Đối Thoại Điểm Tin ngày 06 tháng 05 năm 2024

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Sử gia: ‘Đảng Cộng sản biết huy động sức dân trong trận Điện Biên Phủ’

Giám đốc CIA tới Qatar để thảo luận về Israel và Hamas

Ông Netanyahu: Kết thúc chiến tranh ở Gaza bây giờ sẽ giúp Hamas tiếp tục nắm quyền

Cánh vũ trang của Hamas nhận trách nhiệm về vụ tấn công trên biên giới Israel-Gaza

Cậu bé Vũng Tàu được tàu USS Kirk hộ tống nay trở thành phó đề đốc Hải quân Mỹ

Cảnh sát California giải tán trại biểu tình ủng hộ Palestine ở Đại học UCLA

Hãng Hibiscus tìm thấy dầu ngoài biển, nơi Malaysia và Việt Nam thỏa thuận chia sản phẩm

Trung Quốc lần đầu công khai ‘thỏa thuận’ năm 2016 với Philippines về Biển Đông

Israel bắt đầu sơ tán một phần Rafah, Hamas lên án ‘sự leo thang nguy hiểm’

RFA

Công an Quảng Trị điều tra vụ Phó Chánh án bị đâm

Cục Hàng không đưa ra hàng loạt nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng

Ngân hàng Nhà nước đã bán khoảng 700 triệu USD để hạ nhiệt tỷ giá

Chuyên gia nhân quyền LHQ quan ngại về sức khoẻ của TNLT Lê Hữu Minh Tuấn

Khởi tố chủ và nhân viên nhà hàng Nari ở TPHCM lột đồ khách, ép thanh toán

Qua vụ ông Huệ, cần đánh giá lại “cách tấn phong chức danh” của Đảng CSVN

Công cuộc đốt lò của ông Trọng ra sao sau khi hai ông Thưởng & Huệ từ chức?

Ý kiến quanh tuyên bố “trả lại tiền gửi cho dân” sau ngày 30/4/1975

Vụ Thuduc house: cựu phó Cục Thuế TPHCM được giảm 12 tháng tù

Công an truy tìm con gái ông Lê Tùng Vân liên quan vụ án loạn luân

Sự nghiệp cuối đời hay cụ Tổng đang múa võ sơn đông?

Bộ Chính trị có quy định mới về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố và bắt tạm giam vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Công an chính thức công bố việc khởi tố và bắt tạm giam cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng

Bộ Y tế trấn an người dân sau tin vắc-xin của AstraZeneca có thể tạo cục máu đông

Mỹ và Philippines tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông

Sở Giáo dục TPHCM yêu cầu kiểm điểm giáo viên phát sách của tác giả Ocean Vương cho học sinh vì nội dung nhạy cảm

Công an vào cuộc điều tra vụ gần 500 người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì dịp nghỉ lễ 30/4

Khởi tố, bắt tạm giam & bãi nhiệm ĐBQH khoá XV với bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang

 

BBC

Siêu dự án Đại Ninh hơn 25.000 tỷ đồng là gì mà khiến nhiều ‘quan to vào lò’?

Biển Đông: ‘Trung Quốc âm mưu chia rẽ, Việt Nam và Philippines nên đoàn kết’

Tesla của tỷ phú Elon Musk đang loạng choạng?

Kênh đào Phù Nam Techo ‘sẽ đem về 88 triệu USD mỗi năm’

Việt Nam tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ‘lần đầu mời Pháp tham dự’

Bắt ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Sinh viên Mỹ biểu tình phản chiến kiểu Chiến tranh Việt Nam: nguyên nhân, mục đích và tác động

Hàng không lãi đậm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Địa chấn chính trị Việt Nam: Dồn dập đến bao giờ?

Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nâng mức cảnh báo nguy cơ khủng bố, vì sao?

Việt Nam thuộc nhóm 3 nước giam giữ nhiều người viết nhất thế giới

Thiếu nữ Iran bị an ninh sàm sỡ rồi giết như thế nào?

Việt Nam

Tranh chấp lao động: Một bản án bất lợi cho người lao động trở thành ‘án lệ’

Ông Trần Thanh Mẫn, người được phân công điều hành Quốc hội, là ai?

Ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội

Báo cáo LHQ: Việt Nam là điểm đến hàng đầu của rác thải

Lấy Việt Nam làm trung tâm, nhìn từ hội thảo tại Đại học Berkeley

Quốc hội họp bất thường: Miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ và gì nữa?

Kênh đào Phù Nam Techo: Tác giả Campuchia chỉ trích Việt Nam ‘tưởng tượng’ về chiến tranh với Trung Quốc

‘Tứ Trụ’ Việt Nam: Cơ hội của bà Trương Thị Mai và tham vọng của Đại tướng Tô Lâm

Có gì trong báo cáo nhân quyền của LHQ khiến Việt Nam phản ứng?

Ông Vương Đình Huệ mất chức: Còn ai ‘trong sạch như tuyết’?

Ngày 30/4: Người trẻ có tin vào hòa giải?

Những bài báo về phim The Sympathizer biến mất: cuộc chiến trong ký ức sau nửa thế kỷ

RFI

Lãnh đạo Trung Quốc, Pháp và Châu Âu họp tại điện Elysée

Nga đưa vũ khí hạt nhân vào các cuộc tập trận để đáp trả các “đe dọa” từ phương Tây

Biển Đông: Trung Quốc dự kiến triển khai 20 nhà máy điện hạt nhân nổi, Mỹ lo ngại

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Tại sao Việt Nam không nhập vũ khí lớn năm 2023 ?

