Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 04 năm 2024

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Philippines: Quyết định tăng cường quan hệ với Nhật, Mỹ là ‘lựa chọn tối thượng’

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Giới lãnh đạo EU ủng hộ trừng phạt thêm Iran sau cuộc tấn công vào Israel

Hạ viện Mỹ sắp bỏ phiếu về viện trợ cho Ukraine và Israel dù nhóm dân biểu cứng rắn phản đối

Thêm 2 tỉnh ở Việt Nam công bố tình trạng khẩn cấp do hạn mặn

Cổ phiếu VinFast lần đầu xuống vùng 2USD, có tin việc xây nhà máy ở North Carolina bị đình trệ

VinFast bán được 927 xe điện ở Mỹ trong quý 1 năm 2024

Khảo sát AP-NORC: Chỉ 1 trong 3 người trưởng thành Mỹ nghĩ ông Trump hành động bất hợp pháp trong vụ án tiền bịt miệng

Ngoại trưởng Anh Cameron nói Israel đã quyết định trả đũa Iran

Mỹ, Nhật, Hàn thúc đẩy lập ủy ban mới để giám sát chế tài Triều Tiên

Ukraine tố Nga tăng cường sử dụng hơi cay bất hợp pháp tấn công chiến hào

RFA

Việt Nam trao trả hai bộ hài cốt quân nhân Mỹ

Từ tháng năm, nhiều địa phương trên cả nước chịu khô hạn, thiếu nước

Hãng Paldo của Hàn Quốc hoàn thành nhà máy thứ hai tại Việt Nam

Vụ Tập đoàn Thuận An: rà soát hồ sơ những gói thầu tại các tỉnh

Hoa Kỳ và Standard Chartered Vietnam hỗ trợ đầu tư năng lượng sạch tại Việt Nam

Việt Nam chi 24 tỷ đô la để giải cứu SCB, một tiền lệ chưa từng có

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

EVN vẫn độc quyền: sao có thể thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh?

Kon Tum: Sở Nông nghiệp đề nghị xử lý 15 cán bộ liên quan vụ 25 ha rừng bị chết

Đài Loan bắt năm người liên quan vụ một công dân Việt Nam bị sát hại

Mỹ, Philippines tập trận tái chiếm đảo ở Biển Đông

Vừa rời Việt Nam, CEO Apple nói muốn xây nhà máy ở Indonesia

Mô hình Trung Quốc “thoái trào”, Việt Nam học hỏi thế nào? (Phần hai)

Mô hình Trung Quốc “thoái trào”, Việt Nam học hỏi thế nào? (phần một)

Số người Việt vượt eo biển Manche vào Anh là đông nhất

Người phụ nữ Việt có tên trong hồ sơ Panama ra tòa vì lừa đảo 3,2 triệu USD

Thêm hai người trong vụ nhận hối lộ tại Trung tâm Đăng kiểm Thừa Thiên- Huế bị khởi tố

Vụ Đại học Đồng Nai: nguyên Hiệu trưởng chỉ đạo để ngoài sổ kế toán gần 70 tỷ đồng

Các hồ thủy lợi nhỏ cạn nước do hạn hán và nắng nóng gay gắt

 

BBC

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Cuộc giải cứu ‘chưa có tiền lệ’ của Việt Nam

Vòng kim cô ‘tôn chỉ, mục đích’ siết chặt trên đầu báo chí Việt Nam

Ông Trump bị xét xử hình sự: những điều cần biết về phiên tòa

Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao ‘vào lò’?

Người Việt nhập cư lậu vào Anh sẽ bị đưa đến Rwanda ở châu Phi?

Bị kiện tại Mỹ với cáo buộc thổi phồng thông tin, VinFast phản hồi như thế nào?

Giá vàng leo thang, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có những động thái gì?

Người Việt vượt biển trái phép vào Anh ‘nhiều nhất’

Dòng tiền từ Việt Nam tậu ‘hộ chiếu vàng’: Tìm nơi trú ẩn vàng cho tham nhũng?

Iran tấn công Israel: Có thể leo thang thành chiến tranh?

Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo từ chức, chuyển quyền cho cấp phó

Phim Cảm tình viên: đóng phim xong, đi Mỹ định cư liền

Việt Nam

Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị tòa tuyên án tử hình

Vạn Thịnh Phát: tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo

Vạn Thịnh Phát: Luật sư phân tích tội danh bà Trương Mỹ Lan bị truy tố

Ông Hun Sen kịch liệt bác bỏ khả năng kênh đào Phù Nam Techo và Ream phục vụ hải quân Trung Quốc

Điện gió ngoài khơi Việt Nam: Nga muốn đầu tư nhưng còn nhiều vướng mắc

Miền Tây khát: ‘Nước giờ còn quý hơn vàng’

Ông Tập Cận Bình khuyên ‘người anh em’ Việt Nam sử dụng ‘trí tuệ chính trị’

Ngoại trưởng Vatican thăm Việt Nam, dọn đường cho Giáo hoàng Francis

Vạn Thịnh Phát: Những lãnh đạo nào nên chịu trách nhiệm về vụ án?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói gì với Bắc Kinh?

Miền Tây khát nước sạch giữa mùa hè khốc liệt, Chính phủ Việt Nam khẩn cấp ứng phó

Trung Quốc tuần tra Biển Đông, cảnh báo Việt Nam về việc tham gia ‘bè phái’

RFI

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Trung nối lại đối thoại: Biển Đông và Đài Loan là trọng tâm

Việt Nam: Chính quyền trung ương ngầm ‘‘bơm’’ 24 tỉ đô la để cứu ngân hàng SCB ?

