Thư Cho Con

Giáo Già

(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

“Đảng Lãnh Đạo”: Côn Đồ Tráo Trở
“Nhà Nước Quản Lý”: Gian Tham Độc Ác
“Nhân Dân Làm Chủ”: Vùng Lên Cứu Nước

Ngày 11 tháng 8 năm 2017

H,

Ngày 30-4-1975, sau khi CS Bắc Việt chiếm được Miền Nam VN, chúng áp đặc việc cai trị Miền Nam VN và cả nước bằng chế độc độc tài độc đảng, và lừa mị người dân bằng khẩu hiệu: “Đảng Lãnh Đạo, Nhà Nước Quản Lý, Nhân Dân Làm Chủ”. Đến nay, sau 42 năm cai trị cả nước, mọi người đều thấy “Đảng Lãnh Đạo” chỉ là thứ “Côn Đồ Tráo Trở”; “Nhà Nước Quản Lý” chỉ quản lý bằng “Gian Tham Độc ác”; và bây giờ, sau thời gian bị đối xử tàn tệ hơn nô lệ, bị bọn thái thú Tàu trắng trợn đàn áp không nương tay, “Nhân Dân Làm Chủ” Đang Từng Bước Tiến “Làm Chủ Thực Sự”, đang vùng lên “Chống Tàu Diệt Việt Cộng”, “Vùng Lên Cứu Nước”. Trong bài viết hôm nay Giáo Già xin phân tích 3 vế của luận điệu tráo trở nêu trên của CSVN.

 

A. Đảng Lãnh Đạo “Côn Đồ Tráo Trở”

 

  • Côn đồ CSVN bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức

 

Cuối tháng 5/2016, người dân TP Cần Thơ phát hiện xe Lexux 570 biển số 95A-0699 chạy trên đường phố Tây Đô. Họ nghi ngờ Hậu Giang mua xe công vượt mức quy định, nhưng sau đó có người phát hiện đây là xe chở ông Phó Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh cho biết xe Lexus là của em bà con bên vợ tên Nguyễn Đặng Toàn. Khi ông vào Hậu Giang công tác, vì không có xe nên mượn Lexus 570 của Toàn và chủ xe này đồng ý làm tài xế riêng. Những thông tin liên quan đến Thanh bị báo chí đưa tin nên hơn một tuần sau, ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí nêu liên quan đến Phó chủ tịch UBND Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

 

Nhân vật này bất chợt nổi bật khiến dư luận nhìn vào lý lịch đương sự; và nhận thấy hành trình thăng tiến của Thanh có những điểm nổi bật như sau:

 

  • 2007: Ông được điều về làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC) thuộc tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN);
  • 2009: Ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC;
  • Tháng 9/2013: Ông được bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng Bộ Công Thương kiêm Trưởng văn phòng đại diện miền Trung của Bộ này;
  • Tháng 2/2014: Ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp Bộ Công Thương;
  • Tháng 5/2015: Ông được luân chuyển làm Phó chủ tịch UBND Hậu Giang, được bầu vào BCH Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016;
  • Tháng 6/2016: Ông trúng cử Đại Biểu Quốc Hội do “đảng độc quyền đề cử và chỉ đạo ép dân đi bầu” nên đạt được tỉ lệ hơn 75% phiếu bầu.

 

Đúng vào lúc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mở chiến dịch diệt tham nhũng với quyết tâm mạnh mẽ và vụ tham nhũng đầu tiên được ông nhắm đến là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cũng là Đại biểu Quốc hội, Trịnh Xuân Thanh. Ông Thanh bị cáo buộc làm thất thoát tài sản nhà nước lên đến hơn 3 nghìn tỉ đồng, khoảng 150 triệu đôla, trong thời gian công tác tại Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.

 

Diễn tiến vụ án Trịnh Xuân Thanh

 

  • Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố Thanh tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Chiều 16/9/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, mặc dầu Thanh vắng mặt. Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với Thanh.
  • TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục khởi tố Thanh về hành vi tham ô tài sản khi làm Chủ tịch HĐQT PVC.
  • Tháng 10/2016, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết: “Khi đang xem xét kỷ luật khai trừ Đảng thì Thanh lẳng lặng vượt biên, trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu”.
  • Ngày 6/12/2016, trong một cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam sẽ phối hợp với các nước để “bắt bằng được” Trịnh Xuân Thanh.
  • Ngày 31/7/2017, Bộ Công an thông báo ông Thanh “ra đầu thú”. Hiện, 11 người liên quan vụ án đã bị khởi tố về các tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.

 

Mặc dầu trong hệ thống lãnh đạo hàng đầu CSVN Trịnh Xuân Thanh chỉ ở cấp dưới, nhưng dư luận nhìn vào nhận thấy Thanh cũng thuộc hàng “đại gia đỏ”, nên khi được biết Nguyễn Phú Trọng cho mở cuộc điều tra thì Thanh đã mau lẹ tìm cách “hạ cánh an toàn”, cho bản thân và gia đình, với vợ và hai đứa con nuôi mà họ nhận từ trại trẻ mồ côi. Luật sư Pfaff cho biết kể từ khi truyền thông Việt Nam bắt đầu loan tin về những cáo buộc tham nhũng của ông Thanh ở tập đoàn dầu khí PVC, Thanh đã tìm đường trốn khỏi Việt Nam, và đã có một hành trình khá vất vả qua ngả Lào, Thái Lan, và Thổ Nhĩ Kỳ, trước khi đến Đức. Lúc ra đi Thanh còn là Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang… Sau đó, Thanh có một cuộc sống khá thoải mái từ khi Thanh đến Đức, từ tháng Tám, 2016. Thanh muốn sống tại Đức và làm việc như là một doanh gia. Có điểm cần lưu ý là tại Đức, Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, được người của Thanh tiếp xúc nhờ viết bài nói rõ về trường hợp của Thanh. Từ đó, Người Buôn Gió đã liên tiếp viết bài “Trịnh Xuân Thanh dê tế thần”, gồm 15 phần (bài đăng từng kỳ trên Web); từ phần 1 đến phần 14, và phần kết.[xem: http://nguoibuongio1972.blogspot.com/].[xem thêm trong phần phụ đính1].

 

Được biết, theo VnExpress, hôm 16/9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Thanh ra khỏi Đảng, thì Phó Chủ tịch Thanh đã vắng mặt. Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với Thanh, nhưng có vẻ như Thanh đã rời Việt Nam hồi cuối tháng 7, khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Đến ngày 19/8, Thanh gửi đơn lần hai xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để “ra nước ngoài trị bệnh”; và không rõ tung tích từ đó. CS Việt Nam nói đã phát lệnh truy nã Thanh qua Cơ quan Cảnh sát Quốc tế Interpol, nhưng quá trình này tiến triển đến đâu cũng không thấy các báo Việt Nam nói tới.

 

Còn nhớ, trước đây, Dương Chí Dũng làm thất thoát tài sản của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), rồi chạy trốn qua Miên. Sau đó CSVN vượt biên bắt Dũng đem về nước, đưa ra xét xử, kết án tử hình, và bồi hoàn nhiều tỷ đồng cho nhà nước. Liên quan đến vụ án có những sĩ quan cao cấp ngành công an bị cáo buộc đã nhận tiền hối lộ, trong đó có Thượng tướng Phạm Quý Ngọ là Thứ trưởng Bộ Công an. Nhưng Phạm Quý Ngọ bất ngờ chết trước khi xử, nên đường dây cũng dừng lại ở đó.