Việt Nam sẽ tổ chức diễu binh lớn kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Philippines và Mỹ tập trận chung với kịch bản chống quân xâm lược trên Biển Đông

Tập Cận Bình: Hợp tác với Pháp và quốc tế để giải quyết « khủng khoảng » Ukraina

Nhân quyền : Vấn đề hóc búa trong quan hệ Pháp-Trung

Gaza: Israel bắt đầu sơ tán 100.000 thường dân Palestine khỏi Rafah

Harry Potter ban ”phép lạ” cho ngành du lịch Anh

Lãnh đạo Trung Quốc công du Pháp: Ukraina và Trung Đông” là chủ đề trọng tâm

‘‘Mô hình mới’’ giảm nhẹ căng thẳng ở Biển Đông: Manila lên án Bắc Kinh ‘‘đánh lạc hướng’’

Nga truy nã tổng thống Zelensky, Ukraina coi lệnh “vô giá trị”

Liên Âu : Thách thức về lập mặt trận thống nhất bảo vệ lợi ích chiến lược trước Trung Quốc

Đức : Do lỗ hổng an ninh, 6.000 cuộc họp trực tuyến của quân đội bị rò rỉ thông tin

Anh Quốc bắt đầu trục xuất người xin tị nạn sang Rwanda từ tháng Bẩy

Khó đình chiến ở Gaza: Hamas kiên quyết đòi “chiến tranh chấm dứt”, Israel đe tiến vào Rafah

 (Reuters) – Việt Nam : Bắt cựu bộ trưởng Mai Tiến Dũng. Công an Việt Nam hôm nay 06/05/2024, thông báo cựu chánh văn phòng Chính phủ, 65 tuổi, bị bắt với cáo buộc “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ bắt giữ ông Dũng, hôm 30/04, là một phần của cuộc điều tra về một vụ án hối lộ ở tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên. Ông Dũng nổi tiếng trong dư luận tại Việt Nam với câu nói, được đăng tải rộng rãi trên truyền thông trong nước, “nếu chính quyền sai thì nhận lỗi trước dân, nếu dân sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Tuyên bố đưa ra năm 2017 liên quan đến vụ tranh chấp đất tại làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội.

(AFP) – Bắc Triều Tiên : Việc thành lập các ủy ban giám sát lệnh trừng phạt nhắm vào Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ thất bại. Kim Song, đại sứ Bắc Triều Tiên bên cạnh Liên Hiệp Quốc tuyên bố “các thế lực thù địch có thể thành lập ủy ban giám sát thứ hai hay thứ ba nhưng tất cả đều sẽ bị ủy diệt”. Kim Song tố cáo “một tổ chức bất hợp pháp, xúi giục các âm mưu loại trừ sự tồn tại của một quốc gia có chủ quyền”. Tuyên bố này truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên đăng tải hôm 05/05/2024. Vào tháng 3, Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu dự thảo nghị quyết kéo dài thêm 1 năm nhiệm vụ của ủy ban chuyên gia giám sát việc thực thi các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng, nhưng bị Nga phủ quyết.

(AFP) – Số hành vi bài Do Thái trên thế giới tăng cao chưa từng có. Theo báo cáo thường niên Liên Đoàn Chống Phỉ Báng (ADL) được công bố hôm 05/05/2024, cuộc chiến giữa Hamas và Israel tại dải Gaza khiến “ngọn lửa” bài do Thái “bùng cháy” vượt tầm kiểm soát. Theo báo cáo của tổ chức bảo vệ quyền của ngươi Do Thái ADL phối hợp với đại học Tel Aviv, số vụ bài Do Thái trong năm 2023 tăng so với năm 2022 tại phần lớn các nước có đông người Do Thái sinh sống : Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Ý, Brazil và Mêhicô. Riêng tại Mỹ, số vụ bài người Do Thái tăng gấp đôi, từ gần 3.700 vụ lên thành hơn 7.500 vụ.

(AFP) – Anh : Đô trưởng Luân Đôn tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Ông Sadiq Khan, thuộc Công Đảng, giành được 43,8% số phiếu hôm 04/05/2024, bỏ xa đối thủ Sasan Hall của đảng Bảo Thủ. Là con trai của một người nhập cư Pakistan và là người Hồi Giáo đầu tiên đứng đầu thủ đô Luân Đôn, ông Sadiq Khan cho biết “vinh dự”“tự hào” khi được tái đắc cử và hy vọng năm 2024 là năm “thay đổi lớn” với “một tân chính phủ Công Đảng tương lai”. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Sadiq Khan đã phải “lèo lái” thành phố thời hậu Brexit. Trong nhiệm kỳ thứ 3, ông hứa xây dựng một thành phố “công bằng hơn, an toàn hơn, xanh hơn cho tất cả mọi người”.

(AFP) – Ai Cập ngừng xuất khẩu khí hóa lỏng để đối phó tình trạng cắt điện trong nước. Không chỉ ngừng xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn GNL, chủ yếu sang châu Âu, ngay từ tháng 05/2024, Ai Cập thậm chí còn phải nhập khẩu GNL để bảo đảm về năng lượng cho đợt nắng nóng mùa hè trong những tuần tới. Để nhập khẩu nhanh và hiệu quả, từ nay đến tháng 06, chính quyền Cairo triển khai một kho nổi để dự trữ và khí hóa. Ai Cập hiện khai thác mỏ Zorh, có trữ lượng lớn được thẩm định khoảng 850 triệu mét khối khí tự nhiên, ở ngoài khơi Port-Said ở Địa Trung Hải. Nhiều dự án khoan giếng mới được dự kiến thực hiện kể từ năm 2024.

