Bộ trưởng Thụy Điển ‘sẽ gặp xã hội dân sự VN’

Vòng đối thoại nhân quyền thường niên EU – Việt Nam lần bảy dự kiến sẽ được tổ chức ở Việt Nam ngày 02/12/2017, theo cơ quan hỗ trợ ngoại giao của Liên minh châu Âu (EEAS).

Ngoại trưởng Thụy Điển, Margot Wallström (phải)Bản quyền hình ảnhJONATHAN NACKSTRAND/GETTY

Image captionBà Margot Wallström (phải) gặp bà Aung San Suu Kyi (trái) hồi tháng 6/2017.

Cùng lúc, có tin một số nhà hoạt động nhân quyền đã bị nhà chức trách tạm giữ sau khi được mời gặp gỡ một phái đoàn ngoại giao của EU và các nước thành viên ở Hà Nội hôm 16/11.
Thụy Điển cho hay Bộ trưởng Ngoại giao nước này sẽ có chuyến thăm tới ba nước ở châu Á từ ngày 19-23 tháng 11.
“Tôi cũng sẽ gặp gỡ thanh niên Việt Nam và các nhà hoạt động xã hội dân sự,” theo thông báo hôm 14/11 về chuyến đi tới Bangladesh, Myanmar và Việt Nam của bà Margot Wallström.
Hôm 16/11, một nhóm các nhà hoạt động của Việt Nam ở Hà Nội đưa các thông tin trên mạng xã hội cáo buộc họ bị câu lưu, sách nhiễu sau khi gặp gỡ, tiếp xúc với một số thành viên của đoàn ngoại giao EU và thành viên khối này trong một sự kiện được cho là chuẩn bị cho đối thoại thường niên được dự kiến vào tháng 12/2017.

Ai tham dự, ai nói gì?

Nhân quyền Việt NamBản quyền hình ảnhOTHER

Image captionNhà hoạt động xã hội dân sự, TS Nguyễn Quang A trong một lần trả lời phóng viên quốc tế tại Hà Nội.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội, đã viết trên trang Facebook cá nhân:
“Nhận lời mời của EU tôi đến phái đoàn EU họp với các đại diện của các sứ quán EU. Ngày 2-12-2017 sẽ có đối thoại nhân quyền VN-EU. Mình cũng chẳng biết họ mời những ai, đến nơi thì gặp Chí Tuyến, Đoan Trang, Bùi Hằng. Họ trao đổi về vấn đề đối thoại. Mỗi người góp một ý về thực trạng và khuyên họ nên tiếp cận vấn đề một cách xây dựng để Việt Nam thực hiện các cam kết của mình với quốc tế. Chả có gì to tát.
Ông Quang A cho hay sau cuộc gặp tại Lotter, xong lúc 11:30 ngày thứ Năm, ông ra về thì bị bắt lên một xe về đồn công an Gia Thụy để hỏi “nghe ai tham dự, ai nói những gì…”
“Không rõ Chí Tuyến, Đoan Trang và Bùi Hằng có gặp sự cố gì không? (Đây là lần thứ 14 mình bị câu lưu kể từ phiên xử Basam đầu năm ngoái),” nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Quang A viết ở phần cuối của chia sẻ trên FB cá nhân.
Cùng ngày, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, người được ông Nguyễn Quang A nhắc tới tên, trong một live-stream phát trực tuyến mạng xã hội nêu ra cáo buộc rằng có chuyện “công an Việt Nam bắt giữ người trái pháp luật ngay trước Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam”.
Năm ngoái, một cuộc đối thoại nhân quyền thường niên giữa EU và Việt Nam đã diễn ra ở Brussels, Bỉ.
Một thông báo của EEAS cho hay ngày 8 tháng 12 năm ngoái tại Brussels, Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã tổ chức vòng đàm phán thứ sáu về Cuộc đối thoại nhân quyền nâng cấp hàng năm trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác Việt Nam-EU (PCA).
Bản quyền hình ảnhILMARS ZNOTINS
Image captionBộ Ngoại giao Thụy Điển nói bà Wallström “sẽ gặp gỡ các đại diện xã hội dân sự Việt Nam khi thăm nước này cuối tháng 11 năm nay.
“Cả hai bên đều coi quyền con người là một thành phần quan trọng trong quan hệ song phương của họ, được công nhận trong PCA.”
Trước sự kiện này, EU cho hay cũng đã thảo luận với các tổ chức, cá nhân thuộc xã hội dân sự trước cuộc đối thoại và tổ chức các cuộc họp với các tổ chức phi chính phủ cũng như với các đại diện của cộng đồng quốc tế.
Hồi tháng 5 năm nay, tại Hà Nội cũng đã diễn ra đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ lần thứ 21.
Bà Virginia Bennett, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ gặp phía Việt Nam do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế, đứng đầu hôm 23/05.
Thông cáo do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phát đi cho hay:
“Việc thúc đẩy nhân quyền là phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và là khía cạnh chủ chốt trong cuộc đối thoại liên quan đến chiến lược hợp tác toàn diện Việt – Mỹ”.
Chính phủ Việt Nam, trên trang web Bộ Ngoại giao, có bài nêu quan điểm về nhân quyền, cụ thể cho rằng “việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia”.
“Việt Nam cũng cho rằng không nước nào có quyền sử dụng vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia, gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại… với nước khác…”

Tin liên quan

  • Video

     Ông Trump có quan tâm nhân quyền khi tới VN?

     

    10 tháng 11 2017

  • Nghệ sĩ Kim Chi: ‘Thực thi nhân quyền ở VN là điều nguy hiểm’
    4 tháng 11 2017

     


  • Việt Nam: Tự do Internet dậm chân tại chỗ?
    16 tháng 11 2017

     


  • Một số người ‘bị tạm giữ’ vì tưởng niệm 17/2
    17 tháng 2 2017

     

Bình luận về bài viết này