Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 03 năm 2023

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu 
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Ông Tập Cận Bình đã đến Moscow, sắp sửa hội đàm với ông Putin

KCNA: Ông Kim Jong-un đích thân giám sát tập trận phản công hạt nhân

Quan chức quốc phòng Ukraine và Hoa Kỳ điện đàm về viện trợ quân sự

G7: ‘Đáng tiếc’ Hội đồng Bảo an LHQ không hành động về vụ thử tên lửa của Triều Tiên

Vụ án Thiền Am: Vì sao các luật sư bào chữa bị điều tra theo Điều 331?

 Thượng nghị sĩ Warren kêu gọi điều tra thất bại của SVB và Signature Bank

 KCNA: Ông Kim Jong-un đích thân giám sát tập trận phản công hạt nhân

Ấn Độ nói tình hình với Trung Quốc nguy hiểm vì đối đầu ở Himalaya

Hai người Á châu chiếm giải Oscar

RFA

Đắk Lắc: Vụ án “tuyên truyền chống nhà nước” của giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước chưa kết thúc điều tra

Việt Nam bắt giữ lô ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay

Trung Quốc và Campuchia lần đầu diễn tập chung trên biển

Thêm hơn 100 cuốn sách tại Viện Hán Nôm bị mất

Số 600 tỷ do cựu Ủy viên BCT Đinh La Thăng gây thất thoát chưa thể thu hồi

TNLT Nguyễn Như Phương bị kết án 15 tháng tù vì “tàng trữ và sử dụng ma tuý”, gia đình nghi ngờ bị “gài”

Ngư dân VN bị Indonesia bắt giữ: chi phí hồi hương cao khó hiểu?

Bộ Công Thương trả lời kiến nghị về điện mặt trời thiếu thuyết phục

Vinhomes đàm phán bán dự án khu đô thị Ocean Park 3 cho công ty Singapore

Giấc mơ Mỹ, giấc mơ Việt

Áp đặt “lằn ranh đỏ” cho Luật Đất đai khiến những bất cập sẽ tiếp tục thách thức cải cách, phát triển

Vietnam Airlines nối lại các chuyến bay thường lệ đưa khách Trung Quốc đến Việt Nam

Samsung bác tin chuyển sản xuất điện thoại di động từ Việt Nam sang Ấn Độ

Tổ chức Y tế Thế giới thúc giục Trung Quốc minh bạch về nguồn gốc của COVID

Trò môi giới của Trung Quốc sẽ dẫn đến cái gì?

Khởi tố anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân

SpaceX muốn bán dịch vụ internet vệ tinh cho Việt Nam

Ba quản lý cấp cao của VinFast nghỉ việc

BBC

Credit Suisse: Sáu ngân hàng trung ương cùng hành động nhưng thị trường vẫn lo lắng

Việt Nam: SCB hậu ‘kiểm soát đặc biệt’ sẽ thế nào?

UBS đồng ý ‘giải cứu khẩn cấp’ Credit SuisseBinh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: ‘Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine’

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin muốn gì trước cuộc gặp tại Moscow?

Nguy cơ mất 5000 ha rừng ở Lâm Đồng vì dự án bauxite từng bị chỉ trích?

UBS đồng ý ‘giải cứu khẩn cấp’ Credit Suisse

Putin bất ngờ đến thành phố cảng Mariupol của Ukraine bị Nga chiếm đóng

Credit Suisse: UBS đàm phán để mua lại ngân hàng đối thủ đang gặp khó khăn

Trận Điện Biên Phủ: 100 phi cơ B-29 của Mỹ sẵn sàng giải vây cho Pháp

Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra nước ngoài’

RFI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Nga vì « hợp tác và hòa bình »

Ukraina lên án thái độ « trơ tráo » của Putin trong chuyến thăm Mariupol

Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn mô phỏng ‘‘phản công hạt nhân’’

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

“Thảm sát làng Phong Nhị” : Chính phủ Hàn Quốc vẫn phủ nhận trách nhiệm

Ukraina lo âu theo dõi chuyến thăm Matxcơva của Tập Cận Bình

Thủ tướng Nhật công du Ấn Độ với trọng tâm là tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc

Ngân hàng Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse

Hai mươi năm sau cuộc can thiệp của Mỹ, Irak vẫn đối mặt với tương lai bất định

Ukraina: TT Putin bất ngờ thăm cảng Mariupol bị Nga chiếm đóng sau khi ghé Crimée

Úc: Không hề cam kết giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan khi ký thỏa thuận tàu ngầm AUKUS

Nhật, Đức cam kết siết chặt trừng phạt Nga và hậu thuẫn Ukraina

Chống cải cách hưu trí: Biểu tình tiếp diễn ở nhiều nơi, xô xát với cảnh sát ở Paris

Chống cải tổ hưu trí Pháp: Vì sao ‘‘kiến nghị bất tín nhiệm’’ của Liot thu hút nhiều nghị sĩ?

Mỹ: Donald Trump khẳng định sắp ‘‘bị bắt’’ và kêu gọi người ủng hộ bảo vệ

Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc thông báo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được triển hạn

Dấu hiệu hé mở dân chủ tại Kazakhstan: Ứng viên độc lập có thể lọt vào Quốc Hội mới

Thể thao Việt Nam hội nhập thế nào trong các định chế Olympic quốc tế?

Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga về tội ác chiến tranh

 (Yonhap) – Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn về hướng biển Nhật Bản. Quân đội Hàn Quốc cho biết vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên được tiến hành từ Tongchang-ri, lúc 11h05 sáng hôm nay 19/03/2023. Tên lửa đã bay được 800 km trước khi rơi xuống biến Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa được xem như hành vi đáp trả của Bình Nhưỡng trong bối cảnh Mỹ – Hàn đang tập trận chung. Phát biểu với báo giới,  Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết tình báo Mỹ – Hàn đang tìm hiểu về tên lửa mà Bình Nhưỡng cho thử nghiệm hôm nay.

(Reuters/AFP) – Ngân Hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đề nghị mua lại đối thủ cạnh tranh Credit Suisse với giá 1 tỷ đô la. Theo nhật báo Anh FT vào hôm nay, để tạo điều kiện cho thương vụ này, chính phủ Thụy Sĩ có kế hoạch thay đổi luật pháp của đất nước để không cần đến cuộc bỏ phiếu của cổ đông về giao dịch này. Dưới sự thúc giục của chính quyền, UBS phải hoàn tất việc tiếp quản Credit Suisse vào hôm nay để tránh việc Credit Suisse sụp đổ và gây hoảng loạn trên thị trường quốc tế vào ngày mai.

(AFP) – Serbia và Kosovo không đúc kết được thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ. Cuộc họp giữa tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic, và thủ tướng Kosovo, Albin Kurti, diễn ra hôm 18/03/2023 tại Ohrid, Bắc Macedonia, với sự tham gia của các nhà trung gian hòa giải Liên Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt là lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, Josep Borell. Cuộc họp kéo dài 12 giờ đồng hồ, nhưng thỏa thuận « lịch sử » mà quốc tế hy vọng là Serbia và Kosovo ký kết, vì sự ổn định của vùng Balkan, cuối cùng đã không thể có được.

(AP) – Montenegro bầu lại tổng thống. Cuộc bỏ phiếu ngày 19/03/2023 diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị và câu hỏi về việc liệu quốc gia thành viên NATO nhỏ bé ở vùng Balkan này có nỗ lực để gia nhập Liên Hiệp Châu Âu hay không, hay là tìm cách cải thiện quan hệ với Serbia và Nga. Các nhà phân tích dự đoán rằng cuộc bầu cử tổng thống của Montenegro sẽ không có người chiến thắng rõ ràng và tổng thống mãn nhiệm Milo Djukanovic, 61 tuổi, sẽ phải vào vòng hai trong hai tuần nữa.

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai, ngày 20/03/2023

1) NHÀ TÙ NAM HÀ CẤM TNLT SỬ DỤNG GIẤY BÚT VÀ TỰ HỌC TIẾNG ANH

TNLT Phạm Văn Trội, người đang thụ án 7 năm tù, nói với vợ mình trong cuộc thăm gặp hôm 12/3 rằng nhà tù Nam Hà đã tịch thu toàn bộ giấy bút và ra lệnh cấm ông cùng các bạn tù không được tự học tiếng Anh.

Ngày 3/2/2023, cai tù trại giam Nam Hà đã tiến hành lục soát và tịch thu giấy bút cùng tài liệu học tiếng Anh của các tù nhân chính trị. Ông Phạm Văn Trội đã làm đơn kiến nghị, nhưng không được trại giam giải quyết. Ngày 8/3, cai tù lại tiếp tục “sục buồng” lần 2 và lấy đi những giấy bút và sách học tiếng Anh còn lại. Đồng thời ra lệnh cấm các TNLT không được tự học tiếng Anh.

Trong buổi thăm chồng, bà Nguyễn Thị Huyền Trang nói rằng bà “nhận thấy rõ sự ức chế, căng thẳng đang diễn ra trong buồng giam”, nơi ông Trội đang thụ án.

Bà Trang cho biết sức khỏe ông Trội giảm sút đáng kể trong thời gian gần đây. Ông bị suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng chuyển hóa, huyết áp và tiểu đường.

Ông Phạm Văn Trội – một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, bị bắt ngày 31/7/2017 và bị kết án 7 năm tù giam, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đây là lần tù thứ nhì của ông vì những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền. Năm 2008, ông từng bị bắt và bị kết án 4 năm tù theo điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN/VN”.

2) VIETNAM AIRLINES PHỤC HỒI CÁC ĐƯỜNG BAY ĐẾN HOA LỤC

Bắt đầu từ hôm qua, Chủ nhật 19/3, Vietnam Airlines đã nối lại các chuyến bay thường lệ đến Hoa Lục, sau 3 năm tạm ngừng vì đại dịch Vũ Hán.

Báo chí lề đảng cho biết là đến chiều hôm qua, hơn 100 hàng khách Trung Quốc đầu tiên từ Bắc Kinh đã đến Hà Nội. Những hành khách này được chào đón đặc biệt bởi đại diện các cơ quan ngoại giao, du lịch và đại diện hãng hàng không tại phi trường Nội Bài.

Vietnam Airlines cho biết thêm là các đường bay Hà Nội – Bắc Kinh với 3 chuyến mỗi tuần và dự trù sẽ tăng thêm từ giữa năm nay. Hiện Vietnam Airlines đã nối lại hầu hết đường bay tới các điểm đến ở Trung Cộng, bao gồm giữa Hà Nội và Sài Gòn với các thành phố Quảng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh.

Trước đó, vào ngày 15/3, Trung Quốc đã khôi phục lại hoạt động việc cho phép hành khách Trung Quốc đi theo đoàn được tới Việt Nam. Thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy Trung Quốc luôn là thị trường có số du khách đông nhất đến VN trước đại dịch Vũ Hán. Trong năm 2019, có gần 6 triệu hành khách Hoa Lục đến Việt Nam, chiếm một phần ba tổng lượng khách, tăng 17% so với năm trước đó. Trong năm 2023, Việt Nam đặt ra kế hoạch thu hút 8 triệu du khách quốc tế. 

3) TỔNG THỐNG NGA BẤT NGỜ ĐẾN THĂM HẢI CẢNG MARIUPOL Ở UKRAINE

Lần đầu tiên kể từ khi xua quân tấn chiếm Ukraine, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã bất ngờ đến thăm thành phố Mariupol, một hải cảng của Ukraine ở vùng Donbass đã bị quân Nga tấn chiếm vào tháng 5 năm ngoái.

