Cho phép nhận chìm bùn nạo vét trên biển, liệu môi trường biển liệu có còn an toàn?

Mẹ Nấm
Danlambao

Mẹ Nấm (Danlambao) – Ngày 25/2/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc giao khu vực biển liên quan đến nhận chìm vật chất nạo vét từ quá trình thi công xây dựng hạng mục cảng của Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tiếp đó ngày 5/3/2019, Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn được cấp phép nhận chìm ngoài khơi biển Vũng Tàu 14,3 triệu m3 bùn. Sẽ còn bao nhiêu công ty hoá dầu, gang thép khác sẽ được cấp phép để đầu độc vùng biển Việt Nam? Tiếp tục đọc

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Kim/Trọng

Tưởng Năng Tiến

Tác giả gửi tới Dân Luận

06/03/2019

Danluan

Hãy nói cho tao biết mày xun xoe với những thằng nào, tao sẽ nói cho mày biết tâm hồn mày chó má tới mức nào! – Phạm Nguyên Trường

Rảnh, tui đi quá giang ghe vô Anglung Raing chơi. Nếp sinh hoạt của bà con Việt Kiều tại cái làng nổi trơ vơ (giữa Biển Hồ) này ngộ lắm. Tối họ dùng bình ắc qui để thắp sáng mấy cái bóng đèn tù mù (và nhỏ xíu xiu) cùng với lời phân trần: “Thầy Tư thông cảm nha. Bị tụi tui ở tuốt luốt ngoài này nên điện câu không tới được.” Tiếp tục đọc

Khi thiên sứ ra tòa

Hoàng Hải Vân

Theo FB Hoàng Hải Vân

06/03/2019

Danluan

Tôi viết mấy dòng này với tất cả lòng mến thương đối với Đặng Lê Nguyên Vũ. Trong đời làm báo của mình, tôi chỉ thân với duy nhất một “đại gia”, đó là anh. Ráp mối cho mối quan hệ đó là Tổng Biên tập của tôi, chỉ với mục đích liên quan đến công việc. Tôi từng viết bài về anh, về Trung Nguyên, bằng nhận định riêng của tôi. Báo Thanh Niên thời tôi làm tòa soạn, không có bài nào viết theo đơn đặt hàng, không một ai nhận tiền của Trung Nguyên để làm bất cứ một thứ gì. Tiếp tục đọc

VNTB – Chống BOT bẩn: đất nước đứng lên nhờ những người như thế!

An Viên

06 tháng 3

VNThoibao

VNTB Một ‘nhóm người lạ’ mà chủ đầu tư và cánh báo chí ám chỉ về một nhóm người dân không đeo khẩu trang, đeo CMND trước ngực, tay cầm sổ và bút để… đếm lượt xe qua BOT Ninh Lộc. Tiếp tục đọc

Tiếng Dân: Bản tin ngày 6-3-2019

06/03/2019
Tiengdan
Tin Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Trung Quốc vây đảo Thị Tứ, cấm ngư dân Philippines tiếp cận? Trang tin News.com.au bên Úc vừa dẫn tin từ hãng AFP cho biết “đảo Thị Tứ – thuộc quần đảo Trường Sa – đã bị quân Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các bãi cát và ngăn cản ngư dân của Philippines tiếp cận ngư trường ở đây”.

Tiếp tục đọc

MƯU ĐỘC NGÀN NĂM CỦA NGƯỜI TẦU:

Từ Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng

đến Cột Đồng Mã Viện và Tình hình Ngày nay

Hậu Thế Đã Có Những Nhận Xét Gì Về Những Biến Cố Này?

                                                              Phạm Cao Dương (*) Tiếp tục đọc

Bài báo đã bị gỡ: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa

LTS: Bài báo: Trung Quốc đưa “dân quân” vây đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa, đăng trên trang Infonet khoảng năm tiếng trước, hiện đã bị gỡ khỏi các trang mạng. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.
____
Thứ ba, 05/03/2019, 17:30 (GMT+7)
Tiengdan Tiếp tục đọc

Hơn 40 năm sau Chiến tranh Việt Nam, một số người tị nạn đối mặt với lệnh trục xuất dưới thời Trump


NPR
Tác giả: Shannon Dooling
Dịch giả: Châu Minh Dũng
4-3-2019
Tiengdan

Tại diễn đàn công cộng VietAID ở Dorchester, Massachusetts, người nhập cư Việt Nam tìm hiểu thêm về những thay đổi trong chính sách nhập cư dưới thời Trump. Nguồn: Shannon Dooling/WBUR