 

Phần Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức từ tháng 8/2016 cũng bị CSVN làm chuyện “côn đồ” vượt biên bắt đem về nước, dàn dựng chuyện “tự thú”. Nội vụ có mấy sự kiện đáng lưu ý:

 

  • Tin từ báo Việt ngữ ở Đức thoibao.de viết; và sau đó Bộ Ngoại giao Đức cũng cho biết; Thanh đã “bị bắt cóc” đem về Việt Nam trong khi ông đang tiến hành thủ tục xin tị nạn. Văn phòng Công Tố Đức tại Berlin cho biết thêm là nhóm bắt cóc có vũ trang đã bắt ông ngay trước Khách Sạn Sheraton Berlin Grand Hotel Esplanade ở quận Tiergarten, trong lúc ông ngồi trên ghế công viên sát bên cạnh dòng sông trên đường Ltzowufer. Theo an ninh Đức, các nhân chứng có mặt tại hiện trường, khi vụ bắt cóc xảy ra, đã mô tả cách những người đàn ông có vũ trang vào buổi sáng ngày 23 tháng Bảy, ép buộc và đẩy một người đàn ông cùng một phụ nữ vào trong một chiếc xe Van. Máy thâu hình trên đường phố và camera của khách sạn Sheraton Hotel ghi rõ hình ảnh nhóm người bắt cóc và luôn cả chiếc xe Van màu đen mang bảng số Cộng Hòa Czech (Tiệp Khắc). Theo kết quả điều tra cho đến ngày 10 tháng 8 thì dường như cả hai được đưa đến Đại sứ quán Hà Nội, rồi từ đó về Việt Nam.
  • Trong khi đó, bằng chứng cho thấy, phải đến hai ngày sau khi Thanh bị bắt cóc, đài truyền hình của nhà nước CS Việt Nam VTV1 mới đưa tin, hình ảnh, và tờ đơn xin tự thú của Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh trong video Trịnh Xuân Thanh: Tôi đã ra đầu thú của Đài Truyền hình VTV phát vào ngày 3 tháng 8 năm 2017.Nhìn trên màn ảnh của đài truyền hình VC mọi người đều thấy vẻ mặt Thanh phờ phạc như người tỉnh dậy sau cơn mê [xem hình 1] so với những hình ảnh Thanh tươi cười ở Đức, hình ảnh từng được diễn đàn Người Buôn Gió phổ biến [xem hình 2]. Thêm nữa, địa điểm xuất hiện của Thanh khi “tự thú” cũng rất bất thường; đó là liền ngay sau lưng Thanh là một tủ đứng lớn và sát ngay bên hông là một tấm rèm cũng rộng và buông dài đến tận đất. Sự bất thường ấy khiến người ta không thể không đặt câu hỏi: liệu có chăng bao nhiêu họng súng đang chĩa vào Thanh sau tấm rèm để buộc Thanh phải nói theo nội dung mà nhà cầm quyền VC muốn?
Ngoài ra, đơn xin “tự thú” của Thanh cũng có những điểm đáng ngờ, vì một người từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc năm 1990, từng du học ở Đức, từng là cán bộ cấp cao, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước CSVN, lại viết sai chánh tả, hay nói đúng hơn là sai các chữ được người nhà quê “ít học” thường sai như “trốn” thành “chốn”, “trốn tránh” thành “chốn chánh” [xem hình 3]. Thêm một điểm lý thú nữa là Thứ trưởng Nội vụ CSVN Nguyễn Trọng Thừa đã giải đáp về việc hồ sơ gốc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang (năm 2015) bị thất lạc.
  • Quen thói côn đồ như lần vượt biên qua Miên bắt Dương Chí Dũng, lần nầy CSVN vượt biên qua Đức bắt Trịnh Xuân Thanh về nước bày trò “tự thú”. Nhưng, việc bắt cóc người ở Đức đâu có phải như ở Miên, nó là hành dộng vi phạm nghiêm trọng luật lệ Đức, nên trong ngày thứ Năm, 3 tháng 8, chính phủ Đức cho biết họ đã trục xuất ông Nguyễn Đức Thoa, đại diện Cục Tình Báo CSVN ở Berlin. Theo Người Buôn Gió thì trong bài viết đề ngày Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017, ông khẳng định: “Cảnh sát Đức đã thu thập được hình ảnh của đại tá an ninh tình báo Việt Nam Nguyễn Đức Thoa đã có mặt tại khu vực mà Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đưa về Việt Nam. Một lệnh trục xuất từ chính phủ Đức dành cho đại tá Nguyễn Đức Thoa. Thoa thuộc tổng cục 5 bộ công an, đã có nhiều năm hoạt động tại Berlin. Các bằng chứng rõ ràng cho thấy tổng cục 5 bộ công an đã thực hiện vụ bắt cóc này”. Theo tin của Thời Báo tại Đức, một số người Việt làm việc tại Đức, không là công dân của nước này, đang bị khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng với cơ quan đại diện của họ. Nhiều người bày tỏ lo lắng khi tình hình an ninh trật tự ở đây đang trở nên tệ hơn trước, bất cứ lúc nào bản thân và gia đình họ cũng có thể bị những côn đồ, gián điệp có vũ trang của CSVN đột nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Đức để bắt cóc hoặc khủng bố họ. Nhiều gia đình người Việt quá lo lắng, nên đã bầy tỏ với cảnh sát Đức nguyện vọng xin được lưu tâm bảo vệ, họ đã được giải thích và cung cấp số điện thoại 110 để bấm mỗi khi cần.
  • Có một chi tiết rất đáng lưu ý thêm là một nhân vật có tên việt là Hồ Ngọc Thắng làm việc tại sở Liên bang Di dân và tỵ nạn của Đức (BAMF-Bundesamt für Migration und Flüchtlinge) đã bị ban giám đốc sở Liên bang Di dân và Tỵ nạn đình chỉ công việc để điều tra xem ông ta có liên quan gì đến vụ TXT hay không. Nó xuất phát từ những bài viết chỉ trích phản ứng, hành động của chính phủ Đức, và đứng về phía nhà nước cộng sản VN trong vụ TXT. Các facebooker đã nhanh chóng tìm ra facebook của vị này. Đọc bài của Thắng người ta thấy rất rõ quan điểm của Thắng. Theo bài viết của blogger Song Chi, đăng trên RFA, thì Thắng là đảng viên đảng cộng sản, cựu chiến binh, dũng sĩ chống Mỹ… Sau này sống ở Đức, làm việc tại một cơ quan rất “nhạy cảm” là BAMF (cơ quan xét duyệt tỵ nạn cho người nước ngoài của Đức)… Hắn thường xuyên viết bài cho báo Nhân Dân với quan điểm đứng về phía nhà cầm quyền CSVN, viết facebook ra vẻ khách quan nhưng thực chất là khéo léo định hướng mọi người theo quan điểm của nhà cầm quyền CSVN… Cảnh sát, an ninh Đức, nghi rằng ông này nhẹ nhất là đã để lộ nơi ở của TXT, đã tiết lộ những thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình trên facebook, hoặc nặng hơn có thể là cộng tác với nhà cầm quyền VN trong vụ tìm bắt con mồi TXT…

 

Một cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Berlin, Đức (Ảnh: lienhoinvtn.de)Phẫn nộ trước việc chính quyền CS Việt Nam sử dụng mật vụ ở Đức, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đe dọa an ninh của cộng đồng và vi phạm luật pháp của nước sở tại, cộng đồng người Việt đã tổ chức một cuộc biểu tình [xem hình] vào lúc 14 giờ thứ Bảy 12/8 tại Cổng thành Brandenburg, một biểu tượng của thủ đô Berlin. khoảng 60 người Việt đã xuống đường đòi “nhân quyền cho Việt Nam” và phản đối việc bắt giữ  Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức. Video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy, nhiều người Việt mang theo quốc kỳ Đức, cờ Việt Nam Cộng hòa và nhiều biểu ngữ. Họ hô vang các khẩu hiệu lên án CSVN vi phạm nhân quyền, đòi hỏi tự do và dân chủ cho Việt Nam, trước cổng Brandenburg và cơ quan đại diện ngoại giao của Hà Nội ở Berlin. Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức, cho VOA Việt Ngữ biết: “Vì là trong dịp bãi trường, học sinh nghỉ hè tại Đức nên hầu hết các gia đình còn đang đi nghỉ mát, cho nên cuộc biểu tình khẩn cấp chỉ quy tụ được khoảng 60 người”. Bà nói thêm: “Tôi không đoán được tác động của cuộc biểu tình đến nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, nhưng đối với dư luận Đức chúng tôi đã để lại một tiếng vang đáng kể”. Lên tiếng tại cuộc tuần hành, blogger Người Buôn Gió, một người Việt sinh sống ở Berlin, nói về vụ việc gây rúng động cộng đồng mấy ngày qua: “Bất chấp tất cả đề nghị của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam còn tiến một bước dài, và trắng trợn hơn nữa là bắt người tị nạn, đang nộp đơn xin tị nạn trên đất Đức, xâm phạm một cách trắng trợn luật pháp quốc tế và dư luận quốc tế, không cần quan hệ ngoại giao Việt – Đức”.