Theo báo chí Nga, chuyến viếng thăm được thực hiện một ngày, sau khi ông Putin ghé thăm bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập từ năm 2014.

Thông tấn xã Tass của Nga cho biết là ông Putin đã bay tới Mariupol bằng trực thăng, sau đó tự mình lái xe tham quan thành phố. Ông đã nói chuyện với người dân địa phương, đến thăm nhiều địa điểm và được báo cáo về công cuộc tái thiết thành phố đã bị tàn phá nặng nề vào năm ngoái.

Hành động đi thăm Crimea của ông Putin là một cử chỉ chế nhạo phương Tây, chỉ một ngày sau khi tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh truy nã ông về các tội ác chiến tranh ở Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, tiếp tục cam kết với người dân về việc chiếm lại toàn bộ bán đảo Crimea. Trong những tháng gần đây, nhiều biến cố an ninh đã khuấy động bề ngoài yên tĩnh của nơi này, trong đó có các vụ tấn công bằng drones và nhiều vụ nổ khác nhau gần các địa điểm chiến lược.

Các chuyến thăm của Tổng thống Putin diễn ra vào lúc lực lượng Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine. Theo quân đội Ukraine, khu vực Lviv ở miền tây lại bị drones do Iran sản xuất tấn công.

Trong lúc đó, lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đã lên kế hoạch tuyển mộ khoảng 30,000 chiến binh mới, vào giữa tháng 5 tới đây.

4) TÌNH HÌNH Ở BIÊN GIỚI ẤN – HOA VÔ CÙNG NGUY HIỂM

Tình hình chiến sự giữa Ấn Độ và Trung Cộng ở khu vực Ladakh phía tây dãy Himalaya rất mong manh và nguy hiểm, với các lực lượng quân sự được triển khai rất gần nhau ở một số khu vực.

Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho biết như trên vào ngày thứ Bảy. Ít nhất 24 binh sĩ đã thiệt mạng khi hai bên đụng độ trong khu vực vào giữa năm 2020, nhưng tình hình đã dịu đi thông qua các vòng đàm phán ngoại giao và quân sự.

Vào tháng 12, bạo lực nổ ra ở khu vực phía đông của đường biên giới chưa được phân định giữa hai cường quốc Á châu có vũ khí hạt nhân, nhưng không dẫn tới tử vong. Ông Jaishankar phát biểu trong một cuộc họp là tình hình vẫn còn rất mong manh vì hai bên kề sát nhau.

Ông cho biết thêm là mối quan hệ Ấn Độ – Trung Cộng không thể trở lại bình thường cho đến khi tranh chấp biên giới được giải quyết, phù hợp với thỏa thuận trên nguyên tắc vào tháng 9/2020.

Mặc dù lực lượng của cả hai bên đã rút khỏi nhiều khu vực, nhưng các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành về những điểm chưa được giải quyết. Ông Jaishankar cho biết ông đã thảo luận tình hình với tân Ngoại trưởng Trung Cộng, Tần Cương, bên lề cuộc họp ngoại trưởng các nước G-20 do Ấn Độ tổ chức trong tháng này.

Hai cuộc họp cấp bộ trưởng G-20 tại Ấn Độ trong 3 tuần qua đã bị lu mờ bởi cuộc xâm lược Ukraine kéo dài 13 tháng của Nga.

VNThoibao

VNTB – Kết thúc phiên toà Nguyễn Như Phương: Án chồng án 

VNTB – Cầm đèn chạy trước ô tô

VNTB – Góp sức ngăn chận tin giả

VNTB – Hàng loạt mặt bằng trung tâm TP.HCM lại đua nhau sang quán, bán nhà

VNTB – Tiếp viên hàng không: lo tiền vô ngành để buôn lậu

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 20/03/2023

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ

Chuyển động Quốc Phòng (10/3 – 16/3/2023)

Thế giới hôm nay: 17/03/2023

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

16/03/2003: Nhà hoạt động hòa bình Rachel Corrie bị máy ủi Israel cán chết

Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới

14/03/1950: FBI lần đầu ra danh sách “10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất”


Báo Tiếng Dân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Matxcơva gặp Tổng thống Nga Putin20/03/2023

Nga đang áp sát Bakhmut, với mỗi centimet đất phải trả bằng rất nhiều máu20/03/2023

Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa20/03/2023

Trao đổi với luật sư Vũ Đức Khanh về đối thoại20/03/2023

Tình hình Ukraine ngày thứ 38920/03/2023

Crédit Suisse bị xoá sổ!20/03/2023

UBS đã mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc dưới sức ép của chính phủ Thụy Sĩ20/03/2023

Chính sách xóa bỏ nền văn hóa của VNCH cũng là một tội ác19/03/2023

Cú nốc-ao19/03/2023

Tướng Cương đâu có “quay xe”?19/03/2023

Thuy My

Phan Châu Thành – Chữa cháy ?

Đặng Bá Kỹ – Vụ 4 tiếp viên : Niềm tin nội tâm và chứng cứ

Dương Quốc Chính – Chuyên án hay ăn may ?

Nguyễn Thông – Cú nốc ao

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

Boxitvn

Áp đặt “lằn ranh đỏ” cho Luật Đất đai khiến những bất cập sẽ tiếp tục thách thức cải cách, phát triển 20/03/2023

Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc: Văn chương về đề tài chiến tranh – Trí nhớ của ngôn từ và sự độc đoán của văn học sử thi (Phần 1) 20/03/2023

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga? 20/03/2023

Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt 19/03/2023

Thắng lợi kép 19/03/2023

Sửa đổi Luật Đất đai: Cơ hội giải bài toán giao thông đô thị 19/03/2023

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc xâm lược 19/03/2023

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy không? 18/03/2023

Thông tin mỗi ngày

Chuyện Việt Nam

           Thanh Ly tổng hợp

Điều tra dấu hiệu sai phạm trong việc giao đất cho dự án dân cư tại Đồng Nai

https://tienphong.vn/dieu-tra-dau-hieu-sai-pham-trong-viec-giao-dat-cho-du-an-dan-cu-tai-dong-nai-post1518865.tpo

Mạnh Thắng

19/03/2023 | 18:33

TPO – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đang điều tra về việc giao đất cho Công ty CP Phát triển hạ tầng An Hưng Phát thực hiện dự án khu dân cư tại huyện Long Thành.

Ngày 19/3, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan này đang tiến hành điều tra, xác minh dấu hiệu sai phạm tại dự án Khu dân cư Long Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) do Công ty CP Phát triển hạ tầng An Hưng Phát (Công ty An Hưng Phát) làm chủ đầu tư.

Đây là dự án có quy mô hơn 46ha, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, đầu tư xây dựng mới khu dân cư theo tiêu chuẩn đô thị loại IV với các loại hình nhà ở. Dự án khu dân cư này ở vị trí đắc địa ở huyện Long Thành, khi nằm gần khu vực đường kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành với Quốc lộ 51, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Theo đó, PC03 yêu cầu, các cơ quan chức năng liên quan cung cấp văn bản thủ tục pháp lý đất đai, xây dựng của dự án Khu dân cư Long Phước để phục vụ công tác điều tra, xác minh theo quy định pháp luật, xác minh trình tự thủ tục giao đất sử dụng cho Công ty An Hưng Phát.

Ngoài ra, Công ty An Hưng Phát còn là chủ đầu tư của dự án Khu dân cư và tái định cư phường Phước Tân, TP Biên Hòa với quy mô 48ha. Dự án này đã bị hộ dân có đất bị thu hồi khiếu nại. Sau 9 năm triển khai, đến nay hạ tầng kỹ của dự án chưa chưa hoàn chỉnh, khu nhà liền kề phục vụ tái định cư mới thực hiện rất ít nhưng chủ đầu tư đã bán khoảng 700 lô đất nền kinh doanh.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

https://zingnews.vn/nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-lop-truong-la-nguoi-quay-clip-post1413391.html

Hoài Thanh / Vietnamnet

Chủ nhật, 19/3/2023 20:24 (GMT+7)

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

Chiều 19/3, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) xác nhận đã nắm được vụ việc nữ sinh trường THCS Xuân Hiệp bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

Theo đó, mạng xã hội xuất hiện clip hơn 7 phút ghi lại cảnh nữ sinh bị nhóm bạn đánh tới tấp. Trong đó, nữ sinh còn dùng mũ bảo hiểm để đánh bạn.

Vụ việc xảy ra ngay trong lớp học. Nữ sinh bị đánh chỉ biết khóc, van xin. Nhiều học sinh khác chứng kiến đã cổ vũ cho hành vi này.

Vụ việc xảy ra tại trường THCS Xuân Hiệp. Nạn nhân là nữ sinh lớp 6, nhóm nữ sinh đánh, quay clip là bạn học cùng lớp.

Theo báo cáo của trường THCS Xuân Hiệp, vụ việc diễn ra vào giờ ra chơi chiều 7/3 (từ 14h35 đến 14h55). Nhà trường lý giải phòng học lớp 6/5 nằm ở góc cuối cùng của tầng 2, bên cạnh là phòng trống nên sự việc không được phát hiện kịp thời.

Về nguyên nhân, nhà trường cho biết em L.Đ.B.N. (học sinh đánh bạn) mượn của em Đ.T.T.V. (học sinh bị đánh) 20.000 đồng.

Sau đó, nữ sinh V. nói với một số bạn là N. mượn tiền của mình. Nữ sinh N. cho rằng V. nói xấu mình nên hai học sinh này mâu thuẫn, đánh nhau. Em N. cũng là người trực tiếp dùng mũ bảo hiểm đánh V.

Ngoài ra, còn 3 nữ sinh khác tham gia đánh hội đồng. Đặc biệt, người quay clip là nữ lớp trưởng 6/5.

Sau khi clip được đăng lên mạng, giáo viên chủ nhiệm đã mời tất cả học sinh có liên quan đến vụ việc đến trường làm việc, yêu cầu viết tường trình.

Giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp lãnh đạo nhà trường mời tất cả phụ huynh và học sinh liên quan đến trường giải quyết.

Sau khi nghe các bản tường trình của học sinh và xem clip, nhà trường chỉ ra những sai phạm của học sinh có liên quan. Các em cũng đã thành khẩn nhận khuyết điểm và hứa không tái phạm.

Theo báo cáo, tất cả phụ huynh đồng ý đưa em V. đi khám tổng quát. Tất cả chi phí các phụ huynh có liên quan sẽ cùng thanh toán cho em V. Phụ huynh của em V. cũng đồng ý với hướng giải quyết trên.

Kết quả khám cho thấy em V. bị chấn thương phần mềm, được bác sĩ kê thuốc điều trị. Đối với những học sinh tham gia đánh bạn, nhà trường sẽ mời phụ huynh học sinh trao đổi và xử lý theo nội quy.

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa bệnh nhân ngộ độc ở Quảng Nam

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa bệnh nhân ngộ độc ở Quảng Nam – Sức khỏe – ZINGNEWS.VN

Linh Thùy

 Chủ nhật, 19/3/2023 21:21 (GMT+7)

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế Quảng Nam về việc cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua.

Ngày 19/3, sau khi nhận được thông tin về 10 trường hợp người dân sau khi ăn cá chép muối ủ chua đã xuất hiện tình trạng ngộ độc và được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc.

