70 NĂM QUÂN ĐỘI-MẤY MƯƠI NĂM SỢ TẦU ?

Phạm Trần

Đảng Cộng sản Việt Nam đang lên cơn sốt  về chuyện phải kiên định Chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để bảo vệ Đảng cầm quyền, nhưng lại coi nhẹ hành động đang ngày đêm chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở Biển Đông. Tiếp tục đọc

RFI Điểm Báo 18-12-2014 18:01

Minh Anh
Đăng ngày 18-12-2014
RFI

Đồng Rúp tuột giá : Trách nhiệm của Putin ?

mediaMột cửa hàng đổi ngoại tệ tại Matxcơva ngày 17/12/2014.REUTERS/Maxim Zmeyev

Quan hệ Cuba – Hoa Kỳ bất ngờ được sưởi ấm, khủng hoảng đồng Rúp tại Nga và dư âm của vụ Taliban sát hại gần 150 người trong một trường học tại Pakistan là những chủ đề thời sự nóng trên các mặt báo Pháp sáng nay 18/12/2014. Tiếp tục đọc

(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Công Lý Trò Hề Của CSVN

Ngày 17 tháng 12 năm 2014

H,

Sáng 28 tháng 11, 2014, Quốc hội CSVN đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc có tên đầy đủ là “Công Ước Chống Tra Tấn và Trừng Phạt hoặc Đối Xử Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo Làm Mất Phẩm Giá Khác” (UNCAT= United Nations Convention against Torture).  Được biết UNCAT nằm trong nhóm những công ước được soạn thảo nhằm bảo vệ nhân quyền của cộng đồng quốc tế. Tuy được Liên Hiệp Quốc thông qua từ năm 1984, có hiệu lực từ năm 1987, nhưng CS Việt Nam vẫn thuộc một nhóm rất nhỏ các quốc gia không tham gia. Không tham gia đồng nghĩa với không phải thực hiện, không bị giám sát, chế tài, dẫu cho mục tiêu của UNCAT chỉ là phòng chống tra tấn, đối xử tàn bạo làm mất phẩm giá con người. Tiếp tục đọc

Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 12 năm 2014

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tiếp tục đọc

‘Chỉ còn hy vọng vào đào đường ngách’

4 giờ trước
BBC

Đối Thoại: Cầu nguyện bình an và may mắn đến với 12 công nhân VN

Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương chạy đua với thời gian

Hiện mọi hy vọng cứu hộ 12 công nhân bị kẹt trong một đoạn hầm thủy điện bị kẹt ở tỉnh Lâm Đồng trông chờ vào việc ‘đào đường ngách’, một quan chức tham gia điều khiển cứu hộ nói với BBC từ hiện trường.

Như vậy đã hơn hai ngày kể từ khi xảy ra vụ tai nạn sập hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng vào sáng ngày 16/12, đến nay các công nhân vẫn chưa được cứu ra ngoài. Tiếp tục đọc

Giải mã bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba

4 giờ trước
BBC

Liệu bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ có dẫn đến những thay đổi về chính trị tại Cuba?

Quyết định đối thoại về bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba vừa được Nhà Trắng công bố đã gây không ít bất ngờ trong giới quan sát.

Phát biểu trong bài diễn văn trước toàn quốc hôm 17/12, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gọi đây là “thay đổi quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ với Cuba trong vòng 50 năm qua.” Tiếp tục đọc

Hỏi & Đáp với Bill Hayton về các kình địch ngày càng tăng ở biển Đông

Posted by adminbasam on 18/12/2014
NYT
Tác giả: JANE PERLEZ
Người dịch: Huỳnh Phan
15-12-2014

Basamnews

 Bill Hayton nói rằng nhà báo nước ngoài khó đến viếng các đảo ở biển Đông. Credit: Nick Strugnell
Bill Hayton nói rằng nhà báo nước

ngoài khó đến viếng các đảo ở

biển Đông. Credit: Nick Strugnell

Bill Hayton, một nhà báo lâu năm với BBC, đã dành phần lớn sự nghiệp ghi nhận theo thời gian các sự kiện trong khu vực Đông Nam Á và quan sát sự kình địch ngày càng tăng trong khu vực. Cuốn sách đầu tiên của ông, “Vietnam: Rising Dragon” [Việt Nam: con rồng đang trỗi dậy] (Yale University Press, 2010), khảo sát bản chất độc tài của chính phủ và các vi phạm nhân quyền đi cùng với tăng trưởng kinh tế của đất nước này. Tiếp tục đọc

Quyền công dân đích thực ở Việt Nam là gì ?