Hơn bốn thập niên sau Chiến tranh Việt Nam, [cuộc chiến đã] tạo nên những làn sóng người Việt lưu lạc tới Hoa Kỳ, chính quyền Trump lại muốn trục xuất hàng ngàn người nhập cư gốc Việt, trong đó có nhiều người tị nạn, chỉ vì những bản án hình sự từ nhiều năm trước. Tiếp tục đọc

Một cựu thiếu tá quân đội VN bị Cuba bắt, chờ trục xuất về nước

VOA Tiếng Việt

06/03/2019

VOA

Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng Việt Nam ra lệnh truy nã ông Lê Quang Hiếu Hùng, người hiện được cho là bị Cuba tạm giam. Photo CAND.

Một người cựu quân nhân Việt Nam bị chính quyền Cuba tạm giam chờ trục xuất về nước, nói với VOA qua điện thoại rằng ông bị bắt oan và gia đình ông tại Mỹ “đang bị mật vụ Việt Nam đe dọa.” Tiếp tục đọc

Thực thi quyền giám sát, truy tìm ‘BOT bẩn’

Mặc Lâm

05/03/2019

VOA
Hành hung người lái xe tại BOT Phú Gia Phước Tượng. Hình: Trích xuất từ trang Phá BOT Bẩn, YouTube.