Trước đó, để phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cấp cứu, điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội chuyên môn đến Quảng Nam hỗ trợ đến trực tiếp công tác điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ từ xa và Viện Pasteur Nha Trang đã tìm hiểu nguyên nhân dịch tễ các trường hợp ngộ độc sau ăn cá chép muối ủ chua.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh đánh giá cao Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang đã chủ động, tích cực và phối hợp kịp thời để cấp cứu, chống độc, điều trị cho người bệnh, đồng thời tìm nguyên nhân gây ngộ độc.

Để tiếp tục cứu chữa, tìm nguyên nhân và phòng, chống ngộ độc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam và các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân.

Bên cạnh đó, trong trường hợp cần huy động sự hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện khác, Bộ Y tế sẽ huy động các bệnh viện hỗ trợ.

Ngoài ra, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, khuyến cáo cho người dân, cộng đồng về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các trường hợp tương tự xẩy ra trên địa bàn.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

Trước đó, khi phát hiện 3 chùm ca ngộ độc, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa ra khuyến cáo cho toàn người dân tại địa phương sử dụng thực phẩm an toàn như sau:

– Không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua.

– Không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng,…; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương như món cá chép làm chua,…

– Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng…; không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.

– Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

Trước đó, ngày 18/3, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 5 trường hợp ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã Phước Kim, huyện Phước Sơn. Đây là chùm ca ngộ độc thứ 2 xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong vòng 10 ngày qua, trong đó, một trường hợp tử vong.

Theo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là món cá chép ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện, mẫu bệnh phẩm có chứa Clostridium type E, từ đó khẳng định các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum.

Tối 18/3, ê-kíp gồm 2 bác sĩ và một dược sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã cấp tốc mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum cuối cùng của đơn vị này ra Quảng Nam hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân.

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, sức khỏe của 3 bệnh nhân được dùng thuốc giải độc hiện chưa có nhiều cải thiện.

Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao trả lời chất vấn

https://vnexpress.net/chanh-an-tand-toi-cao-va-vien-truong-vksnd-toi-cao-tra-loi-chat-van-4583140.html

Sơn Hà

Thứ hai, 20/3/2023, 00:00 (GMT+7

Sáng 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí về hai nhóm vấn đề.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chịu trách nhiệm trả lời chính nhóm vấn đề thứ nhất gồm: Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, nhất là án hành chính, hình sự về kinh tế, tham nhũng; công tác cán bộ; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của thẩm phán và công chức ngành; phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành.

Ngoài ra, Chánh án TAND Tối cao sẽ tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ; triển khai nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, chuẩn bị điều kiện xét xử trực tuyến.

Báo cáo kết quả giải quyết, xét xử vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng giai đoạn 2018-2022, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết tòa án các cấp đã thụ lý hơn 12.700 vụ; xét xử hơn 12.200 vụ với khoảng 25.000 bị cáo, chủ yếu liên quan các tội: Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; sản xuất, buôn bán hàng cấm; tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Quá trình giải quyết, tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; chú trọng tịch thu tài sản thông qua kê biên, biện pháp tư pháp và hình phạt bổ sung.

Nhằm phòng ngừa và xử lý tiêu cực trong nội bộ ngành, ông Bình cho biết ngành tòa án sẽ đẩy mạnh giáo dục nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng; chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng, dư luận xã hội phản ánh, tố cáo; xử lý nghiêm đối với công chức có hành vi tiêu cực.

TAND Tối cao cũng sẽ tăng cường trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng phần mềm phân án ngẫu nhiên. “Thực hiện cho thôi hoặc miễn nhiệm đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút mà không cần chờ hết nhiệm kỳ bổ nhiệm”, ông Bình nêu.

Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực kiểm sát do Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí chịu trách nhiệm trả lời chính. Ông sẽ trả lời về giải pháp nâng cao chất lượng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết vụ án hình sự; tăng cường chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; tăng cường rà soát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.

Báo cáo trước phiên chất vấn, ông Lê Minh Trí cho biết những năm qua Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã kịp thời xác minh, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng và xâm phạm hoạt động tư pháp được dư luận quan tâm. Giai đoạn 2021-2022, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã thụ lý 299 nguồn tin về tội phạm; đã giải quyết 249 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thụ lý điều tra 94 vụ/114 bị can; xử lý, giải quyết 76 vụ/97 bị can, đạt gần 81%.

Về giải pháp thời gian tới, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết sẽ ban hành chỉ thị công tác, xác định nhất quán chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. VKSND Tối cao cũng sẽ rà soát, hoàn thiện thể chế trong ngành; thực hiện nghiêm chế độ quản lý công tác, kiểm tra, thanh tra về hoạt động công tố và kiểm sát tư pháp.

Chương trình chất vấn được kết nối trực tuyến đến từng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành; được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình thông tin về hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng đã xét xử

https://tienphong.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-thong-tin-ve-hang-loat-vu-an-kinh-te-tham-nhung-da-xet-xu-post1518845.tpo

Luân Dũng

19/03/2023 | 17:37

TPO – Các vụ án kinh tế, tham nhũng mà Tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…

Áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người chủ mưu, cầm đầu

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình đã gửi đại biểu Quốc hội báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung đầu tiên được Chánh án đề cập liên quan đến giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo ông Nguyễn Hoà Bình, năm 2017, lần đầu tiên hệ thống TAND dân tổ chức hội nghị chuyên đề về nâng cao chất lượng xét xử. Từ năm 2018 đến nay, các Tòa án đã giải quyết được 2.427.859 vụ án các loại trong tổng số 2.490.699 vụ án đã thụ lý.

So với cùng kỳ 5 năm trước (2013-2017), số lượng các vụ án Tòa án phải giải quyết tăng 507.849 vụ; đã giải quyết tăng 487.903 vụ.

“Mặc dù số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp nhưng các Tòa án đã chủ động triển khai thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử.

Đặc biệt, năm 2022, số lượng các loại vụ việc thụ lý tăng 29.944 vụ so với năm trước nhưng các Tòa án đã giải quyết đạt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%. Hầu hết các vụ việc được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật”, báo cáo nêu rõ.

Về giải quyết, xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Chánh án Nguyễn Hoà Bình thông tin, trong 5 năm qua (từ 2018-2022), các Tòa án đã thụ lý 12.723 vụ với 26.376 vụ; đã giải quyết, xét xử được 12.244 vụ với 25.144 bị cáo; trong đó, năm 2022, các Tòa án đã thụ lý 3.405 vụ với 7.653 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 2.926 vụ với 6.421 bị cáo.

Theo ông Bình, các vụ án kinh tế, tham nhũng mà Tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…

Quá trình giải quyết, các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đồng thời, chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Bố trí các Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực

Giải pháp khắc phục thời gian tới, theo Chánh án TAND Tối cao, để tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, vào tháng 2/2023 vừa qua, TAND đã tổ chức Hội nghị với thành phần tham dự gồm Chánh án Tòa án 4 cấp để tiếp tục rà soát, bổ sung thêm các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử và căn cứ vào nhiệm vụ của các Tòa án trong thời gian tới, Hội nghị đã thống nhất các giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử của các Tòa án trong thời gian tới.

Trong đó, tiếp tục duy trì và thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử đang được thực hiện. Theo đó, các Tòa án cần tập trung khắc phục bằng được các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động; đồng thời phát triển, hoàn thiện theo hướng nâng cao yêu cầu, chất lượng đối với một số giải pháp cho phù hợp với tình hình mới.

Về giải pháp nâng cao chất lượng các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Chánh án nhấn mạnh, sẽ làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan nâng cao chất lượng hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan tới các tội phạm về tham nhũng, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án này.

Chỉ đạo các Tòa án địa phương tăng cường sự phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án; bố trí các Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực tham gia giải quyết, xét xử các vụ án về kinh tế, tham nhũng.

Theo chương trình tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vào sáng 20/3, đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án.

Thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn ‘đè’ ngành chăn nuôi, thủy sản

https://tienphong.vn/thue-nhap-khau-nguyen-lieu-thuc-an-de-nganh-chan-nuoi-thuy-san-post1518781.tpo

Cảnh Kỳ

19/03/2023 | 09:58

TPO – Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Theo VASEP, trong mấy năm gần đây, ngày càng nhiều tác động khiến ngành thủy sản đang chịu ảnh hưởng lớn. Từ tác động của dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga – Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, chi phí logistics tăng cao, lạm phát và đặc biệt giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn thủy sản và sản phẩm thủy sản đều cao.

Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành với các nước đối thủ (Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc..) và các kế hoạch phát triển bền vững của ngành. Cùng mặt bằng so sánh và size cỡ, giá tôm nguyên liệu Việt Nam đang cao hơn từ 20-30% giá tôm nguyên liệu của Ấn Độ và Ecuador.

Đồng tình, ủng hộ với các đề xuất trước đó của Hiệp hội TACN Việt Nam, VASEP đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về mức 0%, nhằm hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng, TACN nói chung, để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.

Trước đó, tại công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội TACN Việt Nam cho biết, hiện giá bán và sức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi đang rất thấp. Tình trạng này đã khiến khoảng 45-50% trang trại lớn ‘treo chuồng’ và khoảng 70-75% trang trại nhỏ và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá TACN tăng cao, giá bán thấp hơn nhiều so với giá thành. Nếu tiếp tục kéo dài mà không có sự can thiệp, hỗ trợ và đồng hành của Chính phủ, sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi.

Hiệp hội TACN Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% hiện nay xuống còn 0% nhằm hỗ trợ các DN trong ngành TACN mạnh dạn đầu tư sản xuất, tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những nước sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới.

Được biết, Việt Nam là nước sản xuất TACN đứng thứ 8 thế giới, với sản lượng đạt hơn 26 triệu tấn năm 2022, xếp sau Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nga và Tây Ban Nha.

Theo VASEP, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong suốt 20 năm qua, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, tạo ra hàng triệu lao động. Trong 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022, có đến 62% là đóng góp từ nuôi trồng thủy sản.

Lương tiếp viên hàng không ở Việt Nam bao nhiêu một tháng?

https://thanhnien.vn/luong-tiep-vien-hang-khong-o-viet-nam-bao-nhieu-mot-thang-185230319133117057.htm

Hà Mai

19/03/2023 13:46 GMT+7

Tiếp viên hàng không luôn được nhận định là một trong những nghề có mức thu nhập “đáng mơ ước”. Thực tế, chưa có hãng bay nào tại Việt Nam công bố chính thức mức lương chi tiết của lực lượng tiếp viên, song, thông qua những đợt tuyển dụng, có thể thấy đây là nghề có chế độ lương thưởng, đãi ngộ ở mức cao so với thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam.

Hãng nào trả lương cho tiếp viên cao nhất?

Theo thông tin tổng hợp cơ bản từ các hãng, lương của các tiếp viên hàng không bình quân sẽ khởi điểm từ 4,5 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản, nếu cộng thêm hết các khoản phúc lợi, trợ cấp thì mức lương tiếp viên trung bình sẽ nằm trong khoảng 21 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các tiếp viên sẽ có công tác phí từ 2 – 10 triệu một tháng tùy vào vị trí công việc, số lượng giờ bay và hãng bay.

