)?

nguyenthituhuy
Mon, 02/29/2016 – 09:48
RFA

Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VIII)?
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VII)?
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (VI)?
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (V)?
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (IV)?
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (III)?
Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không (II)?Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không? (I)
Tiếp tục đọc

Chuyện đầu năm xứ Việt, ai vô văn hóa hơn ai?

VietTuSaiGon
Mon, 02/29/2016 – 05:21
RFA

Đầu năm, bắt đầu từ mồng Một tháng Giêng, câu chuyện đầu năm xứ Việt có vẻ như không giống xứ nào bởi có quá nhiều chuyện để kể và càng kể càng thấy sợ. Từ chuyện các lễ hội cho đến chuyện đi chùa xem bói, đi chùa xin lộc, đến đền miếu vay vốn cõi âm rồi ngày thơ Việt Nam, dâng bánh chưng nặng vài tạ cho mẹ bác Hồ… Kính thưa các loại lễ. Đó là chưa muốn nói đến số lượng người chết, bị thương vì đi chơi Tết, gặp tai nạn xe, đánh nhau, cướp lộc, tranh lộc, đâm chém nhau vì lộc… Dường như chuyện nào cũng nổi cộm.

Tiếp tục đọc

Thái Hà dâng Thánh lễ, thắp nến cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An và TNLT bị khủng bố, đàn áp

nguyenhuuvinh
Sun, 02/28/2016 – 17:16
RFA
Thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình tháng 2/2016 tại Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà đã dành cho chủ đề Cầu nguyện cho Đan viện Thiên An (Huế) đang bị nhà cầm quyền Thừa Thiên – Huế tìm mọi cách bác hại và xâm chiếm trái phép. Đồng thời, cũng cầu nguyện cho Tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật đang bị khủng bố, triệt đường sống bởi nhà cầm quyền Tỉnh Lâm Đồng cũng như các TNLT khác đang bị giam giữ, bách hại bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tiếp tục đọc

Tự ứng cử: khát vọng dân chủ hay phép thử cải cách

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-02-28
RFA

000_Hkg10257113.jpg

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (bên phải) họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam – Vũ Đức Đam trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố báo cáo Việt Nam 2035 tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016.

 AFP PHOTO

Nghe hoặc Tải xuống 

Một trong các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo  công bố hôm 23/2/2016 là: “nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân…”

Tiếp tục đọc

Máy bay Phát xít Đức đi trước thời đại?

Stephen Dowling
4 giờ trước
BBC

Trong những tháng cuối cùng trước khi Chiến tranh Thế Giới II kết thúc, Phát xít Đức thử nghiệm một loại máy bay chiến đấu có hình dạng giống tàu vũ trụ hơn một chiếc máy bay thông thường.
Mãi cho đến giờ, người ta mới nhận ra thiết kế của chiếc Horten Ho 229 đó đã đi trước thời đại đến mức nào.
Vào tháng 12/2015, hãng chế tạo máy bay Hoa Kỳ Northrop Grumman công bố một mẫu thiết kế có tính cách mạng cho chiến đấu cơ trong tương lai.

Tiếp tục đọc

Ứng viên độc lập ‘gặp khó’ từ khâu hồ sơ

Blogger Đoan Trang

Gửi cho BBC từ Hà Nội
28 tháng 2 2016
BBC

Ứng viên độc lập ở Việt Nam
Bà Đặng Bích Phượng (trái) tự ứng cử trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp ở Việt Nam năm 2016.
Bà Đặng Bích Phượng, một trong các ứng cử viên tự do ở Hà Nội, thuật lại khó khăn “trời ơi đất hỡi” mà bà gặp phải khi làm hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 này.
Câu chuyện rất đơn giản: việc đầu tiên của quá trình ứng cử là bà phải làm hồ sơ, gồm đơn ứng cử, sơ yếu lý lịch, tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản và thu nhập. Sau đó, bà phải đi xin dấu xác nhận lý lịch tại ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường nơi bà đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tiếp tục đọc

CƯỚP CÓ LỆNH BÀI

Lê thị Công Nhân

Kính gửi: – Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc;

  • Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Hội đồng Châu Âu;
  • Chính phủ các nước quan tâm tới vấn đề Nhân quyền của Việt Nam;
  • Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ;
  • Các tổ chức Nhân quyền quốc tế;
  • Quốc hội Việt Nam;
  • Các cơ quan truyền thông;
  • Các tổ chức và cá nhân quan tâm

Tôi là Lê thị Công Nhân sinh năm 1979, trú tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết bài tường thuật này tố cáo công an thành phố Hà Nội xâm phạm chỗ ở và lấy tài sản của gia đình tôi một cách phi pháp và bạo lực, tại nhà tôi vào ngày 4.2.2016 vừa qua. Sự việc như sau: Tiếp tục đọc