Hai chục nước mua đạn pháo ngoài châu Âu để cung cấp cho Ukraina

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Họa Mi: 50 năm dâng tiếng hát cho đời

Thế Vận Hội Paris 2024 : Năm vấn đề khẩn cấp cần giải quyết trước giờ khai mạc

Nguồn gốc của nghi thức rước đuốc Olympic

Trung Quốc “đại thắng” trước chiến lược “mạnh ai nấy lo” của Đức và Pháp ?

Úc công bố Chiến lược Quốc phòng đầu tiên để đối phó Trung Quốc

Salomon bầu Quốc Hội trong bối cảnh ảnh hưởng từ Trung Quốc ngày càng tăng

Miến Điện: Cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi được chuyển từ nhà tù sang ‘‘nơi quản thúc’’

Thủ tướng Đức kêu gọi Trung Quốc gây sức ép với TT Putin để ngừng chiến tranh ở Ukraina

Mỹ – EU chuẩn bị trừng phạt thêm Iran, Anh và Đức thuyết phục Israel ‘”kiềm chế”

Hậu oanh kích Israel : Iran hồi hộp, Ukraina cay đắng

Quân đội Israel tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công của Iran

Chiến tranh Ukraina: Lãnh đạo AIEA báo động nguy cơ tai nạn hạt nhân ở Zaporijjia

Lễ thắp đuốc Thế Vận Hội mùa hè Paris 2024 chính thức diễn ra tại Hy Lạp

 Thách thức Nhật Bản trở thành một « cường quốc công nghiệp vũ khí »

 (AP) – Tập đoàn Mỹ Apple muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Mỹ Apple, Tim Cook, lần đầu tiên đến Việt Nam theo lời mời của chính phủ Việt Nam. Hôm qua, 16/04/2024, trong cuộc gặp thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, giám đốc Apple tuyên bố muốn gia tăng đầu tư vào Việt Nam.

(The Telegraph) – Người Việt chiếm số đông di dân vượt biển Manche vào Anh. Theo trang The Telegraph của Anh ngày 15/04/2024, có 1.323 người Việt vượt biên qua eo biển Manche trong năm 2023, tăng gấp đôi so với năm 2022 (505). Sau vụ 39 người Việt bị chết ngạt trong thùng xe tải đông lạnh năm 2019, nhiều người tránh đường bộ và chuyển sang đường biển, trên những con thuyền nhỏ có thể chở được 20 người. Nhiều người Việt phải trả đến 20.000 bảng Anh cho các băng đảng “buôn người” và thường bị khai thác làm việc trong các tiệm làm móng, các trại trồng cần sa hoặc bán dâm.

Reuters) – Mỹ và các đồng minh châu Á muốn thành lập một ban chuyên trách mới giám sát các lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên. Theo nguồn tin ngày 17/04/2024, Washington, Seoul và Tokyo đang thúc đẩy việc thành lập một nhóm chuyên gia đa quốc gia mới, để bảo đảm việc các lệnh trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng vẫn được duy trì. Ngày 28/03 vừa qua, Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về việc gia hạn nhiệm vụ của nhóm chuyên gia hỗ trợ Ủy ban phụ trách các lệnh trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên.

(France 24) – Pháp kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bổ Normandie: Nước Nga được mời, nhưng Putin thì không. Hôm qua, 16/04/2024, bộ phận phụ trách tổ chức cuộc kỷ niệm nói trên xác nhận việc Matxcơva được mời tham dự, vì ‘‘đóng góp cho chiến thắng 1945’’. Hiện tại chưa rõ cấp nào sẽ đại diện cho Liên bang Nga tham dự lễ kỉ niệm, nhưng tổng thống Nga không được mời vì cuộc chiến xâm lược Ukraina. Ông Putin hiện đang bị Tòa Hình sự Quốc tế truy nã vì phạm ‘‘tội ác chiến tranh’’ tại Ukraina.

(AFP) – Khu tạm cư bất hợp pháp lớn nhất nước Pháp ở phía nam Paris bị giải tỏa trước kỳ Thế Vận Hội. Theo nhiều hiệp hội, khoảng 450 người nhập cư, đa số là hợp pháp, có vài ngày kể từ sáng 17/04/2024 để thu dọn hành lý khỏi khu vực một công ty bị bỏ hoang ở Vitry-sur-Seine (trên đường đến sân bay Orly phía nam Paris). Nhiều người vô gia cư được đưa đến một số trung tâm ở vùng Ile-de-France hoặc ở các vùng khác, như Bordeaux. Quá trình di dời nhìn chung diễn ra ổn thỏa, khoảng 250 cảnh sát được huy động theo dõi.

Đáp Lời Sông Núi 

Tin tức: Thứ Năm 17-04-2024.

1/ VN CHI RA 24 TỶ MỸ KIM ĐỂ GIẢI CỨU NGÂN HÀNG SCB.

Trong một tiền lệ chưa từng có, bạo quyền Việt Nam đã chi ra 24 tỷ Mỹ kim để giải cứu ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhằm tránh cho ngân hàng này không bị sụp đổ.

Đây được cho là một khoản tiền giải cứu ngân hàng lớn chưa từng có tại Việt Nam. Theo thông tấn xã Reuters thì nếu không cho vay, ngân hàng SCB sẽ sụp đổ, và nếu việc cho vay tiếp tục, kho bạc nhà nước sẽ dần dần cạn kiệt.

Thông tin trên cũng cho biết khoản tiền được bơm là chưa từng có tiền lệ, sự phức tạp của hoạt động và mức độ của những nguy hại hiện hữu cho hệ thống tài chính Việt Nam.

Cần biết là nợ công của Việt Nam khá ổn định vào năm ngoái ở mức 37% tổng sản lượng quốc gia, trong khi thâm hụt ngân sách đã tăng lên hơn 4%. Đến tháng 4 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã bơm 24 tỷ Mỹ kim vào khoản cho vay đặc biệt đối với SCB.