 

Cũng được biết thêm là trong lời kêu gọi biểu tình, Liên hội có đề cập tới một số nhà hoạt động trong nước bị bắt bớ và tuyên những bản án tù dài ngày như: “Việt Nam đang gia tăng bạo lực công khai đàn áp dân chúng qua các vụ xử án vô nhân đạo đối với Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam, vụ bắt khẩn cấp năm nhà hoạt động dân chủ trong nước Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng, mục sư Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội…” Bác sĩ Mỹ Lâm nói cộng đồng người Việt ở Đức ngoài ra còn quan tâm tới hành động lấn át của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Việt Nam: “Chúng tôi biểu tình chẳng những chống hoạt động mật vụ của Việt Nam trên nước Đức mà còn lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền trong nước đang bị chính quyền bạo hành. Một lý do nữa của cuộc biểu tình là do Trung Quốc dọa dùng vũ lực khiến Việt Nam ra lệnh công ty Repsol ngưng khoan dầu ngày 24/7 tại bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam.”

 

Trước khi tiến hành cuộc biểu tình trên, Liên hội người Việt tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức hôm 5/8 cũng đã gửi thư ngỏ tới Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Đức Thomas De Maizière để bày tỏ “lo ngại cho an ninh của những người Việt tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam tại Đức”. Tổ chức này viết rằng vụ bắt giữ ông Thanh là “một mối đe dọa trực tiếp vào an ninh của cộng đồng người Việt tị nạn trên nước Đức” và rằng “chúng ta không thể loại bỏ khả năng nhân viên tình báo và đại sứ Việt Nam tại Đức vẫn tiếp tục theo dõi, dọa dẫm và làm hại những người Việt tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tại ngay trên lãnh thổ Đức”.

 

Trong một diễn biến mới nhất, nhật báo Süddeutsche Zeitung của Đức hôm 12/8 dẫn lời một số dân biểu của nước này nói tới chuyện phải “đóng băng các ngân khoản trong khuôn khổ hợp tác phát triển Việt – Đức”.

 

  • Côn Đồ CSVN Ở Anh Quốc

 

Chuyện Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ tình báo Việt Cộng (TC5) dùng võ lực bắt cóc từ Đức mang về Việt Nam khiến người ta nhớ tới trường hợp “côn đồ” của CSVN xảy ra từ 29 năm trước (1988).

 

Lúc đó Việt Nam còn bị phủ kín bởi bang giao quốc tế. Quyền uy của công an gần như tuyệt đối. Chúng muốn bắt ai thì bắt, cứ làm “giấy mời” lên đồn công an với “lý do cho biết sau” là người đó có thể “không có ngày về”, như “ngụy quân” “ngụy quyền” trình diện “học tập cải tạo” theo sự lừa mị của quân quản VC nên không có ngày về.

 

Chuyện xảy ra năm 1988, nhân ngày kỷ niệm 30 tháng 4, giữa Thủ đô London của Anh Quốc, trước “Đại sứ quán CHXHCNVN”, một nhóm người Việt tỵ nạn CS biểu tình chống VC, đang với khí thế hăng say thì bỗng nhiên có một thanh niên đeo kính cận chạy từ trong Đại sứ quán ra, rút một khẩu súng ngắn, dang hai chân ra, lún người xuống theo thế xạ thủ, chỉa súng nhắm về phía đoàn người đang biểu tình đang hô khẩu hiệu như muốn bắn [xem hình], nhưng súng không nổ…

 

Chuyện xảy ra với hình ảnh vô cùng lạ mắt đối với giới báo chí và người Anh nên hôm sau ảnh này được báo chí đăng tải. Chừng đó, mọi người mới biết là người cầm súng chỉa vào đoàn người biểu tình là Đệ tam Tham tán của ĐSQ CSVN.

 

Bởi thủ đô London không phải là Hà Nội hay thành Hồ của CSVN, nên sau khi điều tra, chánh phủ Anh ban lịnh trục xuất “xạ thủ” ra khỏi Anh trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Sau đó, để biện bạch ĐSQ CSVN cho rằng người Tham tán của sứ quán chỉ đùa, và cây súng đó làm bằng sô-cô-la(?). Nhưng Cơ quan Mật vụ Anh Scotland Yard bác bỏ luận điệu “diễu dở” đó và giữ nguyên quyết định lập tức trục xuất “ngài Tham tán” ra khỏi Anh.

 

  • Côn đồ CSVN bắt cóc và xử tù Thượng tọa Thích Trí Lực (thế danh Phạm Văn Tưởng)

 

Ngày 19.4.2002 Thượng tọa Thích Trí Lực [xem hình] sang Nam Vang, Cam Bốt, lánh nạn. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã xem xét hồ sơ cá nhân và chứng thực Thượng tọa bị đàn áp tôn giáo và nhân quyền. Vì vậy, ngày 28.6.2002, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Nam Vang đã cấp thẻ tị nạn chính trị cho Thượng tọa Thích Trí Lực, mang số 610 IC. Nhưng vào lúc 19 giờ đêm 25.7.2002, cơ quan mật vụ của Nhà nước CS Việt Nam đã bắt cóc Thượng tọa chở về Việt Nam giấu kín. Thời gian sau, thân nhân của Thượng tọa nhận được giấy mời đến “nghe xét xử vụ Phạm Văn Tưởng” tại Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh, vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 1.8.2003, do Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu ký. Nhưng sau đó, ông Nguyễn Văn Hà, Thư ký Tòa án lại thông báo “hoãn xử, khi nào xét xử sẽ thông báo sau”. Mải đến ngày 12.3.2004, tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh mới mở phiên tòa tuyên phạt Thượng tọa 20 tháng tù về tội “trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.” Sau đó, nhờ LHQ bảo trợ, Thượng tọa được định cư ở Thụy Điển.https://hung-viet.org/images/file/MNmKbjZj0wgBAEMN/thichtriluc-phamvantuong.jpg
Trong cuộc điều trần trước Quốc Hội Âu Châu, vào hôm 12 tháng 9 năm 2005, ông Phạm Văn Tưởng (thế danh của Thượng tọa Thích Trí Lực) cho hay:Tôi bị chính quyền Cộng sản bắt ngày 2.10.1992 với nhiều tăng sĩ khác. Mấy tháng sau thả ra nhưng bị đưa về quản thúc tại chùa Già Lam rồi Pháp Vân ở Saigon. Ngày 6.11.1994 tôi bị bắt lại, vì tham gia đoàn cứu trợ nạn nhân lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long do Hòa thượng Thích Quảng Ðộ tổ chức. Ngày 15.8.1995 tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra án phạt tôi 30 tháng tù giam và 5 năm quản thúc sau khi mãn hạn tù, với tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” và “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền lợi Nhà nước…” Tôi vượt biên qua Cam Bốt ngày 19.4.2002. Sau khi được phủ Cao ủy Tị nạn LHQ tại Phnom Penh xem xét hồ sơ và phỏng vấn, ngày 28.6.2002 tôi được hưởng quy chế tị nạn dưới sự bảo vệ của LHQ. Thế nhưng vào khoảng 19 giờ ngày 25.7.2002, khi tôi đang rảo bộ trên đường số 185 đối diện chợ Russey, thì bất ngờ bị một toán công an mật vụ Việt Nam mặc thường phục và Cam Bốt bắt cóc đẩy lên xe, đánh đập tôi và tịch thu thẻ tị nạn của LHQ cấp cho tôi. Sáng hôm sau họ chở tôi về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Ở đây đã có các viên chức Bộ công an chờ sẵn. Từ đây họ đưa tôi về trại giam B34, tọa lạc tại số 237 đường Nguyễn Văn Cừ, quận 1, Tp Hồ Chí Minh, thuộc cơ quan an ninh điều tra (A24) của Bộ Công an… Tôi đã ở trong tù 19 tháng, nên được trả tự do vào ngày 26.3.2004. LHQ xác nhận tôi vẫn nằm dưới sự bảo trợ của LHQ, nên đã làm thủ tục cho tôi đi định cư tại Thụy Ðiển ngày 22.6.2004.