Họ không phải là nhân viên trong các ngân hàng để được đếm…tiền. Họ không phải là chuyên gia trong các lab để ngồi đếm bạch huyết cầu và họ cũng không phải là nhân viên trồng rừng khoanh từng lô và đếm số cây trồng xuống. Tất cả những công việc thuộc về hành động “đếm” này đều được trả tiền, thế nhưng hôm nay có lẽ duy nhất tại Việt Nam phát sinh ra việc người dân ngồi ở các trạm BOT để đếm…xe, công việc hoàn toàn tự nguyện và dĩ nhiên không ai trả tiền công cho họ.
Không trả tiền công đã đành, những người dân đang làm cái công việc đếm xe ấy “bị” trả công bằng những hành vi khá trẻ con của nhà đầu tư: kêu gọi chính quyền địa phương có biện pháp với người đếm xe ngang qua phạm vi BOT mà họ làm chủ, lý do đưa ra là những người đếm xe cố tình gây náo loạn tại các điểm thu phí.
Câu chuyện khá bất ngờ này làm người dân và báo chí theo dõi không rời mắt bởi các BOT bẩn đang là lý do khiến cả xã hội nổi sóng trước việc thu tiền vượt sức chịu đựng của người dân. Những BOT mọc lên như nấm khắp các tuyến đường trên cả nước từ các nhóm lợi ích đã gây phẫn nộ cho người đi đường, tài xế, lẫn hành khách. BOT không từ loại người nào, cứ có xe đi ngang là BOT có tiền do thu phí.
Cách đây vài tháng người dân phản ứng trước việc thu phí bất hợp lý bằng cách đổi tiền lẻ ra để trả phí. Những tờ 200 đồng dày cộp khiến nhân viên bỏ thời gian ra gấp nhiều lần cho một xe qua trạm khiến nhiều BOT tê liệt và đây là đòn bất ngờ của người dân phản ứng lại các BOT bẩn. Do tiền lẻ ngày càng khan hiếm và sự ra mặt của các nhóm côn đồ đã gây bất ổn cho người dân khiến phản ứng này ngày một ít đi. Các trạm có côn đồ hành hung tài xế bị người dân phản ứng như An Sương, Cai Lậy, Phước Tương, Tân Đệ và Bắc Hải Vân. . . ngày 15 tháng 2 trên mạng xã hội xuất hiện một video clip quay cảnh côn đồ mặt bịt khẩu trang, tay cầm hung khí như dùi cui, roi điện, bình xịt hơi cay hành hung một chiếc xe ô tô khi xe này qua trạm Bắc Hải Vân. Không may cho nhóm côn đồ này người trên xe là một nhóm nhà báo đang đi điều tra hành vi thu tiền của các BOT và những tay côn đồ đã bị công an bắt sau đó ít hôm.
Chiếc xe bị hành hung là của nhà báo Trương Châu Hữu Danh cùng với hai người bạn là Phương Ngô và Huỳnh Long có hành trình xuyên Việt từ Nam ra Bắc nhằm điều tra và đánh các BOT bẩn dọc tuyến đường Nam bắc. Sau trạm Bắc Hải Vân, khi đi ngang qua BOT Bến Thủy, Nghệ An họ đã bị gây hấn bởi lực lượng CSGT và một nhóm côn đồ mặc thường phục mang khẩu trang màu xanh. Do tình hình nguy hiểm họ chấp nhận trả tiền phí để qua trạm nhưng báo Giao thông Vận tải vẫn đăng bài cho rằng nhóm người này có hành vi gây rối. Rất nhanh sau đó người dân phát hiện ông Lê Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, nguyên Tổng Giám đốc CIENCO 4 cũng là một “phần hùn” trong các BOT thuộc tỉnh này kể cả BOT Bến Thủy.
Măt trái của các BOT bẩn dần dần lộ ra. Lợi ích nhóm không chỉ trong các tay tài phiệt đỏ, các ông trùm bất động sản hay truyền thông mà còn được góp mặt bởi các quan chức chính quyền đang tại nhiệm hay đã về hưu. Họ góp vốn thì ít mà góp “quyền lực” thì nhiều. Quyền lực bao gồm giả lơ cho côn đồ hành hung, cho công an vào cuộc hù dọa, đàn áp những ai muốn chống đối lại quyền lợi của họ…sự việc diễn ra liên tục trên khắp nước cho đến khi vụ cướp 2 tỷ 200 triệu tiền thu phí tại trạm Dầu Giây hôm mùng 3 tết Kỷ hợi xảy ra thì khuôn mặt các BOT bị người dân thay nhau vạch ra trước công luận ngày càng nhiều. Số tiền mà BOT Dầu Giây trên đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây thu hàng ngày vượt xa con số mà nó báo cáo lên Bộ Giao Thông Vận tải.
Mấu chốt vấn đề là đây: số tiền thu không hề được báo cáo đúng cho thấy có sự móc ngoặc lớn lao từ các BOT tới nhân viên chính phủ. Mặc dù Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành kiểm tra toàn diện công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ cao tốc Dầu Giây nhưng kết quả cho thấy có sự gian lận từ BOT lẫn TCĐB khi báo cáo là trạm thu phí không sai phạm vì con số xe hoàn toàn khớp với số tiền mà BOT Dầu Giây khai báo.
Không tin vào kết quả điều tra, người dân tự nghĩ ra cách giám sát của mình. Tập trung thành nhiều nhóm nhỏ chia ra theo dõi suốt ngày đêm bằng cách “đếm” số lượng xe chạy ngang trạm BOT và ghi xuống nhằm đối chiếu, làm căn cứ gửi thẳng cho Bộ GTVT. Việc làm cực kỳ khó khăn và không kém phần gian khổ của họ đã khiến xã hội quan tâm và động viên bằng cách tham gia tùy theo giờ giấc rảnh rỗi của từng người, nấu ăn mang tới cho người ngồi đếm xe, đưa tin hàng ngày lên mạng xã hội cho mọi người theo dõi. . .hành động ngoạn mục này của người dân đã khiến cho các BOT lo sợ, họ gửi các báo cáo lên cơ quan công an kêu gọi điều tra, nhưng cho tới nay chưa thấy có đơn vị công an nào nghe theo các báo cáo ấy.
Trường hợp thành công của các nhóm người dân đếm xe cụ thể nhất là trạm thu phí Ninh Lộc, Khánh Hòa. Số vốn mà công ty bỏ ra xây dựng là 1.437 tỷ dự kiến sẽ thu phí 14 năm 5 tháng nhưng sau đó BOT này tự điều chỉnh thời gian thu phí là 21 năm 8 tháng. Hành động phi pháp này nếu không được sự làm ngơ của quan chức các cấp thử hỏi BOT Ninh Lộc làm sao dám tự ý điều chỉnh một con số khó tưởng tượng như thế.
Không những vậy, kết quả sau những ngày ngồi đếm xe qua lại tại đây người dân đã phát hiện BOT Ninh Lộc thu trung bình mỗi ngày là 1 tỷ 100 triệu đồng đó là chưa kể những khoảng mua theo tháng và theo quý. Chỉ tính sơ khởi nếu thu liên tục 21 năm 8 tháng thì số tiền thu được sẽ là 8.500 tỷ. So với con số đầu tư 1.437 tỷ thì chủ nhân của nó sẽ lãi bao nhiêu?
Theo TS Hoàng Ngọc Giao trả lời trong một bài phỏng vấn của báo Thanh Niên thì “các dự án BOT của Việt Nam chủ yếu là làm trên nền đường cũ, láng lại theo kiểu “tráng men”, mở rộng ra một chút rồi thu phí của dân. Mức phí đặt ra cao ngất ngưởng, kéo dài hàng chục năm nhưng người dân không biết, không kiểm soát được mức độ đóng góp của nhà đầu tư như thế nào. Cái đó dường như nằm trong hợp đồng bí mật giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư”.
Những bí mật giữa các chủ đầu tư và Bộ GTVT rồi ra sẽ dần dần hiện rõ qua hành động “đếm xe” của người dân. Bất kể họ phản ứng thế nào thì những con số thuyết phục từ những bàn tay chai sạn của dân chúng sẽ giúp chính phủ vén bức màn che đậy những hành vi móc túi của các nhóm lợi ích qua các BOT bẩn đang hoành hành cả nước.
  • 16x9 Image

