TQ: Xôn xao vụ cô phóng viên áo xanh ‘nhìn bất mãn’

Stephen McDonellBBC News, Bắc Kinh

BBC

Cảnh nữ nhà báo nhướng mắt trước câu hỏi của đồng nghiệp

Cảnh nữ nhà báo nhướng mắt trước câu hỏi của đồng nghiệp
Mạng xã hội Trung Quốc xôn xao vụ nữ phóng viên nhướng mắt trước câu hỏi mang tính ‘bợ đỡ’ của đồng nghiệp tại cuộc họp báo bên lề Quốc hội.

Trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 13, Trương Tuệ Quân, nhà báo American Multimedia TV (Đài Truyền hình Toàn Hoa Kỳ) – được cho là có mối quan hệ khăng khít với Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) – đặt câu hỏi cho ông Tiêu Á Khánh, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước bằng giọng hết sức sôi nổi:

“Trung Quốc ngày càng có nhiều sở hữu nhà nước ở nước ngoài nhờ sáng kiến Vành đai Con đường. Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ được những tài sản này?”
Câu hỏi này có thể ‘quá sức chịu đựng’ đối với phóng viên Lương Tương Nghi từ kênh tin tài chính Yicai, người mặc áo xanh cạnh bên.
Cái nhướng mắt của cô Lương trước câu hỏi mang tính ‘bợ đỡ’ của đồng nghiệp được phát trên truyền hình và được xem hàng ngàn lần trên điện thoại.
Biểu cảm của Lương Tương Nghi ngay lập tức trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội.
Chỉ trong vài giờ, các video nhại lại tình huống ‘câu hỏi và cái nhướng mắt’ giữa hai nữ phóng viên áo xanh và áo đỏ đã được đăng tải và chia sẻ trên mạng.
Nhưng các post trên mạng xã hội liên quan đến tên Lương Tương Nghi ngay lập tức bị kiểm duyệt ở Trung Quốc.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 13 diễn ra với hàng chục hội nghị, cuộc họp báo được ‘biên tập’ gắt gao.
Từ việc kiểm duyệt câu hỏi nào sẽ được đặt tới việc chặn các bài đăng có nội dung ‘không phù hợp’, Trung Quốc đang sử dụng kỳ họp này để kiểm soát các thông điệp.
Nhưng vẫn có những thứ như cái nhướng mắt của Lương Tương Nghi ‘vượt ra ngoài tầm kiểm soát’.
Người ta tự hỏi liệu nữ phóng viên – người không thể kiểm soát được phản ứng tự nhiên của mình – có bị trừng phạt hay không? Ở các nước khác, biểu cảm của cô có thể rất hài hước. Nhưng ở Trung Quốc thì không.
Đây chính là cái mà Trung Quốc không muốn trưng ra bởi nó cho thấy các cuộc họp báo của Quốc hội Trung Quốc chỉ là vở kịch.
Nhiều người cho rằng đây chính là lỗi của Đảng Cộng sản hàng thập kỷ qua đã sắp xếp để phóng viên đặt những câu hỏi ‘cường điệu, nồng nhiệt hết mức’.
Các câu hỏi của phóng viên trong các cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội TQ đều được kiểm duyệt
Các câu hỏi của phóng viên trong các cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội TQ đều được kiểm duyệt
Thử tưởng tượng Đảng Cộng sản còn quan ngại ra sao với sự tham gia của báo chí quốc tế?
Đôi khi, trước một cuộc họp báo, các cán bộ Trung Quốc, có lẽ từ Bộ Ngoại giao, sẽ liên hệ với một số hãng truyền thông quốc tế để hỏi ‘Có muốn đặt câu hỏi gì không’?
Bạn đọc có thể tự hỏi tại sao Đảng Cộng sản lại bận tâm đến thế để kiểm soát một đám phóng viên nước ngoài ‘khó lường’.
Tại sao không đơn giản không cho tất cả chúng tôi vào và chỉ để phóng viên Trung Quốc đặt câu hỏi trong họp báo?
Câu trả lời là: Bởi vì Trung Quốc muốn chúng tôi ở đó.
Phóng viên quốc tế có hai luồng ý kiến, nên hay không nên đặt câu hỏi (đã qua kiểm duyệt) trong các cuộc họp báo của Quốc hội TQ
Phóng viên quốc tế có hai luồng ý kiến, nên hay không nên đặt câu hỏi (đã qua kiểm duyệt) trong các cuộc họp báo của Quốc hội TQ
Họ muốn truyền thông nước ngoài hiện diện trong cuộc họp báo để trưng ra cho dân Trung Quốc thấy kỳ họp Quốc hội quan trọng với quốc tế đến thế nào.
Khi phóng viên quốc tế đến họp báo, họ thường được cho ngồi vào hàng ghế đầu dù chẳng hy vọng gì được đặt câu hỏi.
Lý do là để truyền hình ghi lại được cảnh họ cắm cúi ghi chép những lời tán dương nhà lãnh đạo của Trung Quốc.

Bình luận về bài viết này