 

  • Côn đồ CSVN bắt cóc và thủ tiêu ông Lê Trí Tuệ

 

Ông Lê Trí Tuệ sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng, hội viên hội Cựu chiến binh Việt Nam. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ Phần Trí Tuệ. Phó Chủ tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 2006 ông tham gia Ban Vận Động Thành Lập Công Đoàn Tự Do ở Việt Nam, được tuyên bố thành lập vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội. Ông bị công an CSVN bắt giữ để tra hỏi về việc này. Sau đó, vào ngày 14/03/2007, ông bị một số công an mặc thường phục đánh đập dã man ngoài đường phố. Tiếp đó, trong hai ngày ngày 29 và 30 tháng 03 năm 2007, ông Lê Trí Tuệ [xem hình] lại bị bắt giữ và ép buộc tuyên bố công khai giải tán Công Đoàn Độc Lập, và làm một bản cam kết sẽ từ bỏ tất cả những hoạt động bị nhà đương cuộc Việt Nam cáo buộc là phản động.

 

image.jpgCuối cùng (sau nhiều lần bị giam giữ, tra vấn, hành hung và khủng bố) Lê Trí Tuệ buộc phải trốn khỏi Việt Nam, qua Miên. Tin được đài BBC loan đi hôm 13 tháng 4 năm 2007 cho biết “Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam vừa lánh nạn sang Campuchia… ông cho biết ông bị nhà chức trách tại TP HCM chuẩn bị đưa ra xét xử.”

 

Đến tháng 5 năm 2007 ông mất tích sau khi đào thoát sang Miên để xin tị nạn. Bản tin của HRW, gửi đi ngày 4 tháng 5 năm 2009 cho biết: “Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng: ‘ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta’.”

 

Cả hai trường hợp Thượng tọa Thích Trí Lực và ông Lê Trí Tuệ đều bị côn đồ công an CSVN ra hải ngoại bắt cóc. Chuyện xảy ra hết sức êm thắm ở Miên. Nước này hoàn toàn im lặng trong khi kẻ còn sống thì tố cáo nhưng dư luận cũng êm ru; còn kẻ đã chết, chắc chết, dư luận cũng coi như hoàn toàn không biết, không như vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức, mà CSVN cũng coi như “tỉnh bơ”. Tất cả cho thấy “Đảng Lãnh Đạo” là côn đồ và tráo trở như vậy đó.

 

B. Nhà Nước Quản Lý: Gian Tham Độc Ác

 

Nói chuyện “Nhà Nước Quản Lý” theo cách tuyên truyền của CSVN, ngay sau ngày CS Bắc Việt chiếm được Miền Nam VN, thì tới nay, sau 42 năm chúng “quản lý” đất nước phồn vinh của VNCH, cả nước biến thành nghèo đói phải ngửa tay cầu xin thế giới “xóa đói giảm nghèo”. Nên nhớ tiền viện trợ của thế giới để phát triển đất nước hầu hết được nhà nước quản ly rút ruột và cấu kết với gian thương tạo thành những đại gia đỏ, không thứ gì mà chúng không chôm của dân của nước làm của riêng; khiến quốc gia mang nợ đến độ khủng khiếp, mà thống kê mới nhứt cho thấy tính đến thời điểm 10-01-2017, nợ công Việt Nam là 94,850 tỷ USD. Như vậy, nợ bình quân là 1.039 USD/người.

 

Trong lúc đất nước tụt hậu, người dân trung bình chỉ kiếm được 2 hay 5 Mỹ Kim một ngày thì nhà nước quản lý đã tạo ra những vụ tham nhũng, lạm dụng của công, thất thoát của công, chiếm công vi tư, rửa tiền… của cán bộ đảng viên, đơn vị tính bằng triệu, tỷ đô la; do cán bộ đảng viên gây ra, xảy ra quá nhiều, khó mà nhớ hết. Nó khiến ngườ ta nhớ tới thông tin được công bố tại một buổi hội thảo hồi tháng Tư năm nay, do Phòng Thương Mai Và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội, gọi tắt là CENSOGOR, cho biếtViệt Nam đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng tham nhũng. Tất cả tạo thành những đại gia đỏ tràn ngập các thành phố “hoa lệ” từ Hà Nội, đến Đà Nẵng, Sài Gòn… các khu Resort cho Trung Quốc, Đài Loan… thuê mua; cho đến hải ngoại “hạ cánh an toàn” đếm không hết. Chỉ trong thời gian ngắn (27 Tháng Sáu đến 8 Tháng Bảy), nhiều vụ lùm sùm về tài sản khủng có dấu hiệu bất thường của các quan chức được dư luận, báo chí phanh phui. Nó cho thấy tài “Quản Lý” của “Nhà Nước” theo đúng khẩu hiệu được CSVN rêu rao ngay sau ngày CS Bắc Việt chiếm được Miền Nam VN. Theo báo Pháp Luật TP.HCM, ba nhân vật gian tham được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây là ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái; bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Công Thương; và bà Phan Thị Mỹ Thanh, phó bí thư Tỉnh Ủy Đồng Nai.

 

  1. Ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Yên Bái

 

Ngày 27 Tháng Sáu, 2017, đoàn công tác của Thanh Tra Chính Phủ công bố quyết định thanh tra bất ngờ các vấn đề liên quan đến nguồn gốc khối tài sản khủng khiếp của ông Quý. Trong đó, đồ sộ nhất là khu biệt phủ 13,000 mét vuông được chuyển đổi từ đất rừng thành đất ở bằng sáu văn bản được ký trong một ngày của các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái. [xem Toàn cảnh khu biệt phủ nằm giữa đồi núi thuộc phường Minh Tân, Yên Bái, của gia đình ông Phạm Sỹ Quý. (Hình: Báo điện tử Zing)]. Giải thích về tiền xây biệt phủ, ông Quý nói đã vay 20 tỷ đồng từ anh em và ngân hàng. Thế nhưng ngay trong bản khai tài sản cán bộ năm 2016, ông tự xác định bản thân không có các khoản nợ từ 50 triệu đồng trở lên. Một tài sản khác cũng được đánh dấu hỏi là căn chung cư cao cấp Mandarin Garden rộng 130 mét vuông (quận Cầu Giấy, Hà Nội) mà ông Quý khai trị giá 2.5 tỷ đồng, trong khi giá thị trường thực tế cao hơn rất nhiều lần. Được biết Phạm Sỹ Quý sinh năm 1971 hiện là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái… Ông là em trai ruột của bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, Bí thư tỉnh ủy Yên Bái. Ngày 9 tháng 9 năm 2016, ông được chị ruột là bà Phạm Thị Thanh Trà ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.

 

  1. Bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Công Thương

 

Thu truong Cong Thuong Ho Thi Kim Thoa bi xem xet ky luat - Anh 1Trường hợp Thứ Trưởng Kim Thoa, trong ngày 3 Tháng Bảy, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương công bố kết luận: Trong thời gian dài, bà nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, bà còn có các sai phạm khác như vi phạm trình tự, thủ tục trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp; mua cổ phần vượt mức quy định… Ủy ban sẽ làm báo cáo gửi Ban Bí Thư để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với bà Thoa. Được biết, gia đình bà giữ vai trò không nhỏ tại công ty Bóng Đèn Điện Quang khi sở hữu cổ phần có giá trị lên đến 718 tỷ đồng. Riêng thứ trưởng nắm gần 1.7 triệu cổ phiếu, có giá trị ước tính trên 100 tỷ đồng. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tài sản, cổ phần từ đâu mà có, minh bạch hay không, có hay không việc lợi dụng chức vụ, vi phạm quy định tại Luật Doanh Nghiệp, Luật Phòng-Chống Tham Nhũng? [xem hình Bà Hồ Thị Kim Thoa trong một lần trao quyết định bổ nhiệm cho ông Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Đại diện Bộ Công Thương tại Đà Nẵng, ngày 7/10/2013].