Hiện Ngân hàng Nhà nước chưa đưa ra bình luận gì về thông tin mới được Reuters loan tải. Khoản tiền giải cứu SCB này chiếm đến gần 6% tổng sản lượng của Việt Nam trong năm nay.

Sau khi Ngân hàng Trung ương vào cuộc, tiền gửi của SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng 6 tỷ Mỹ kim vào tháng 12 năm ngoái. Ngân hàng này có thể sẽ cạn kiệt tiền gửi vào giữa năm nay và các khoản nợ xấu đã tăng lên hơn 97%.

Vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan vào tháng 10 năm 2022 đã dẫn đến tình trạng người dân ồ ạt đến rút tiền. Bà Lan mới đây đã bị tòa tuyên án tử hình vì tội tham ô tài sản. Bà Lan trước tòa khẳng định mình không có tội trong việc biển thủ và tham nhũng khoản tiền hơn 12 tỷ Mỹ kim từ các khoản vay cho các công ty bình phong.

RFA

2/ ĐÀI LOAN BẮT GIỮ 5 NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN ÁN MẠNG NGƯỜI VIỆT.

Cảnh sát Đài Loan đã bắt giữ 4 người Việt và một người Đài Loan với cáo buộc bắt cóc và sát hại một công dân 24 tuổi người Việt mang họ Vũ. Nạn nhân làm việc tại quận Đào Nguyên ở thành phố Cao Hùng.

Các nghi can Việt Nam bị bắt gồm ba người đàn ông họ Lê, Hoàng, Vũ và một phụ nữ họ Nguyễn. Nghi can Đài Loan được xác định họ Hứa, theo tờ Focus Taiwan loan tin vào hôm qua 17/4.

Trong một tuyên cáo, giới công tố viên Đài Loan cho biết người đàn ông họ Lê và phụ nữ họ Nguyễn đã bắt đầu lên kế hoạch bắt cóc nạn nhân họ Vũ để đòi tiền chuộc ngay từ tháng trước, sau khi người phụ nữ quen anh này trên mạng.

Nhóm người này đã ép Vũ lên một chiếc xe, đưa đến một nhà ở cho công nhân ở một địa phương khác. Các nghi can sau đó đã gọi điện thoại cho cha của nạn nhân ở Việt Nam để đòi số tiền chuộc 200 triệu đồng Đài Loan.

Tuy nhiên khi nhận được tiền, những người này vẫn tiếp tục giữ Vũ với ý định lấy thêm tiền từ gia đình nạn nhân. Sợ nạn nhân kêu cứu, nhóm người trên đã nhét khăn vào miệng, dùng băng keo quấn quanh mắt, miệng và mũi của nạn nhân khiến anh này tử vong. Các nghi can sau đó chôn xác nạn nhân tại một trang trại trồng mía.

Sau khi bị bắt, những người này đã đưa lực lượng điều tra đến nơi chôn thi thể nạn nhân. Nhà chức trách sau đó lấy dấu vân tay và khám nghiệm tử thi.

RFA

3/ NHIỀU TỈNH THÀNH SẼ BỊ HẠN HÁN VÀO THÁNG 5 TỚI ĐÂY.

Trung tâm khí tượng quốc gia VN thông báo là từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay, tình trạng hạn hán và thiếu nước sẽ diễn ra tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, và các địa phương từ Phú Yên đến Bình Thuận, cùng khu vực Tây Nguyên.

Thông tấn xã VN loan tin trên vào ngày 16/4, trích dẫn thông báo từ Phó giám đốc trung tâm  khí tượng quốc gia, ông Hoàng Phúc Lâm, về tình trạng hạn hán và thiếu nước tại những địa phương như vừa nêu.

Ông Lâm cho biết mùa lũ năm nay ở khu vực Bắc bộ ít có khả năng đến sớm, trong khi đó vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, dòng chảy trên các sông hồ tại khu vực này tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.

Tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên, từ cuối tháng 4 và tháng 5, mực nước trên các sông biến đổi chậm, lưu lượng trên một số sông trong hai khu vực này ở mức thấp hơn từ 15% đến 55% so với trung bình nhiều năm.

Tại khu vực Nam bộ, từ nay đến cuối tháng 5, lưu lượng từ thượng nguồn sông Mekong về hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long có thể thiếu hụt từ 15% đến 20% so với trung bình nhiều năm.

RFA

VNThoibao

VNTB – Việt Nam bơm tới 24 tỷ USD để giải cứu ngân hàng SCB

VNTB – Tiệm vàng tạm đóng cửa

VNTB – 48 năm Nghệ an dư tượng, thiếu trường

VNTB – Trưởng ban dân nguyện “nịnh” Vương Đình Huệ

VNTB – Chứng cứ tố cáo là “đúng” hay “sai”, chứ không thể là “lén” hay “công khai”

VNTB – Xáo trộn tên gọi, địa giới hành chính là theo lệnh của Bộ Chính trị

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”

Ấn Độ có thực sự là Trung Quốc tiếp theo?

Mỹ chính là bên châm ngòi cho chảo lửa Trung Đông

Báo Tiếng Dân

Cầu mưa…18/04/2024

Một “cuộc vật lộn” của Giám đốc Nhã Nam18/04/2024

Vì sao cổ phiếu VinFast lao dốc hôm nay18/04/2024

Quân Nga bị cáo buộc bắt cóc người đàn ông Mỹ ủng hộ Putin17/04/2024

Áp lực từ các bài bóc trần VinFast của tôi liệu đã có hiệu ứng?17/04/2024

Việt Nam thực hiện cuộc giải cứu trị giá 24 tỷ USD ‘chưa từng có’ cho ngân hàng đang bị dính vào một vụ lừa đảo khổng lồ17/04/2024

Đời cha bán gạo, đời con khát nước17/04/2024

Điểm sách “Máu Rắn” của Đỗ Hoàng Diệu16/04/2024

Ứng viên số 1 chức Tổng bí thư, Vương Đình Huệ sẽ dừng cuộc chơi?16/04/2024

Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng 4-1975 (Kỳ 7)16/04/2024

Thuy My

Nguyễn Đông Thức – Lòng biết ơn

Phúc Lai – F-16 có đem lại bước ngoặt chiến tranh ở Ukraine hay không ?