Tại Việt Nam, Vietnam Airlines là hãng hàng không đang có mức chi trả lương cho tiếp viên cao nhất. Sau nhiều đợt điều chỉnh lớn về tiền lương cho nhóm lao động đặc thù từ 2008, thu nhập bình quân của tiếp viên Vietnam Airlines dao động từ 22 – 25,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2019, thời kỳ bùng nổ hàng không và du lịch trước khi dịch Covid-19 bùng phát, lương tiếp viên hàng không Vietnam Airlines trung bình 28,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo thông tin từ lãnh đạo VNA, do những tác động của dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của công ty lao dốc nên năm 2020, thu nhập của cán bộ công nhân viên của hãng chỉ còn 60% so với năm 2019. Thu nhập bình quân của tiếp viên và lao động mặt đất theo báo cáo tài chính năm 2020 cũng giảm lần lượt còn 13,8 triệu đồng/tháng và 14 triệu đồng/tháng.

Mức lương của các hãng hàng không khác cũng tương đương. Đơn cử, lương tiếp viên của Vietjet Air giao động trong khoảng từ 19 – 25 triệu đồng/tháng; Bamboo Airways trả cho tiếp viên từ 16 – 26 triệu đồng/tháng; Jetstar Pacific trước khi tái cơ cấu trở thành một thành viên của Vietnam Airlines Group và đổi tên thành Pacific Airlines thì thông tin mức lương cho tiếp viên từ 18 – 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch và cuộc cạnh tranh giành nhân lực ngày càng “nóng”, mức lương của phi công hay tiếp viên tại các hãng bay hiện nay có khá nhiều biến động.

Đơn cử đầu năm 2022, để phục vụ kế hoạch mở lại tất cả các chặng bay, hàng loạt các hãng hàng không Việt Nam như Bamboo Airways, Vietjet Air, Vietravel Airlines đồng loạt thông báo tuyển dụng phi công và tiếp viên. Thời điểm đó, Bamboo Airways thông báo tuyển dụng tiếp viên 5 sao với thu nhập lên đến đến 1.500 USD (tương đương khoảng 34 triệu đồng) và với vị trí tiếp viên trưởng là 3.000 USD (gần 70 triệu đồng).

Làm gì có “việc nhẹ lương cao”!

Nhìn vào con số thì so với mặt bằng chung, lương của tiếp viên hàng không cao hơn. Thế nhưng để đạt được mức thu nhập tối đa như trên, họ phải trải qua quy trình đào tạo khắc nghiệt và quá trình làm việc vất vả, giờ giấc thất thường.

Vì đây là công việc mang tính dịch vụ cao nên quá trình đào tạo rất nghiêm khắc. Trong quá trình đào tạo, các học viên phải cẩn trọng trong từng lời nói, thái độ niềm nở khi gặp khách, nói chuyện nhẹ nhàng, học cách xử lý các tình huống phát sinh kỹ năng chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm…

Lịch trình làm việc của tiếp viên hàng không khá dày đặc và khi mới vào nghề có thể khiến các bạn trẻ bị ngợp. Các tiếp viên phải có mặt ở sân bay trước tầm 1 – 2 giờ tùy từng chuyến bay quốc nội hay quốc tế; không chỉ chăm sóc hành khách trên máy bay mà còn “hàng tỉ tỉ” công việc không tên như phụ khách hàng đẩy hành lý, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong suốt hành trình bay. 

Cải tạo chung cư cũ: Cố bám trụ, không di dời có thể bị cưỡng chế

https://laodong.vn/xa-hoi/cai-tao-chung-cu-cu-co-bam-tru-khong-di-doi-co-the-bi-cuong-che-1159421.ldo

VƯƠNG TRẦN 

Thứ hai, 20/03/2023 06:20 (GMT+7)

Nhiều người dân chưa di dời khỏi chung cư cũ nát hiện nay vì mong muốn phải được gặp được chủ đầu tư để cam kết các phương án cải tạo, xây dựng mới và các chính sách được hưởng. Tuy nhiên chủ đầu tư chỉ có thể có sau khi đã di dời, bàn giao mặt bằng. Thực tế vướng mắc này khiến việc di dời người dân khỏi chung cư cũ bị đình trệ.

Tấm biển màu xanh với dòng chữ màu trắng: UBND phường Thành Công thông báo: Nhà G6A Thành Công đã được cấp có thẩm quyền kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng nhà; xác định mức độ nguy hiểm cấp D tại đơn nguyên 1 và 2. Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực đã không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Đề nghị các hộ dân tại đơn nguyên 1 và 2 chủ động tự tháo dỡ các phần cơi nới trái phép, làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình và giảm bớt tải trọng tại khu vực cơi nới.

Nhà G6A Thành Công là một trong những khu tập thể cũ đã được đánh giá nguy hiểm cấp độ D trên địa bàn quận Ba Đình. 3 khu tập thể khác nguy hiểm cấp độ D là tập thể Bộ Tư pháp, nhà A tập thể Ngọc Khánh, đơn nguyên 3 nhà C8 Giảng Võ đến nay đã hoàn thành việc di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Tuy nhiên, khu vực nhà G6A Thành Công vẫn còn khoảng 40% số hộ cố bám trụ.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, khu vực tập thể G6A Thành Công đã xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc tại nhiều nơi như các bức tường, cầu thang… Những mảng sơn bạc màu, loang lổ trên những bước tường dần bị bong tróc. Cũng trong quá trình sử dụng, các hộ dân đã cải tạo, cơi nới để có thêm diện tích sử dụng. 

Từ năm 2016 đến nay, UBND quận Ba Đình đã tổ chức di dời người dân khỏi chung cư nguy hiểm này. Khu tập thể có 49 hộ dân đã có 28 hộ di dời, hiện còn 21 hộ chưa di dời, vẫn cố bám trụ lại khu vực này.

Bà Nguyễn Minh Tâm (Tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Thành Công) cho biết, địa phương cũng đã vận động người dân nhiều lần về việc thực hiện di dời. 

Tuy nhiên, tới nay còn một số hộ dân vẫn chưa đồng ý với các phương án mà phường, quận đưa ra. 

Theo đó, chưa đồng thuận với kết quả kiểm định (đã thực hiện 2 lần kiểm định chất lượng công trình và kết quả đều đánh giá chung cư nguy hiểm cấp độ D); Chưa đồng ý đến nơi tạm cư do chất lượng nhà tạm cư kém và vị trí quá xa với nơi ở cũ nên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, làm việc và học tập của hộ gia đình. Yêu cầu được gặp chủ đầu tư của dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư để kiến nghị về thời gian thực hiện và chính sách, phương án tái định cư.

Cố tình không di dời sẽ bị cưỡng chế

Ông Nguyễn Lê Quốc Toản – Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công – cho biết, trong 2 ngày 15 và 16.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình và UBND phường Thành Công đã thi công rào tôn tại tầng 1 đơn nguyên 1, 2 Nhà G6A tập thể Thành Công, phường Thành Công.

Trao đổi với Lao Động về một số kiến nghị của người dân, ông Tạ Nam Chiến – Chủ tịch UBND quận Ba Đình – khẳng định, nhà G6A Thành Công đã được các cơ quan có uy tín kiểm định tới 2 lần và đều cho kết quả là chung cư nguy hiểm cấp độ D. Do vậy, việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại đây ra khỏi các chung cư nguy hiểm là để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Người dân không nên chủ quan, coi thường tính mạng mà đánh cược cho những may rủi không lường trước được. 

Tuy nhiên hiện chưa thể có nhà đầu tư vì theo quy định tại Nghị định 69 về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ thì các bước theo trình tự đó là: Lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, UBND TP ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, các nhà đầu tư lập phương án tái định cư phù hợp với quy hoạch đã được duyệt và các quy định. Sau đó, UBND quận sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để người dân lựa chọn ra nhà đầu tư, trình thành phố chấp thuận rồi mới lập đề xuất chủ trương đầu tư trình thành phố phê duyệt. Bước tiếp đến mới là chủ đầu tư lập dự án, đầu tư xây dựng công trình, bàn giao căn hộ cho người dân tái định cư về nơi ở mới.

Theo ông Chiến, hiện nay các khu chung cư cũ trên địa bàn quận đang ở giai đoạn lập quy hoạch chi tiết. UBND quận đã đo đạc, khảo sát, lấy chỉ giới đường đỏ, số liệu kỹ thuật và các dữ liệu hiện trạng, đã lập dự toán quy hoạch chi tiết và trình Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thẩm định, trình UBND TP phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch. Mọi việc đang được thực hiện rất khẩn trương.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng thông tin, để đảm bảo tiến độ cải tạo chung cư trên địa bàn, trường hợp các hộ dân đã được vận động, thuyết phục vẫn cố tình không di dời, UBND quận sẽ sử dụng các biện pháp hành chính để xử lý.

Phú Thọ: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì “bức tử” môi trường?

https://baoxaydung.com.vn/phu-tho-cong-ty-co-phan-hoa-chat-viet-tri-buc-tu-moi-truong-351153.html

Phùng Hằng

17:59 | 19/03/2023

(Xây dựng) – Thời gian qua, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Phú Thọ) đã xả thải ra môi trường loại nước màu vàng đục, có mùi hóa chất khiến người dân sinh sống xung quanh bức xúc.

Theo phản ánh của người dân sinh sống xung quanh khu vực Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, thời gian qua hoạt động của công ty này gây ra tiếng ồn, xả thải gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của họ.

Theo ghi nhận của phóng viên sáng 15/3, tại khu vực Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì đang hoạt động sản xuất, tiếng máy móc ồn ào, ống xả bốc khói nghi ngút, bên hồ chứa nước thải có màu vàng đục, bốc mùi hóa chất. Khu vực này có diện tích rất rộng lên đến hàng nghìn m2. Vị trí hồ chứa nước xả thải này nằm ở dưới chân cầu Văn Lang, sát mép sông Hồng. Hiện tại, khu vực hồ chứa nước thải này đã đầy và có dấu hiệu tràn ra ngoài sông Hồng.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Phan Quang Đăng – Chủ tịch UBND phường Thọ Sơn xác nhận: “Có việc Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì xả thải ra hồ chứa tuần hoàn của công ty và đã bị vỡ bờ tràn ra sông. Hiện, công ty đã khắc phục đắp bờ lại để không cho chảy ra sông nữa. Về việc này, tôi có thể làm việc trực tiếp với Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, bởi doanh nghiệp này do tỉnh quản lý, phường không quản lý. Sáng nay, khi nhận được phản ánh, tôi đã làm việc với lãnh đạo của công ty. Công ty đã thau rửa, dọn một số bể chứa ở trong nhà máy, bùn đất lắng đọng phía dưới đáy bể xả thải ra hồ tuần hoàn ngoài chân cầu Văn Lang, còn về mùi bốc lên hăng hắc là mùi javen họ tẩy từ trong nhà máy và xả ra ngoài”.

Khi hỏi về hồ sơ pháp lý thì ông Đăng cho biết: “Không nắm giữ bất cứ một giấy tờ gì liên quan đến Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì”.

Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 03 năm 2023

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu 
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Ông Tập Cận Bình đã đến Moscow, sắp sửa hội đàm với ông Putin

KCNA: Ông Kim Jong-un đích thân giám sát tập trận phản công hạt nhân

Quan chức quốc phòng Ukraine và Hoa Kỳ điện đàm về viện trợ quân sự

G7: ‘Đáng tiếc’ Hội đồng Bảo an LHQ không hành động về vụ thử tên lửa của Triều Tiên

Vụ án Thiền Am: Vì sao các luật sư bào chữa bị điều tra theo Điều 331?