 

  1. bà Phan Thị Mỹ Thanh, phó bí thư Tỉnh Ủy Đồng Nai

 

Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh đã ký các văn bản chấp thuận cho công ty Cường Hưng của chồng đầu tư nhiều dự án. Sai phạm của bà đều liên quan đến lợi ích của các doanh nghiệp do chồng bà nắm cổ phần chính và điều hành. Một số dự án công ty Cường Hưng được chống lưng thực hiện là khu mỏ đá đứng tên hợp tác xã An Phát (diện tích gần 100 hécta); đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng dài 7 cây số, vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng; khu dân cư thương mại Phước Tân (diện tích 91.7 hécta); khu bến thủy tại khu vực dự án khu dân cư Phước Tân. Bà Thanh được xác định đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm khi kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định và bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Những sai phạm của công ty Cường Hưng cũng được Thanh Tra Chính Phủ thanh tra để có kết luận cuối cùng.

 

  1. Trầm Bê và nhà nước gian tham trong hệ thống ngân hàng

 

Image result for hinh ong tram beTin được nhiều hệ thống truyền thông phổ biến: “Tiếp sau vụ bắt và khởi tố ông Trầm Bê [xem hình], có thêm 24 người bị khởi tố trong vụ này, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam loan báo. Vụ án liên quan đến các ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Tiên Phong (TP Bank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Theo Zing, cơ quan chức năng xác định Trầm Bê và đồng phạm gây thiệt hại khoảng 6.600 tỷ đồng. Một phần tài sản trên được nêu trong kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh.” Đây là đầu mối của nhà nước quản lý gian tham bóc lột người dân, biến đồng tiền trong túi người dân ngày càng mất đi không hay biết. Nó tạo nên giai cấp tư bản đỏ, tạo nên vô số đại gia đỏ lủ khủ ở quốc nội, cho con cháu ra hải ngoại làm du sinh bỏ neo, làm đầu cầu cho cuộc hạ cánh an toàn…

 

 

42 năm rồi chuyện nhà “Nước Quản Lý Gian Tham” mọi người ai cũng thấy, và chuyện “Nhà Nước Quản Lý Độc Ác” cũng không ai không biết, đặc biệt là trong thời gian gần đây, tiếp theo sau vụ án gây phẫn nộ dư luận trong và ngoài nước, làm nhức nhối lương tâm các tổ chức nhân quyền quốc tế với 10 năm tù dành cho blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hôm 24/7; và một ngày trước khi phiên tòa xử nhà hoạt đồng Trần Thị Nga diễn ra, “Công an tỉnh Nghệ An đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Lê Đình Lượng (SN 1965, trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành) về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Còn nhớ, hồi 2015 Ông Lê Đình Lượng bị tấn công thương tích đầy mặt [xem hình] sau khi đi thăm cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật. Từ đó, mọi người đầu thấy các vụ bắt bớ người bất đồng chính kiến xảy ra nhiều hơn trước đó gấp bội và các mức án tù cũng tăng đến mức kinh ngạc.

 

Thật vậy, Sau khi tòa xử bà Trần Thị Nga 9 năm tù, ngày 30/7, một cuộc bắt bớ trên diện rộng từ Nam ra Bắc đã diễn ra với một điều luật đã lâu cộng sản không áp dụng, đó là điều 79, có nội dung hoạt động lật đổ chính quyền.

 

Ông Lê Đình LượngBộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng số người hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Người thứ tư là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí Minh” [xem hình]. Được biết, Kẻ thực hiện chiến dịch đàn áp dân chủ khốc liệt và sắt máu này là phó thủ tướng Trương Hoà Bình, trước kia là trung tướng công an, chánh án tối cao và nay là phó thủ tướng chỉ đạo về pháp luật, an ninh.

 

Từ trái qua, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Minh Đức (Nguồn Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)Thêm một chuyện về Nhà Nước Quản Lý Độc Ác nữa là mới đây, ông Trần Văn Doanh, sinh năm 1979 ngụ tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây bị mời lên đồn công an làm việc. Sau đó ông phải nhập viện với thương tích trầm trọng [xem hình], sau khi trở về từ trụ sở công an xã Sơn Tây. Trong sự đau đớn khi đang điều trị tại bệnh viện, ông Doanh kể lại: “22h tối 10/8, tôi đang ở nhà thì có anh Hưng công an xã Cổ Đông dẫn theo 5 anh mặc dân sự giới thiệu là Công an thị xã Sơn Tây mời tôi lên trụ sở có chút việc, nói xong các anh ấy dẫn tôi lên xe ô tô, rồi áp giải đến trụ sở công an và tra hỏi tôi về chiếc xe máy nào đó bị mất trộm. Những tên công an nói rằng chúng có chứng cứ anh Doanh liên quan đến vụ mất xe nên mặc sức tra tấn nhằm ép tôi ký vào biên bản nhận tội và tra hỏi chiếc xe bị mất đang ở đâu. Khi tay tôi tím bầm rồi các anh ấy mới thả tôi xuống và bắt tôi viết lời khai ngày 3/8/2017 tôi ở đâu, làm gì. Thực sự, ngày hôm đó tôi đi làm ở Công ty Thủy Nguyên cùng 5 người, công ty có chấm công. Tôi không phải là người lấy chiếc xe, thậm chí tôi không hề biết chiếc xe bị mất đó.” Cho đến 17 giờ ngày hôm sau thì chúng thả anh Doanh về trong tình trạng thân thể bầm tím sau những màn tra tấn dã man. Có điều không quên là CS Việt Nam đã ký công ước chống tra tấn vào ngày 7/11/2013, nhưng đó chỉ là trò lừa trên chính trường quốc tế, vì sau khi ký xong rồi Việt Nam ngày càng có nhiều công dân bị giết chết một cách tức tưởi bởi bàn tay của những tên côn đồ công an.

 

Trước vấn nạn Nhà Nước Quản Lý Độc Ác này, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết họ rất lo ngại về việc nhà cầm quyền Việt Nam đột ngột gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhắc tới bảy blogger và các nhà báo công dân bị bắt giữ trong những tuần gần đây và hai người bị tuyên án tù nhiều năm, RSF nói chỉ riêng trong hai tuần vừa qua, năm người đã bị bắt vì tội “hoạt động nhắm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của Bộ luật Hình sự, vì những gì mà họ đăng tải lên mạng. Nhóm người nêu trên bị tố cáo dính líu tới luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một hội cựu tù nhân lương tâm. Ông Đài bị bắt vào tháng 12 năm 2015 về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự. Tổ chức RSF nhấn mạnh:

 

“Chúng tôi kiên quyết lên án các vụ bắt giữ và xét xử giả tạo trong những tuần qua… Những vụ bắt giữ tùy tiện này kêu gọi một phản ứng hữu hiệu từ cộng đồng quốc tế, và cộng đồng quốc tế phải tạo áp lực để nhà chức trách Việt Nam phóng thích những người bị giam giữ và ngừng sách nhiễu các nhà báo công dân…”

 

C. Nhân Dân Làm Chủ: Vùng Lên Cứu Nước

 

Sau thời gian bị lừa bởi câu nói “Nhân Dân Làm Chủ”, nhưng thật sự là “Nhân Dân Bị Làm Nô Lệ”; sau thời gian 42 năm bị trầm luân trong địa ngục trần gian, bị o ép trong lo âu bức bách, sợ sệt, bị cùng khổ trong nhà tù lớn là quê hương mình; nhân dân đã không còn sợ sệt nữa, nhân dân đã từng lúc vùng lên đòi quyền sống, đòi quyền làm người. Nhờ đó, dư luận đã thấy vợ của người tù lương tâm Lê Đình Lượng vừa bị đàn áp, bị bắt khẩn cấp, tức Bà Nguyễn Thị Quý, đã nói với đài BBC rằng bà không nhận được thông tin gì về việc chồng bị bất, cũng không hề nhận được lệnh bắt người, chồng bà là một người tuyệt vời. Bà nói:

 

“Tôi không biết chồng ở đâu, xem ra thì thấy chồng trên VTV, các mặt báo… Tôi rất buồn và lo lắng, chồng tôi có rất nhiều bệnh, thoái hóa cột sống, thoái hóa xương chậu, bị gút… Họ bắt chồng tôi như là lũ côn đồ bắt cóc con nít lấy nội tạng… Đối với tôi, chồng tôi là người tuyệt vời nhất. Chồng tôi đấu tranh cho bản thân, cho gia đình, cho dân làng, cho xã hội và cho sự thật… Chồng tôi đấu tranh chồng tôi chỉ mất thời gian, mất công thôi. Nhà tôi chỉ mất công yêu nước, yêu đồng bào… Thế thì có gì sai?”