Trần Thanh Cảnh – Tổng quan Vạn Thịnh Phát, màn đầu!

Hoàng Quốc Dũng – Về việc dựng tượng Lênin

Đỗ Hoàng Diệu – Phim có lợi cho cộng sản, bị cộng sản cấm !

Hoàng Nguyên Vũ – Giá vàng cao vô lý thì không điều chỉnh, lại đi xử lý mấy cái tiệm vàng có nhái của ai không

Đặng Chương Ngạn – Tội phản quốc !

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

Boxitvn

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Cuộc giải cứu ‘chưa có tiền lệ’ của Việt Nam 18/04/2024

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu? 18/04/2024

Mỹ và Việt Nam quan ngại về dự án kênh đào do Trung Quốc tài trợ ở Cam Bốt 18/04/2024

Tại sao việc xoa dịu Trung Quốc sẽ không bao giờ có tác dụng 18/04/2024

Lý giải những vụ lưu học sinh Trung Quốc ‘tự bắt cóc’ chính mình 18/04/2024

GDP Việt Nam trong bức tranh tương phản 18/04/2024

Thử đi tìm đường cứu … nước 17/04/2024

Cần đặt bao nhiêu stent để thông dòng chảy sông Mekong? 17/04/2024

Đâu rồi năng lực nghiệp vụ và lương tri của người làm báo 17/04/2024

Kênh Techo Funan của Campuchia thu hút sự giám sát ngày càng tăng 17/04/2024

Bị kiện tại Mỹ với cáo buộc thổi phồng thông tin, VinFast phản hồi như thế nào? 17/04/2024

Thủ tướng Lý Hiển Long thông báo từ chức, chuyển quyền cho cấp phó 17/04/2024

Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam và nghiêng về Trung Quốc 16/04/2024

Chuyện Việt Nam

           Thanh Ly tổng hợp

Vụ Chủ tịch phường Nghĩa Đô nhận 1 tỷ đồng ‘bảo kê’: Bao giờ tháo dỡ công trình vi phạm?

Trần Hoàng – Thanh Hiếu 

https://soha.vn/vu-chu-tich-phuong-nghia-do-nhan-1-ty-dong-bao-ke-bao-gio-thao-do-cong-trinh-vi-pham-19824041808231192.htm

Theo một lãnh đạo phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy – Hà Nội, sau khi xảy ra sự việc Chủ tịch UBND phường này bị khởi tố về tội nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm về trật tự xây dựng, UBND phường đã quán triệt tất cả cán bộ, công chức về ứng xử, đạo đức công vụ, đặc biệt là với những cán bộ trật tự xây dựng.

Nhận 1 tỷ đồng làm ngơ cho sai phạm

Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Chử Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) về tội “Nhận hối lộ ” theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, trước đó qua triển khai công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Hà Nội) bước đầu làm rõ ông Chử Mạnh Hùng đã nhận hối lộ 1 tỷ đồng để bỏ qua cho công trình xây dựng không có giấy phép trên diện tích đất 1.400m2 được hoàn thiện thi công. Sau khi thông tin trên được công khai, dư luận rất bức xúc. Nhiều người đặt câu hỏi, chỉ một vụ việc, Chủ tịch phường đã nhận hối lộ lên đến 1 tỷ đồng, đủ thấy tính chất vi phạm ở mức nào.

Ghi nhận tại công trình xây dựng không phép khiến Chủ tịch phường Nghĩa Đô bị khởi tố cho thấy, công trình đang xây thô đến tầng 2, hiện bị bỏ hoang. Người dân xung quanh khu vực cho biết, công trình xây dựng từ năm 2019, sau đó bị đình chỉ và bỏ hoang từ đó cho đến nay. Hiện có một số công nhân từ nhiều nơi đến thuê để ăn nghỉ trong công trình. Được biết, khu đất trên thuộc quản lý của một đơn vị quân đội.

Một nguồn tin của Tiền Phong cho biết, sau khi mở đường Nguyễn Văn Huyên vào năm 2017, đơn vị có liên quan đến vụ việc còn một ô đất hình tam giác rộng 1.400m2. Hiện khu đất thuộc quản lý của một trung tâm thuộc đơn vị này.

Giai đoạn năm 2017, lãnh đạo trung tâm thời kỳ đó đã xin phép làm trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Lúc đó, trung tâm hợp tác với một công ty tư nhân để xây dựng dự án trên, chi phí do đối tác ứng trước, trung tâm thanh toán sau. Giữa năm 2022, UBND phường Nghĩa Đô có văn bản yêu cầu dừng thi công và tháo dỡ công trình xây dựng do chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý. Từ thời điểm đó, trung tâm đang tìm cách thanh lý hợp đồng, từng bước tháo dỡ công trình thì xảy ra vụ việc Chủ tịch phường Nghĩa Đô bị khởi tố.