(AFP) – Pakistan ghi nhận tháng Tư mưa nhiều nhất tính từ năm 1961. Ngoài ra, nhiệt độ thấp hơn một độ so với mức trung bình tháng Tư hàng năm. AFP hôm 04/05 cho biết chỉ trong 1 tháng, những cơn mưa như trút nước cuốn trôi nhà cửa đã giết chết 144 người, trong đó có vài chục em nhỏ. Mưa nhiều nhất là ở Balouchistan, tỉnh lớn nhất của Pakistan, nằm gần Iran và Afghanistan : Mực nước mưa cao gấp 4 lần so với cùng kỳ hàng năm. Với 240 triệu dân, chiếm 3% dân số thế giới và là nước đông dân thứ 5 thế giới, Pakistan cũng là quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu cho dù lượng khí gây hiệu ứng nhà kính Pakistan thải ra chỉ chiếm 1% tổng lượng toàn cầu. 

(AFP) – Brazil : Ít nhất 56 người thiệt mạng vì lũ lụt do mưa lớn. Theo thống kê được lực lượng phòng vệ Brazil cập nhật ngày 04/05/2024, thiệt hại về người và tài sản trầm trọng hơn do thiên tai ở miền nam Brazil, đặc biệt là tại bang Rio Grande do Sul và thủ phủ Porto Alegre. Quốc lộ bị sụt lở, giao thông bị gián đoạn. Nhiều khu dân cư bị nước nhấn chìm, cầu bị cuốn trôi, nhiều con đập bị vỡ có thể làm trầm trọng thêm tình hình. Theo thống đốc Eduardo Leite, bang Rio Grande do Sul “đang trải qua thảm họa khí hậu tồi tệ nhất trong lịch sử của bang”.

(AFP) – Brazil : Madonna biểu diễn miễn phí trước 1,6 triệu khán giả ở Rio de Janeiro. “Nữ hoàng nhạc pop” kết thúc tour lưu diễn vòng quanh thế giới The Celebration Tour đánh dấu 40 năm sự nghiệp trên sân khấu hơn 800 m2 tại bãi biển Copacabana, ở Rio de Janeiro tối 04/05/2024 với nhiều khách mời là những tên tuổi lớn. Hàng triệu khán giả sống lại với những bản hit đình đám như Nothing Really MattersVogue… trong buổi trình diễn được đánh giá là “lịch sử”.

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Hai 06.05.2024

1/ VN GHI NHẬN HƠN 100 KỶ LỤC VỀ NHIỆT ĐỘ QUÁ CAO TRONG THÁNG 4

Theo dữ liệu công bố vào hôm 3/5 của trung tâm khí tượng quốc gia, Việt Nam đã trải qua ba đợt nắng nóng nghiêm trọng trong tháng 4, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ tại hơn 100 trạm khí tượng trong nước.

Nhiệt độ trung bình tại các thành phố ở Việt Nam cao hơn từ 2 đến 4 độ C so với năm trước, trong đó các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt nắng nóng.

Tổng cộng có 102 trạm khí tượng ghi nhận mức kỷ lục về nhiệt độ, trong đó có 7 trạm vượt quá 43 độ C vào tuần trước. Riêng trạm Đông Hà ở tỉnh Quảng Trị ghi nhận nhiệt độ lên hơn 44 độ C.

Trong những tuần qua, sức nóng khắc nghiệt đã bao trùm hầu hết châu Á, từ Ấn Độ đến Philippines, gây ra nhiều ca tử vong do say nắng và buộc nhiều trường học phải đóng cửa. Tại Thái Lan, nắng nóng kỷ lục đã tác động mạnh đến việc thu hoạch sầu riêng cũng như gia tăng chi phí sản xuất. Nhiều người đã bày tỏ lo ngại về tương lai của một trong những mặt hàng xuất cảng nổi tiếng nhất của Thái Lan.

Riêng tại Philippines, các giám mục Công giáo đã kêu gọi tín hữu cầu mưa trong bối cảnh nắng nông khắc nghiệt đang hoành hành khắp đất nước. Theo bộ nông nghiệp nước này, hạn hán lan rộng từ đầu năm nay đã gây thiệt hại cả trăm triệu Mỹ kim cho ngành nông nghiệp. Trong khi đó thì bộ giáo dục cho biết là gần 8 ngàn trường học vẫn đóng cửa do nhiệt độ cao kỷ lục.

RFI

2/ CHỦ TỊCH TRUNG CỘNG CÔNG DU ÂU CHÂU SAU 5 NĂM ĐÌNH CHỈ

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào hôm nay đã đặt chân đến Pháp, trạm dừng chân đầu tiên của chuyến công du Âu châu sau 5 năm đình chỉ.

Giới quan sát đặc biệt chú ý chuyến thăm lần này của họ Tập bởi một số nước châu Âu thời gian qua lo ngại về mối đe dọa từ Trung Cộng, đồng thời trong nội bộ những nước này có sự khác biệt rõ ràng về cách giải quyết bất đồng với Bắc Kinh trong khía cạnh an ninh lẫn kinh tế.

