Chế độ cộng sản ở Việt Nam mang đầy đủ các đặc tính của chế độ cộng sản nói chung, nhưng còn có thêm những điều khác biệt. Đó là cuộc nội chiến và hai cuộc chiến tranh với Cam-pu-chia và Trung Quốc. Phải đến tận những năm 1988-1989 thì Việt Nam mới im hẳn tiếng súng chiến tranh trên toàn lãnh thổ. Sự khốc liệt mà chế độ cộng sản đem lại được cộng hưởng với sự khốc liệt của các cuộc chiến tranh càng làm cho sự đau thương và tang tóc của nhân dân tăng lên gấp bội. Điều khác biệt của Việt Nam với các nước cộng sản Liên Xô và Đông Âu còn ở chỗ, từ khoảng những năm 1991-1993 đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã lợi dụng quyền lực, sử dụng quyền lực để trục lợi từ các chính sách kinh tế. Đồng thời, để duy trì chế độ độc tài toàn trị, duy nhất đảng cộng sản lãnh đạo đất nước, nhà cầm quyền đã dồn nén mọi giai tầng xã hội, mọi tôn giáo một cách cực kỳ khốc liệt. Tiếp tục đọc →
Vào tuần này ở Sài Gòn, nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây, tập trung lại với nhau trong chương trình Tri ân Thương Phế Binh, với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Đăng ngày 31-12-2016 Sửa đổi ngày 31-12-2016 15:18 RFI
AFP – Indonesia : Một phi công bị đuổi việc vì dường như đã say rượu hoặc dùng ma túy. Hôm nay, 31/12/2016, hãng hàng không giá rẻ Citilink của Indnesia thông báo đã sa thải một phi công gây hoảng sợ cho hành khách trước khi cất cánh. Theo các hình ảnh do camera ghi lại, phi công Tekad Purna trước đó khi qua cổng kiểm tra an ninh ở sân bay Surabaya đã « chân nam đá chân xiêu », dường như là do đã uống rượu hoặc sử dụng ma túy. Khi nghe phi công nói lắp bắp vào micro, chẳng ai hiểu gì cả, hành khách đã hoảng sợ báo động. Hãng Citilink sau đó đã điều một phi công khác thay thế, nhưng nhiều hành khách không dám ở lại máy bay và hủy chuyến bay.
Nhiều nguy cơ chính trị chờ đón kinh tế thế giới 2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Barack Obama tại diễn dàn APEC 2016, Lima, Peru.REUTERS/Kevin Lamarque
Kinh tế thế giới 2017 đối diện với nhiều nguy cơ chính trị. Đó là báo động của Le Figaro trên trang nhất trong số ra ngày 30/12/2016. Nhật báo kinh tế les Echos thì quan tâm nhất đến những thay đổi về thuế khóa ở Pháp trong năm 2017. Còn Libération dành nhiều trang để nói về một quyền mới của dân Pháp được quy định trong đạo luật lao động bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, đó là quyền tách rời công việc với đời sống gia đình. Le Monde thì đưa tít đầu về những bức xúc hiện nay của cảnh sát Pháp : lực lượng cảnh sát thiếu phương tiện làm việc trong lúc nước Pháp vẫn trong tình trạng khẩn cấp và báo động khủng bố. Nhật báo Công giáo La Croix lại giới thiệu 10 sáng kiến của những nhà kiến tạo hòa bình nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới vào Chủ Nhật. Tiếp tục đọc →
Cổng thành Brandenburg, đêm trước Giao thừa, Berlin, 30/12/2016.REUTERS/Fabrizio Bensch
Hôm nay, 31/12/2016, cả thế giới, đặc biệt là châu Âu và Hoa Kỳ chuẩn bị đón mừng năm 2017. Nhiều nước tăng cường an ninh chặt chẽ sau một loạt các vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhắm vào thường dân. Các cơ quan an ninh đang rất sợ tái diễn những vụ tấn công bằng xe tải nhắm vào đám đông như ở Nice ngày 14/07 khiến 86 người chết hay ở Berlin ngày 19/12. Tiếp tục đọc →
Vào ngày này năm 1978, cờ tại Đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc và Đại sứ quán Đài Loan tại Mỹ đã bị hạ xuống. Đây là dấu hiệu hai bên đã chính thức chấm dứt quan hệ. Ngày 01/01/1979, Mỹ chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) tại Bắc Kinh. Tiếp tục đọc →