 Thượng nghị sĩ Warren kêu gọi điều tra thất bại của SVB và Signature Bank

 KCNA: Ông Kim Jong-un đích thân giám sát tập trận phản công hạt nhân

Ấn Độ nói tình hình với Trung Quốc nguy hiểm vì đối đầu ở Himalaya

Hai người Á châu chiếm giải Oscar

RFA

Đắk Lắc: Vụ án “tuyên truyền chống nhà nước” của giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước chưa kết thúc điều tra

Việt Nam bắt giữ lô ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay

Trung Quốc và Campuchia lần đầu diễn tập chung trên biển

Thêm hơn 100 cuốn sách tại Viện Hán Nôm bị mất

Số 600 tỷ do cựu Ủy viên BCT Đinh La Thăng gây thất thoát chưa thể thu hồi

TNLT Nguyễn Như Phương bị kết án 15 tháng tù vì “tàng trữ và sử dụng ma tuý”, gia đình nghi ngờ bị “gài”

Ngư dân VN bị Indonesia bắt giữ: chi phí hồi hương cao khó hiểu?

Bộ Công Thương trả lời kiến nghị về điện mặt trời thiếu thuyết phục

Vinhomes đàm phán bán dự án khu đô thị Ocean Park 3 cho công ty Singapore

Giấc mơ Mỹ, giấc mơ Việt

Áp đặt “lằn ranh đỏ” cho Luật Đất đai khiến những bất cập sẽ tiếp tục thách thức cải cách, phát triển

Vietnam Airlines nối lại các chuyến bay thường lệ đưa khách Trung Quốc đến Việt Nam

Samsung bác tin chuyển sản xuất điện thoại di động từ Việt Nam sang Ấn Độ

Tổ chức Y tế Thế giới thúc giục Trung Quốc minh bạch về nguồn gốc của COVID

Trò môi giới của Trung Quốc sẽ dẫn đến cái gì?

Khởi tố anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân

SpaceX muốn bán dịch vụ internet vệ tinh cho Việt Nam

Ba quản lý cấp cao của VinFast nghỉ việc

BBC

Credit Suisse: Sáu ngân hàng trung ương cùng hành động nhưng thị trường vẫn lo lắng

Việt Nam: SCB hậu ‘kiểm soát đặc biệt’ sẽ thế nào?

UBS đồng ý ‘giải cứu khẩn cấp’ Credit SuisseBinh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: ‘Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine’

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin muốn gì trước cuộc gặp tại Moscow?

Nguy cơ mất 5000 ha rừng ở Lâm Đồng vì dự án bauxite từng bị chỉ trích?

UBS đồng ý ‘giải cứu khẩn cấp’ Credit Suisse

Putin bất ngờ đến thành phố cảng Mariupol của Ukraine bị Nga chiếm đóng

Credit Suisse: UBS đàm phán để mua lại ngân hàng đối thủ đang gặp khó khăn

Trận Điện Biên Phủ: 100 phi cơ B-29 của Mỹ sẵn sàng giải vây cho Pháp

Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra nước ngoài’

RFI

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Nga vì « hợp tác và hòa bình »

Ukraina lên án thái độ « trơ tráo » của Putin trong chuyến thăm Mariupol

Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn mô phỏng ‘‘phản công hạt nhân’’

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

“Thảm sát làng Phong Nhị” : Chính phủ Hàn Quốc vẫn phủ nhận trách nhiệm

Ukraina lo âu theo dõi chuyến thăm Matxcơva của Tập Cận Bình

Thủ tướng Nhật công du Ấn Độ với trọng tâm là tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc

Ngân hàng Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse

Hai mươi năm sau cuộc can thiệp của Mỹ, Irak vẫn đối mặt với tương lai bất định

Ukraina: TT Putin bất ngờ thăm cảng Mariupol bị Nga chiếm đóng sau khi ghé Crimée

Úc: Không hề cam kết giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan khi ký thỏa thuận tàu ngầm AUKUS

Nhật, Đức cam kết siết chặt trừng phạt Nga và hậu thuẫn Ukraina

Chống cải cách hưu trí: Biểu tình tiếp diễn ở nhiều nơi, xô xát với cảnh sát ở Paris

Chống cải tổ hưu trí Pháp: Vì sao ‘‘kiến nghị bất tín nhiệm’’ của Liot thu hút nhiều nghị sĩ?

Mỹ: Donald Trump khẳng định sắp ‘‘bị bắt’’ và kêu gọi người ủng hộ bảo vệ

Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc thông báo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được triển hạn

Dấu hiệu hé mở dân chủ tại Kazakhstan: Ứng viên độc lập có thể lọt vào Quốc Hội mới

Thể thao Việt Nam hội nhập thế nào trong các định chế Olympic quốc tế?

Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga về tội ác chiến tranh

 (Yonhap) – Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn về hướng biển Nhật Bản. Quân đội Hàn Quốc cho biết vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên được tiến hành từ Tongchang-ri, lúc 11h05 sáng hôm nay 19/03/2023. Tên lửa đã bay được 800 km trước khi rơi xuống biến Nhật Bản. Vụ phóng tên lửa được xem như hành vi đáp trả của Bình Nhưỡng trong bối cảnh Mỹ – Hàn đang tập trận chung. Phát biểu với báo giới,  Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết tình báo Mỹ – Hàn đang tìm hiểu về tên lửa mà Bình Nhưỡng cho thử nghiệm hôm nay.

(Reuters/AFP) – Ngân Hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đề nghị mua lại đối thủ cạnh tranh Credit Suisse với giá 1 tỷ đô la. Theo nhật báo Anh FT vào hôm nay, để tạo điều kiện cho thương vụ này, chính phủ Thụy Sĩ có kế hoạch thay đổi luật pháp của đất nước để không cần đến cuộc bỏ phiếu của cổ đông về giao dịch này. Dưới sự thúc giục của chính quyền, UBS phải hoàn tất việc tiếp quản Credit Suisse vào hôm nay để tránh việc Credit Suisse sụp đổ và gây hoảng loạn trên thị trường quốc tế vào ngày mai.

(AFP) – Serbia và Kosovo không đúc kết được thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ. Cuộc họp giữa tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic, và thủ tướng Kosovo, Albin Kurti, diễn ra hôm 18/03/2023 tại Ohrid, Bắc Macedonia, với sự tham gia của các nhà trung gian hòa giải Liên Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt là lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, Josep Borell. Cuộc họp kéo dài 12 giờ đồng hồ, nhưng thỏa thuận « lịch sử » mà quốc tế hy vọng là Serbia và Kosovo ký kết, vì sự ổn định của vùng Balkan, cuối cùng đã không thể có được.

(AP) – Montenegro bầu lại tổng thống. Cuộc bỏ phiếu ngày 19/03/2023 diễn ra trong bối cảnh bất ổn chính trị và câu hỏi về việc liệu quốc gia thành viên NATO nhỏ bé ở vùng Balkan này có nỗ lực để gia nhập Liên Hiệp Châu Âu hay không, hay là tìm cách cải thiện quan hệ với Serbia và Nga. Các nhà phân tích dự đoán rằng cuộc bầu cử tổng thống của Montenegro sẽ không có người chiến thắng rõ ràng và tổng thống mãn nhiệm Milo Djukanovic, 61 tuổi, sẽ phải vào vòng hai trong hai tuần nữa.

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai, ngày 20/03/2023

1) NHÀ TÙ NAM HÀ CẤM TNLT SỬ DỤNG GIẤY BÚT VÀ TỰ HỌC TIẾNG ANH

TNLT Phạm Văn Trội, người đang thụ án 7 năm tù, nói với vợ mình trong cuộc thăm gặp hôm 12/3 rằng nhà tù Nam Hà đã tịch thu toàn bộ giấy bút và ra lệnh cấm ông cùng các bạn tù không được tự học tiếng Anh.

Ngày 3/2/2023, cai tù trại giam Nam Hà đã tiến hành lục soát và tịch thu giấy bút cùng tài liệu học tiếng Anh của các tù nhân chính trị. Ông Phạm Văn Trội đã làm đơn kiến nghị, nhưng không được trại giam giải quyết. Ngày 8/3, cai tù lại tiếp tục “sục buồng” lần 2 và lấy đi những giấy bút và sách học tiếng Anh còn lại. Đồng thời ra lệnh cấm các TNLT không được tự học tiếng Anh.

Trong buổi thăm chồng, bà Nguyễn Thị Huyền Trang nói rằng bà “nhận thấy rõ sự ức chế, căng thẳng đang diễn ra trong buồng giam”, nơi ông Trội đang thụ án.

Bà Trang cho biết sức khỏe ông Trội giảm sút đáng kể trong thời gian gần đây. Ông bị suy nhược thần kinh, rối loạn chức năng chuyển hóa, huyết áp và tiểu đường.

Ông Phạm Văn Trội – một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, bị bắt ngày 31/7/2017 và bị kết án 7 năm tù giam, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Đây là lần tù thứ nhì của ông vì những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền. Năm 2008, ông từng bị bắt và bị kết án 4 năm tù theo điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN/VN”.

2) VIETNAM AIRLINES PHỤC HỒI CÁC ĐƯỜNG BAY ĐẾN HOA LỤC

Bắt đầu từ hôm qua, Chủ nhật 19/3, Vietnam Airlines đã nối lại các chuyến bay thường lệ đến Hoa Lục, sau 3 năm tạm ngừng vì đại dịch Vũ Hán.

Báo chí lề đảng cho biết là đến chiều hôm qua, hơn 100 hàng khách Trung Quốc đầu tiên từ Bắc Kinh đã đến Hà Nội. Những hành khách này được chào đón đặc biệt bởi đại diện các cơ quan ngoại giao, du lịch và đại diện hãng hàng không tại phi trường Nội Bài.

Vietnam Airlines cho biết thêm là các đường bay Hà Nội – Bắc Kinh với 3 chuyến mỗi tuần và dự trù sẽ tăng thêm từ giữa năm nay. Hiện Vietnam Airlines đã nối lại hầu hết đường bay tới các điểm đến ở Trung Cộng, bao gồm giữa Hà Nội và Sài Gòn với các thành phố Quảng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh.

Trước đó, vào ngày 15/3, Trung Quốc đã khôi phục lại hoạt động việc cho phép hành khách Trung Quốc đi theo đoàn được tới Việt Nam. Thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy Trung Quốc luôn là thị trường có số du khách đông nhất đến VN trước đại dịch Vũ Hán. Trong năm 2019, có gần 6 triệu hành khách Hoa Lục đến Việt Nam, chiếm một phần ba tổng lượng khách, tăng 17% so với năm trước đó. Trong năm 2023, Việt Nam đặt ra kế hoạch thu hút 8 triệu du khách quốc tế. 

3) TỔNG THỐNG NGA BẤT NGỜ ĐẾN THĂM HẢI CẢNG MARIUPOL Ở UKRAINE

Lần đầu tiên kể từ khi xua quân tấn chiếm Ukraine, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã bất ngờ đến thăm thành phố Mariupol, một hải cảng của Ukraine ở vùng Donbass đã bị quân Nga tấn chiếm vào tháng 5 năm ngoái.

Theo báo chí Nga, chuyến viếng thăm được thực hiện một ngày, sau khi ông Putin ghé thăm bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập từ năm 2014.

Thông tấn xã Tass của Nga cho biết là ông Putin đã bay tới Mariupol bằng trực thăng, sau đó tự mình lái xe tham quan thành phố. Ông đã nói chuyện với người dân địa phương, đến thăm nhiều địa điểm và được báo cáo về công cuộc tái thiết thành phố đã bị tàn phá nặng nề vào năm ngoái.

