Một nén nhang cho ngày Tháng Tư Đen

Kính viếng hương hồn người lính VNCH
Nguyễn Xuân Nghĩa

Một nén nhang cho ngày Tháng Tư Đen

Kính viếng hương hồn người lính VNCH

Nguyễn Xuân Nghĩa

Người bắn anh có thể là bạn tôi

Một gã thanh niên miền bắc

Có thể là tôi

Tôi cũng bị buộc vào nam “đánh giặc”

*

Tiếp tục đọc

Điểm tin thời sự Chủ Nhật ngày 4/1/2015

Học Viện Khổng Tử – Sự xâm lăng ngọt ngào

Hung Phan
Triethocduongpho

Học Viện Khổng Tử – Sự xâm lăng ngọt ngàoẢnh: National Geographic

Chỉ là tàn dư của lịch sử

Học Viện Khổng Tử được khai trương ngay trong trường Đại Học Hà Nội là chuyện đã rồi. Nó được sử dụng làm gì (ngoài dạy ngôn ngữ) thì ai cũng biết, tiếng xấu đã đồn khắp từ những trường ĐH McMaster, ĐH Waterloo đến cả ĐH Chicago. Ngoài cái tên Học Viện Khổng Tử gợi nhớ đến bộ quy tắc sống của một người dân điển hình trong chế độ Phong kiến gồm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” vốn không còn hợp thời bởi có khả năng gợi mở, kích động tính hiếu chiến trong một thế giới đề cao hoà bình, tự do hiện tại. Cái tên Học Viện Khổng Tử không mang nhiều mục đích hơn là giúp phân biệt tổ chức này giữa hàng trăm triệu cái tên khác loài người có thể nghĩ ra. Tiếp tục đọc

Đối Thoại Điểm Tin ngày 4 tháng 1 năm 2015

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tiếp tục đọc

Tôi nhớ Nguyễn Ngọc Già.

Phạm Thanh Nghiên

Cho đến hôm nay, tôi phải thừa nhận điều ấy khi anh vắng bóng trên Dân Làm Báo và có tin anh bị bắt hôm 27 tháng 12 với tên thật là Nguyễn Đình Ngọc.

Việc đọc Dân Làm Báo đã trở thành thói quen của tôi kể từ những ngày đầu mới ra tù. Sau này, những cái tên như Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Bá Chổi, Vũ Đông Hà, Đặng Chí Hùng, Phan Châu Thành, Trần Quốc Việt, Huỳnh Thanh Trúc, Nguyên Thạch… đã rất tự nhiên đi vào trong cảm xúc của tôi. Bút danh Nguyễn Ngọc Già nghe thật lạ và ấn tượng. Không ít lần đọc bài viết của Nguyễn Ngọc Già xong, tôi tự hỏi: “Ông ấy là ai, ở đâu?”. Tôi thật sự “kết anh” (trong lòng) như cách thổ lộ của Phan Châu Thành, một cây viết khác trên Dân Làm Báo mà tôi cũng rất ngưỡng mộ. Tiếp tục đọc

Nhà báo Huy Đức: Ông Nguyễn Bá Thanh về sân bay Đà Nẵng vào lúc 8g31 tối thứ Ba 6/1 là chính xác

VN Thoibao

Ông Nguyễn Bá Thanh với cái đồng hồ đeo tay của ông ta là mãi mãi không bao giờ thay đổi…!?

Có được nguồn tin nội bộ từ Hà Nội, nhà báo Huy Đức, trong một stt trên facebook có tên là Truong Huy San đã cho biết rằng tin ông Nguyễn Bá Thanh được đưa về sân bay Đà Nẵng vào lúc 8g31 tối thứ ba sắp đến như trang mạng CDQL đã đưa là hoàn toàn chính xác. Tiếp tục đọc

Quan điểm chính trị của T.Jefferso* và bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay

Chủ Nhật, ngày 04 tháng 1 năm 2015
Blog Minh văn

*Thomas Jefferson: Tômat Giephecxơn

       Tômat Giephecxơn (1743 -1826) là nhà tư tưởng và hoạt động chính trị vĩ đại, nổi bật nhất trong lịch sử đấu tranh giải phóng nhân dân Mỹ. Ông là tác giả của văn kiện lịch sử“Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Thời đại mà ông sống cách nay đã hơn 200 năm, từ đó đến nay nước Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc về mọi mặt, đặc biệt là quyền con người. Những quan điểm của Giephecxơn về chính trị chỉ còn là nền tảng lịch sử với nước Mỹ, nhưng đối với những quốc gia độc tài chậm phát triển thì nó vẫn mang tính thời sự nóng hổi. Tiếp tục đọc

