Hoa hậu Myanmar bị truất quyền thi sắc đẹp tại Việt Nam

BBCShwe Eain SiBản quyền hình ảnhSHWE EAIN SI

Image captionShwe Eain Si

Shwe Eain Si, Hoa hậu Hòa bình Myanmar bị truất quyền tham dự cuộc thi Miss Grand International 2017 tại Việt Nam do có bình luận về vụ khủng hoảng Rakhine.

Shwe Eain Si bị tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar yêu cầu trả lại vương miện, quyền trượng và giải thưởng tiền mặt.
Trước đó, cô tung ra một clip nói Quân đội Cứu thế Arakan Rohingya (Arsa) phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại bang Rakhine.
Hoa hậu mô tả lực lượng này là phong trào Hồi giáo mở rộng có sự hậu thuẫn quốc tế nhắm vào thường dân và dùng mưu mẹo để giành sự cảm thông của truyền thông quốc tế.
Cô cho biết sẽ trả lại vương miện, quyền trượng và giải thưởng tiền mặt thông qua Bộ Y tế và Thể thao. Cô cũng phản hồi tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar trên trang Facebook của mình.
Thông cáo của Shwe Eain Si nói hồi tháng 10/2016 cô được chọn làm đại diện cho Myanmar tham gia cuộc thi Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) 2017 diễn ra tại Việt Nam từ ngày 5 – 25/10.
“Thông báo trên fanpage của Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar không đưa ra được bất kỳ lý do nào thỏa đáng để truất quyền dự thi, thu hồi danh hiệu Hoa hậu Hòa bình Myanma của Shwe Eain Si,” thông cáo viết.
Shwe Eain Si cũng cho biết rằng thông báo của tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar nói rằng cô từng bị cảnh báo là “không phù hợp làm thí sinh Miss Grand International” là không đúng sự thật.
Đề cập về việc tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar nói cô không trưng ra được bằng cấp, Shwe Eain Si bảo cáo buộc này thật “trẻ con, nực cười” vì ngay từ đầu, cô đã thông báo cho tổ chức này rằng cô để bằng cấp ở Anh và nếu cần thì sẽ sẵn sàng gửi đến Yangon.
Về cáo buộc không “chuẩn bị chu đáo” cho cuộc thi Miss Grand International”, cô nói rằng mình bối rối vì tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar không đưa ra được bằng chứng cụ thể.
Hoa hậu cũng nói sẽ đòi tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng và “dành số tiền này cho một tổ chức từ thiện”.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi tiến hành các bước khẩn cấp nhằm chấm dứt bạo lực.
Khoảng 379.000 người Rohingya đã trốn sang Bangladesh từ khi bạo lực nổ ra hồi tháng trước. Nhiều ngôi làng đã bị đốt.
Hơn nửa triệu người Rohinya đã chạy sang Bangladesh từ tháng TámBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionHơn nửa triệu người Rohinya đã chạy sang Bangladesh từ tháng Tám

Tin liên quan


  • Khủng hoảng Rakhine: Suu Kyi đối mặt với áp lực quốc tế
    20 tháng 9 2017
  • Video

     Vì sao dân Rohingya vượt biên sang Bangladesh?
    5 tháng 9 2017

Bình luận về bài viết này