Hành động đi thăm Crimea của ông Putin là một cử chỉ chế nhạo phương Tây, chỉ một ngày sau khi tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh truy nã ông về các tội ác chiến tranh ở Ukraine.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, tiếp tục cam kết với người dân về việc chiếm lại toàn bộ bán đảo Crimea. Trong những tháng gần đây, nhiều biến cố an ninh đã khuấy động bề ngoài yên tĩnh của nơi này, trong đó có các vụ tấn công bằng drones và nhiều vụ nổ khác nhau gần các địa điểm chiến lược.

Các chuyến thăm của Tổng thống Putin diễn ra vào lúc lực lượng Nga tiếp tục các cuộc tấn công vào Ukraine. Theo quân đội Ukraine, khu vực Lviv ở miền tây lại bị drones do Iran sản xuất tấn công.

Trong lúc đó, lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đã lên kế hoạch tuyển mộ khoảng 30,000 chiến binh mới, vào giữa tháng 5 tới đây.

4) TÌNH HÌNH Ở BIÊN GIỚI ẤN – HOA VÔ CÙNG NGUY HIỂM

Tình hình chiến sự giữa Ấn Độ và Trung Cộng ở khu vực Ladakh phía tây dãy Himalaya rất mong manh và nguy hiểm, với các lực lượng quân sự được triển khai rất gần nhau ở một số khu vực.

Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cho biết như trên vào ngày thứ Bảy. Ít nhất 24 binh sĩ đã thiệt mạng khi hai bên đụng độ trong khu vực vào giữa năm 2020, nhưng tình hình đã dịu đi thông qua các vòng đàm phán ngoại giao và quân sự.

Vào tháng 12, bạo lực nổ ra ở khu vực phía đông của đường biên giới chưa được phân định giữa hai cường quốc Á châu có vũ khí hạt nhân, nhưng không dẫn tới tử vong. Ông Jaishankar phát biểu trong một cuộc họp là tình hình vẫn còn rất mong manh vì hai bên kề sát nhau.

Ông cho biết thêm là mối quan hệ Ấn Độ – Trung Cộng không thể trở lại bình thường cho đến khi tranh chấp biên giới được giải quyết, phù hợp với thỏa thuận trên nguyên tắc vào tháng 9/2020.

Mặc dù lực lượng của cả hai bên đã rút khỏi nhiều khu vực, nhưng các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành về những điểm chưa được giải quyết. Ông Jaishankar cho biết ông đã thảo luận tình hình với tân Ngoại trưởng Trung Cộng, Tần Cương, bên lề cuộc họp ngoại trưởng các nước G-20 do Ấn Độ tổ chức trong tháng này.

Hai cuộc họp cấp bộ trưởng G-20 tại Ấn Độ trong 3 tuần qua đã bị lu mờ bởi cuộc xâm lược Ukraine kéo dài 13 tháng của Nga.

VNThoibao

VNTB – Kết thúc phiên toà Nguyễn Như Phương: Án chồng án 

VNTB – Cầm đèn chạy trước ô tô

VNTB – Góp sức ngăn chận tin giả

VNTB – Hàng loạt mặt bằng trung tâm TP.HCM lại đua nhau sang quán, bán nhà

VNTB – Tiếp viên hàng không: lo tiền vô ngành để buôn lậu

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 20/03/2023

Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?

18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ

Chuyển động Quốc Phòng (10/3 – 16/3/2023)

Thế giới hôm nay: 17/03/2023

Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine

16/03/2003: Nhà hoạt động hòa bình Rachel Corrie bị máy ủi Israel cán chết

Gautam Adani và Chủ nghĩa Tư bản Ấn Độ Mới

14/03/1950: FBI lần đầu ra danh sách “10 kẻ đào tẩu bị truy nã gắt gao nhất”


Báo Tiếng Dân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Matxcơva gặp Tổng thống Nga Putin20/03/2023

Nga đang áp sát Bakhmut, với mỗi centimet đất phải trả bằng rất nhiều máu20/03/2023

Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa20/03/2023

Trao đổi với luật sư Vũ Đức Khanh về đối thoại20/03/2023

Tình hình Ukraine ngày thứ 38920/03/2023

Crédit Suisse bị xoá sổ!20/03/2023

UBS đã mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc dưới sức ép của chính phủ Thụy Sĩ20/03/2023

Chính sách xóa bỏ nền văn hóa của VNCH cũng là một tội ác19/03/2023

Cú nốc-ao19/03/2023

Tướng Cương đâu có “quay xe”?19/03/2023

Thuy My

Phan Châu Thành – Chữa cháy ?

Đặng Bá Kỹ – Vụ 4 tiếp viên : Niềm tin nội tâm và chứng cứ

Dương Quốc Chính – Chuyên án hay ăn may ?

Nguyễn Thông – Cú nốc ao

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

Boxitvn

Áp đặt “lằn ranh đỏ” cho Luật Đất đai khiến những bất cập sẽ tiếp tục thách thức cải cách, phát triển 20/03/2023

Phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc: Văn chương về đề tài chiến tranh – Trí nhớ của ngôn từ và sự độc đoán của văn học sử thi (Phần 1) 20/03/2023

Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga? 20/03/2023

Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt 19/03/2023

Thắng lợi kép 19/03/2023

Sửa đổi Luật Đất đai: Cơ hội giải bài toán giao thông đô thị 19/03/2023

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cuộc xâm lược 19/03/2023

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long: Có khả thi và tin cậy không? 18/03/2023

Thông tin mỗi ngày

Chuyện Việt Nam

           Thanh Ly tổng hợp

Điều tra dấu hiệu sai phạm trong việc giao đất cho dự án dân cư tại Đồng Nai

Mạnh Thắng

19/03/2023 | 18:33

TPO – Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai đang điều tra về việc giao đất cho Công ty CP Phát triển hạ tầng An Hưng Phát thực hiện dự án khu dân cư tại huyện Long Thành.

Ngày 19/3, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan này đang tiến hành điều tra, xác minh dấu hiệu sai phạm tại dự án Khu dân cư Long Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) do Công ty CP Phát triển hạ tầng An Hưng Phát (Công ty An Hưng Phát) làm chủ đầu tư.

Đây là dự án có quy mô hơn 46ha, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, đầu tư xây dựng mới khu dân cư theo tiêu chuẩn đô thị loại IV với các loại hình nhà ở. Dự án khu dân cư này ở vị trí đắc địa ở huyện Long Thành, khi nằm gần khu vực đường kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành với Quốc lộ 51, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Theo đó, PC03 yêu cầu, các cơ quan chức năng liên quan cung cấp văn bản thủ tục pháp lý đất đai, xây dựng của dự án Khu dân cư Long Phước để phục vụ công tác điều tra, xác minh theo quy định pháp luật, xác minh trình tự thủ tục giao đất sử dụng cho Công ty An Hưng Phát.

Ngoài ra, Công ty An Hưng Phát còn là chủ đầu tư của dự án Khu dân cư và tái định cư phường Phước Tân, TP Biên Hòa với quy mô 48ha. Dự án này đã bị hộ dân có đất bị thu hồi khiếu nại. Sau 9 năm triển khai, đến nay hạ tầng kỹ của dự án chưa chưa hoàn chỉnh, khu nhà liền kề phục vụ tái định cư mới thực hiện rất ít nhưng chủ đầu tư đã bán khoảng 700 lô đất nền kinh doanh.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

https://zingnews.vn/nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-lop-truong-la-nguoi-quay-clip-post1413391.html

Hoài Thanh / Vietnamnet

Chủ nhật, 19/3/2023 20:24 (GMT+7)

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

Chiều 19/3, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) xác nhận đã nắm được vụ việc nữ sinh trường THCS Xuân Hiệp bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

Theo đó, mạng xã hội xuất hiện clip hơn 7 phút ghi lại cảnh nữ sinh bị nhóm bạn đánh tới tấp. Trong đó, nữ sinh còn dùng mũ bảo hiểm để đánh bạn.

Vụ việc xảy ra ngay trong lớp học. Nữ sinh bị đánh chỉ biết khóc, van xin. Nhiều học sinh khác chứng kiến đã cổ vũ cho hành vi này.

Vụ việc xảy ra tại trường THCS Xuân Hiệp. Nạn nhân là nữ sinh lớp 6, nhóm nữ sinh đánh, quay clip là bạn học cùng lớp.

Theo báo cáo của trường THCS Xuân Hiệp, vụ việc diễn ra vào giờ ra chơi chiều 7/3 (từ 14h35 đến 14h55). Nhà trường lý giải phòng học lớp 6/5 nằm ở góc cuối cùng của tầng 2, bên cạnh là phòng trống nên sự việc không được phát hiện kịp thời.

Về nguyên nhân, nhà trường cho biết em L.Đ.B.N. (học sinh đánh bạn) mượn của em Đ.T.T.V. (học sinh bị đánh) 20.000 đồng.

Sau đó, nữ sinh V. nói với một số bạn là N. mượn tiền của mình. Nữ sinh N. cho rằng V. nói xấu mình nên hai học sinh này mâu thuẫn, đánh nhau. Em N. cũng là người trực tiếp dùng mũ bảo hiểm đánh V.

Ngoài ra, còn 3 nữ sinh khác tham gia đánh hội đồng. Đặc biệt, người quay clip là nữ lớp trưởng 6/5.

Sau khi clip được đăng lên mạng, giáo viên chủ nhiệm đã mời tất cả học sinh có liên quan đến vụ việc đến trường làm việc, yêu cầu viết tường trình.

Giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp lãnh đạo nhà trường mời tất cả phụ huynh và học sinh liên quan đến trường giải quyết.

Sau khi nghe các bản tường trình của học sinh và xem clip, nhà trường chỉ ra những sai phạm của học sinh có liên quan. Các em cũng đã thành khẩn nhận khuyết điểm và hứa không tái phạm.

Theo báo cáo, tất cả phụ huynh đồng ý đưa em V. đi khám tổng quát. Tất cả chi phí các phụ huynh có liên quan sẽ cùng thanh toán cho em V. Phụ huynh của em V. cũng đồng ý với hướng giải quyết trên.

Kết quả khám cho thấy em V. bị chấn thương phần mềm, được bác sĩ kê thuốc điều trị. Đối với những học sinh tham gia đánh bạn, nhà trường sẽ mời phụ huynh học sinh trao đổi và xử lý theo nội quy.

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa bệnh nhân ngộ độc ở Quảng Nam

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa bệnh nhân ngộ độc ở Quảng Nam – Sức khỏe – ZINGNEWS.VN

Linh Thùy

 Chủ nhật, 19/3/2023 21:21 (GMT+7)

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế Quảng Nam về việc cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc sau khi ăn cá chép muối ủ chua.

Ngày 19/3, sau khi nhận được thông tin về 10 trường hợp người dân sau khi ăn cá chép muối ủ chua đã xuất hiện tình trạng ngộ độc và được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc cứu chữa các bệnh nhân ngộ độc.

Trước đó, để phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cấp cứu, điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử đội chuyên môn đến Quảng Nam hỗ trợ đến trực tiếp công tác điều trị bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ từ xa và Viện Pasteur Nha Trang đã tìm hiểu nguyên nhân dịch tễ các trường hợp ngộ độc sau ăn cá chép muối ủ chua.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh đánh giá cao Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và Viện Pasteur Nha Trang đã chủ động, tích cực và phối hợp kịp thời để cấp cứu, chống độc, điều trị cho người bệnh, đồng thời tìm nguyên nhân gây ngộ độc.