Trần Quang Thành@S:
Radio Chantroimoi

human_rights_handsQuyền công dân đích thực ở Việt Nam là gì ?

Trong thời gian qua nhà cầm quyền CSVN đã lạm dụng quyền lực, bắt giữ trái phép những người bất đồng chính kiến, đàn áp khủng bố người dân thấp cổ bé họng. Điều này cho thấy quyền công dân bị xâm phạm ở mức đáng báo động.

Khi được hỏi về sự kiện này Tiến sĩ Nguyễn Quang A chia sẻ quan điểm với phóng viên Trần Quang Thành như sau, mời quý vị theo dõi.

Mối nguy Mỹ kim lên giá

Việt Long – Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2014-12-17
RFA

000_Hkg2687325-305.jpg

Một nhân viên ngân hàng đang đếm tiền đô la Mỹ

AFP photo

Nửa đêm rạng sáng Thứ Ba 16, Liên bang Nga bất ngờ nâng lãi suất ở mức rất cao là từ 10,5% lên 17% để chặn đà tuột dốc quá nặng của đồng Rúp. Vậy mà khi thị trường tài chính mở cửa tại New York báy tiếng sau, đồng bạc Nga tiếp tục mất giá. Một vụ khủng hoảng ngoại hối vừa xảy ra trước mắt chúng ta và có thể là bước đầu của cơn chấn động cho các nước đang phát triển. Một trong nhiều nguyên do chính là việc Mỹ kim lên giá làm dầu thô mất giá còn nặng hơn nữa. Giữa loạt tổng kết về kinh tế năm 2014 và dự đoán cho năm 2015, tiết mục Diễn đàn Kinh tế sẽ phân tích nguyên nhân và hậu quả của việc Mỹ kim lên giá qua phần trao đổi cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây: Tiếp tục đọc

Ngày buồn hiu với bài hát cuối

tuankhanh
Wed, 12/17/2014 – 18:39
RFA

Còn 4 ngày nữa đến Lễ Giáng Sinh thì Việt Dzũng mất. Anh không kịp mừng lễ Chúa sinh ra lần thứ 55 trong đời mình, không kịp trình diễn 2 bài hát cuối cùng mà anh thu âm tại California. Hai bài hát về đức tin của anh, nỗi sợ hãi và phấn khích, trong đó có những câu hát như lời trối trăng sau cùng. Tiếp tục đọc