Siết quản lý

Một lãnh đạo UBND phường Nghĩa Đô cho biết, sau khi ông Chử Mạnh Hùng bị bắt, từ ngày 2/4, UBND quận Cầu Giấy đã cử một Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách UBND phường Nghĩa Đô. Theo vị lãnh đạo này, sau khi xảy ra sự việc, UBND phường đã quán triệt tất cả cán bộ, công chức về ứng xử, đạo đức công vụ, đặc biệt là với những cán bộ trật tự xây dựng. Lãnh đạo UBND phường yêu cầu Tổ Thanh tra xây dựng không được tạo điều kiện cho bất kỳ trường hợp nào. Bản thân, Phó Chủ tịch phụ trách UBND phường trực tiếp đến các công trường đang xây dựng yêu cầu chủ đầu tư xuất trình hồ sơ để kiểm tra. Thứ 6 hàng tuần, Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách lĩnh vực đô thị và Tổ thanh tra xây dựng phải báo cáo tiến độ thi công, biên bản kiểm tra xây dựng “Thời điểm này, trên địa bàn phường có gần chục hộ đang xây nhà, tuy nhiên mới qua phần móng chứ chưa lên tầng cao”, vị lãnh đạo này nói.

Sau sự việc xảy ra tại UBND phường Nghĩa Đô, UBND quận Cầu Giấy đã có công văn yêu cầu UBND các phường trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các công trình vi phạm trật tự xây dựng, PCCC. Trường hợp phát hiện vi phạm xử lý nghiêm theo quy định”. Ông Bùi Tuấn Anh – Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy

Theo ông Nguyễn Văn Tiệp, Bí thư Đảng ủy phường Nghĩa Đô, ông Hùng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND phường từ năm 2019. Trước nay, ông Hùng luôn hòa đồng với anh em trong cơ quan, chưa xảy ra điều tiếng gì. “Tôi được điều chuyển về đây đã 5 năm. Trước khi xảy ra sự việc của ông Chử Mạnh Hùng, chưa có cán bộ, công chức nào của phường Nghĩa Đô bị xử lý, khởi tố do vi phạm đạo đức, pháp luật”, ông Tiệp thông tin.

Liên quan đến vấn đề này, ông Bùi Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết, vấn đề trật tự xây dựng, đất đai trên địa bàn quận được đặc biệt quan tâm. Quận thường xuyên chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các phường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Sau sự việc xảy ra tại UBND phường Nghĩa Đô, UBND quận Cầu Giấy cũng đã có công văn yêu cầu UBND các phường trên địa bàn tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các công trình vi phạm trật tự xây dựng, PCCC. Trường hợp phát hiện vi phạm xử lý nghiêm theo quy định, ông Tuấn Anh nói.

Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Việt Dũng cho biết, để công trình xây dựng không phép, sai phép hoàn toàn là trách nhiệm của quận, huyện trong xử lý, cưỡng chế. Trong khi đó, ông Đàm Văn Huân, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho biết, trật tự xây dựng là vấn đề nóng trên địa bàn thành phố. Ban đang chuẩn bị tài liệu để thực hiện giám sát chuyên đề về trật tự xây dựng, dự kiến thực hiện từ tháng 5/2024. “Hiện, ban Đô thị đang tập hợp báo cáo từ các quận, huyện để chuẩn bị kế hoạch giám sát. Đợt giám sát này sẽ thực hiện toàn diện từ vi phạm xây dựng đến trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan”, ông Huân nói.

Quận Cầu Giấy là một trong những địa bàn “nóng” về trật tự xây dựng. Báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, trong năm 2023, địa bàn quận Cầu Giấy có 433 công trình xây dựng sai phép. Sở Xây dựng cũng đề xuất TP Hà Nội xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ khi để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn.

Nhà liền kề xây dựng dang dở, bỏ hoang tại dự án nghìn tỉ ở Lạng Sơn

Cao Nguyên – Vĩnh Hoàng 

https://laodong.vn/bat-dong-san/nha-lien-ke-xay-dung-dang-do-bo-hoang-tai-du-an-nghin-ti-o-lang-son-1327681.ldo

Loạt căn nhà liền kề, chung cư thấp tầng đang xây dựng dang dở, nhiều căn đã hoàn thiện nhưng vẫn bỏ hoang, mốc đen tại dự án khách sạn, sân golf Hoàng Đồng (nay được gọi tên thương mại là Mailand Hoàng Đồng Lạng Sơn).

Dự án Mailand Hoàng Đồng Lạng Sơn nằm trên địa bàn xã Hoàng Đồng (TP Lạng Sơn) do Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn làm chủ đầu tư.

Vị trí thực hiện dự án cách Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị khoảng 10km và nằm trong trục trung tâm Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn với hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi.

Vào tháng 3.2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho dự án này với tổng vốn đầu tư 61 triệu USD, diện tích 186ha.

Theo quy hoạch, dự án bao gồm trung tâm thương mại quốc tế 50.000m2; khách sạn thương mại và casino Lạng Sơn 3 tòa; khách sạn, chung cư cao cấp 6 tòa; cao ốc văn phòng cho thuê 10 tòa nhà; khu biệt thự nghỉ dưỡng sân golf 300 căn, trung bình diện tích mỗi căn từ 300-400m2; ngoài ra còn có các cửa hàng, sân golf 18 lỗ, khu vui chơi giải trí với diện tích hơn 70ha, công viên cây xanh…

Đến năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn đã điều chỉnh quy mô dự án thành 202ha, tổng mức đầu tư hơn 1.100 tỉ đồng, gồm các hạng mục: sân golf, nhà ở thương mại liền kề, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu tái định cư,… Thời gian thực hiện điều chỉnh trong giai đoạn 2021-2024.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh ký quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng dự án khách sạn, sân golf Hoàng Đồng – Lạng Sơn, tỷ lệ 1/500.

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch thuộc xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn với quy mô lập điều chỉnh quy hoạch về diện tích là gần 193ha, dân số cư trú lâu dài khoảng 11.600 người và tạm thời khoảng 3.200 người.