    Mặc Lâm

    Nhà báo Mặc Lâm, nguyên Editor ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do. Ông được nhiều người biết qua các phóng sự như Trại giam Cổng trời, Vụ án xét lại chống Đảng… Bên cạnh những bài phóng sự chính trị, xã hội, văn hóa nhà báo Mặc Lâm còn thực hiện nhiều chương trình phỏng vấn các nhân vật lãnh đạo cao cấp, các khuôn mặt bất đồng chính kiến trong và ngoài nước được người nghe, đọc tán thưởng. Ông cũng phụ trách chuyên mục Văn Hóa Nghệ Thuật cho RFA trong hơn 10 năm. Về hưu năm 2017 sau khi tác phẩm Bàng Bạc Gấm Hoa của ông ra đời tại Hoa Kỳ. Hiện cộng tác cho VOA, RFA, Người Việt, và BBC trong nhiều mục khác nhau.

Chủ tịch Trọng còn nhớ tới Hoàng Sa?

Nguyễn Hùng

05/03/2019

VOA

Ông Nguyễn Phú Trọng. Hình trích từ trang Facebook Tạp Chí Thông Tin.
Một trang Facebook với hàng trăm ngàn người theo dõi vừa đăng đường dẫn tới bài có tựa ‘Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Đấu tranh lấy lại Hoàng Sa’. Tiếp tục đọc

Dân đếm xe qua BOT: Hoạt động dân sự cần được khích lệ

06/03/2019

VOA

Người dân tự tổ chức đếm xe đi qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, Khánh Hòa.
Sau khi nhóm người dân tự tổ chức đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc, Khánh Hòa, cho biết những dữ liệu mà họ thu thập được trong nhiều ngày qua đã bị đánh cắp hôm 5/3, một nhà vận động xã hội dân sự Việt Nam nhận định với VOA rằng công việc mà người dân đang làm thay cho nhà nước lẽ ra phải là một hoạt động dân sự cần được khích lệ, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam, nó sẽ không tránh khỏi những “rủi ro” mà tất cả các hoạt động dân sự khác đều gặp phải: bị đe dọa, đàn áp, quấy nhiễu. Tiếp tục đọc

Tỷ phú Michael Bloomberg không ra tranh cử tổng thống Mỹ

06/03/2019

VOA

Ông Michael Bloomberg là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ ông Donald Trump

Cựu thị trưởng New York Michael Bloomberg hôm 5/3 đã thông báo ông sẽ không ra tranh cử tổng thống với việc kết luận rằng con đường tìm kiếm sự đề cử của Đảng Dân chủ là hẹp đối với ông và ông sẽ làm được nhiều hơn với tư cách là một công dân. Tiếp tục đọc

Chính quyền TP.HCM giải quyết khiếu nại ở Thủ Thiêm trong năm 2019

2019-03-05

RFA

Hình chụp từ trên cao khu đô thị Thủ ThiêmHình chụp từ trên cao khu đô thị Thủ Thiêm

RFA

Kết luận cuối cùng về việc thanh tra toàn diện khu đô thị mới Thủ Thiêm đang được Trung ương hoàn tất và Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ cố gắng giải quyết cơ bản trong năm 2019. Tiếp tục đọc

Cư dân Lộc Hưng: “Chúng tôi đấu tranh tìm công lý trong cô đơn”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2019-03-05

RFA

Cư dân vườn rau Lộc Hưng cầm biểu ngữ đòi đất ngay trên khu vực bị chính quyền địa phương phá hủy vào những ngày đầu tháng 1 năm 2019.

Cư dân vườn rau Lộc Hưng cầm biểu ngữ đòi đất ngay trên khu vực bị chính quyền địa phương phá hủy vào những ngày đầu tháng 1 năm 2019.

Photo: RFA
Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.
Đài RFA cập nhật tình hình sau hai tháng vụ việc xảy ra. Tiếp tục đọc