Một trong số các vấn đề rất phức tạp và tế nhị trong nền chính trị Việt Nam nói chung và quan điểm của các tổ chức, hội nhóm và cá nhân nói riêng là quan điểm phải ứng xử như thế nào với di sản của chế độ công sản, sau khi nó sụp đổ. Đó là việc đánh giá khách quan một chế độ, một đảng lãnh đạo nhà nước đã tồn tại gần một thế kỷ, tác động toàn diện và mọi mặt vào đời sống nhân dân. Trong phạm vi hẹp hơn, là ứng xử với đội ngũ cán bộ, công chức hùng hậu của chế độ cũ, cùng những hệ lụy mà ảnh hưởng còn đang tác động trực tiếp đến người dân. Mặc dù công việc này vô cùng khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, nhưng chúng ta vẫn cần phải làm triệt để và rốt ráo vì ba lý do sau. Tiếp tục đọc →
Có những người mong muốn thể chế chính trị Việt Nam được cải cách một cách căn bản để chuyển đổi sang một cơ chế dân chủ, tạo điều kiện cho sự phát triển, bởi vì cơ chế độc tài hiện hành đang kìm hãm phát triển và là nguyên nhân của hầu như tất cả các vấn nạn xã hội. Tuy nhiên, bộ phận này mong muốn đảng cộng sản cải tổ để có thể tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, để tiếp tục là « đảng của dân tộc », theo như cách nói của họ. Những người thuộc nhóm này có lẽ không nhiều, họ là những đảng viên kỳ cựu hoặc là « đảng viên có lương tri », cho đến giờ phút này vẫn ở trong đảng, dù rằng họ nhìn thấy rất rõ sự suy thoái của đảng, và nhìn thấy rất rõ trách nhiệm của đảng đối với các vấn đề hiện tại mà đất nước và nhân dân phải gánh chịu. Họ đã viết nhiều đơn thư, kiến nghị, nhằm góp ý cho đảng trong hy vọng rằng tiếng nói của họ sẽ có một ảnh hưởng nhất định. Tiếp tục đọc →
Nói đến quản lý nhà nước, yếu tố đầu tiên mà người ta phải nhắc tới là quyền lực chính trị. Vậy thì làm thế nào để quyền lực chính trị được sử dụng đúng mức, nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước và nhân dân? Làm sao để quyền lực không không rơi vào những cá nhân hay tổ chức xấu, dẫn đến việc bị sử dụng vào những mục đích sai trái không vì dân? Bằng cách nào mà quyền lực chính trị chỉ để phục vụ, mà không trở thành công cụ đàn áp và đi ngược lại lợi ích nhân dân? Tiếp tục đọc →
Trong những ngày cuối cùng này của năm 2016, nhìn vào tình hình chính trị Việt Nam có thể nói gì ?
Tôi tạm đưa ra đây ba cách nhìn nhận khác nhau, đúc kết từ sự quan sát cá nhân của tôi về các ý kiến lưu hành trong dư luận xã hội (opinion publique) : 1/ Chế độ chính trị hiện hành còn tồn tại lâu dài, 2/ Đảng cộng sản sẽ tự chuyển hoá để tự bảo tồn và để tiếp tục lãnh đạo dân tộc, 3/ Chế độ độc tài cộng sản sẽ nhanh chóng sụp đổ. Tiếp tục đọc →
(AFP) – Khủng bố ở Tân Cương : 3 người bị cảnh sát bắn chết
Ngày hôm qua 28/12, có 3 người đã lái một chiếc xe lao vào văn phòng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tân Cương, kích hoạt một thiết bị gây nổ, khiến 2 người chết và 3 người vị thương. Tân Hoa Xã gọi đây là « một vụ tấn công khủng bố » và cho biết 3 kẻ tấn công sau đó đã bị cảnh sát bắn chết, nhưng không cho biết thêm chi tiết. Tân Cương là khu vực sinh sống của đa số người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ và là nơi thường xuyên xảy ra xung đột giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ. Cộng đồng người Ngô Duy Nhĩ thường xuyên cáo buộc chính quyền đàn áp vì lý do tôn giáo và văn hóa. Tiếp tục đọc →
Chủ tịch Raul Castro. Ảnh chụp ngày 03/12/2016 tại Santiago de Cuba.REUTERS/Carlos Barria
Một tháng sau khi Fidel Castro qua đời, không một gương mặt nào thật sự nổi trội trong hàng ngũ của chủ tịch nước Raul Castro, hiện đã 85 tuổi. Ai sẽ là người thay thế ông vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Theo nhận định của Le Monde (29/12/2016), « Con đường tìm kiếm lãnh đạo mới của Cuba còn đầy bất trắc ». Tiếp tục đọc →