Về nội dung điều chỉnh quy hoạch, theo quyết định, trong quy hoạch sử dụng đất, đất nhóm ở xây dựng các công trình nhà có tổng diện tích hơn 414.650m2.

Các loại hình ở gồm: Đất liền kề (184.644m2); đất biệt thự (khoảng 142.090m2); đất chung cư (hơn 26.450m2): đất tái định cư (hơn 61.460m2).

Đất sân golf có tổng diện tích gần 722.400m2, tăng gần 65.400m2 so với quy hoạch cũ đã được phê duyệt. Xây dựng sân golf 18 hố theo tiêu chuẩn quốc tế.

Về quy hoạch tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, công trình thương mại dịch vụ có tầng cao từ 3 đến 7 tầng, chiều cao từ 12m đến tối đa 28m.

Công trình nhà ở liền kề có tầng cao tối đa 5 tầng; nhà ở tái định cư cao tối đa 4 tầng; biệt thự cao tối đa 3 tầng và chung cư cao tối đa là 5 tầng…

UBND tỉnh Lạng Sơn giao UBND TP Lạng Sơn chủ trì tổ chức công bố công khai quy hoạch. Đồng thời, tiếp nhận, quản lý hồ sơ, tài liệu được giao và quản lý thực hiện các nội dung về không gian, kiến trúc cảnh quan, sử dụng đất, xây dựng hệ thống công trình hạ tầng và không gian ngầm.

Cùng với đó, phối hợp với Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn tổ chức triển khai cắm mốc giới theo đồ án quy hoạch chi tiết được phê duyệt trong khu vực dự án.

Điều đáng nói, theo ghi nhận của PV Lao Động, đến nay tại dự án này có một số hạng mục đang thi công dở, đặc biệt là các dãy nhà liền kề, chung cư thấp tầng.

Nhiều dãy nhà đã xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang, mốc đen. Có những dãy nhà thấp tầng vẫn thi công dang dở, sắt hoen gỉ…

Một số hình ảnh PV Lao Động ghi nhận thực tế tại dự án:

Nữ cựu chủ tịch Vimedimex được đề nghị án treo

Nguyễn Hưởng

https://soha.vn/nu-cuu-chu-tich-vimedimex-duoc-de-nghi-an-treo-198240417212505049.htm

Cáo buộc vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gây thiệt hại tài sản nhà nước, VKS đề nghị bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex, mức án 30 – 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Chiều 17-4, Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP Hà Nội đã đưa ra quan điểm luận tội, đồng thời đề nghị mức án với bị cáo Nguyễn Thị Loan (SN 1970, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (TP Hà Nội).

Theo đó, đại diện VKSND đề nghị tòa tuyên bị cáo Nguyễn Thị Loan mức án 30 – 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”; Trần Công Tuyên (SN 1982, cựu Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh, Hà Nội) mức án 18 – 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo còn lại bị đề nghị 9-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. 

Theo cáo buộc, năm 2020, Ban quản lý dự án và đầu tư xây dựng huyện Đông Anh tổ chức đấu giá lô đất 49.000 m2 tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương. Bị cáo Trần Công Tuyên đã nhờ người liên hệ với Công ty cổ phần Tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội (Công ty VVAI) do Nguyễn Thị Diệu Linh làm tổng giám đốc để thẩm định giá khu đất. Linh cùng với nhóm nhân viên đã khảo sát thực địa, tiếp nhận hồ sơ tài liệu và xác định giá trị khu đất khoảng 504 tỉ đồng (tương đương 31 triệu đồng/m2). Tuy nhiên, ông Tuyên đã chỉ đạo thuộc cấp yêu cầu phía Công ty VVAI làm lại đơn giá, điều chỉnh, hạ giá trị khu đất xuống còn 300 tỉ đồng. Nhân viên của đơn vị thẩm định giá đã chỉnh sửa, hạ đơn giá đất trên bảng tính để định giá khu đất giảm còn khoảng 334 tỉ đồng.

Tháng 8-2020, UBND TP Hà Nội ra quyết định giao 49.000 m2 đất tại thôn Cổ Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó hơn 16.000 m2 đấu giá làm nhà ở.

Trong quá trình Sở TN-MT phê duyệt giá khởi điểm, Tuyên cùng thuộc cấp đã đề nghị “cài cắm” cho Công ty VVAI được ký kết hợp đồng thẩm định giá. Do đã điều chỉnh, hạ giá trị khu đất theo yêu cầu của Tuyên nên Công ty VVAI đã phát hành chứng thư xác định giá trị khu đất là hơn 284 tỉ đồng. Hậu quả, làm sai lệch giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá của Nguyễn Thị Loan, thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp.

Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Loan đã sử dụng 3 công ty gồm: Công ty cổ phần phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm, Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì và Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình để tham gia đấu thầu khu đất trên. Bị cáo Loan thống nhất với Nguyễn Quang Hưng, Tạ Thị Vân, Nguyễn Xuân Đức bỏ giá đấu thầu các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm, công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn về tay cựu chủ tịch Vimedimex.

Kết quả, Công ty cổ phần Phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm đã trúng đấu giá khu đất với giá hơn 326 tỉ đồng. Cơ quan tố tụng kết luận từ việc ban hành chứng thư thẩm định giá không đúng, công ty trúng đấu giá khu đất hưởng lợi hơn 135 tỉ đồng.

Tại phiên tòa, bị cáo Loan cho rằng mình không phạm tội như cáo trạng quy kết, trong quá trình định giá khởi điểm của khu đất thôn Cổ Dương, cựu chủ tịch Vimedimex hoàn toàn không biết gì. Trong quá trình tham gia đấu giá gồm 3 công ty tham gia, bà Loan nói mình có 20% cổ phần trong các công ty này, chứ không phải là người chủ công ty.