Giáo hoàng bổ nhiệm một tân Hồng y VN

31 phút trước
BBC

VOA: Trong một bài viết đăng trên Asia Times, số ra ngày 7 tháng Năm, 2010, tác giả The Hanoist nói rằng trong chuyến đi thăm Tòa Thánh của Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hồi cuối năm 2009, bên lề các cuộc thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ giữa tòa thánh và Hà Nội, ông Nguyễn Minh Triết đã đòi Vatican cách chức đức TGM Ngô Quang Kiệt như một điều kiện tiên quyết.  Tiếp tục đọc

Nguyễn Bá Thanh, cốt cách và số phận

VietTuSaiGon
Sun, 01/04/2015 – 02:07 —
RFA

Với người dân Đà Nẵng nói riêng, và với người dân miền Trung, thậm chí người dân Việt Nam nói chung, Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật chính trị khá đặc biệt. Tính đặc biệt này nằm trong nhiều khía cạnh nhưng rõ nét nhất vẫn là cốt cách và số phận của ông. Dù nói gì, đứng trên chính kiến nào thì Nguyễn Bá Thanh cũng là một lãnh đạo thành phố có cốt cách hơn người và là nhà chính trị có số phận khá hẩm hiu, trên mọi nghĩa. Tiếp tục đọc

Dân Sài Gòn

canhco
Sun, 01/04/2015 – 10:34 
RFA

Năm 2015 đến với một loạt sự kiện làm người có theo dõi sinh hoạt chính trị của đất nước không ít băn khoăn. Có cái gì đó đang cuồn cuộn chảy bên dưới xã hội mà sức chấn động của nó không khó để nhận ra. Tháng cuối năm là sự bắt bớ liên tiếp các nhà văn, blogger và người viết bài nhận định chính trị. Qua năm mới là sự ồn ào của trang web “Chân dung quyền lực”  với hình ảnh của Nguyễn Bá Thanh ngồi xanh xao trên giường bệnh chờ ngày về nước. Hình ảnh này chiếu lại những thước phim về Giáo Xứ Cồn Dầu về những gì mà con hùm Quảng Đà đã từng làm, từng nói khi chưa rời khỏi lãnh địa của mình.

Tiếp tục đọc

Ảo tưởng dân chủ

Nguyễn Hưng Quốc
01.01.2015
VOA Tiếp tục đọc

Ước mong cháy bỏng đầu năm

Bùi Tín
03.01.2015
VOA Tiếp tục đọc

Nhật ký mở lần 124 TÌNH THƯƠNG YÊU BẢO VỆ ĐỒNG CHÍ CỦA HỌ QUẢ LÀ CỰC KỲ TRÂNG TRÁO ĐẾN BỈ ỔI

Ngày 1/1/2015
Blog Tohai

Mình rất muốn, bước sang năm mới, viết một cái gì đó, mang đến một tí ti niềm tin và hy vọng cho mọi người và cho chính bản thân mình, sau một chuỗi những nỗi buồn vì nhân tình thế thái, về cái “thiện” vẫn bị cái “ác” và “cái thiện nửa vời” ngang nhiên thao túng cả trên bình diện quốc gia và quốc tế..trong suốt năm 2014 vừa qua… Tiếp tục đọc

Tác động từ bài viết đầu năm của Chủ tịch VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-01-03

RFA

truong-tan-sang-622.jpg

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang, ảnh minh họa chụp trước đây.

Photo courtesy of chinhphu.vn
Bài viết đầu năm 2015 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, được báo chí trong nước đồng loạt đăng tải, qua đó những điểm chính về dân, lấy dân làm gốc được đề cập đến nhiều hơn và mạnh hơn. Tác động thực tế từ bài viết năm mới của ông Trương Tấn Sang đối với người trong nước như thế nào?

Tiếp tục đọc

Biển Đông : Bắc Kinh lại ép Hà Nội nhân chuyến thăm của Du Chính Thanh

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 03-01-2015
RFI  

mediaMột cảnh biểu tình chống Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh ngày 18/05/2014Reuters

Trung Quốc trong những ngày cuối năm 2014, đầu năm 2015 có vẻ hòa dịu khác thường với Việt Nam, khiến giới quan sát tự hỏi là Bắc Kinh đang âm mưu gì, cụ thể trên hồ sơ Biển Đông. Trong một bài phân tích công bố hôm qua, 02/01/2015 trên báo mạng The Diplomat, chuyên gia Carl Thayer đã tiết lộ nhiều chi tiết về hành động gây sức ép mới nhất của Trung Quốc trên chính quyền Việt Nam nhân chuyến công du Việt Nam vào hạ tuần tháng 12 của ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Chính hiệp Trung ương Trung Quốc. Tiếp tục đọc