Le capital au XXIème siècle (Tư bản trong thế kỷ XXI) là cuốn sách gây tiếng vang lớn trong các học giả, nhà kinh tế, các nhà chính trị Âu, Mỹ suốt hai năm nay.
Trong tác phẩm dày hơn một ngàn trang này, nhà kinh tế Pháp Thomas Piketty, năm nay 45 tuổi, nghiên cứu về những bất bình đẳng về kinh tế, thu nhập trong các nền chính trị – kinh tế khác nhau, từ đầu thế kỷ thứ Nhất đến nay. Cuốn sách trình bày những nhận định sâu sắc về kinh tế xã hội dưới các chế độ chính trị khác nhau trong nhiều thời kỳ khác nhau, nhất là về thế kỷ XIX, XX và XXI. Sách do nhà Xuất bản Seuil của Pháp phát hành giữa năm 2013, chỉ trong vòng3 tháng đã bán được hơn 15 vạn cuốn. Đầu năm 2014 sách được dịch ra tiếng Anh, trong 3 tháng bán được 450.000 cuốn. Báo The New York Times số ra ngày 23/3/2014 cho rằng đây là cuốn sách ‘’quan trọng nhất trong năm 2014’’, và cũng có thể là cuốn sách quan trọng nhất trong thập kỷ này.
Những nguyên thủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands, bang California, vào ngày 15 và 16 tháng 2, 2016.
Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói hội nghị “đánh dấu một năm bước ngoặt” cho cả ASEAN và cho mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng gần gũi giữa Hoa Kỳ và ASEAN, và nêu lên 17 nguyên tắc chính yếu “hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về phía trước.”
Chiến binh thuộc lực lượng nổi dậy ôn hòa tại một vùng vừa chiếm được từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo ngày 17/02/2016.Reuters
Nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, lòng can đảm của Y sĩ Thế giới trước thái độ thâm độc của Bachar al Assad, chống khủng bố FBI đụng Apple, kinh tế thế giới mong manh, giới lãnh đạo chính trị bất lực là những chủ đề chính hôm nay. Tiếp tục đọc →
Sinh viên Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc triển khai tên lửa ở Hoàng Sa. Manila, 19/02/2016.Reuters
Sau khi vụ triển khai tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa bị vạch trần, gây lo ngại nơi các láng giềng, Trung Quốc đã liên tiếp ngụy biện, cho rằng mình không hề gây nên căng thẳng mà chính báo chí ngoại quốc và các nước khác là căn nguyên làm cho tình hình bị khuấy động. Tiếp tục đọc →
Trọng NghĩaĐăng ngày 19-02-2016 Sửa đổi ngày 19-02-2016 13:48 RFI
Ảnh vệ tinh chụp những hoạt động của Trung Quốc quân sự hóa đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.Reuters
Sau các thông tin mới nhất về các hành động quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc tiến hành, mọi người đang chờ đợi xem Việt Nam – nước có tranh chấp chủ quyền tại vùng này – phản ứng ra sao. Vào hôm nay, bộ Ngoại Giao Việt Nam chính thức cho biết đã cực lực phản đối Trung Quốc thông qua hai kênh : trực tiếp gởi công hàm cho Trung Quốc, và đặc biệt là yêu cầu Liên Hiệp Quốc phổ biến công hàm phản đối nói trên.
Bài báo thứ nhất “Đánh bom khách sạn Caravelle ghi dấu lịch sử” đăng ngày 15.2 trên báo Tuổi Trẻ. Đọc xong tự hỏi: Không hiểu sao đến giờ này mà họ còn tự hào về những chuyện như thế này?