‘Nút cổ chai’ Lương Định Của: 9 năm chưa xong 2km

Châu Tuấn

https://tuoitre.vn/nut-co-chai-luong-dinh-cua-9-nam-chua-xong-2km-20240418002843884.htm

Đúng 9 năm kể từ khi bắt đầu giải phóng mặt bằng và khởi công (tháng 4-2015), đường Lương Định Của (TP Thủ Đức) kết nối cửa ngõ phía đông với trung tâm TP.HCM vẫn… dang dở.

Câu chuyện tréo ngoe khiến người dân mệt mỏi từng ngày này lại xảy ra ở ngay một đô thị phát triển, xung quanh có nhiều trục đường quan trọng và khu dân cư đông đúc ở TP Thủ Đức, TP.HCM. Theo cơ quan chức năng, điều khiến đường Lương Định Của làm hoài không xong là do vướng mặt bằng.

Trước đó, năm 2022, ông Hoàng Tùng – chủ tịch UBND TP Thủ Đức – cho biết mặt bằng đường Lương Định Của (từ Trần Não đến Nguyễn Hoàng) sẽ được giao trước tháng 6-2022 để đơn vị thi công và chủ đầu tư cam kết thi công hoàn tất trước ngày 31-12. 

Tuy nhiên cho đến nay – thêm gần hai năm nữa, mặt bằng vẫn chỉ được giao “nhỏ giọt”, lời hứa về đích chưa biết bao giờ đến đích.

Theo ghi nhận của phóng viên chiều 17-4, tại đường Lương Định Của (đoạn dài khoảng 200m về hướng nút giao Trần Não) bị gấp khúc ít nhất 3 lần do vướng mặt bằng, “lô cốt” thi công. Bên cạnh đó, các hàng cột điện có dây xập xệ, chằng chịt dọc đoạn này cũng khiến hình ảnh đường Lương Định Của càng trở nên nhếch nhác.

Ban Giao thông kiến nghị TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết đến nay, đoạn từ Nguyễn Hoàng đến Trần Não còn vướng 3 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng. Một số vị trí được giao mặt bằng trước đó đang xây dựng.

Đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao An Phú xây dựng khoảng 1/3 chiều rộng bên phải tuyến và duy trì việc đảm bảo giao thông trong giai đoạn tạm dừng từ tháng 12-2019. Hiện tại, đoạn này còn vướng hơn 22.000m2 mặt bằng thuộc 64 hộ dân (chồng lấn khoảng 2.229m2 phạm vi làm nhánh cầu vượt nút giao An Phú).

Số nhiều mặt bằng thuộc phạm vi 22.000m2 đều chưa có phương án bồi thường cụ thể. Do đó, Ban Giao thông kiến nghị TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ giải phóng bàn giao mặt bằng, đốc thúc các chủ đầu tư và trình UBND TP.HCM xem xét phương án giải quyết. Mặt bằng được giao tới đâu, các đơn vị sẽ xây dựng tới đó.

105 thành phố, thị xã bị ảnh hưởng bởi quy định cấm phân lô, bán nền

THEO TTXVN

https://tuoitre.vn/105-thanh-pho-thi-xa-bi-anh-huong-boi-quy-dinh-cam-phan-lo-ban-nen-20240418001037342.htm

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành, sẽ tác động nhất định đến thị trường.

Kể từ ngày 1-1-2025, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành và một trong những nội dung được quan tâm đặc biệt do sẽ có tác động nhất định đến thị trường là quy định về việc phân lôbán nền.

Theo đó, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Đối với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Với động thái siết phân lô bán nền có hiệu lực vào ngày 1-1-2025, các chuyên gia cho rằng sẽ có sự ảnh hưởng từ Bắc tới Nam.

Tuy nhiên, các chuyên gia lại dẫn chứng hiện nay, khoản 2, điều 41 nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 148/2020/NĐ-CP chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị…

Bởi vậy cũng có nhiều ý kiến lo ngại sẽ có làn sóng “chạy” để phân lô bán nền trước khi Luật Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực.

Ông Dương Quốc Thủy, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Cần Thơ (CaREA), nhận xét việc cấm phân lô bán nền tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III tác động rất lớn tới cơ cấu phân khúc sản phẩm bất động sản. Thời gian sắp tới, thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt ở phân khúc đất nền.

Với hành lang pháp lý hiện nay, để lập một dự án kéo dài 3 – 5 năm là rất khó khăn. Các nhà kinh doanh sẽ chọn giải pháp thực hiện theo mô hình cá nhân để tự phân lô – điều này phù hợp, dễ dàng và tạo nguồn cung lớn hơn và ít chọn lập dự án, công ty pháp nhân.

Vì vậy với quy định mới, số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm khiến giá đất tăng lên. Song, xét về dài hạn thì điều này sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn, ông Thủy phân tích.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12-2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã; tăng thêm 81 thành phố, thị xã so với quy định hiện hành.

Ngoài 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và TP.HCM sẽ bị siết phân lô bán nền còn có 22 đô thị loại I. Trong đó có 3 thành phố trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

Bên cạnh đó là 36 đô thị loại II bao gồm các thành phố thuộc tỉnh: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.

Ngoài ra còn có 45 đô thị loại III bao gồm 29 thành phố: Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.

Nhận định về tác động của chính sách, ông Đinh Minh Tuấn – giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam – cho rằng số lượng phân lô bán nền ở các đô thị loại II và III đã rầm rộ trong những năm gần đây.

Vì thế việc siết phân lô theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ ảnh hưởng toàn thị trường từ Bắc tới Nam nhưng có 90% nhà đầu tư chịu tác động là ở khu vực thành phố loại II, III.