Trong khi đó, không thể phủ nhận thực tế một số nước khác có xu hướng sẵn sàng chào đón sự hợp tác với Trung Cộng. Sau Pháp, ông Tập sẽ viếng thăm Serbia và Hungary.

Pháp là một trong những nước dẫn đầu Liên minh Âu châu nên chủ đề chính có thể được thảo luận tại Paris là căng thẳng thương mại gần đây giữa khối này và Trung Cộng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là một trong những người thúc đẩy khối Âu châu mở cuộc điều tra nhằm vào xe điện Trung Cộng vào tháng 9 năm ngoái. Lý do là hoài nghi Trung Cộng trợ cấp để mang lại lợi thế cho các hãng xe nội địa.

Tại Pháp, ông Tập cũng sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Macron và Chủ tịch Ủy ban Âu châu Ursula von der Leyen. Ngoài xe điện, thiết bị y tế và tua bin gió của Trung Cộng cũng vào tầm ngắm của cuộc điều tra của Âu châu. Bắc Kinh khẳng định những cuộc điều tra thương mại của khối châu Âu mang động cơ chính trị. Trung Cộng cũng đáp trả bằng cuộc điều tra chống bán phá giá đối với rượu brandy từ châu Âu, chủ yếu là từ Pháp.

Pháp cũng sẽ tìm cơ hội kêu gọi Trung Cộng tạo điều kiện cho nông sản Pháp được vào thị trường Trung Cộng, cũng như giải quyết quan ngại của các hãng mỹ phẩm Pháp về quyền sở hữu trí tuệ. Các vấn đề nóng quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, bao gồm tình hình Ukraine và Gaza.

Thanhnien

3/ NGA RA LỆNH TRUY NÃ TỔNG THỐNG UKRAINE

Nhà cầm quyền Nga vừa loan báo truy nã Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, chiểu theo một điều khoản của bộ luật hình sự nhưng không cho biết cáo buộc cụ thể. Thông tin này được đăng trên trang mạng của bộ nội vụ Nga vào hôm 4/5, nhưng lệnh truy nã bị Ukraine xem là vô giá trị.

Ngay sau thông báo của bộ nội vụ Nga, bộ ngoại giao Ukraine nhận định lệnh truy nã Tổng thống Zelensky thể hiện “nỗi tuyệt vọng của cơ quan tuyên truyền và bộ máy nhà nước Nga, đang không biết phải phát minh ra điều gì để thu hút sự chú ý”.

Bộ ngoại giao Ukraine nhân cơ hội này nhắc lại là chính Tổng thống Nga Vladimir Putin mới là đối tượng bị tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã với cáo buộc lưu đày hàng ngàn trẻ em Ukraine sang Nga. Theo Kiev, đây mới là lệnh truy nã thực tế, trái ngược với những thông báo vô giá trị của Nga.

Cần biết là từ khi cuộc chiến xâm lược nổ ra, Tổng thống Zelensky đặc biệt bị nhà cầm quyền Putin nhắm tới. Một ngày sau khi điều quân xâm lược Ukraina, ông Putin đã kêu gọi quân đội Ukraine lật đổ Tổng thống Zelensky.   

Theo các dữ liệu của Nga, các thông báo truy nã của chính quyền Putin cũng nhắm vào chỉ huy lực lượng lục quân của Ukraine là tướng Oleksandr Pavliuk, và cựu tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Vào tháng 2 vừa qua, thủ tướng Estonia và nhiều quan chức khác của các nước vùng Baltic cũng bị Nga đưa vào danh sách truy nã.

Về tình hình chiến sự, vào sáng hôm qua 5/5, lực lượng phòng không của Ukraine cho biết đã bắn hạ được 23 trong tổng số 24 máy bay không người lái của lực lượng Nga, chủ yếu nhắm vào các vùng Kharkov và Kherson. Cũng trên mạng, Tổng thống Zelensky cho biết là trong tuần qua, quân Nga đã tiến hành 380 vụ tấn công nhắm vào các thành phố của Ukraine.

RFI

VNThoibao

VNTB – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ‘cập nhật’ về ‘trách nhiệm người đứng đầu’

VNTB – Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm gì về những Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ?

VNTB – Chức trách của Thủ tướng chính phủ là gì?

VNTB – Mua điện áp mái giá 0 đồng: phiên bản từ mua ngân hàng 0 đồng?

VNTB – Mưa rồi, nhưng đừng vội mừng

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Tại sao Việt Nam cần đánh giá lại chiến lược mua sắm vũ khí?

Thế giới hôm nay: 06/05/2024

Thông điệp của Trung Quốc đằng sau cuộc họp Tập-Blinken

Báo Tiếng Dân

Nói gì với những bài học giáo dục cho con em chúng ta?06/05/2024

Từ cuốn sách của Ocean Vuong06/05/2024

Điện Biên Phủ, công và danh06/05/2024

Phỏng vấn Marx về học thuyết Giá trị06/05/2024

Bổ nhiệm phải xem nhân sự tuổi con gì?06/05/2024

Thời sự Hậu Pháo (Kỳ 5)06/05/2024

Câu hỏi dở hơi nhất: Tiền nhiều để làm gì?05/05/2024

Thò lò sáu mặt05/05/2024

Vương Đình Huệ bị loại, mở đường cho nhiệm kỳ thứ tư của Nguyễn Phú Trọng04/05/2024

Có phải là “đồng phạm tư tưởng”?04/05/2024

Thuy My

Lưu Trọng Văn – Quy hoạch điện Vì Dân

Phúc Lai – Vụ sách “nhạy cảm” ở trường quốc tế tại TPHCM: Vẽ đường cho hươu chạy?

Phan Thanh Sơn Nam – Làm sao để có “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”?

Đặng Chương Ngạn – Tại sao sách không dán nhãn 13+, 16+, 18+… như phim ?

Võ Khánh Tuyên – Đừng đánh đồng giá trị quyển sách với giới hạn lứa tuổi

Nickie Tran – Tôi sẽ chết…

Thái Hạo – Tiếng chim bên hiên nhà

Nguyễn Tuấn Khoa – Nắng, mưa và hạn mặn

Nguyễn Văn Tuấn – AZ vaccine, đông máu, và xét nghiệm D-dimer

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

Boxitvn

Điện mặt trời lên xuống 06/05/2024

Thuế cũng tiêu chuẩn kép 06/05/2024

Thò lò sáu mặt 06/05/2024

Phong trào Hoa Hướng Dương sau 10 năm và di sản đối với Đài Loan 06/05/2024

Trong hoạ có phúc! 05/05/2024

Chính sách quản lý và điều tiết thị trường vàng ở Việt Nam theo thời gian 05/05/2024

Tướng tình báo Ukraina nói “để chấm dứt chiến tranh phải đàm phán với Nga’’: Thực hư ra sao? 05/05/2024

Về nạn ‘bảo hoàng hơn vua’ 05/05/2024

Ký ức tháng 4 – Huế 1975 04/05/2024

Chuyện Việt Nam

           Thanh Ly tổng hợp



Đề
nghị truy tố 8 bị can là cựu lãnh đạo Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn



Hoàng Thuận/Tiền Phong



https://lifestyle.znews.vn/de-nghi-truy-to-8-bi-can-la-cuu-lanh-dao-tong-cong-ty-dia-oc-sai-gon-post1473274.html



Thứ hai, 6/5/2024 14:46 (GMT+7)



Ông Nguyễn Tín Trung, cựu Chủ tịch HĐTV Tổng
Công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV (Resco) cùng 7 bị can khác bị cáo buộc chuyển
nhượng 3 khu đất không thông qua đấu giá.



Ngày 6/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Resco.



Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ sang VKSND
TP.HCM đề nghị truy tố ông Nguyễn Tín Trung (cựu Chủ tịch HĐTV Resco), Nguyễn
Phước Ngọc (cựu Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐTV Resco) và 6 người khác về tội
“Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát,
lãng phí”.



Tháng 1/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an TP.HCM hoàn tất kết luận, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án tại Resco sang VKSND
cùng cấp. Tuy nhiên, VKSND TP.HCM đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung một số
nội dung.



Theo kết luận điều tra, năm 2010, UBND TP.HCM
chấp thuận chủ trương giao Resco thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng
và tái định cư dự án Rạch Ụ Cây.



Để có nguồn vốn thực hiện dự án, UBND TP.HCM
đã chấp thuận cho Resco chuyển mục đích sử dụng 15 mặt bằng nhà, đất để cấn trừ
vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án Rạch Ụ Cây, thay vì phải nộp vào ngân sách TP.HCM.



Năm 2013, Resco được UBND TP.HCM cho phép
chuyển nhượng quyền sử dụng đất các mặt bằng này cho các đơn vị thành viên
Resco.



Tuy nhiên, Resco không thực hiện đầu tư khai
thác kinh doanh mà chuyển nhượng 3 mặt bằng, gồm: 299/18 Lý Thường Kiệt, 682
Hồng Bàng (cùng thuộc quận 11) và mặt bằng trung tâm thương mại Bình Đăng cho
các công ty cổ phần có vốn góp của Resco, không thông qua đấu giá, không đúng
với chỉ đạo của UBND TP.HCM.



Cụ thể, Resco chuyển nhượng mặt bằng 299/18 Lý
Thường Kiệt cho Công ty CP Địa ốc 7 (có 20% vốn của Resco) với giá hơn 38
tỷ đồng; chuyển nhượng mặt bằng 682 Hồng Bàng cho Công ty Nam Việt (có 20% vốn
của Resco) với giá hơn 22 tỷ đồng; chuyển nhượng mặt bằng trung tâm thương
mại Bình Đăng cho Công ty TNHH XD TM Sài Gòn 5 với giá 90,9 tỷ đồng.



Sau khi Resco chuyển nhượng 3 mặt bằng trên,
Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM đã làm thủ tục cập nhật giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Địa ốc 7, Công ty Cổ phần Xây dựng địa ốc Nam
Việt và Công ty TNHH XD TM Sài Gòn 5.



Sau đó, các công ty này đã chuyển nhượng 3 mặt
bằng trên cho các cá nhân khác, nên không còn thuộc quyền quản lý của Nhà nước.



Cơ quan điều tra xác định hành vi trên của các
bị can dẫn đến thất thoát cho Resco tại thời điểm chuyển nhượng là 2 tỷ
đồng đối với mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt; 1,7 tỷ đồng đối với
mặt bằng 682 Hồng Bàng và 41,4 tỷ đồng đối với mặt bằng trung tâm
thương mại Bình Đăng.



 



Xác
định 2 cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm nhận hối lộ hơn 47 tỷ đồng



Phú Lữ/Công an Nhân dân



https://lifestyle.znews.vn/xac-dinh-2-cuu-cuc-truong-cuc-dang-kiem-nhan-hoi-lo-hon-47-ty-dong-post1473271.html



Thứ hai, 6/5/2024 13:29 (GMT+7)



VKSND TP.HCM tống đạt cáo trạng truy tố 254 bị
can liên quan đến vụ án sai phạm xảy ra ở Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm
đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, 3 trung tâm ở nơi khác.



Theo đó, 254 bị can bị truy tố ở 11 tội danh,
như: Nhận hối lộ; Đưa hối lộ; Môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ; Tham ô tài sản; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho
phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm phạm trái phép vào mạng
máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; Làm giả tài
liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ…



Theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, các bị can: Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là
những người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động
của Cục Đăng kiểm Việt Nam; được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác
đăng kiểm trên phạm vi cả nước. Bị can Nguyễn Vũ Hải là Phó cục trưởng Cục Đăng
kiểm Việt Nam phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông.



Tuy nhiên, các bị can này đã không thực hiện
đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương làm trái quy định của
pháp luật, nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn, để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ
thống, trong thời gian dài tại các phòng thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, các
Trung tâm đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm trên cả nước.



Trong đó, bị can Trần Kỳ Hình biết rõ các sai
phạm, tiêu cực xảy ra nhưng không chấn chỉnh, xử lý. Ngược lại, bị can này còn
nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm để bỏ qua các sai phạm
trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm, nhận tiền của
lãnh đạo các phòng về việc đăng kiểm sai phạm trong quá trình kiểm định phương
tiện, nhận hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền
hơn 7,1 tỷ đồng.



Ngoài ra, bị can Trần Kỳ Hình lợi dụng chức vụ
quyền hạn, vị trí công tác, làm trái quy định, đã duyệt cấp thông báo năng lực
cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp theo quy định… Với các sai
phạm kể trên, cáo trạng xác định bị can Trần Kỳ Hình phải chịu trách nhiệm hình
sự về hành vi nhận hối lộ hơn 7,1 tỷ đồng và hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong việc duyệt cấp thông báo năng
lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.



Sau khi bị can Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, bị can
Đặng Việt Hà trở thành người có thẩm quyền cao nhất (Cục trưởng Cục Đăng kiểm
Việt Nam), không những không chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi tiêu cực,
sai phạm, mà còn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới là các lãnh đạo phòng, lãnh đạo các
trung tâm đăng kiểm phải nâng mức hưởng lợi của cá nhân Hà phải là cao nhất. Hà
còn chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm khối V phải tính tiền nộp cho Hà căn cứ vào
số lượng phương tiện vào đăng kiểm tại mỗi trung tâm.



Từ chủ trương, yêu cầu, chỉ đạo của Hà, lãnh
đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR), Giám đốc các Trung tâm Đăng kiểm khối V
đã triển khai. Do đó, bị can Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung
về số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới là hơn 31 tỷ
đồng (giai đoạn ngày 1/8/2021-30/9/2022).



Cáo trạng xác định bị can Đặng Việt Hà được
chia 700.000 đồng/1 hồ sơ thẩm định thiết kế đạt. Theo đó, số tiền nhận hối lộ
của 4 Trung tâm Đăng kiểm khối V tại TP.HCM từ ngày 1/4/2022 đến tháng 11/2022
là hơn 7,6 tỷ đồng; 5 Trung tâm Đăng kiểm khối V tại TP Hà Nội là 780
triệu đồng, và số tiền hối lộ của các Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm khối D là
680 triệu đồng.



Do đó, bị can Đặng Việt Hà phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 40,2 tỷ đồng.
Trong đó, cá nhân bị can Đặng Việt Hà hưởng lợi hơn 8,5 tỷ đồng…



 




trùm ma túy Hương ‘Chăm’ cùng các chân rết bị bắt giữ



LN/An ninh Thủ đô



https://lifestyle.znews.vn/ba-trum-ma-tuy-huong-cham-cung-cac-chan-ret-bi-bat-giu-post1473272.html



Thứ hai, 6/5/2024 12:31 (GMT+7)



Bà trùm ma túy Nguyễn Thị Hương (tức Hương
“Chăm”) cùng đồng bọn vừa bị Công an TP Thanh Hóa bắt giữ, thu nhiều ma
túy các loại.



Ngày 6/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
thành phố Thanh Hóa cho biết đã triệt phá đường dây mua bán ma túy từ Hà Nội về
Thanh Hóa tiêu thụ; bắt giữ 3 đối tượng.



Danh tính các đối tượng gồm: Nguyễn Thị Hương
(tức Hương “Chăm”, SN 1977, trú tại phường Trường Thi), Trịnh Hữu Tùng (SN
1975, trú tại phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) và Lê Minh Tuấn (SN 1977, trú
tại huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội).



Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an
thành phố Thanh Hoá đã thu giữ 1 bánh heroin, 6 viên hồng phiến, 2 viên thuốc
lắc, 180 triệu đồng.



Cầm đầu đường dây mua bán ma túy này là Nguyễn
Thị Hương – một trong những đối tượng mua bán ma túy trên địa bàn TP Thanh Hóa
với nhiều “chân rết” ở nhiều địa bàn khác nhau.



Hương đã câu kết với Lê Minh Tuấn ở huyện
Thường Tín, Hà Nội mua heroin với số lượng lớn, sau đó đem về cất giấu, chia
nhỏ cung cấp cho các điểm mua bán trên địa bàn thành phố.



Ngoài ra, Hương sử dụng vật chất để mua chuộc,
lôi kéo một số đối tượng để cất giấu ma túy, sử dụng nhiều máy điện thoại,
nhiều số điện thoại để liên lạc trao đổi với các đối tượng mua bán ma túy, chỉ
bán ma túy cho những người thân quen.



 



Diễn
biến mới vụ bác sĩ giết người phân xác trong bệnh viện ở Đồng Nai



Hoàng Anh- ĐN/Vietnamnet



https://lifestyle.znews.vn/dien-bien-moi-vu-bac-si-giet-nguoi-phan-xac-trong-benh-vien-o-dong-nai-post1473276.html



Thứ hai, 6/5/2024 15:13 (GMT+7)



Danh Sơn (36 tuổi) bị Công an tỉnh Đồng Nai
khởi tố để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Cơ quan công an cũng
đang điều tra, làm rõ dấu hiệu của tội xâm phạm thi thể.



Ngày 6/5, Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Danh Sơn (36 tuổi, thường trú tại TP Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.



Theo điều tra, lực lượng công an xác định Danh
Sơn – bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai – là hung thủ đã sát
hại rồi phân xác chị T.T.B.N. (ngụ phường Trung Dũng, TP Biên Hòa), phi tang ở
nhiều địa điểm khác nhau.



Bước đầu, Sơn khai nhận có quan hệ tình cảm
với chị N., cả 2 người đều có gia đình riêng. Gần đây, giữa 2 người có xảy ra
mâu thuẫn.



Đến trưa 13/4, chị N. đến Bệnh viện Đa khoa
Đồng Nai tìm Sơn để nói chuyện. Tại phòng làm việc của Sơn, chị N. than mệt,
nên được Sơn truyền nước tại phòng riêng.



Trong quá trình truyền nước, Sơn đã cho thêm
thuốc an thần vào bình truyền nước với mục đích làm cho nạn nhân tử vong.



Một lúc sau, xác định chị N. đã tử vong, Sơn
tiến hành phân xác nạn nhân thành nhiều mảnh rồi phi tang tại nhiều địa điểm
khác nhau ở TP Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Ngoài ra, Sơn lấy một số
tài sản của nạn nhân.



Sau đó, khi làm việc với cơ quan chức năng,
đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi và quanh co chối tội, nhằm che giấu hành
vi phạm tội.



Hiện Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can
Sơn với 2 tội danh trên. Còn đối với dấu hiệu của tội xâm phạm thi thể, lực
lượng chức năng vẫn tiếp tục điều tra, làm rõ.



 



Nữ
giám đốc lợi dụng hoạt động đấu giá chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng



Lâm Vinh/An ninh Thủ đô



https://lifestyle.znews.vn/nu-giam-doc-loi-dung-hoat-dong-dau-gia-chiem-doat-gan-100-ty-dong-post1473269.html



Thứ hai, 6/5/2024 07:14 (GMT+7)



Bị cáo Trương Thị Loan (SN 1978, trú tại
phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, giám đốc Công ty Đấu giá Hợp danh Sao
Vàng) có đơn kháng cáo xin xem xét giảm nhẹ hình phạt.



Trước đó, bị cáo Trương Thị Loan bị TAND TP Hà
Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản”. Cùng vụ án, bị cáo Mai Thanh Hà (SN 1978, trú tại phường Mỹ Đình
2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị tuyên phạt 16 tháng 20 ngày tù (bằng thời gian tạm
giam) về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.



Trong kháng cáo, bị cáo Trương Thị Loan đề
nghị tòa án xem xét thu giữ số tiền gần 98 tỷ đồng từ bị cáo Mai
Thanh Hà và bà Nguyễn Thị Hằng để trả trực tiếp cho 8 bị hại và xác định thời
gian thu giữ số tiền trên. Nữ bị cáo còn đề nghị được trả lại hơn 225 triệu
đồng mà bản án sơ thẩm xác định Mai Thanh Hà hưởng lợi bất hợp pháp từ bị cáo
và dùng số tiền này chuyển trả cho 8 bị hại.



Ngoài ra, người liên quan là bà Nguyễn Thị
Hằng và bị cáo Mai Thanh Hà cũng kháng cáo đề nghị tòa án xem xét tách phần dân
sự để xét xử lại nhằm đảm bảo quyền lợi cho 2 người này. Một bị hại là ông Đỗ
Văn Kiên nộp đơn kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt chính và áp dụng hình
phạt bổ sung đối với bị cáo Trương Thị Loan.



Người liên quan là ông Lê Hoàng Linh kháng cáo
đề nghị giải tỏa lệnh ngăn chặn tài sản của vợ chồng ông này.



Theo hồ sơ vụ án, cuối năm 2021, Cơ quan CSĐT
Công an TP Hà Nội nhận được nhiều đơn tố giác bị cáo Trương Thị Loan, Mai Thanh
Hà, Nguyễn Thị Hằng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc đặt
cọc đấu giá tài sản.



Kết quả điều tra xác định từ tháng 2/2020, bị
cáo Loan cùng 2 người khác thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh Sao Vàng (viết
tắt là Công ty Đấu giá Sao Vàng). Mọi hoạt động của công ty đều do Loan điều
hành với tư cách giám đốc.