Để tiếp tục cứu chữa, tìm nguyên nhân và phòng, chống ngộ độc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi Bắc Quảng Nam và các cơ sở y tế trên địa bàn tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực, phối hợp tiếp tục cứu chữa người bệnh, tìm hiểu nguyên nhân.

Bên cạnh đó, trong trường hợp cần huy động sự hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện khác, Bộ Y tế sẽ huy động các bệnh viện hỗ trợ.

Ngoài ra, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, khuyến cáo cho người dân, cộng đồng về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các trường hợp tương tự xẩy ra trên địa bàn.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

Trước đó, khi phát hiện 3 chùm ca ngộ độc, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa ra khuyến cáo cho toàn người dân tại địa phương sử dụng thực phẩm an toàn như sau:

– Không sử dụng các món ăn được chế biến liên quan món cá chép ủ chua.

– Không sử dụng các thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng,…; cần có biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương như món cá chép làm chua,…

– Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng…; không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc; không ăn nấm đã bị dập nát, hư hỏng.

– Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

Trước đó, ngày 18/3, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 5 trường hợp ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã Phước Kim, huyện Phước Sơn. Đây là chùm ca ngộ độc thứ 2 xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong vòng 10 ngày qua, trong đó, một trường hợp tử vong.

Theo kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm là món cá chép ủ chua do Viện Pasteur Nha Trang thực hiện, mẫu bệnh phẩm có chứa Clostridium type E, từ đó khẳng định các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum.

Tối 18/3, ê-kíp gồm 2 bác sĩ và một dược sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã cấp tốc mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum cuối cùng của đơn vị này ra Quảng Nam hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân.

Theo đại diện Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, sức khỏe của 3 bệnh nhân được dùng thuốc giải độc hiện chưa có nhiều cải thiện.

Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao trả lời chất vấn

Sơn Hà

Thứ hai, 20/3/2023, 00:00 (GMT+7

Sáng 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí về hai nhóm vấn đề.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình chịu trách nhiệm trả lời chính nhóm vấn đề thứ nhất gồm: Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, nhất là án hành chính, hình sự về kinh tế, tham nhũng; công tác cán bộ; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của thẩm phán và công chức ngành; phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành.

Ngoài ra, Chánh án TAND Tối cao sẽ tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ; triển khai nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, chuẩn bị điều kiện xét xử trực tuyến.

Báo cáo kết quả giải quyết, xét xử vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng giai đoạn 2018-2022, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết tòa án các cấp đã thụ lý hơn 12.700 vụ; xét xử hơn 12.200 vụ với khoảng 25.000 bị cáo, chủ yếu liên quan các tội: Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; sản xuất, buôn bán hàng cấm; tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Quá trình giải quyết, tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; chú trọng tịch thu tài sản thông qua kê biên, biện pháp tư pháp và hình phạt bổ sung.

Nhằm phòng ngừa và xử lý tiêu cực trong nội bộ ngành, ông Bình cho biết ngành tòa án sẽ đẩy mạnh giáo dục nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng; chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng, dư luận xã hội phản ánh, tố cáo; xử lý nghiêm đối với công chức có hành vi tiêu cực.

TAND Tối cao cũng sẽ tăng cường trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xây dựng phần mềm phân án ngẫu nhiên. “Thực hiện cho thôi hoặc miễn nhiệm đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút mà không cần chờ hết nhiệm kỳ bổ nhiệm”, ông Bình nêu.

Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực kiểm sát do Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí chịu trách nhiệm trả lời chính. Ông sẽ trả lời về giải pháp nâng cao chất lượng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết vụ án hình sự; tăng cường chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; tăng cường rà soát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.

Báo cáo trước phiên chất vấn, ông Lê Minh Trí cho biết những năm qua Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã kịp thời xác minh, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng và xâm phạm hoạt động tư pháp được dư luận quan tâm. Giai đoạn 2021-2022, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã thụ lý 299 nguồn tin về tội phạm; đã giải quyết 249 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thụ lý điều tra 94 vụ/114 bị can; xử lý, giải quyết 76 vụ/97 bị can, đạt gần 81%.

Về giải pháp thời gian tới, Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết sẽ ban hành chỉ thị công tác, xác định nhất quán chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. VKSND Tối cao cũng sẽ rà soát, hoàn thiện thể chế trong ngành; thực hiện nghiêm chế độ quản lý công tác, kiểm tra, thanh tra về hoạt động công tố và kiểm sát tư pháp.

Chương trình chất vấn được kết nối trực tuyến đến từng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành; được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình thông tin về hàng loạt vụ án kinh tế, tham nhũng đã xét xử

https://tienphong.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-thong-tin-ve-hang-loat-vu-an-kinh-te-tham-nhung-da-xet-xu-post1518845.tpo

Luân Dũng

19/03/2023 | 17:37

TPO – Các vụ án kinh tế, tham nhũng mà Tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…

Áp dụng hình phạt nghiêm khắc với người chủ mưu, cầm đầu

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình đã gửi đại biểu Quốc hội báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nội dung đầu tiên được Chánh án đề cập liên quan đến giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, nhất là vụ án hành chính, vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Theo ông Nguyễn Hoà Bình, năm 2017, lần đầu tiên hệ thống TAND dân tổ chức hội nghị chuyên đề về nâng cao chất lượng xét xử. Từ năm 2018 đến nay, các Tòa án đã giải quyết được 2.427.859 vụ án các loại trong tổng số 2.490.699 vụ án đã thụ lý.

So với cùng kỳ 5 năm trước (2013-2017), số lượng các vụ án Tòa án phải giải quyết tăng 507.849 vụ; đã giải quyết tăng 487.903 vụ.

“Mặc dù số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp nhưng các Tòa án đã chủ động triển khai thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử.

Đặc biệt, năm 2022, số lượng các loại vụ việc thụ lý tăng 29.944 vụ so với năm trước nhưng các Tòa án đã giải quyết đạt tỷ lệ 88,9%, cao hơn năm trước 7,7%. Hầu hết các vụ việc được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật”, báo cáo nêu rõ.

Về giải quyết, xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Chánh án Nguyễn Hoà Bình thông tin, trong 5 năm qua (từ 2018-2022), các Tòa án đã thụ lý 12.723 vụ với 26.376 vụ; đã giải quyết, xét xử được 12.244 vụ với 25.144 bị cáo; trong đó, năm 2022, các Tòa án đã thụ lý 3.405 vụ với 7.653 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 2.926 vụ với 6.421 bị cáo.

Theo ông Bình, các vụ án kinh tế, tham nhũng mà Tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…

Quá trình giải quyết, các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đồng thời, chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Bố trí các Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực

Giải pháp khắc phục thời gian tới, theo Chánh án TAND Tối cao, để tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, giải quyết các loại vụ án, vào tháng 2/2023 vừa qua, TAND đã tổ chức Hội nghị với thành phần tham dự gồm Chánh án Tòa án 4 cấp để tiếp tục rà soát, bổ sung thêm các giải pháp nâng cao chất lượng xét xử đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Trên cơ sở tổng kết 5 năm thực hiện 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử và căn cứ vào nhiệm vụ của các Tòa án trong thời gian tới, Hội nghị đã thống nhất các giải pháp để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử của các Tòa án trong thời gian tới.

Trong đó, tiếp tục duy trì và thực hiện tốt 14 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử đang được thực hiện. Theo đó, các Tòa án cần tập trung khắc phục bằng được các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động; đồng thời phát triển, hoàn thiện theo hướng nâng cao yêu cầu, chất lượng đối với một số giải pháp cho phù hợp với tình hình mới.

Về giải pháp nâng cao chất lượng các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Chánh án nhấn mạnh, sẽ làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan nâng cao chất lượng hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật liên quan tới các tội phạm về tham nhũng, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án này.

Chỉ đạo các Tòa án địa phương tăng cường sự phối hợp với các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án; bố trí các Thẩm phán có kinh nghiệm, năng lực tham gia giải quyết, xét xử các vụ án về kinh tế, tham nhũng.

Theo chương trình tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vào sáng 20/3, đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án.

Thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn ‘đè’ ngành chăn nuôi, thủy sản

https://tienphong.vn/thue-nhap-khau-nguyen-lieu-thuc-an-de-nganh-chan-nuoi-thuy-san-post1518781.tpo

Cảnh Kỳ

19/03/2023 | 09:58

TPO – Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Theo VASEP, trong mấy năm gần đây, ngày càng nhiều tác động khiến ngành thủy sản đang chịu ảnh hưởng lớn. Từ tác động của dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga – Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, chi phí logistics tăng cao, lạm phát và đặc biệt giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định, dẫn đến giá thành sản xuất thức ăn thủy sản và sản phẩm thủy sản đều cao.

Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngành với các nước đối thủ (Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc..) và các kế hoạch phát triển bền vững của ngành. Cùng mặt bằng so sánh và size cỡ, giá tôm nguyên liệu Việt Nam đang cao hơn từ 20-30% giá tôm nguyên liệu của Ấn Độ và Ecuador.

Đồng tình, ủng hộ với các đề xuất trước đó của Hiệp hội TACN Việt Nam, VASEP đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% về mức 0%, nhằm hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn thủy sản nói riêng, TACN nói chung, để ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.

Trước đó, tại công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội TACN Việt Nam cho biết, hiện giá bán và sức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi đang rất thấp. Tình trạng này đã khiến khoảng 45-50% trang trại lớn ‘treo chuồng’ và khoảng 70-75% trang trại nhỏ và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá TACN tăng cao, giá bán thấp hơn nhiều so với giá thành. Nếu tiếp tục kéo dài mà không có sự can thiệp, hỗ trợ và đồng hành của Chính phủ, sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi.

Hiệp hội TACN Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT xem xét, điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu khô đậu tương từ mức 2% hiện nay xuống còn 0% nhằm hỗ trợ các DN trong ngành TACN mạnh dạn đầu tư sản xuất, tiếp tục củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những nước sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới.

Được biết, Việt Nam là nước sản xuất TACN đứng thứ 8 thế giới, với sản lượng đạt hơn 26 triệu tấn năm 2022, xếp sau Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nga và Tây Ban Nha.

Theo VASEP, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã khẳng định vị trí và tầm quan trọng trong suốt 20 năm qua, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, tạo ra hàng triệu lao động. Trong 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2022, có đến 62% là đóng góp từ nuôi trồng thủy sản.

Lương tiếp viên hàng không ở Việt Nam bao nhiêu một tháng?

https://thanhnien.vn/luong-tiep-vien-hang-khong-o-viet-nam-bao-nhieu-mot-thang-185230319133117057.htm

Hà Mai

19/03/2023 13:46 GMT+7

Tiếp viên hàng không luôn được nhận định là một trong những nghề có mức thu nhập “đáng mơ ước”. Thực tế, chưa có hãng bay nào tại Việt Nam công bố chính thức mức lương chi tiết của lực lượng tiếp viên, song, thông qua những đợt tuyển dụng, có thể thấy đây là nghề có chế độ lương thưởng, đãi ngộ ở mức cao so với thu nhập trung bình của người lao động Việt Nam.

Hãng nào trả lương cho tiếp viên cao nhất?