Lập trường Biển Đông của Mỹ và vụ kiện đường “lưỡi bò” Trung Quốc Việt Hà, phóng viên RFA 2014-12-17 RFA 001_GR368325.jpg Bản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014. AFP Bản báo cáo mới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 5 tháng 12 vừa qua đã khiến Trung Quốc tức giận cho rằng Hoa Kỳ đã đứng về các nước khác trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Trong báo cáo này Hoa Kỳ đã thẳng thắn kêu gọi Trung Quốc phải làm rõ ý nghĩa của đường đứt khúc 9 đoạn và cho rằng đường này do Trung Quốc vẽ ra không tuân thủ công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc. Tại sao Hoa Kỳ đưa ra báo cáo và lúc này và liệu đây có phải là một sự thay đổi lập trường từ phía Hoa Kỳ trong tranh chấp tại biển Đông? Đường 9 đoạn không hợp lý Để tìm hiểu vấn đề này, Việt Hà phỏng vấn chuyên gia Gregory Polling, người đứng đầu chương trình nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, tại Washington DC. Trước hết chuyên gia Gregory Polling nhận định về lập trường của mình qua bản báo cáo mới như sau: Gregory Polling: Báo cáo hoàn toàn theo lập trường của Mỹ liên quan đến tranh chấp này, vốn vẫn được duy trì suốt thời gian qua… Lập trường của Mỹ không phải là không có ý kiến về đường lưỡi bò hay những yêu sách về chủ quyền mà là trung lập trong những tranh chấp về lãnh thổ tức là Mỹ không có ý kiến về việc ai làm chủ đảo nào, nhưng Mỹ có ý kiến liên quan đến các vấn đề thuộc về luật biển quốc tế. Ví dụ như đảo đó cho phép vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa ra sao. Hoa Kỳ có lập trường như vậy ở khắp nơi trên thế giới với các nước khác. Việt Hà: Theo ông tại sao Hoa Kỳ lại công bố báo cáo vào lúc này? Bản báo cáo đã cho thấy lập trường của Mỹ về đường 9 đoạn cũng giống như lập trường của các nước khác về đường 9 đoạn của TQ, tức là nói rằng nó không đúng như luật biển quốc tế. -Gregory Polling Gregory Polling: Tôi không có thẩm quyền để trả lời tại sao Hoa Kỳ lại cho ra báo cáo vào lúc này nhưng tôi có thể nói nó không phải là mới. Họ đã thực hiện báo cáo này một thời gian và nó cần rất nhiều thời gian và cần nhiều phân tích về luật. Hoa Kỳ cũng đã ra những báo cáo về đường cơ sở mà Trung Quốc, Việt Nam hay Philippines có cho nên đây chỉ là một phần việc bình thường. Bộ Ngoại giao nói với tôi rằng việc Hoa Kỳ ra báo cáo mới vào hôm thứ 6 (5/12) không có liên quan gì đến vụ kiện của Philippines và tôi không thể biết đó là sự thật hay không. Nhưng thực tế là lập trường của Mỹ cho rằng đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc không hợp lý theo luật biển quốc tế thì điều này cho thấy Hoa Kỳ đang tìm cách để ý kiến này của mình được tòa nghe thấy. Hôm chủ nhật, Trung Quốc cũng đệ nạp hồ sơ của mình dù họ nói rằng họ không tham gia vụ kiện. Họ đệ nạp hồ sơ để gây ảnh hưởng tới các chánh án. Việt Hà: Báo cáo này có ý nghĩa thế nào đối với các nước có liên quan trong khu vực bao gồm Trung Quốc? Gregory Polling: Bản báo cáo đã cho thấy lập trường của Mỹ về đường 9 đoạn cũng giống như lập trường của các nước khác về đường 9 đoạn của Trung Quốc, tức là nói rằng nó không đúng như luật biển quốc tế. Tuy nhiên báo cáo này không nói là Trung Quốc được quyền đòi cái gì, nó chỉ nói là đường 9 đoạn không hợp lý và Trung Quốc cần nói rõ cho chúng ta biết là đòi hỏi thực sự của họ là gì. Nó cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến những đòi hỏi về chủ quyền khác của các nước khác hay ảnh hưởng đến lập trường của Mỹ về những đòi hỏi về chủ quyền. Nhưng nó ủng hộ lập trường của Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia rằng đường đường 9 đoạn là không hợp lệ và Trung Quốc cần nói cho chúng ta rõ đòi hỏi của họ là gì. Họ đòi các đảo hay vùng nước, thềm lục địa, hay quyền lịch sử. Nhưng lập trường của Hoa Kỳ với các đòi hỏi của các nước khác vẫn duy trì nhất quán từ trước tới nay. Với Việt Nam là đường cơ sở thẳng. Với Philippines là đòi hỏi của họ với các đảo ở Trường Sa… Cho nên Hoa Kỳ có những chỉ trích và thắc mắc đối với mọi nước có liên quan trong khu vực. Các nước trong khu vực sẽ làm gì? Việt Hà: Theo ông liệu các nước trong khu vực sẽ sớm làm rõ các yêu sách của mình trong tương lai gần hay không bất chấp những yêu sách về chủ quyền chưa rõ ràng của Trung Quốc? Gregory Polling: Họ sẽ làm rõ một vài đòi hỏi. Một vài nước đã làm điều này trong khu vực, ngoại trừ Trung Quốc. Với Malaysia và Việt Nam chúng ta thấy hai nước đã đệ nạp chung hồ sơ về thềm lục địa vào năm 2009 và Việt Nam cũng đã đệ nạp hồ sơ về một phần thềm lục địa ở miền Bắc, vào năm 2012, Việt Nam cũng thông qua luật biển dù luật này chưa đề cập hết được các vấn đề trên biển như vấn đề về đường cơ sở thẳng. Chúng ta biết là các luật sư của Việt Nam và Bộ Ngoại giao cũng biết là đường cơ sở mà Việt Nam vẽ ra phải được thay đổi. Họ đã cố gắng thực hiện thay đổi này vào luật năm 2012 nhưng nó đã không xảy ra. Philippines đã sửa đường cơ sở và đòi hỏi của họ với Trường Sa vào năm 2009 nhưng Malaysia vẫn chưa làm rõ đường cơ sở và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Cho nên các nước đang làm rất từ từ. Nhưng còn vấn đề định nghĩa thế nào là đảo, thế nào là bãi đá thì sẽ không nước nào muốn đưa ra định nghĩa đơn phương cho đến khi họ có được gì đó từ Trung Quốc. Các nước không muốn thấy là mình bỏ đi một cái gì mà không nhận được gì từ phía bên kia. Các nước đang làm rất từ từ. Nhưng còn vấn đề định nghĩa thế nào là đảo, thế nào là bãi đá thì sẽ không nước nào muốn đưa ra định nghĩa đơn phương cho đến khi họ có được gì đó từ TQ. -Gregory Polling Việt Hà: Việc làm rõ các yêu sách của mình đem lại lợi ích gì cho các nước trong trường hợp Trung Quốc không làm rõ các yêu sách của họ? Gregory Polling: Việc làm rõ các đòi hỏi chủ quyền của mình cho phép một nền tảng về đạo đức cao, và đó là lý do vì sao Manila vào năm 2009 đồng ý sửa những yêu sách của mình và đó là hướng mà phía Việt Nam và các nước trong khu vực đang hướng tới. Thực tế là bạn không thể có một yêu sách có thể được bảo vệ trừ khi bạn làm rõ yêu sách của mình theo cách mà luật biển của Liên Hiệp Quốc quy định và điều này có liên quan đến việc tìm kiếm, khai thác dầu khí. Các công ty khai thác dầu khí nước ngoài sẽ không muốn đầu tư vào vùng mà bạn không có chủ quyền thực sự. Cách dễ dàng duy nhất là chỉ ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước bạn là ở đâu. Cách làm này cho thấy nước đó là một nước có trách nhiệm trên thế giới và theo đuổi luật pháp quốc tế. Và càng nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á làm rõ những đòi hỏi về chủ quyền thì càng làm cho người ta thấy Trung Quốc là người chơi không tích cực so với các nước khác. Việt Hà: Mới đây có thông tin cho rằng Trung Quốc đã bí mật lập vùng cấm bay trên biển Đông, theo ông liệu đây có phải là một bước Hoa Kỳ chặn trước những hành động tiếp theo của Trung Quốc? Gregory Polling: Tôi không nghĩ nó có liên quan đến kế hoạch Trung Quốc lập vùng cấm bay trên biển Đông. Chúng ta đã biết từ năm ngoái khi Trung Quốc lập vùng cấm bay trên biển Hoa Đông và Trung Quốc cũng vẫn duy trì lập trường là họ sẽ lập vùng cấm bay trên biển Đông nhưng tôi không nghĩ là nó sẽ xẩy ra ngay tức khắc. Dù nói vậy, tôi vẫn nghĩ Trung Quốc đã chuẩn bị và họ biết họ sẽ đặt ra cái gì. Thực tế cho thấy vùng cấm bay trên biển Hoa Đông là điều làm cho Trung Quốc lúng túng vì ngay khi họ vừa lập ra thì tàu và máy bay của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc cùng các nước khác đã vi phạm vùng này, và Trung Quốc chẳng làm gì được. Cho nên nếu Trung Quốc không thể duy trì một vùng cấm bay hiệu quả trên biển Hoa Đông thì họ cũng không thể làm vậy ở Trường Sa và nó chỉ làm cho Trung Quốc thêm lúng túng khi Việt Nam và Philippines vi phạm vùng này. Cũng cần nói là báo cáo này không được viết trong một ngày hay trong một tuần mà hàng tháng trời nếu không nói là hàng năm. Đó là những phân tích công phu của các luật sư thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Việc công bố báo cáo này không có liên quan gì đến các sự kiện cũng như các báo cáo khác mà Hoa Kỳ đã công bố về những đòi hỏi trên biển trước đó cũng không liên quan gì đến các sự kiện. Việt Hà: Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ không thông qua công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc nên không có quyền lên tiếng kêu goi Trung Quốc phải thực hiện điều này, điều kia liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Ông có nhận xét thế nào về điểm này? Gregory Polling: Đó là một suy luận sai. Thực tế mà Mỹ dù có thông qua hay không luật biển quốc tế (UNCLOS) thì cũng không có liên quan gì đến việc Trung Quốc phải tuân thủ luật này. Không phải là vì tôi cam kết thực hiện điều này mà nước khác không làm thì tôi cũng không làm. Trung Quốc cam kết thực hiện những điều khoản của UNCLOS và vì vậy họ có nghĩa vụ phải tuân thủ. Về phía Hoa Kỳ thì đúng là rất đáng thất vọng đối với nhiều người cả trong chính phủ lẫn trong quân đội Mỹ vì cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa thông qua UNCLOS. Nói vậy nhưng tòa án công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc cùng các tòa khác đã luôn phán quyết rằng phần quan trọng trong UNCLOS liên quan đến chủ quyền trên biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bây giờ là các vấn đề thuộc luật quốc tế và áp dụng với mọi nước. Cho nên dù Hoa Kỳ có thông qua UNCLOS hay không, thì Hoa Kỳ vẫn phải tuân thủ điều này và Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc cũng tuân thủ như vậy trên biển Đông. Điểm cuối cùng là dù Hoa Kỳ chưa thông qua UNCLOS nhưng mọi nhánh trong chính phủ của Hoa Kỳ vẫn tuân thủ UNCLOS. Hải quân và lực lượng tuần duyên của Mỹ vẫn tuân thủ UNCLOS, các tàu của Mỹ vẫn tuân thủ UNCLOS khi đi ra nước ngoài. Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn. Tin, bài liên quan TQ-VN đấu khẩu về biển Đông Trung Quốc âm mưu gì ở Trường Sa Trung Quốc yêu hòa bình và chống chủ nghĩa bành trướng? Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma? Việt Nam sẽ đơn độc nếu bị tấn công? Sự chính danh của đảng cộng sản? Trung Quốc và hành động “Ngư Ông đắc lợi” Việt Nam và Philippines phản đối luật mới của Trung Quốc ở Biển Đông Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì?

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-12-17
RFA

001_GR368325.jpgBản đồ Biển Đông với đường lưỡi bò do TQ đơn phương công bố nhằm chiếm trọn Biển Đông, vị trí dàn khoan HD 981 và dàn khoan thứ hai do TQ thiết lập hồi tháng 6 năm 2014.

 AFP

Bản báo cáo mới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 5 tháng 12 vừa qua đã khiến Trung Quốc tức giận cho rằng Hoa Kỳ đã đứng về các nước khác trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Trong báo cáo này Hoa Kỳ đã thẳng thắn kêu gọi Trung Quốc phải làm rõ ý nghĩa của đường đứt khúc 9 đoạn và cho rằng đường này do Trung Quốc vẽ ra không tuân thủ công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc. Tại sao Hoa Kỳ đưa ra báo cáo và lúc này và liệu đây có phải là một sự thay đổi lập trường từ phía Hoa Kỳ trong tranh chấp tại biển Đông? Tiếp tục đọc

Anhbasam điểm tin thứ Năm, 18-12-2014

Posted by adminbasam on 18/12/2014

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

H1Philippines chuẩn bị mua tối thiểu hai tàu ngầm (PLTP). – Philippines mua tàu chiến và máy bay đề phòng Trung Quốc (TT). – Tướng Philippines: ‘Trung Quốc đang gây hại cho toàn thế giới’ (TN).

Trung Quốc đang thách thức Philippines (PT). “Giới chuyên môn cho rằng, nhiều khả năng Tòa án Trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết có lợi cho Philippines và khi đó những đòi hỏi về chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ bị giáng một đòn nặng bởi ‘đường lưỡi bò’ không có cơ sở pháp lý khi đối chiếu với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)“.

Tiếp tục đọc

Dân Luận điểm tin thời sự thứ năm ngày 18/12/2014

Dân Luận: Phần điểm tin sẽ được cập nhật thường xuyên từ 8h sáng tới 12h khuya mỗi ngày. Độc giả có thể gợi ý tin cần điểm cho Dân Luận bằng cách bấm vào đây: Gợi ý điểm tin.

Bà Bùi Thị Minh Hằng và Thúy Quỳnh đang tuyệt thực (Đức Mẹ TV): Quỳnh Anh, con gái Bùi Hằng cho biết, Bà Bùi Thị Minh Hằng và chị Thúy Quỳnh đã tuyệt thực từ ngày 12/12/2014 để phản đối phiên tòa bất công.
Tiếp tục đọc

TTXVA điểm tin Thứ Năm 18/12/2014

TTXVA

Bản tin hàng ngày được đăng vào lúc 8h sáng

Những tin tức nổi bật sẽ được post trực tiếp lên trang thường xuyên trong ngày

Chúc các tình yêu 1 ngày có nhiều niềm vui trọn vẹn!!!

VangAnh Tiếp tục đọc

Tiếp tục suy nghĩ về những vụ bắt bớ gần đây

nguyenthituhuy
Wed, 12/17/2014 – 19:47 — 
RFA

Những gì diễn ra trong những năm gần đây và nhất là trong những ngày gần đây khiến tôi tự đặt cho mình câu hỏi này : phải chăng đang diễn ra một quá trình tái toàn trị hóa (trở lại với thời kỳ toàn trị) tại Việt Nam ?

Tiếp tục đọc