Việc điều chỉnh giá là chuyện đương nhiên nhưng đất nền sẽ không còn rơi vào những đợt “sốt” như trước đây nữa, ông Tuấn dự báo.

Cựu chủ tịch tỉnh Cà Mau đòi nhà mua chung với hàng xóm

An Minh

https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-tinh-ca-mau-kien-doi-nha-gioi-thieu-cho-ban-mua-4735633.html

Ông Lê Công Nghiệp, cựu chủ tịch tỉnh Cà Mau, giới thiệu cho người phụ nữ hàng xóm mua nhà, giờ kiện đòi vì cho rằng đã trả tiền mua căn nhà này.

Ngày 17/4, TAND TP Cà Mau xét xử vụ tranh chấp căn nhà số 28 đường Phan Bội Châu, phường 7, giữa nguyên đơn là ông Nghiệp, 74 tuổi, và bị đơn là Phan Văn Đăng (con nuôi của bà Hồ Tuyết Minh, bạn ông Nghiệp).

Theo nguyên đơn, ông và bà Minh từng là hàng xóm thân tình. Năm 1993, khi bà này có nhu cầu mua nhà, ông giới thiệu mua căn số 28 của Công ty Dịch vụ – Thương mại Cà Mau với giá 26 lượng vàng 24K, tương đương 118,3 triệu đồng.

Đầu năm 1994, khi đó ông là Phó chủ tịch tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu), đã cho bà Minh mượn 50 triệu đồng (không có giấy tờ chứng minh) để trả trước một phần mua căn nhà. Bà Minh đã trả hơn 42 triệu đồng, do không có khả năng trả tiếp nên đã bán lại cho ông.

Theo bản án hồi tháng 5/2004 của TAND tỉnh Cà Mau, ông Nghiệp đã tác động để doanh nghiệp trả 36 triệu đồng trên tổng số hơn 118 triệu đồng tiền mua căn nhà. Tòa đã phạt cảnh cáo ông về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Trước đó, tháng 4/2001, ông Nghiệp bị cách chức cũng vì liên quan vụ án này.

Khi trả đủ tiền hơn 76 triệu đồng mua căn nhà số 28, ông Nghiệp được công ty lập hợp đồng đứng tên và giao toàn bộ giấy tờ vào ngày 9/6/1994. Do lúc này bà Minh không có nhà ở, nên ông Nghiệp cho ở nhờ. Đến tháng 8/2021, bà Minh qua đời, Đăng (cháu ruột và là con nuôi) đã quản lý, sử dụng căn nhà cho đến nay.

Ông Nghiệp khởi kiện ra tòa, yêu cầu Đăng phải giao lại căn nhà, đồng thời hoàn trả số tiền 100 triệu đồng mà Đăng đã cho thuê gian trước từ tháng 10/2021.

Quá trình xét xử, ông Nghiệp cho biết cơ quan điều tra kết luận ông “là người mua căn nhà số 28 nhưng để cho doanh nghiệp trả thay số tiền 36 triệu đồng” nên tòa đã kết án ông. Như vậy đã rõ ông là người mua và trả tiền đầy đủ căn nhà này.

Phía bị đơn đồng ý có việc bà Minh mua nhà rồi bán lại cho ông Nghiệp, song “ông Nghiệp sau đó đã bán lại cho bà Minh” và bà đã trả gần đủ tiền nhà, chỉ còn nợ khoảng 7 triệu đồng.

Theo luật sư của bị đơn, chứng cứ thể hiện ông Nghiệp bán lại nhà cho bà Minh là lời khai của ông trước cơ quan điều tra Bộ Công an. Tuy nhiên, ông Nghiệp phủ nhận lời khai này, cho rằng đó là những lời khai không có giá trị pháp lý, không đúng sự thật, ông khai để đối phó với cơ quan điều tra nhằm không bị khám xét nhà.

Tại tòa hôm nay, đại diện VKSND TP Cà Mau đề nghị chấp nhận một phần yêu cầu của cựu chủ tịch tỉnh Cà Mau, đề nghị HĐXX giao nhà cho ông Nghiệp, buộc ông trả lại một phần tiền cho phía bị đơn (tương đương 35,5% giá trị căn nhà). Cụ thể, căn nhà số 28 được mua bởi hai phần tiền, bà Minh trả hơn 42 triệu đồng, ông Nghiệp trả tổng cộng hơn 76 triệu đồng (trong đó có phần tác động doanh nghiệp trả thay).

Sau khi xem xét hồ sơ, HĐXX cho rằng, bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Cà Mau hồi tháng 5/2004 thể hiện bà Minh đã trả tiền mua nhà hơn 42 triệu đồng, do không đủ tiền nên chuyển nhượng cho ông Nghiệp; sau đó ông Nghiệp là người trả hết số tiền còn lại. Từ đó, HĐXX xác định có đủ căn cứ cho thấy căn nhà số 28 là quyền sở hữu chung của ông Nghiệp và bà Minh, tuyên chia căn nhà theo tỷ lệ góp tiền mua ban đầu. Trong đó, ông Nghiệp được chia tương ứng với hơn 64%, bà Minh gần 36%.

Căn nhà được định giá hơn 4 tỷ đồng, nên ông Nghiệp được chia hơn 2,7 tỷ đồng. Do quá trình ở tại căn nhà, bà Minh đã bỏ tiền xây dựng, sửa chữa, nên ông Nghiệp còn lại số tiền gần 2,7 tỷ đồng.

Ông Đăng là cháu ở từ nhỏ với bà Minh, được quản lỷ, sử dụng căn nhà, song phải trả số tiền trên cho ông Nghiệp.

Sau khi ra khỏi phòng xử án, cả nguyên đơn và bị đơn đều cho biết sẽ kháng án.

Bình luận về bài viết này