Đánh bom một khách sạn ngay giữa trung tâm thành phố, mặc dù viện cớ là “nơi quan chức Mỹ và Việt Nam cộng hòa thường lui tới hội họp” nhưng cũng có rất nhiều nhà báo nước ngoài, dân thường…rõ ràng là coi thường sinh mạng con người, mà mục đích chỉ là “để đối phương không đắc chí”, nhưng thật ra là đánh ai? Tiếp tục đọc →
Thời gian vừa qua ở Việt Nam xuất hiện một trào lưu tự ứng cử đại biểu quốc hội nhân kỳ bầu cử Quốc hội tháng 5/2016. Đã có rất nhiều người tham gia tự ứng cử, với tư cách ứng cử viên độc lập. Một số khá đông người thuộc phong trào dân chủ cũng tham gia tự ứng cử. Sự tham gia tự ứng cử của những người thuộc phong trào dân chủ đã tạo nên một sự trao đổi, tranh luận, thậm chí tranh cãi trên diễn đàn mạng xã hội. Một số người cho rằng, việc tham gia là đúng, là tốt và cần thiết nhưng một số người ngược lại cho rằng không nên tham gia, hoặc tham gia không được gì, chỉ tạo tính chính danh cho quốc hội cộng sản… Tiếp tục đọc →
Một trong những tên lửa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc chụp ngày 03/11/1999
AFP photo
Nghe hoặc Tải xuống
Trung Quốc mới đây đã triển khai giàn tên lửa đất đối không được cho là hiện đại nhất thế giới ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc làm dấy lên những câu hỏi về những bước đi tiếp tới của Trung Quốc trong việc quân sự hóa khu vực biển Đông, làm thay đổi hiện trạng và tiến tới đe dọa sự thống trị trên biển của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc về những vấn đề này.
Các luật sư yêu cầu trả tự do ngay cho Nguyễn Mai Trung Tuấn “để bị cáo tiếp tục đi học”
Ngày 19/2, qua mạng xã hội, luật sư Nguyễn Văn Miếng, người đại diện pháp lý của Nguyễn Mai Trung Tuấn, cho biết ông đã nhận được giấy báo từ Tòa án nhân dân tỉnh Long An, thông tin phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 2 tháng 3 năm 2016.
Trước đó, trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 24/11/2015, Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã tuyên án 4 năm 6 tháng tù đối với Trung Tuấn, sinh năm 2000, về tội ‘chống người thi hành công vụ’ và ‘cố ý gây thương tích’ theo Điều 104 Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam.
Đồng thời bị cáo phải bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa.
Ông Ted Osius đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở châu Á.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố ‘giọt nước làm tràn ly’ duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt tại Hà Nội vào đầu tháng Hai, ông Ted Osius cũng bình luận về nhân sự Đại hội 12 cũng như chủ đề nhân quyền Việt Nam.
Bà Thảo Griffiths cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam ‘muộn còn hơn không’
Một ý kiến trong thảo luận Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt đặt ra câu hỏi rằng liệu Việt Nam có thực sự quan trọng đối với Hoa Kỳ khi Tổng thống Obama đã nhiều lần tới châu Á nhưng chưa từng đến Việt Nam.
“Chuyến thăm gần đây nhất của một Tổng thống Hoa Kỳ tới Việt Nam là năm 2006. Trong khi đó Tổng thống Hoa Kỳ đã đến khu vực Asean rất nhiều lần.
Vòng hoa tưởng niệm liệt sĩ 17-2 bị phá nát chỉ còn ‘trơ xương’
Câu này là của ông Trọng. Đành phải mượn để tăng thêm tính hài hước cho “mênh mông thế sự 28” thiên về “tả chân” một sự thật bẩn thỉu của cái gọi là “dân chủ phải có kỷ cương” để mong làm nhoè bớt đi sự nhày nhụa của một sự kiện. Xin trích nguyên văn những lời vàng ngọc của ngài Tổng nói trước báo giới quốc tế: “dân chủ đến thế là cùng, không có dân chủ gì hơn nữa… cho nên tại sao Đại hội lần này tôi nói ngay là một đại hội biểu thị tinh thần dân chủ, đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ”. Thế rồi kịch bản Đại hội đã được “nghiệm thu” chỉ một ngày sau lễ bế mạc – hảo, hảo “hấn háo lơ” 挺好 – rất tốt. Và đây là lúc thực hiện: Tiếp tục đọc →