 

Bên cạnh người phụ nữ yêu nước coi việc tranh đấu cho đồng bào của chồng là tuyệt vời, người thanh niên Nguyễn Văn Oai cũng xuất hiện cũng rất tuyệt vời, như là một blogger tích cực trên mạng xã hội. Ông có những bài viết trên tài khoản Facebook của bản thân nói về các vấn đề bị cho là nhạy cảm tại Việt Nam như chuyện tù chính trị, bất công xã hội, như đài RFA nhận định. Vừa qua bản tin được phổ biến trên đài RFA cho biết “Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) vào ngày 18 tháng 8 lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền CS Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai” [xem hình]. Theo RSF thì ông Nguyễn Văn Oai là một blogger bất đồng chính kiến sắp bị cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra xét xử vào ngày 21 tháng 8 sắp tới tại Nghệ An. Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Văn Oai bị đưa ra tòa. Lần thứ nhất ông bị bắt vào năm 2011. Phiên tòa vào năm 2013 tuyên án ông 4 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam… Ông mãn án đó vào năm 2015. Ông Nguyễn Văn Oai lại tích cực hoạt động và lại bị bắt lại vào ngày 19 tháng giêng năm 2017 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ và không chấp hành lệnh cưỡng chế”.

 

Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Oai.Ngoài một số cá nhân hoạt động nổi bật, trên bình diện “nhân dân làm chủ”, dư luận cũng trông thấy tập thể đấu tranh chống độc tài áp chế của CSVN, qua một số việc làm cụ thể, như Tuyên Bố Phản Đối Bản Án Dành Cho Bà Trần Thị Nga Của Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự, với sự tham gia của các Tổ chức Xã hội Dân sự, và nhiều cá nhân, với đầy đủ phương danh, nghề nghiệp, địa chỉ, từ quốc nội đến hải ngoại. Bên cạnh đó cũng có Tuyên Bố Phản Đối Vụ Bắt Giữ Bốn Nhà Hoạt Động Xã Hội Dân Sự, ngày 3-8-2017, cũng với sự tham gia đầy đủ các Các Tổ chức Xã hội Dân sự và đông đảo cá nhân, như bản tuyên bố trước [xem phụ đính 2].

 

Thêm nữa, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam ngày 07-08-2017 cũng có “Kháng Thư Phản Đối Và Bác Bỏ Nghị Định Về Xử Phạt Hành Chính Trong Lĩnh Vực Tín Ngưỡng, Tôn Giáo”. Hội đồng long trọng tố cáo trước quốc dân đồng bào và quốc tế năm châu ý đồ nham hiểm của nhà cầm quyền CSVN là tiếp tục bóc lột mọi tài sản vật chất và tinh thần của các tôn giáo, đồng thời cũng là khuyến khích bộ máy cai trị hăng hái dò xét, xử phạt các Giáo hội chỉ vì lòng đố kỵ tôn giáo và ham hố tiền bạc.

 

Với sự phát triển của internet người dân đã phần nào nhận thấy bản chất khốn nạn của chế độ. Cũng nhờ mạng xã hội mà nhiều người tỉnh ngộ khi lĩnh hội những kiến thức khai sáng dân trí. Từ đó, những hình thức bất tuân dân sự ngày càng được nhiều người áp dụng chống lại những điều luật phi lý của nhà cầm quyền. Trong vấn đề này sự đóng góp của thành phần trí thức trẻ vô cùng hệ trọng. Do vậy người ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy ngày 13-7-2017, blogger Đoan Trang đã viết một bài dài có tên “Việt Nam đẹp vì những người như thế” [http://www.phamdoantrang.com/2017/07/viet-nam-ep-vi-nhung-nguoi-nhu-the.html]. [Lưu ý: Những phần in nghiêng và trong ngoặc kép là trích từ bài viết của Đoan Trang].

 

Người được Đoan Trang nói tới đó là Đoàn Huy Chương, sinh năm 1980 trong một gia đình chẳng giàu có gì. Chương không được học hành nhiều, đi làm công nhân từ sớm, chứng kiến cảnh sống của công nhân bị đối xử tàn tệ. Cậy thế “nhà đầu tư nước ngoài” những chủ lao động Đài Loan, Trung Quốc có thể chửi bới, bạt tai, ném giày vào mặt công nhân bản địa mà chẳng làm sao cả. “Có những xưởng mà công nhân phải làm việc quần quật từ 6h tối đến sáng hôm sau, và chỉ cần họ gục đầu ngủ gật một giây thôi mà bị phát hiện thì lập tức bị phạt 300.000 đồng. Thế mà lương của họ chỉ có 600.000 đồng/tháng thôi”. Chương xót xa và cảm thấy bị thúc đẩy phải đấu tranh để bảo vệ công nhân. Ngày 13/11/2006, ngay khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chương bị công an bắt và khép vào tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà nước”, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự. Chương bị lĩnh án 1,5 năm tù.

 

“Ngày 13/5/2008, Chương ra tù và chính thức trở thành một nhà hoạt động công đoàn, tức là người đấu tranh để bảo vệ các quyền của công nhân, người lao động. Nhưng đến ngày 13/2/2010, Chương lại bị bắt. Lần này anh ra tòa cùng hai người đồng sự là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh. Một lần nữa, Chương lại đi tù, lần này là với bản án 7 năm. Hạnh, ở tuổi 25, cũng bị ấn mức án 7 năm. Hùng 9 năm. Phiên sơ thẩm không luật sư, không báo chí. Tòa thậm chí còn cố sống cố chết bịt miệng, không để cho họ được tự bào chữa. Anh đã ở tù cho đến khi hết án, không được giảm một ngày nào.”

 

Ra tù, Chương lại tiếp tục các hoạt động đấu tranh của một người bảo vệ nhân quyền. Vẫn cương quyết, can đảm và trong sáng như thế, chẳng có gì thay đổi, như thể Chương chưa từng đi tù tới hai lần, mất gần 10 năm tuổi xuân. Chương chẳng oán giận, chẳng trách móc ai, ngay cả một công nhân ngày xưa đã từng được anh giúp đỡ và quay ra khai báo chống lại anh vì sợ công an quá. Nói về người công nhân ấy, Chương chỉ cười: “Thật ra thì mình chỉ càng thấy thương nó hơn chứ không giận. Nó đâu biết gì về quyền của nó đâu. Nghèo, không hiểu biết, tội lắm”. Chương không mảy may sợ hãi, thậm chí luôn sẵn sàng tinh thần cho việc bị bắt và vào tù lần thứ ba.

 

“Nhìn nụ cười của Chương, ai nghĩ người trong bức hình này vừa đi tù về và ngay cả bây giờ, vẫn đang sống trong sự theo dõi và quấy nhiễu của an ninh? Còn tôi thì nghĩ: Việt Nam đẹp vì có những con người như thế – những người đã và đang đấu tranh để thay đổi xã hội, và sự đấu tranh của họ xuất phát từ tình thương yêu”.

 

https://3.bp.blogspot.com/-VkEFrIdIn3I/WWbtGXaOgJI/AAAAAAAABkQ/PztvWsauu84Xq2d_uWVWjOgeuw8jyB0MgCLcBGAs/s640/Doan%2BHuy%2BChuong.jpgPhần Giáo Già, Giao Già đồng ý với Đoan Trang; với nhận xét thêm: Đoàn Huy Chương là biểu tượng của nhân dân làm chủ, làm chủ thân phận mình, làm chủ tương lai dân tộc, làm chủ con đường vùng lên cứu nước, con đường “Chống Tàu Diệt Việt Cộng”…

 

Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Ngyễn Ngọc Huy)

 

Phụ đính 1

 

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017
Đôi lời về Trịnh Xuân Thanh.

 

Như tất cả từng đọc đã biết, Trịnh Xuân Thanh và vài người bạn của anh ta đến tìm tôi và đề nghị tôi chuyển tải một số quan điểm của Trịnh Xuân Thanh lên trên trang cá nhân của tôi.
Điều thứ nhất tôi nói với Trịnh Xuân Thanh, đây là việc nguy hiểm cho anh ta, anh ta phải xác định không để bị bắt, vì nếu bị bắt anh ta sẽ thêm tội cấu kết với tôi để chống lại nhà nước. Ở đây phần nguy hiểm sẽ thuộc về anh ta, còn tôi hoàn toàn chẳng bao giờ bị sao.
Những người bạn của anh ta, bao gồm cả luật sư người nước ngoài đều khẳng định anh ta không thể bị bắt ở nước Đức này, họ đã xem xét hết mọi điều luật.
Điều thứ hai tôi nói những câu chuyện này không để làm gì cho anh Thanh cả, nó không bao giờ là vụ án chính trị để anh Thanh có thể tị nạn ở Đức. Tất cả những người đi cùng anh Thanh đều khẳng định họ không hề có ý định làm để cho Thanh tị nạn chính trị ở nước Đức.
Những gì mà Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi chuyển tải hộ lên bạn đọc, đó chỉ có trong hai điều, một là sự bức xúc của Trịnh Xuân Thanh, hai là nhóm người nào đứng đằng sau Thanh muốn làm vậy. Tất cả những màn vu khống Trịnh Xuân Thanh nhờ tôi làm vậy để anh ta được tị nạn chính trị , là một sự vu khống đê tiện của bên thắng cuộc , nhằm che đây sự nhục nhã cho phe tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tôi khẳng định không hề có chuyện TXT làm vậy để mưu đồ tị nạn, nếu anh ta muốn tị nạn chính trị thì những người bạn luật sư của anh ta dễ dàng làm điều đó hơn, họ thừa am hiểu nước Đức để tạo ra những bằng chứng xin tị nạn. Hay ít nhất quá trình tranh cãi với toà án Đức rằng  Trịnh Xuân Thanh có được tị nạn hay không cũng mất khá thời gian, trong thời gian đó đương nhiên không áp lực nào có thể đưa TXT về Việt Nam khi chưa có lệnh toà án Đức.
 Tôi viết theo lời kể của anh Thanh, nhưng tôi vẫn giữ một khoảng cách như không đưa ra bằng chứng tôi và anh Thanh trực tiếp gặp nhau, liên hệ với nhau. Để kệ cho thiên hạ nghi ngờ câu chuyện tôi và anh Thanh có thể không có thật, có thể tôi không gặp TXT bao giờ cả. Điều này có thể khi cần chúng tôi nói chẳng có chuyện gì giữa chúng tôi, vì thế nếu các bạn chú ý thì tôi viết câu chuyện theo hướng sáng tác văn học.
Không biết với người khác thế nào, nhưng qua tiếp xúc tôi đánh giá TXT là người sòng phẳng trong cuộc chơi đã thảo luận. Kể cả anh ta bây giờ đã bị trong vòng tay an ninh Việt Nam, hay anh ta bị thiên hạ chửi mắng là tham nhũng. Tôi vẫn nói rằng trong cuộc chơi mà anh ta với tôi đã cùng bàn với nhau, anh ta là một kẻ quân tử chấp nhận cuộc chơi hết mình. Còn ngoài cuộc chơi đó anh ta là tham nhũng, cộng sản hay là gì đó là việc của dư luận.
Đến tháng 3 năm 2017, tôi và anh Thanh có gặp nhau khi anh có lệnh khởi tố về tôi tham nhũng. Các luật sư đã khẳng định nếu với tội danh này mà đảng CSVN đưa ra, khung hình phạt ở mức tử hình, thì càng có lợi cho anh Thanh. Vì luật sở tại sẽ không dẫn độ người phạm tội kinh tế về nước nếu ở nước họ sẽ bị kết án tử hình.
Lúc đó TXT rất hứng khởi và muốn tôi tiếp tục giúp anh ta trong việc đưa quan điểm của anh ta.
Nhưng tôi từ chối vì quan điểm của anh ta không phù hợp với đường lối mà tôi theo đuổi, cũng khác với quan điểm hai bên đã bày tỏ ban đầu. Tôi muốn anh ta để cho thiên hạ thấy những cái thối nát của chế độ cộng sản, còn anh ta thì lại không muốn theo hướng đó nữa mà chỉ muốn hướng theo kiểu mình không phải chống cộng sản, mà chỉ là người bị oan trong cái quy định của đảng CSVN.
Có nhiều người ở đó, tôi nói thẳng nếu theo hướng đó tôi không viết nữa, anh ta hãy yên mà sống đi.
Sau buổi chia tay đó, chúng tôi không hề gặp lại hoặc liên lạc lại.
Không hề có yếu tố tiền bạc, vật chất gì ở đây cả, chỉ là quan điểm cuộc chơi không trùng nhau, ai cũng có thể thẳng thắn ra đi. Những gì tôi tô vẽ là đồng hồ, tiền bạc, xe cộ là bản tính tôi muốn thế, thích người ta nói mình làm vì những động cơ đê hèn, cứ ai nghĩ thế tôi lại thấy thích. Nhưng trong quan hệ, thoả thuận tôi luôn giữ mình để có thể làm hay không làm mà đối tác không thể trách cứ gì mà tin phục.
Như thế tôi không phải là người của phe TXT, sự thắng bại của anh ta không liên quan gì đến tôi, chỉ một cuộc chơi trong chốc lát giữa một tên lưu manh và một tên cộng sản trốn chạy, nhưng trong cuộc chơi ngắn ngủi đó cả hai đều sòng phẳng và không có ràng buộc gì, khác quan điểm là dừng lại.
Việc này tôi đã có bài viết ngay lúc đó, từ đó đến nay tôi không viết thêm bài gì về TXT. Bài viết lúc đó có tên Hồi Kết Cho Trịnh Xuân Thanh, tức với tôi câu chuyện về TXT đã kết thúc.
Hôm nay báo Việt Nam đưa tin TXT ra đầu thú, nhiều kẻ thuộc phe Nguyễn Phú Trọng hồ hởi reo mừng và bảo tôi thất bại. Khối kẻ hùa theo, chúng bỏ qua câu chuyện rõ ràng tôi và TXT chỉ hợp tác cùng nhau thời gian ngắn rồi đường ai nấy đi, số phận ai người đó định đoạt.
Lẽ ra chúng phải hiểu rằng, nếu TXT cùng gắn bó với tôi, chịu quan điểm của tôi thì có lẽ anh ta đến giờ vẫn còn ung dung, vì anh ta không chịu đứng cùng thuyền với tôi làm ”phản động”, anh ta chỉ muốn mình là nạn nhân đấu đá trong nội bộ đảng CSVN. Đó chính là mâu thuẫn chúng tôi đã nói ra ở lần cuối cùng và rồi đường ai nấy đi.
Câu chuyện TXT ra đầu thú là câu chuyện vớ vẩn mà báo chí Việt Nam bịa ra, sở dĩ phải làm thế để che đậy vụ bắt người trái pháp luật ở nước khác. Cũng chính vì thế mà việc TXT ra trình diện không thấy đưa clip, vì nếu đưa TXT la lối bị bắt thì hỏng vở kịch. Cộng sản Việt Nam giờ đang rất khó khăn, phải thuyết phục hay ép buộc TXT tự thú trên truyền hình là tự nguyện về, đóng lại cảnh bước vào cơ quan an ninh tự thú. Điều này phải làm trước khi cơ quan ngoại giao nước khác họ gặp TXT.
Các luật sư của TXT ở Đức đang trình lên chính phủ Đức việc nhà cầm quyền Việt Nam dùng vũ lực bắt cóc người tại Đức, có thể khả năng sẽ xảy ra một vụ rạn vỡ quan hệ ngoại giao Việt Đức.
Phe mạo hiểm bắt TXT chắc để đánh đổi với TBT Nguyễn Phú Trọng để ông này về giữa nhiệm kỳ năm sau. Nguyễn Phú Trọng sở dĩ còn tồn tại vì ăn vạ trung ương cộng sản rằng phải để cho ông ta kỷ luật được một uỷ viên bộ chính trị, tìm được người kế nhiệm tin tưởng. Trong quá trình xử lý Đinh La Thăng, bất ngờ TXT trốn khiến cho Nguyễn Phú Trọng có cơ hội ăn vạ thêm là phải lôi đươc Thanh về, ông ta mới về, không ông ta còn ngồi đó.
Không phải ngẫu nhiên mà lúc TXT đang bị giữ cách đây vài hôm, tin người kế nhiệm TBT Đinh Thế Huynh bị ung thư được tung ra.
Giờ thì Nguyễn Phú Trọng đã được đáp ứng yêu cầu, kỷ luật được Đinh La Thăng, bắt được Trịnh Xuân Thanh và người kế nhiệm của ông ta lựa chọn đã bị ung thư.
Ông ta không thể nài thêm gì được nữa, ông ta cũng không thể đòi chọn người kế nhiệm vì đã mất uy tín khi chọn một kẻ ung thư làm kế nhiệm.
Nguyễn Phú Trọng sẽ phải về trong năm sau.

 

Phụ đính 2
Tuyên Bố Phản Đối Vụ Bắt Giữ Bốn Nhà Hoạt Động Xã Hội Dân Sự
Của Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự 03-08-2017
Vào ngày 30-7-2017, Cơ quan An ninh Bộ Công an đã đồng loạt bắt giữ và khám xét nhà của bốn nhà hoạt động xã hội dân sự, bao gồm Mục sư Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa), Kỹ sư Phạm Văn Trội (Hà Nội), Ký giả Trương Minh Đức (Sài Gòn) và Luật gia Nguyễn Bắc Truyển (Sài Gòn).
          Vụ bắt giữ được thông báo là nhằm mở rộng điều tra vụ án Luật sư Nguyễn Văn Đài bị khởi tố vào cuối năm 2015 theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Bốn nhà hoạt động xã hội dân sự nêu trên bị cáo  buộc có liên quan đến Hội Anh Em Dân Chủ được thành lập vào tháng 4/2013 cùng với ông Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.
          Chúng tôi, các Tổ chức Xã hội Dân sự đồng lòng, tuyên bố như sau:
          Thứ nhất, phản đối vụ bắt giữ tùy tiện của Cơ quan An ninh Bộ Công an đối với bốn nhà hoạt động xã hội dân sự nêu trên.
          Thứ hai, mọi công dân Việt Nam và cả bốn nhà hoạt động xã hội dân sự nêu trên đều được hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội và quyền bình đẳng trước pháp luật. Những quyền này không thể chỉ dành riêng cho đảng Cộng sản Việt Nam.
          Thứ ba, việc phát biểu quan điểm ôn hòa về các vấn nạn của đất nước và xã hội Việt Nam, dù trái với quan điểm và chính sách của nhà cầm quyền, dứt khoát không thể bị xem là hành vi phạm tội theo luật pháp hiện hành; suy diễn và cáo buộc hành động ôn hòa của bốn nhà hoạt động xã hội dân sự nêu trên thành hành vi “lật đổ chính quyền” là điều phi lý và hài hước không chỉ đối với công luận trong nước, mà còn đối với dư luận trên thế giới.
          Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Văn Đài, bà Lê Thu Hà, ông Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Trương Minh Đức và ông Nguyễn Bắc Truyển.
          Lập tại Việt Nam, ngày 03 tháng 8 năm 2017
          Các Tổ chức Xã hội Dân sự
1- Ban Đại diện Khối Nhơn sanh đạo Cao đài. Đại diện: Các Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng.
2- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành.
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm.
4- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
5- Diễn đàn Họp mặt Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Lâm Đăng Châu.
6- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
7- Đài Việt Nam Hải ngoại Âu châu (Đức). Đại diện: Ông Đinh Kim Tân
8- Đài Việt Nam Tự do (Hoa Kỳ). Đại diện: Giáo sư Vương Kỳ Sơn.
9- Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân.
10- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: MS Nguyễn Hoàng Hoa.
11- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Các Ông Lê Quang Hiển và Lê Văn Sóc
12- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
13- Hội Thanh niên Dân chủ Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Trần Long.
14- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
15- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
16- Khối 8406 Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
17- Khối 8406 Úc Châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim-Song
18- Liên đoàn Lao động Việt Tự do. Đại diện: Bà Ca Dao.
19- Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng.
20- Nhóm Anh em Thiện chí San Jose (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Nguyễn Ðình Lê.
21- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện : Lm Nguyễn Hữu Giải
22- Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Vũ Bình
23- Nhóm Vietlist.US: Đại diện: Cô Hoàng Lan.
24- Phong trào Dân chủ Việt. Đại diện: Ông Sơn Nguyễn
25- Phong trào Lao động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
26- Quỹ Việt Linh. Đại diện: Bà Nguyễn Ngọc Sương.
27- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh
28- Tập hợp Quốc dân Việt. Hiệp nhất nối kết: Lm Nguyễn Văn Lý
29- Trung tâm Việt Nam Hannover (Đức). Đại diện: Ông Lê Nam Sơn.
30- Ủy ban Yểm trợ Khối 8406 New Orleans (Hoa Kỳ). Đại diện: Ông Nguyễn Vẻ.
Các tổ chức chính trị:
1- Đảng Dân Chủ Việt. Đại diện: Ông Hương Huỳnh.
2- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
Các cá nhân:
1- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Úc châu.
2- Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ luật, Hoa Kỳ.
3- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
4- Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo phận Vinh.
5- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ hưu trí, Hà Nội.
6- Hoàng Dũng, Phó Giáo sư Tiến sĩ, Sài Gòn.
7- Hoàng Hưng, Nhà thơ-dịch giả, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
8- Hoàng Ngọc Đinh, Cựu sĩ quan QLVNCH, Hoa Kỳ.
9- Huỳnh Nhật Hải, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt.
10- Huỳnh Nhật Tấn, Cán bộ hưu trí, Đà Lạt.
11- Huỳnh Việt Lang (Huỳnh Nguyên Đạo), Cựu tù nhân chính trị, Hoa Kỳ.
12- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
13- Lê Anh Hùng, Nhà báo tự do, Hà Nội.
14- Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân lương tâm, Kiên Giang.
15- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.
16- Mỹ Hạnh Hélène Nguyễn, Họa sĩ, Bruxelles, Vương quốc Bỉ.
17- Ngô Thúy Vân, Sinh viên, Praha, Cộng hòa Séc.
18- Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sĩ Y khoa, Úc châu.
19- Nguyễn Đình Thục, Linh mục giáo phận Vinh.
20- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư hưu trí, Hà Nội.
21- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội
22- Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn.
23- Phạm Ngọc Thạch, Mục sư, Dak Lak.
24- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư hưu trí, Paris, Pháp.
25- Thích Thiện Minh, Thượng tọa, Sài Gòn.
26- Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Úc châu.
27- Trần Ngọc Thành, Nhà hoạt động công đoàn, Wien, Cộng hòa Áo.
28- Triệu Sang, Thương phế binh VNCH, Sóc Trăng.
29- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
30- Vũ Hoàng Anh Bốn Phương, Nhà hoạt động nhân quyền, Hoa Kỳ

Bình luận về bài viết này