Theo thông tin tổng hợp cơ bản từ các hãng, lương của các tiếp viên hàng không bình quân sẽ khởi điểm từ 4,5 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản, nếu cộng thêm hết các khoản phúc lợi, trợ cấp thì mức lương tiếp viên trung bình sẽ nằm trong khoảng 21 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các tiếp viên sẽ có công tác phí từ 2 – 10 triệu một tháng tùy vào vị trí công việc, số lượng giờ bay và hãng bay.

Tại Việt Nam, Vietnam Airlines là hãng hàng không đang có mức chi trả lương cho tiếp viên cao nhất. Sau nhiều đợt điều chỉnh lớn về tiền lương cho nhóm lao động đặc thù từ 2008, thu nhập bình quân của tiếp viên Vietnam Airlines dao động từ 22 – 25,5 triệu đồng/tháng.

Năm 2019, thời kỳ bùng nổ hàng không và du lịch trước khi dịch Covid-19 bùng phát, lương tiếp viên hàng không Vietnam Airlines trung bình 28,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo thông tin từ lãnh đạo VNA, do những tác động của dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của công ty lao dốc nên năm 2020, thu nhập của cán bộ công nhân viên của hãng chỉ còn 60% so với năm 2019. Thu nhập bình quân của tiếp viên và lao động mặt đất theo báo cáo tài chính năm 2020 cũng giảm lần lượt còn 13,8 triệu đồng/tháng và 14 triệu đồng/tháng.

Mức lương của các hãng hàng không khác cũng tương đương. Đơn cử, lương tiếp viên của Vietjet Air giao động trong khoảng từ 19 – 25 triệu đồng/tháng; Bamboo Airways trả cho tiếp viên từ 16 – 26 triệu đồng/tháng; Jetstar Pacific trước khi tái cơ cấu trở thành một thành viên của Vietnam Airlines Group và đổi tên thành Pacific Airlines thì thông tin mức lương cho tiếp viên từ 18 – 20 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch và cuộc cạnh tranh giành nhân lực ngày càng “nóng”, mức lương của phi công hay tiếp viên tại các hãng bay hiện nay có khá nhiều biến động.

Đơn cử đầu năm 2022, để phục vụ kế hoạch mở lại tất cả các chặng bay, hàng loạt các hãng hàng không Việt Nam như Bamboo Airways, Vietjet Air, Vietravel Airlines đồng loạt thông báo tuyển dụng phi công và tiếp viên. Thời điểm đó, Bamboo Airways thông báo tuyển dụng tiếp viên 5 sao với thu nhập lên đến đến 1.500 USD (tương đương khoảng 34 triệu đồng) và với vị trí tiếp viên trưởng là 3.000 USD (gần 70 triệu đồng).

Làm gì có “việc nhẹ lương cao”!

Nhìn vào con số thì so với mặt bằng chung, lương của tiếp viên hàng không cao hơn. Thế nhưng để đạt được mức thu nhập tối đa như trên, họ phải trải qua quy trình đào tạo khắc nghiệt và quá trình làm việc vất vả, giờ giấc thất thường.

Vì đây là công việc mang tính dịch vụ cao nên quá trình đào tạo rất nghiêm khắc. Trong quá trình đào tạo, các học viên phải cẩn trọng trong từng lời nói, thái độ niềm nở khi gặp khách, nói chuyện nhẹ nhàng, học cách xử lý các tình huống phát sinh kỹ năng chữa cháy, kỹ năng thoát hiểm…

Lịch trình làm việc của tiếp viên hàng không khá dày đặc và khi mới vào nghề có thể khiến các bạn trẻ bị ngợp. Các tiếp viên phải có mặt ở sân bay trước tầm 1 – 2 giờ tùy từng chuyến bay quốc nội hay quốc tế; không chỉ chăm sóc hành khách trên máy bay mà còn “hàng tỉ tỉ” công việc không tên như phụ khách hàng đẩy hành lý, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong suốt hành trình bay. 

Cải tạo chung cư cũ: Cố bám trụ, không di dời có thể bị cưỡng chế

https://laodong.vn/xa-hoi/cai-tao-chung-cu-cu-co-bam-tru-khong-di-doi-co-the-bi-cuong-che-1159421.ldo

VƯƠNG TRẦN 

Thứ hai, 20/03/2023 06:20 (GMT+7)

Nhiều người dân chưa di dời khỏi chung cư cũ nát hiện nay vì mong muốn phải được gặp được chủ đầu tư để cam kết các phương án cải tạo, xây dựng mới và các chính sách được hưởng. Tuy nhiên chủ đầu tư chỉ có thể có sau khi đã di dời, bàn giao mặt bằng. Thực tế vướng mắc này khiến việc di dời người dân khỏi chung cư cũ bị đình trệ.

Tấm biển màu xanh với dòng chữ màu trắng: UBND phường Thành Công thông báo: Nhà G6A Thành Công đã được cấp có thẩm quyền kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng nhà; xác định mức độ nguy hiểm cấp D tại đơn nguyên 1 và 2. Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực đã không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Đề nghị các hộ dân tại đơn nguyên 1 và 2 chủ động tự tháo dỡ các phần cơi nới trái phép, làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình và giảm bớt tải trọng tại khu vực cơi nới.

Nhà G6A Thành Công là một trong những khu tập thể cũ đã được đánh giá nguy hiểm cấp độ D trên địa bàn quận Ba Đình. 3 khu tập thể khác nguy hiểm cấp độ D là tập thể Bộ Tư pháp, nhà A tập thể Ngọc Khánh, đơn nguyên 3 nhà C8 Giảng Võ đến nay đã hoàn thành việc di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Tuy nhiên, khu vực nhà G6A Thành Công vẫn còn khoảng 40% số hộ cố bám trụ.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, khu vực tập thể G6A Thành Công đã xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc tại nhiều nơi như các bức tường, cầu thang… Những mảng sơn bạc màu, loang lổ trên những bước tường dần bị bong tróc. Cũng trong quá trình sử dụng, các hộ dân đã cải tạo, cơi nới để có thêm diện tích sử dụng. 

Từ năm 2016 đến nay, UBND quận Ba Đình đã tổ chức di dời người dân khỏi chung cư nguy hiểm này. Khu tập thể có 49 hộ dân đã có 28 hộ di dời, hiện còn 21 hộ chưa di dời, vẫn cố bám trụ lại khu vực này.

Bà Nguyễn Minh Tâm (Tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Thành Công) cho biết, địa phương cũng đã vận động người dân nhiều lần về việc thực hiện di dời. 

Tuy nhiên, tới nay còn một số hộ dân vẫn chưa đồng ý với các phương án mà phường, quận đưa ra. 

Theo đó, chưa đồng thuận với kết quả kiểm định (đã thực hiện 2 lần kiểm định chất lượng công trình và kết quả đều đánh giá chung cư nguy hiểm cấp độ D); Chưa đồng ý đến nơi tạm cư do chất lượng nhà tạm cư kém và vị trí quá xa với nơi ở cũ nên ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, làm việc và học tập của hộ gia đình. Yêu cầu được gặp chủ đầu tư của dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư để kiến nghị về thời gian thực hiện và chính sách, phương án tái định cư.

Cố tình không di dời sẽ bị cưỡng chế

Ông Nguyễn Lê Quốc Toản – Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công – cho biết, trong 2 ngày 15 và 16.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình và UBND phường Thành Công đã thi công rào tôn tại tầng 1 đơn nguyên 1, 2 Nhà G6A tập thể Thành Công, phường Thành Công.

Trao đổi với Lao Động về một số kiến nghị của người dân, ông Tạ Nam Chiến – Chủ tịch UBND quận Ba Đình – khẳng định, nhà G6A Thành Công đã được các cơ quan có uy tín kiểm định tới 2 lần và đều cho kết quả là chung cư nguy hiểm cấp độ D. Do vậy, việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại đây ra khỏi các chung cư nguy hiểm là để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Người dân không nên chủ quan, coi thường tính mạng mà đánh cược cho những may rủi không lường trước được. 

Tuy nhiên hiện chưa thể có nhà đầu tư vì theo quy định tại Nghị định 69 về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ thì các bước theo trình tự đó là: Lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, UBND TP ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, các nhà đầu tư lập phương án tái định cư phù hợp với quy hoạch đã được duyệt và các quy định. Sau đó, UBND quận sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để người dân lựa chọn ra nhà đầu tư, trình thành phố chấp thuận rồi mới lập đề xuất chủ trương đầu tư trình thành phố phê duyệt. Bước tiếp đến mới là chủ đầu tư lập dự án, đầu tư xây dựng công trình, bàn giao căn hộ cho người dân tái định cư về nơi ở mới.

Theo ông Chiến, hiện nay các khu chung cư cũ trên địa bàn quận đang ở giai đoạn lập quy hoạch chi tiết. UBND quận đã đo đạc, khảo sát, lấy chỉ giới đường đỏ, số liệu kỹ thuật và các dữ liệu hiện trạng, đã lập dự toán quy hoạch chi tiết và trình Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thẩm định, trình UBND TP phê duyệt làm cơ sở lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch. Mọi việc đang được thực hiện rất khẩn trương.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng thông tin, để đảm bảo tiến độ cải tạo chung cư trên địa bàn, trường hợp các hộ dân đã được vận động, thuyết phục vẫn cố tình không di dời, UBND quận sẽ sử dụng các biện pháp hành chính để xử lý.

Phú Thọ: Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì “bức tử” môi trường?

Phùng Hằng

17:59 | 19/03/2023

(Xây dựng) – Thời gian qua, Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Phú Thọ) đã xả thải ra môi trường loại nước màu vàng đục, có mùi hóa chất khiến người dân sinh sống xung quanh bức xúc.

Theo phản ánh của người dân sinh sống xung quanh khu vực Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, thời gian qua hoạt động của công ty này gây ra tiếng ồn, xả thải gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của họ.

Theo ghi nhận của phóng viên sáng 15/3, tại khu vực Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì đang hoạt động sản xuất, tiếng máy móc ồn ào, ống xả bốc khói nghi ngút, bên hồ chứa nước thải có màu vàng đục, bốc mùi hóa chất. Khu vực này có diện tích rất rộng lên đến hàng nghìn m2. Vị trí hồ chứa nước xả thải này nằm ở dưới chân cầu Văn Lang, sát mép sông Hồng. Hiện tại, khu vực hồ chứa nước thải này đã đầy và có dấu hiệu tràn ra ngoài sông Hồng.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Phan Quang Đăng – Chủ tịch UBND phường Thọ Sơn xác nhận: “Có việc Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì xả thải ra hồ chứa tuần hoàn của công ty và đã bị vỡ bờ tràn ra sông. Hiện, công ty đã khắc phục đắp bờ lại để không cho chảy ra sông nữa. Về việc này, tôi có thể làm việc trực tiếp với Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì, bởi doanh nghiệp này do tỉnh quản lý, phường không quản lý. Sáng nay, khi nhận được phản ánh, tôi đã làm việc với lãnh đạo của công ty. Công ty đã thau rửa, dọn một số bể chứa ở trong nhà máy, bùn đất lắng đọng phía dưới đáy bể xả thải ra hồ tuần hoàn ngoài chân cầu Văn Lang, còn về mùi bốc lên hăng hắc là mùi javen họ tẩy từ trong nhà máy và xả ra ngoài”.

Khi hỏi về hồ sơ pháp lý thì ông Đăng cho biết: “Không nắm giữ bất cứ một giấy tờ gì liên quan đến Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì”.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: