Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 4 năm 2016

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngòai Nước

Tín Châu tổng hợp

RFA

Đừng thờ ơ với chính trị

Formosa phi tang chứng cứ?

Hà Nội phát hiện thủy ngân trong không khí

Khi Vũng Áng trở thành vũng lầy

Người Việt chuyển tài sản ra nước ngoài

BBC 

27 luật sư ‘đồng hành cùng ngư dân’

Vì sao ‘Concorde Mỹ’ không bao giờ cất cánh?

Campuchia từng ‘gửi trả’ Formosa chất độc

Nước cờ TQ ở Asean và đối phó của VN

Việt Nam ‘mua tên lửa đối phó Trung Quốc’

SBTN

Tại sao ‘Xin Chào’ quá nhanh còn ‘Cá chết Formosa’ quá chậm?

Cambodia và Lào bị chỉ trích về thỏa thuận Biển Đông với Trung Cộng

Ngày sinh nhật lần thứ 3 của Hội Anh Em Dân Chủ bị bố ráp khắp nơi

Phản ứng của cộng đồng tại Nam Cali trước tin VTV mở văn phòng tại Los 

Nhật báo Washington Post kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ các blogger Việt Nam

VOA

Iran dọa có hành động pháp lý với Mỹ về ngân quỹ bị phong tỏa

Mỹ hối thúc Việt Nam thả tù nhân chính trị trước chuyến thăm của ông Obama

Gia đình Tamir Rice được bồi thường 6 triệu đôla trong vụ xả súng chết người

Mỹ cam kết viện trợ 10 triệu đôla cho những người sống sót vụ Chernobyl

Vẫn còn nhiều nghi ngại về năng lượng hạt nhân sau vụ Chernobyl

Vietbao

Biển Đông Mịt Mờ…

Lịch Sử Biết Ơn Lính Úc

Iraq: Bom Tự Sát ở Thủ Đô, 7 Nguời Chết

Thảm họa môi sinh tại Vũng Áng có xin phép

Chính phủ Ai Cập: Sẽ Giải Tán Biểu Tình, Siết Chặt An Ninh

Nguoiviet 

Cruz và Kasich hợp lực để loại Donald Trump

Mỹ đưa F-22 trấn an NATO trước mối đe dọa từ Nga

Thống đốc California bán biệt thự, dân đổ xô đến xem

Khởi tố chủ đất quán ‘Xin Chào’ vì không bán đất cho ‘sếp lớn’

Du lịch miền Trung thiệt hại nặng sau vụ biển nhiễm độc

Calitoday 

Philippines cố giải cứu con tin Canada và Na Uy

Bắc Hàn: Thâm ý của việc phóng hỏa tiễn từ tàu ngầm!

Trung Quốc tìm kiếm thêm đồng minh ‘lạ lùng’ ở Biển Đông

Bắc Kinh tái khẳng định chủ quyền vào đảo Bãi Cạn Scarborough

Hoa Kỳ tăng thêm số phản lực chiến đấu F-22 cho NATO chống lại Nga

Danchimviet

Chọn nhà máy thép hay chọn cá tôm? »

Hôm nay cá chết và ngày mai »

Liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng khai hỏa để vãn hồi ổn định tại biển Đông? »

Sau 41 năm Việt cộng toàn trị, Việt Nam như con cá nằm trên thớt »

Đáp Lời Sông Núi

 

Viet-studies

Nghiên cứu Quốc tế

Bài mới

Bài được đọc nhiều

·         Video

Chủ đề mới trên Diễn đàn

– See more at: http://nghiencuuquocte.org/#sthash.TUdh9hCv.dpuf

Tin Trong Nước

                                                                                                                     Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

Ba Sàm.wp

Boxitvn 

Dân Quyền

Việt Nam Thời Báo 

·        VNTB- ‘Nhà máy thép hoặc cá’: Coi chừng nổ ra biểu tình

Thông tin mỗi ngày

·        Bùi Văn Bồng

·        Cầu Nhật Tân

·        Đinh Tấn Lực

·        Đoan Trang

·        Huỳnh Ngọc Chênh

·        JB Nguyễn Hữu Vinh

·         Jonathan London

·        Nghiên cứu Quốc tế

·        Nguyễn Tường Thụy

·        GS Nguyễn Văn Tuấn

·        Người Buôn Gió

·        Nguyễn Xuân Diện

·        Nhát sỹ Tô Hải

Chuyện Việt Nam

Thanh Ly tổng hợp

Cách ‘đốt tiền’ đánh bóng tên tuổi của siêu lừa xứ Nghệ

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cach-dot-tien-danh-bong-ten-tuoi-cua-sieu-lua-xu-nghe-3392916.html

Thứ hai, 25/4/2016 | 17:21 GMT+7

Khi hành vi lừa đảo chưa bị phát hiện, phó giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Nghệ An sẵng sàng vứt vài tờ 500.000 giải xui trên đường, chi hàng tỷ đồng để cúng bái, thiết đãi bạn bè… nhằm đánh bóng tên tuổi.

Đầu 2010, Bùi Xuân Lâm chân ướt chân ráo từ Trung tâm văn hóa huyện Anh Sơn về nhậm chức Phó giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Nghệ An, song chưa đầy 2 năm thì bỗng nhiên “mất tích”. Có tin cho rằng Lâm vỡ nợ nên bỏ trốn, song nhiều người không tin đó là sự thật, Họ quả quyết cơ hội thăng tiến đang rộng mở, không dễ gì Lâm đánh đổi đời mình. Nhưng tới một ngày tháng 2/2012, tin Lâm đến cơ quan điều tra đầu thú và khai nhận hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền gần chục tỷ đồng thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Vỏ bọc hào nhoáng, tiêu tiền như nước của Lâm được “vẽ” ra bấy lâu hóa ra từ tiền lừa đảo.

Kết quả điều tra xác định, từ 10/2010 kể từ khi nhậm chức phó giám đốc đến tháng 1/2012, Lâm đã thực hiện trót lọt gần 120 vụ lừa đảo với gần 10 tỷ đồng, trong đó có hơn 80 nạn nhân trực tiếp, 23 người qua trung gian, 8 đại gia trong lĩnh vực xây dựng mắc bẫy “chạy dự án”.

Lâm bị tuyên án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hiện thụ án tại Trại giam số 6 (Tổng cục VIII, Bộ Công an).

Trò chuyện trong trại giam, Lâm kể mình là người hoạt náo, hòa đồng nên quen biết rộng, nhiều người thấy vậy nên nhờ vả xin việc vào biên chế tại các cơ quan nhà nước.

Thời gian đầu, Lâm cũng xin việc được cho một số người nên uy tín càng tăng và gã càng ngày càng thích thú với “nghề” tay trái. Lâm bảo chỉ nghĩ đơn giản giúp đỡ người khác vừa được mang ơn. Thế nhưng, công việc kinh doanh của gia đình ngày càng khó khăn, cộng với nợ nần chồng chất, Lâm ngày càng lún sâu vào việc lừa đảo.

Nói về thú “đốt tiền”, Lâm thừa nhận đó chỉ là chiêu trò để tự khoe mẽ, đánh bóng bản thân, nâng cao vị thế để tiếp tục lừa thêm được nhiều người. Lâm tận dụng mối quan hệ công chức của mình, lân la tìm hiểu chỉ tiêu tuyển dụng nhân sự, nhu cầu biên chế của nhiều cơ quan, thậm chí những khi bí thông tin, gã lên mạng Internet để tìm kiếm để sau đó “nổ” cho có bài bản.

Lâm chỉ tiêu duy nhất loại tiền 500.000 đồng, lúc nào cũng một xấp dày để trong túi quần. Mỗi lần đi qua ngã ba, ngã tư hay cầu phà, thấy cần phải “giải xui”, Lâm sẵn sàng rút ra một vài tờ vứt lại.

Lâm còn có sở thích hầu đồng, bói toán. Tiền công đức và những lần đặt lễ giải hạn, Lâm vẫn chỉ dùng loại 500.000 đồng.

“Công tử Bạc Liêu xứ Nghệ” này ước tính rằng trong gần 2 năm đã “nướng” hơn 2 tỷ đồng vào hầu đồng, lễ chùa, giải hạn và rải ở ngã ba, ngã tư đường. Khoảng 1,5 tỷ đồng, Lâm dùng thiết đãi bạn bè và bao các cô gái chân dài nhằm khuyếch trương thanh thế và đánh bóng tên tuổi.

Nỗi ám ảnh, day dứt lớn nhất của Lâm lúc này là trong thời gian sa ngã ấy, dù nhận hàng tỷ đồng nhưng anh ta không đưa cho vợ con đồng nào. Gia đình hàng ngày vẫn phải sống khổ sở từ những đồng lương giáo viên chắt cóp của vợ trong ngôi nhà cấp 4 đã xuống cấp do bố mẹ để lại.

Lâm lúc này luôn tâm niệm phải yên tâm cải tạo tốt để còn mong có ngày được về lại xã hội. Anh ta bảo đã tìm thấy niềm vui lớn trong trại giam khi được Ban Giám thị tạo điều kiện cho tham gia đội văn nghệ.

Trong cuộc thi phạm nhân tuyên truyền, giới thiệu và kể chuyện theo sách do Trại giam số 6 tổ chức vào ngày 18/3 vừa qua, hình ảnh Lâm say sưa thuyết trình sách và cháy hết mình trong ca khúc do chính anh sáng tác với tựa đề “Gửi em trang sách, bài thơ” chẳng ai nghĩ đó là tinh thần của một phạm nhân đang “cõng” trên mình cái án chung thân đời người…

Theo Cảnh sát toàn cầu

Môi giới gái quê lấy chồng ngoại giá 120 triệu đồng

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/moi-gioi-gai-que-lay-chong-ngoai-gia-120-trieu-dong-3392839.html

Thứ hai, 25/4/2016 | 14:16 GMT+7

Mỗi trường hợp môi giới thành công, người đàn bà 61 tuổi lấy của chú rể người Trung Quốc 120 triệu đồng nhưng chỉ chi cho gia đình cô dâu 40 triệu.

Ngày 25/4, Công an TP Cần Thơ tạm giữ Nguyễn Thị Bảnh, Nguyễn Văn Nhứt, Nguyễn Thị Hồng Anh, Jiang Xuhua và Wu Kuaifa để làm rõ hành vi Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức để môi giới kết hôn với người Trung Quốc.

Theo điều tra, năm 2012, Hồng Anh (29 tuổi) được bà Bảnh (61 tuổi) môi giới lấy chồng Trung Quốc. Sang xứ người, cô ta quen biết, thỏa thuận với Jiang Xuhua và Wu Kuaifa cùng về Việt Nam tìm phụ nữ để kết hôn.

Ngày 12/3, cả ba nhập cảnh vào Việt Nam. Về Cần Thơ, Hồng Anh liên hệ với bà Bảnh tìm hai cô gái 22 tuổi gã cho Jiang Xuhua và Wu KuaiFa. Nhận chi phí môi giới và làm thủ tục kết hôn cho mỗi trường hợp là 120 triệu đồng, bà Bảnh chi cho gia đình cô dâu 40 triệu đồng.

Tuy nhiên, do một trong hai cô gái từng trốn từ Trung Quốc về Việt Nam nên giờ không thể xuất cảnh lại quốc gia này. Để hợp thức hóa, bà Bảnh mua giấy CMND của cô gái 24 tuổi ở tỉnh Kiên Giang, thay ảnh của cô gái vào rồi nhờ Nhứt làm hộ chiếu giả và hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn.

Hai ngày trước, tại nhà Nhứt ở phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân (TP HCM), khi những người này đang nhận tiền, giao giấy tờ để cô gái cùng chồng xuất cảnh đi Trung Quốc thì cảnh sát ập vào bắt quả tang.

Vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Cửu Long

Xuất hiện cá chết trở lại, ngư dân vớt bán cho thương lái

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160425/xuat-hien-ca-chet-tro-lai-ngu-dan-vot-ban-cho-thuong-lai/1090540.html

25/04/2016 22:00 GMT+7

TTO – Liên tục trong hai ngày 24 và 25-4, dọc bờ biển Quảng Bình cá bắt đầu chết trở lại. Trong khi đó, nhiều thương lái xuất hiện với xe đông lạnh thu mua cá được vớt từ các bãi biển để mang đi

Theo người dân tại khu vực bãi tắm Đá Nhảy, thuộc thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), hai ngày gần đây cá lại dạt vào bờ.

Số lượng tuy không nhiều như đợt cao điểm trước đó nhưng la liệt trên bãi biển. Phần lớn trong số này đều còn khá tươi chứ chưa thối rữa như đợt trước đó. Cá dạt vào bờ biển này cũng đủ loại và đủ kích cỡ.

Chiều 25-4, tại bãi tắm này, một đơn vị bộ đội địa phương được huy động để thu gom lượng cá mới dạt vào. Đơn vị này cho biết chỉ khoảng hơn một tiếng buổi chiều nhưng số cá thu gom được tại bãi này cũng hơn 1 tạ. Đơn vị này sau đó đã tiến hành chôn lấp cá dạt vào bờ để tránh ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, tại bãi biển này mấy ngày qua cũng xuất hiện một hiện tượng mới, đó là việc nhiều xe đông lạnh của thương lái đến tấp vào bãi tắm này mỗi ngày hai lần.

Cuối mỗi buổi, ngư dân đi vớt cá ở gần bờ đưa vào bán trực tiếp cho những xe này. Những người dân sống quanh khu vực bãi biển cũng đi dọc bờ biển nhặt những con cá dạt vào đem lên bán cho những xe đông lạnh này. Giá mỗi ký cá này được thương lái mua đến trên 50.000 đồng.

Bà Cúc – một người dân địa phương – khoe: “Ngay cả chồng tui chiều qua thấy người ta xuống lượm cá lên nhập cũng đi theo. Rứa mà cũng kiếm được gần hai trăm ngàn”. Cũng theo bà Cúc, chỉ trong hai ngày trước đó, các xe đông lạnh đã mua từ bãi tắm này đến hàng tấn cá như thế.

Liên quan đến việc này, ông Nguyễn Văn Lào, chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, xác nhận đúng là có việc mấy ngày qua trên địa bàn xã có một số xe đông lạnh của các doanh nghiệp đến trực tiếp tại các bãi biển thu mua cá của người dân.

Ông Lào cũng nói những doanh nghiệp này thu mua cá của cả những ngư dân đi thuyền thúng ra gần bờ để vớt các loại cá đang lờ đờ, và cả những loại cá đã chết dạt vào bờ được người dân nhặt lên bán.

Q.NAM – H.VĂN – V.ĐỊNH

Bắt 3 ghe tàu bơm hút cát trái phép trên sông Tiền

http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160425/bat-3-ghe-tau-bom-hut-cat-trai-phep-tren-song-tien/1090351.html

25/04/2016 15:58 GMT+7

TTO – Ba chủ ghe, tàu bị bắt quả tang hút trộm cát trên sông Tiền rạng sáng 25-4 đã bị xử phạt tổng cộng 59 triệu đồng và bị buộc bơm cát trả lại lòng sông.

Ngày 25-4, Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết đơn vị này đã bắt quả tang 3 phương tiện đang khai thác cát trái phép trên sông Tiền đoạn qua xã Giao Long, huyện Châu Thành vào rạng sáng cùng ngày.Ba phương tiện gồm tàu sắt và 2 tàu gỗ. Tàu sắt mang biển kiểm soát TV-2252 do Nguyễn Hoàng Quân – 31 tuổi, trú tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang bị bắt quả tang khi đang bơm khoảng 18m3 cát lên tàu.

Hai tàu gỗ gồm tàu do Tạ Văn Vinh (35 tuổi, ngụ xã Phước Long, huyện Giồng Trôm) điều khiển đã bơm được 12m3 cát lên tàu và tàu gỗ do Trần Văn Công (46 tuổi, trú xã Giao Long, huyện Châu Thành) điều khiển đã khai thác được khoảng 8m3.Kết quả điều tra làm việc ban đầu, các đối tượng khai nhận khai thác cát trái phép trên tuyến sông này để thu lợi bất chính. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông thời gian qua trên con sông này.

Lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính ba chủ phương tiện với tổng số tiền 59 triệu đồng, trong đó chủ tàu sắt bị phạt 35 triệu đồng. Ngoài bị phạt tiền, các chủ tàu còn bị buộc phải bơm cát trả lại lòng sông.

HOÀI THƯƠNG – VĂN THỈNH

Đồ cổ giả giăng bẫy khắp miền Tây

http://thanhnien.vn/van-hoa/do-co-gia-giang-bay-khap-mien-tay-695981.html

05:32 AM – 26/04/2016 Thanh Niên

Trong bộ dạng công nhân đào kênh, đào cống thoát nước với cùng một kịch bản ‘vô tình đào được đồ cổ’, kẻ gian đã dễ dàng lừa người dân bỏ ra hàng chục triệu đồng cho những món đồ cổ giả.

Tin liên quan

·         Cảnh báo về ‘đồ cổ’ giá rẻ

·         Kho báu trong mộ cổ: Tài sản tùy táng của Thoại Ngọc Hầu và phu nhân

·         Sơn đồ cổ và ‘kho báu’ Thành Nam

Vẽ vời để lừa đảo

Trong số nhiều người bị sập bẫy đồ cổ giả, có lẽ ông Tư Hợi (ngụ ở ấp Minh Cường, xã Minh Thuận, H.Vĩnh Thuận, Kiên Giang) là người bị kẻ lừa đảo vẽ vời khá bài bản. Ông kể, khoảng 2 tuần trước, có 2 người chạy xe ghé vào nhà ông xin nước uống, sau đó họ bày ra một cái túi có một chiếc bình, một con cóc ngậm đồng tiền. Họ bảo với ông Hợi là vừa múc được từ kinh trong rừng U Minh Thượng, rồi lấy điện thoại ra gọi mở loa ngoài cho ai đó để “xác minh thật giả”. Lập tức giọng ở đầu dây bên kia nói “nếu là bình cổ thì phải có 8 vị tiên trên bình”. Lúc này, 2 người xin nước uống liền mượn ông Tư Hợi cái khăn khẩn trương chùi bùn đất. “Họ mừng rỡ reo lên khi tìm thấy đúng 8 ông tiên. Sau đó họ nói lời lẽ đầy huyền bí về tượng đồ cổ, việc thờ cúng đồ cổ gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi… Mọi người trong gia đình tôi mới tưởng thật, và mắc lừa mua với giá 10 triệu đồng”, ông Tư Hợi nói.

Bà Tám Kiểng (ngụ ấp Cái Nứa, xã Bình Minh, H.Vĩnh Thuận, Kiên Giang) vẫn chưa nguôi ấm ức khi nhắc lại sự việc dính “bẫy” đồ cổ giả. Bà Kiểng kể: “Cách đây khoảng một tháng, một thanh niên hơn 30 tuổi, dáng vẻ hiền lành, cầm một túi đồ ghé nhà tôi. Cậu ta nói đang làm thuê cho chủ xáng múc kinh cách đó không xa thì múc phải một chiếc hũ. Khi mở ra xem thì phát hiện tượng ông Phật và một con cóc bằng đồng ngậm tiền còn dính đầy bùn đất. Cậu ấy nói cần tiền nên lén ông chủ đem bán. Thấy cậu ta thật thà và túi đồ dính đầy bùn đất, đồ vật cũ kỹ nên tôi mới mua với giá 10 triệu đồng, ai dè bị mắc lừa”.

Ông T. (ngụ ấp Thắng Lợi, xã Vĩnh Thắng, H.Gò Quao, Kiên Giang, đề nghị không nêu tên) cũng dính “quả lừa” từ 2 thanh niên xưng là công nhân xáng cạp. Ông mua phải 1 bình hồ lô và 2 con cóc ngậm đồng tiền với giá 15 triệu đồng. Cho đến khi vỡ lẽ, ông T. mới biết toàn bộ các món đồ cổ giả nói trên trị giá không quá 1 triệu đồng.

Theo anh H. (đề nghị không nêu tên), chủ một điểm bán đồ giả cổ trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nhiều kẻ lừa đảo còn “ăn chia” với các chủ xáng cạp vùng nông thôn, đem bỏ món đồ giả cổ vào cái khạp rồi chôn trong đống đất xáng cạp mới múc. “Khi người điều khiển chiếc xáng cố tình cho phát lộ món đồ cổ giả, họ liền tung tin khắp vùng rồi đem rao bán rất dễ dàng”, anh H. nói.

Mang nợ vì đồ cổ giả

Bị lừa mua phải đồ cổ giả, không ít gia đình ở miền Tây đã mang cảnh nợ nần. Nhiều gia đình còn phát sinh mâu thuẫn với người thân, xóm giềng khi người bị lừa đã tiếp tục “dụ” bán lại những món hàng “hớ” cho người quen để thu hồi vốn.

Ông Lý Văn Nhung (ngụ ấp Giá Tiêu, xã Hưng Lợi, H.Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), người bị lừa mua phải một bình rượu, một con gà giả cổ giá 15 triệu đồng, cho biết khi bị lừa ông cũng chỉ còn biết cắn răng cam chịu chứ không trình báo chính quyền địa phương. “Lúc mua, mình cũng không biết người đó ở đâu, tên gì nên giờ có tố giác cũng chẳng giải quyết được gì”, ông Nhung buồn bã cho biết thêm số tiền 15 triệu đồng mua đồ cổ giả là tiền ông đi vay nóng.

Chuyện lừa bán đồ cổ giả không chỉ diễn ra ở miền quê mà ngay tại TP.Cần Thơ cũng có người bị sập bẫy. Chỉ khác một điều là những kẻ lừa đảo ở thành thị thường vào vai công nhân cấp thoát nước, công nhân lắp đặt cáp quang thay vì công nhân xáng cạp như ở nông thôn. Ông P.V.C (ngụ P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, đề nghị không nêu tên) nói: “Tôi thấy họ mặc đồ công nhân cấp thoát nước, quần áo lấm lem bùn đất nên mới tin mua một bình hồ lô bát tiên, 2 con cóc ngậm đồng tiền và 1 tượng Phật Di Lặc với giá 15 triệu đồng. Bây giờ chỉ mong mọi người cảnh giác”.

Anh Nguyễn Trung Phong, quản lý chợ ve chai miền Tây, một người sưu tầm và buôn bán đồ cổ ở TP.Cần Thơ, cho biết bản thân anh cũng được nhiều người chào bán đồ cổ giả là những hồ lô bát tiên, tượng Phật, cóc ngậm tiền… tuy nhiên, chỉ cần nhìn qua ảnh thì đã biết ngay là đồ giả. Theo anh Phong, các món đồ cổ như nói trên hiện rất hiếm, không thể cùng một lúc phát lộ khắp nơi như vậy. Để phân biệt đồ cổ giả và thật bằng mắt thường, trước hết người mua nên xem màu sắc. Nếu đồ cổ bằng đồng thật, theo thời gian sẽ ra teng (bị ô xy hóa) màu đỏ, teng đều và đẹp. Ngược lại, đồ cổ giả ngâm hóa chất hoặc ngâm nước sẽ ra teng màu xanh, không đều. Tiếp đến là các hình khắc, họa tiết trên đồ cổ thật rất đều, đẹp, sắc nét, cân đối, còn đồ giả sẽ không thể sắc sảo bằng.

Đại tá Nguyễn Quốc Sử, Trưởng công an TP.Rạch Giá (Kiên Giang), cho biết người dân cần hết sức cảnh giác trước tình trạng nhiều đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết, hiếu kỳ và lòng tham của người dân để lừa bán những đồ cổ giả. Khi gặp những đối tượng trên, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất hoặc chính quyền địa phương để can thiệp kịp thời, tránh bị lừa. Những trường hợp đã lỡ bị lừa mua nhầm đồ cổ giả cũng cần trình báo.

Luật sư Trần Thanh Phong, Đoàn luật sư TP.Cần Thơ, cho biết những hành vi lừa bán đồ cổ giả như trên, kể cả khi nạn nhân bị lừa, xong tiếp tục lừa bán cho người khác đủ cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đình Tuyển

Đình Tuyển – Xuân Lam – Xuân Nhi

1.000 người sập bẫy lừa

http://thanhnien.vn/thoi-su/1000-nguoi-sap-bay-lua-696011.html

05:50 AM – 26/04/2016 Thanh Niên

Hầu hết nạn nhân là người vùng quê, nhiều người gom hết tiền, vàng tiết kiệm nộp cho bọn lừa đảo với hy vọng được thưởng hàng chục ngàn USD, để rồi mất trắng.

Tin liên quan

·         Phiên tòa kỷ lục, nạp tiền thật lấy tiền ảo với 600 bị hại

·         Ông giám đốc quỹ nhân ái lừa hàng chục cô gái trẻ như thế nào?

·         Cảnh báo biến tướng của đa cấp

Hôm qua (25.4), TAND tỉnh Tây Ninh đưa ra xét xử 2 bị cáo Lâm Văn Liêu (53 tuổi, ngụ xã Trà Vong, H.Tân Biên) và Huỳnh Thị Rảnh (58 tuổi, ngụ P.4, TP.Tây Ninh), cùng bị truy tố về tội sử dụng mạng internet thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, từ tháng 9.2010 đến tháng 2.2012, Lâm Phúc Hùng cùng Nguyễn Thị Ái Dân thành lập Công ty CP TM Diamond Holiday (trụ sở đặt tại Hà Nội) do Dân làm chủ tịch HĐQT, sau đó đổi thành Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á do Hùng làm tổng giám đốc. Công ty của Dân và Hùng mở chi nhánh trên khắp cả nước, được quảng bá hoạt động theo hình thức của Công ty Diamond Holiday Travel (gọi tắt là Công ty DHT, trụ sở tại Mỹ) gồm hoạt động kinh doanh thương mại điện tử với sản phẩm là gói dịch vụ đặt phòng đi du lịch (4 ngày 3 đêm cho 2 người tại các khách sạn hoặc khu resort từ 3 – 5 sao ở VN và các quốc gia khác trên thế giới) thuộc hệ thống đối tác của Công ty DHT, phí trọn gói cho chuyến du lịch (cả tiền phòng) là 375 USD/người.

Nạp tiền thật, nhận tiền ảo

Người tham gia hệ thống phải nộp phí (quy đổi ra tiền Việt) vào tài khoản ngân hàng của Công ty Diamond Holiday của Dân, Hùng, sau đó được quy ra tiền ảo trên mạng internet. Cứ mỗi người tham gia mới sẽ giới thiệu và bảo trợ cho 2 người tham gia sau; mỗi người sau giới thiệu theo cấp nhân đôi, khi nào đủ số lượng 15 người tham gia thì người ở vị trí đầu tiên (gọi là trưởng bàn vàng) được thưởng 1.000 USD tiền ảo vào ví điện tử trên mạng internet và được chuyển sang bàn đỏ. Đến khi bàn đỏ đủ 64 người thì người đứng đầu được thoát khỏi bàn và được thưởng 15.000 USD (gồm 10.000 USD tiền ảo và 1 tấm séc đi du lịch trị giá 5.000 USD).

Trường hợp muốn lấy tiền thật, các thành viên tham gia phải bán số tiền ảo trên cho những người cùng tham gia trong hệ thống hoặc những người mới tham gia. Đến ngày 25.2.2012, Hùng và Dân bị bắt và xử lý tại Hà Nội.

Tại Tây Ninh, Liêu và Rảnh biết được mô hình hoạt động của các công ty trên nên đã tham gia, sau đó vận động nhiều người cùng tham gia. Ngày 26.9.2014, Liêu và Rảnh bị bắt tạm giam tại Tây Ninh. Kết quả điều tra xác định, từ tháng 10.2010 đến tháng 5.2012, tổng cộng có 544 người nộp cho Liêu hơn 6,6 tỉ đồng để mua gói dịch vụ của Công ty DHT. Phần Rảnh, tính từ tháng 9.2010 đến tháng 3.2012, đã có 627 người nộp hơn 10 tỉ đồng.

Hội thảo và những màn “trao thưởng” trăm ngàn đô

Theo trình bày của nhiều bị hại tại phiên tòa hôm qua, điểm chung là trước khi họ nạp tiền tham gia vào hệ thống thường được một người môi giới (là người quen biết ở địa phương) mời dự buổi tiệc mừng nhận thưởng 1.000 USD. Tuy nhiên, khi đóng tiền thì đợi mãi không được thoát bàn để nhận tiền hay đi du lịch, mà còn bị dụ phải đóng thêm tiền.

Bà N.T.H (60 tuổi, ngụ xã Thành Tây, H.Tân Biên) kể năm 2011, bà được một người quen trong xóm tìm đến nhà nhờ làm địa điểm để tổ chức ăn mừng vì vừa nhận được 1.000 USD từ việc tham gia Công ty DHT. Được người này giới thiệu, bà H. gom hết tiền tiết kiệm, vàng vòng để tham gia 3 mã số với số tiền khoảng 24 triệu đồng. Thế nhưng đợi mãi chẳng thấy nhận được tiền USD như lời hứa. Nhiều lần hỏi thì bà H. được môi giới bày nạp thêm 2 mã số nữa sẽ được thưởng 1.000 USD thật. Tưởng thật, bà vay mượn tiền tham gia thêm 3 mã số nữa, nâng tổng số tiền phí lên 66 triệu đồng, để rồi mất hết.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Định (53 tuổi, ngụ xã Tân Bình, H.Tân Biên) cho biết tham gia hệ thống của DHT do người quen giới thiệu. “Họ hứa với tôi tham gia 1 sẽ lời 2, 2 lời 4 cứ thế nhân đôi chỉ trong vài tháng, nếu đồng ý tham gia thì được đưa đi dự các cuộc hội thảo tại Tây Ninh và TP.HCM”, bà Định kể và cho biết tại các cuộc hội thảo này, những người tổ chức đều thao thao về những giải thưởng khủng. “Họ lồng ghép chương trình trao thưởng cho các thành viên với số tiền lên đến 100.000 USD. Chính vì tin tưởng số tiền thưởng có thật nên tôi cùng nhiều thành viên khác rủ thêm nhiều người trong gia đình tham gia”, bà Định nói.

Tại phiên tòa, khi được HĐXX công bố thông tin công ty của Hùng và Dân quy định “Trong vòng 12 tháng, nếu người tham gia không tìm được người chơi mới thì sẽ mất số tiền đã đóng” thì toàn bộ những bị hại tham dự bàng hoàng vì quá sốc! Theo họ, các môi giới khi mời họ tham gia không hề nói quy định này. Đứng nép một góc ở dãy bàn đầu tiên trong khán phòng xét xử, cụ bà Đinh Thị Mà (79 tuổi, ngụ xã Tân Bình, H.Tân Biên) run rẩy trình bày với HĐXX về việc cụ đã đóng 8 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng của bị cáo Liêu gần 4 năm trước. Đó là toàn bộ số tiền mà cụ sống tằn tiện nhiều năm từ việc hưởng chế độ gia đình có công với cách mạng. “Tôi gom hết tiền đóng cho Liêu với hy vọng đẻ ra số tiền lớn để dưỡng già như lời Liêu nói. Tôi không hề được biết nếu không kiếm được người mới sẽ mất toàn bộ số tiền trên”, cụ Mà rưng rưng nói.

Trả hồ sơ làm rõ nhiều bị hại chưa được đề cập

Do số lượng bị hại có mặt tại phiên xét xử ngày 25.4 lên đến gần 400 người nên khán phòng (chỉ tối đa chứa hơn 100 chỗ ngồi) không đủ chứa. Các bị hại phải chen chúc, đứng, ngồi tràn ra cả hành lang để theo dõi, trong khi thời tiết Tây Ninh nắng nóng gần 400C, khiến mọi người mồ hôi nhễ nhại. Đến đầu giờ chiều, trong lúc tiến hành xác minh đối với các bị hại và thẩm vấn bị cáo, HĐXX đã hội ý và ký quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND tỉnh.

HĐXX cho rằng quá trình điều tra, thẩm vấn tại phiên tòa cho thấy tổng số tiền 2 bị cáo nhận được không chỉ do các bị cáo lôi kéo, rủ rê mà thông qua nhiều người khác. Đồng thời HĐXX cũng yêu cầu Viện KSND tiếp tục điều tra làm rõ vì vẫn còn nhiều bị hại chưa được triệu tập làm việc để xác định tổng số tiền 2 bị cáo trên đã chiếm đoạt. Ngoài ra, số tiền các bị cáo cũng đã có chuyển cho công ty mẹ tại Hà Nội. Do đó cần phải làm rõ trách nhiệm đối với công ty này và những người liên quan về bồi thường thiệt hại và xử lý số tiền thu lợi bất chính…

Giang Phương

Tạm giữ 3 mẹ con lừa chạy án

http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2016/4/419148/

Thứ hai, 25/04/2016, 12:04 (GMT+7)

(SGGPO).- Ngày 25-4, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự Nguyễn Quốc Bình (22 tuổi) và Nguyễn Viết Cường (27 tuổi, anh ruột Bình) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cùng về hành vi này, cơ quan Công an cho bảo lãnh tại ngoại đối với Nguyễn Thị Ngọc Hương (53 tuổi, mẹ ruột của Bình và Cường, cả 3 ngụ huyện Cao Lãnh). Ngoài hành vi lừa đảo, Bình còn bị điều tra về hành vi tàng trữ và buôn bán trái phép chất ma túy.

Theo điều tra ban đầu, Bình có quan hệ tình cảm và chung sống như vợ chồng với con gái của bà Nguyễn Thị L. (47 tuổi, ngụ xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Con gái bà L. bị Công an tỉnh Đồng Tháp tạm giữ vì liên quan đến một vụ án về ma tuý. Biết thế, 2 anh em Bình lên kế hoạch để lừa tiền bà L. Bình nói với bà L. là quen biết nhiều người, có thể “chạy án” để con gái bà không phải ngồi tù với giá 40 triệu đồng. Bà L. đã đồng ý đưa trước cho Bình 10 triệu đồng.

Chiều 23-4, Bình cùng với bà Hương đang nhận tiền tại quán một quán cà phê thì bị lực lượng công an bắt quả tang.

        An Minh

Lừa bán đất bằng giấy tờ giả

http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2016/4/419146/

Thứ hai, 25/04/2016, 11:56 (GMT+7)

(SGGPO).- Ngày 25-4, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TPHCM cho biết đang xác minh đơn của ông Phạm Tuấn Thanh (57 tuổi, ngụ quận Tân Phú) tố giác ông Nguyễn Văn Mỹ (46 tuổi, ngụ quận Bình Tân) có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do ông Mỹ đã bỏ đi khỏi địa phương, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TPHCM đề nghị ông liên hệ cán bộ điều tra Lê Hoàng Dũng của Đội 3 Phòng PC44 tại địa chỉ 324 Hòa Hưng phường 13 quận 10, điện thoại 0903913637 để làm rõ nội dung bị tố giác.

Kết quả xác minh ban đầu cho thấy vào cuối năm 2011, ông Mỹ nói với ông Thanh rằng có hùn mua một khu đất gần chợ Bình Thành thuộc phường Bình Hưng Hòa B quận Bình Tân với giá 2,3 tỷ đồng và đồng ý cắt 7 lô đất trong khu đất này chuyển nhượng cho ông Thành, dù khu đất này không phải của ông Mỹ. Tin lời, ông Thành đã đưa cho ông Mỹ hơn 1,3 tỷ đồng. Để tạo niềm tin là đang làm hồ sơ tách thửa đất, ông Mỹ đưa cho ông Thanh 3 biên nhận hồ sơ xin chuyển đất ở OĐT đánh máy vi tính, có mã vạch. Tuy nhiên, những tờ biên nhận này không giống với mẫu biên nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hành nên được xác định có dấu hiệu là giấy tờ giả.

 ÁI CHÂN

Công an còng tay dân vì chuyện chuộc điện thoại?

http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/cong-an-cong-tay-dan-vi-chuyen-chuoc-dien-thoai-625445.html

HẢI ĐƯỜNG – Thứ Ba, ngày 26/4/2016 – 06:15

 (PL)- Do không thỏa thuận được giá chuộc hai điện thoại, một thanh niên và một số công an huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng xảy ra xô xát.

TIN LIÊN QUAN

Anh Phùng Văn Hòa, trú thôn Bái Khê, xã Liên Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng vừa có đơn tố cáo gửi Công an TP Hải Phòng và Công an huyện Vĩnh Bảo. Theo đơn, anh bị tổ công tác của Công an huyện Vĩnh Bảo đánh, còng tay trái pháp luật.

Anh Hòa kể lại: “Chiều 5-4, tôi đi làm về qua đoạn sông Thái Bình gần nhà thì thấy người dân kể lại có hai anh công an làm rơi điện thoại xuống sông. Hai anh đã thuê người mò tìm nhưng không thấy. Lát sau, tôi ra đoạn sông đó tắm và vô tình mò được cả hai điện thoại. Vì lúc đó không có ai nhận nên tôi mang điện thoại về nhà”.

Theo anh Hòa, tới tối cùng ngày, có người gọi vào số máy của anh xin chuộc lại điện thoại. “Tôi có thỏa thuận là sẽ cho chuộc với giá 8 triệu đồng vì hai chiếc điện thoại đó còn mới. Các anh ấy đồng ý và hẹn tôi sáng hôm sau mang tới lán các anh ấy đang làm nhiệm vụ, cách nhà tôi mấy chục mét” – anh Hòa kể.

Khoảng 10 giờ ngày 6-4, anh Hòa mang điện thoại đến lán những cán bộ Công an huyện Vĩnh Bảo đang làm nhiệm vụ theo dõi cát tặc trên sông Thái Bình, đoạn đi qua xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo. Đến nơi, có tám người chờ sẵn ở đó. “Khi tôi mang điện thoại đến, các anh ấy nói chỉ trả 3 triệu đồng để chuộc lại. Tôi không đồng ý, các anh ấy liền yêu cầu tôi vứt điện thoại xuống sông lại để các anh ấy mò. Tôi vừa nói sẽ làm y như vậy, bỗng mấy người lao vào đánh tôi, cướp một điện thoại Samsung. Còn một điện thoại iPhone các anh ấy giúi vào túi áo tôi, vu cho tôi ăn trộm rồi lấy còng ra còng tay tôi. Tôi tri hô, người dân xung quanh đến cứu thì bị các anh công an rút súng đe dọa. Mẹ tôi ở gần đó chạy ra can ngăn cũng bị các anh ấy hành hung” – anh Hòa nói.

Chống cự quyết liệt một hồi, anh Hòa vùng chạy được về nhà, trên tay vẫn còn đeo còng. Mấy ngày sau, một cán bộ Công an huyện Vĩnh Bảo mới đến tháo còng tay cho anh.

Ông Lê Tấn Phát, Trưởng Công an xã Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, nói với chúng tôi: “Chiều 5-4, một số cán bộ Công an huyện Vĩnh Bảo làm nhiệm vụ trên địa bàn xã và đánh rơi điện thoại. Anh Phùng Văn Hòa mò được dưới sông rồi hai bên thỏa thuận với nhau về việc chuộc điện thoại. Phía anh Hòa đưa giá quá cao nên xảy ra xô xát. Chúng tôi đã đến lấy lời khai. Tuy nhiên, sau đó hai bên tự giải quyết nội bộ với nhau nên chúng tôi không lập biên bản vụ việc”.

Ông Phạm Quang Thiện, Trưởng Công an huyện Vĩnh Bảo, cho biết: “Chúng tôi đã nhận được phản ánh về vụ việc và đã giao đội hình sự điều tra. Nếu quả thật các đồng chí trong tổ điều tra đánh người trái phép, tự ý còng tay người dân và rút súng ra đe dọa thì chúng tôi sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.

Chiều 25-4, ông Vũ Xuân Hùng, Quyền Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hải Phòng, cho hay vụ việc chưa được báo cáo về Công an TP Hải Phòng nên chưa có hướng chỉ đạo xử lý.

HẢI ĐƯỜNG

Chém nhau ngoài đường, tiếp tục ẩu đả trong bệnh viện

http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/chem-nhau-ngoai-duong-tiep-tuc-au-da-trong-benh-vien-625444.html

K.GIANG – Thứ Ba, ngày 26/4/2016 – 06:10

 (PL)- Ngày 25-4, Trung tá Bùi Văn Dũng, Trưởng Công an phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá (Kiên Giang), cho biết đang tiếp tục xác minh, lập hồ sơ chuyển công an cấp trên xử lý vụ đánh nhau loạn xạ tại bệnh viện.

Trước đó, khuya 20-4, tại khoa Cấp cứu BV Đa khoa tỉnh Kiên Giang tiếp nhận hai bệnh nhân Lương Văn Y và Nguyễn Tấn Hùng (ngụ cùng xã Phi Thông, TP Rạch Giá) đến cấp cứu vì chém nhau.

Sau khi cứu chữa, vì không biết hai người này mâu thuẫn nên chuyển hai người ra giường bệnh nằm gần nhau. Lúc này, 11 người nhà của hai bệnh nhân xông vào xô xát, dùng ghế, nón bảo hiểm tấn công nhau loạn xạ. Bảo vệ và dân quân tự vệ can thiệp nhưng không được. Nhận được tin báo, lực lượng công an phường nhanh chóng có mặt, lập biên bản và thu thập thêm chứng cứ để chuyển qua cơ quan điều tra xử lý.

“Rất may hôm đó không có bệnh nhân đang cấp cứu nên không gây ra hậu quả nghiêm trọng khác” – Trung tá Dũng cho biết.

K.GIANG

Phát hiện 56 xe biển xanh, biển đỏ vi phạm qua hệ thống camera

http://laodong.com.vn/phap-luat/phat-hien-56-xe-bien-xanh-bien-do-vi-pham-qua-he-thong-camera-544951.bld

LĐO Cao Nguyên 6:19 PM, 25/04/2016

Qua hệ thống camera giám sát, chỉ trong 5 tháng gần đây, cơ quan chức năng đã xử phạt được 2564 t/h bị xử lý vi phạm; tước GPLX 349 t/h; tam giữ 2215 bộ giấy tờ. Điều đáng nói, qua hệ thống này đã phát hiện và xử lý được 56 trường hợp xe biển xanh, biển đỏ, 4 chiếc xe ô tô đeo biển giả.

Hiện nay, việc xử lý người điều khiển xe vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát đang có hiệu quả rất tích cực. Nhiều trường hợp xe biển giả cũng được phát hiện từ hệ thống này. Việc xử phạt qua camera cũng nâng cao ý thức người vi phạm. Khi được mời lên xử phạt, chính người vi phạm cũng trực tiếp chứng kiến những lỗi cơ bản bằng hình ảnh chân thực rõ nét.

Điều này đã cho thấy, hệ thống camera giao thông trên địa bàn Hà Nội không chỉ giúp lực lượng chức năng kịp thời phát hiện các điểm ùn tắc, các vụ tai nạn giao thông mà gần đây, nhiều lỗi vi phạm tưởng chừng như khó phát hiện đã được thực hiện.

Ngày 25.4, trao đổi với Lao Động trung tá Huỳnh Tấn Nam – Đội trưởng Đội Điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP Hà Nội) cho biết, từ đầu tháng 12.2015 đến ngày 20.4, đơn vị đã xử lý 2564 trường hợp vi phạm qua hệ thống camera giao thông; tước GPLX 349 trường hợp; tam giữ 2215 bộ giấy tờ.

Cũng qua hệ thống camera giám sát phát hiện và xử lý được 56 trường hợp xe biển xanh, biển đỏ. Ngoài ra, cũng qua hệ thống này, cảnh sát đã phát hiện được 4 chiếc xe ô tô đeo biển giả.

“Điều này đã cho thấy, hệ thống camera giao thông trên địa bàn Hà Nội không chỉ giúp lực lượng chức năng kịp thời phát hiện các điểm ùn tắc, các vụ tai nạn giao thông mà gần đây, nhiều lỗi vi phạm tưởng chừng như khó phát hiện đã được thực hiện”, trung tá Nam cho hay.

Theo trung tá Nam, hiện hệ thống camera xử phạt trên đường có độ chính xác tuyệt đối, hình ảnh sắc nét, rõ ràng, quan sát được kỹ từng dấu hiệu vi phạm. Những trường hợp vượt đèn thì việc kiểm tra xử lý rất đơn giản. Tuy nhiên, những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ CBCS của đơn vị sẽ nhanh chóng kiểm tra, xác định ngay BKS của phương tiện đó có phải là giả hay không. Từ những hình ảnh, thông tin này, các tổ công tác tuần lưu trên đường sẽ nhanh chóng dừng xe, kiểm tra, xử phạt.

Cụ thể, một ngày trong tháng 3.2016, qua hệ thống camera giám sát, xử phạt, tổ công tác của Trung tâm Điều khiển thông tin Phòng CSGT đường bộ – đường sắt phát hiện chiếc xe ôtô loại 5 chỗ BKS: 30A-366.35, đang lưu thông trên phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội có dấu hiệu nghi vấn. Qua xác minh, lái xe Nguyễn Nhật Linh (29 tuổi, ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào liên quan đến chiếc xe. Thậm chí, Nguyễn Nhật Linh còn không có giấy phép lái xe.

Cũng theo trung tá Nam, quan điểm của Ban chỉ huy Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an Hà Nội là xử lý nghiêm, không có ngoại lệ. Hiện những trường hợp phương tiện mang BKS giả bị CSGT phát hiện đều đã được chuyển tới các cơ quan chức năng có liên quan như Cục Cảnh sát truy nã tội phạm, hay Cục Hải quan… để truy nguồn gốc của các phương tiện này.

Trong trường hợp xe nhập lậu sẽ bị CSGT tịch thu sung công quỹ. Còn nếu xe được mua bán thanh lý từ các cơ quan ngoại giao mà chủ sở hữu không đóng thuế, sẽ bị truy thu thuế theo quy định.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã có hơn 450 camera giao thông được lắp đặt. Việc xử phạt qua camera khiến ý thức người vi phạm đã tăng lên khi được trực tiếp chứng kiến những lỗi cơ bản bằng hình ảnh chân thực rõ nét. Sắp tới, sẽ báo cáo và đề nghị UBND TP. Hà Nội tổ chức lắp đặt thêm hệ thông camera trên các tuyến hướng tâm, vành đai, cổng bệnh viện… Ngoài ra, Phòng CSGT sẽ nghiên cứu cải tiến, nâng cấp các “mắt thần” để có thể định dạng ngay BKS của các phương tiện đi trên đường là thật hay giả.

Quảng Nam: Dân tưới xăng, dọa đốt xe tại trạm thu phí

http://laodong.com.vn/phap-luat/quang-nam-dan-tuoi-xang-doa-dot-xe-tai-tram-thu-phi-544983.bld

LĐO Hữu Long 8:33 PM, 25/04/2016

Người dân cho rằng, từ khi trạm thu phí đi vào hoạt động khiến nhà của họ bị rạn, nứt. “Cực chẳng đã” họ phản đối bằng cách đặt ôtô chắn ngang, đổ xăng xung quanh ôtô dọa đốt xe, yêu cầu lãnh đạo trạm thu phí phải giải quyết. Vụ việc khiến giao thông qua trạm thu phí ùn tắc nhiều giờ.

Sự việc trên xảy ra từ 12h – 17h ngày 25.4, tại Trạm thu phí đường bộ tại thôn Nghiêm Tây 1, xã Điện Thắng Bắc (Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Theo anh Nguyễn Hữu Đức (SN 1982), từ khi đặt trạm thu phí, gia đình anh bị đảo lộn hoàn toàn. Cụ thể, ngôi nhà của anh nhiều tháng nay có dấu hiệu rạn, nứt.

“Những vết nứt trong nhà tôi ngày càng hiện rõ khiến tôi rất lo lắng cho tính mạng mọi người trong nhà. Đặc biệt, ban đêm khi những chiếc xe trọng tải lớn chạy qua, tôi có thể cảm nhận rất rõ ngôi nhà bị rung lắc mạnh” – anh Đức bức xúc.

Gần đó, gia đình bà Võ Thị Mật cũng trong tình trạng tương tự. Bà Bùi Thị Lương (con dâu bà Mật) – cho biết: “Bao nhiêu năm tích góp, vợ chồng tôi xây dựng được một căn nhà tiền tỷ. Ấy thế mà, từ khi trạm thu phí này được đặt tại khu vực đông dân khiến nhà tôi xuất hiện những vết nứt lớn.

Sự việc càng nghiêm trọng khi  một vài người dân quá khích đã đập phá tại khu vực làm việc của nhân viên thu phí. Chưa dừng lại, họ còn đặt một chiếc ôtô BKS 92B- 000.95 giữa khu vực dành cho xe thô sơ qua lại và tưới xăng xung quanh dọa đốt xe, nếu lãnh đạo trạm thu phí không có mặt và đưa ra giải pháp cụ thể để đền bù thiệt hại cho họ. Ghi nhận lúc 16h cùng ngày, chiếc ôtô vẫn được đặt giữa lòng đường khiến lượng xe đạp, xe máy chạy qua đây ùn tắc cục bộ.

Trước đó, ngay sau khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với các ngành chức năng tại thị xã Điện Bàn có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông, đảm bảo tình hình an ninh trật tự và giải thích, yêu cầu người dân di chuyển chiếc ôtô ra khỏi khu vực trạm thu phí, tránh gây ùn tắc. Đến khoảng 17h cùng ngày, sau khi đại diện lãnh đạo trạm thu phí có mặt thì người dân mới đồng ý di chuyển xe.

Trao đổi với Lao Động tại hiện trường, ông Thân Hóa – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng GĐ Cty CP Xây dựng 545 Đà Nẵng – cho biết, việc người dân khẳng định nguyên nhân gây nứt nhà họ do trạm thu phí là vô lý. Vì trên toàn tuyến quốc lộ 1A nơi nào cũng có trạm thu phí và có lượng xe chạy như nhau nên không thể nói như vậy.

Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của sự việc, ông Hóa cuối cùng cũng “xuống nước” và đồng ý hỗ trợ tiền cho những hộ bị nứt nhà.

Ông Nguyễn Văn Chức – Chủ tịch UBND xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn) – cho biết: “ Việc người dân dùng ôtô chắn ngang, lại còn tưới xăng lên xe dọa đốt như vậy là vi phạm pháp luật rồi. Lâu nay, địa phương chưa nhận được đơn thư phản ánh của người dân về tình trạng rạn, nứt nhà.  Nếu người dân báo cáo tình trạng rạn, nứt nhà lên cơ quan chức năng thì UBND xã sẽ tham mưu lên thị xã Điện Bàn để tìm giải pháp khắc phục. “

Một bình luận

  1. […] Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 4 năm 2016 […]

Bình luận về bài viết này