Lợi dụng bản thân làm việc tại Công ty Đấu giá
Sao Vàng và do cần tiền chi tiêu, trả lãi các khoản vay ngoài xã hội trước đó,
Loan đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty Đấu giá Sao Vàng có nhiều tài
sản cần bán đấu giá để thu hút người tham gia nộp tiền đặt cọc.



Theo thỏa thuận, cứ sau 7 ngày kể từ ngày nộp
tiền cọc thì sẽ được trả lại 100% tiền gốc và sau 1-3 ngày nộp tiền được hưởng
một khoản phí từ 5-7% số tiền đặt cọc. Bằng cách này, bị cáo Loan đã thu hút
được nhiều người nộp tiền đặt cọc vào tài khoản ngân hàng. Ban đầu, Loan trả
tiền gốc và phí đều đặt khiến nhiều người tiếp tục nộp tiền.



Theo đó, khoảng tháng 11/2020, Loan trao đổi
với bị cáo Mai Thanh Hà về việc đặt cọc đấu giá được hưởng phí hoa hồng. Tin
tưởng Loan, bị cáo Mai Thanh Hà đã tham gia nộp tiền đặt cọc đấu giá và còn rủ
thêm 2 người bạn là bà Nguyễn Thị Hằng và bà Nguyễn Thị Phương cùng tham gia.



Sau đó, bà Nguyễn Thị Hằng lại rủ nhiều người
khác cùng tham gia đặt cọc đấu giá. Việc đặt cọc đấu giá được thực hiện qua 2
giai đoạn.



Từ ngày 26/11/2020 đến trước tháng 6/2021, bị
cáo Mai Thanh Hà nhận thông tin trực tiếp từ Trương Thị Loan, rồi chuyển cho bà
Phương, bà Hằng. Việc trả gốc thực hiện theo thỏa thuận, còn khoản phí thì bị
cáo Loan trả tất cho bị cáo Mai Thanh Hà.



Bị cáo Hà sau đó trả cho bà Hằng, bà Phương
với mức phí 2,3-3%. Từ đầu tháng 6/2011 đến tháng 9/2021, bà Nguyễn Thị Hằng đề
nghị được làm trực tiếp với Loan mà không phải thông qua bị cáo Hà. Bị cáo Loan
đồng ý và trả trực tiếp khoản phí từ 5% cho bà Hằng và tiếp tục trả phí cho
nhóm của bị cáo Hà như trước.



Đến khoảng tháng 8, tháng 9/2021, bị cáo Loan
không thực hiện việc trả tiền gốc và phí như đã thỏa thuận trước đó. Tại thời
điểm này, bị cáo Trương Thị Loan còn nợ bà Nguyễn Thị Hằng cùng các bị hại ở
nhóm bà Hằng tổng cộng hơn 135 tỷ đồng. Trong đó, nợ bà Nguyễn Thị Hằng
hơn 46 tỷ đồng, nợ anh Đỗ Văn Kiên hơn 18 tỷ đồng, nợ vợ chồng anh Lê
Khắc Bình hơn 35 tỷ đồng và nợ anh Lê Đức Thọ hơn 16 tỷ đồng…



Đối với nhóm Mai Thanh Hà, Nguyễn Thị Phương,
Loan còn nợ 112 tỷ đồng tiền gốc chưa trả lại, trong đó của bị cáo Hà
là hơn 65 tỷ đồng, của bà Nguyễn Thị Phương là hơn 46 tỷ đồng.



Quá trình điều tra, Mai Thanh Hà, Nguyễn Thị
Hằng và các bị hại khai nhận khi tuy tham gia nộp tiền đặt cọc nhưng không hiểu
gì về đấu giá, không biết tài sản đặt cọc là gì, từ khi tham gia nộp tiền đến
nay chưa trúng đấu giá bất kỳ tài sản nào nhưng vẫn nộp tiền nhiều lần vì nếu
không mua được tài sản đấu giá thì được hoàn lại 100% tiền cọc và còn được
hưởng phí.



CQĐT cho rằng việc Mai Thanh Hà, Nguyễn Thị
Hằng và các bị hại nộp tiền đặt cọc không phải đấu giá mà bản chất là hợp tác
đầu tư để hưởng lợi. Việc bị cáo Loan trả phí không đúng quy định về đấu giá,
nên xác định khoản phí đó bất hợp pháp cần đối trừ vào nợ gốc.



Cơ quan tố tụng cũng xác định khoản phí bị cáo
Mai Thanh Hà đã được hưởng là 126 tỷ đồng, tiền gốc của bị cáo Hà là
hơn 65 tỷ đồng. Sau khi đối trừ, hiện bị cáo Mai Thanh Hà còn chiếm hưởng
của bị cáo Loan hơn 60 tỷ đồng.



Tương tự, Nguyễn Thị Hằng còn chiếm hưởng của
bị cáo Loan là hơn 37,7 tỷ đồng. Những người còn lại sau khi đối trừ tiền
phí thì bị cáo Loan vẫn còn chiếm đoạt của họ tổng cộng là 94,5 tỷ đồng.



Bên cạnh đó, cũng với thủ đoạn đặt cọc đấu
giá, bị cáo Loan đã lừa đảo chiếm đoạt của 3 cá nhân khác, nâng tổng số tiền bị
cáo chiếm đoạt lên hơn 98 tỷ đồng. Ngoài ra, kết quả điều tra còn phát
hiện bị cáo Mai Thanh Hà có hành vi cho Trương Thị Loan vay 1 tỷ
đồng với lãi suất 3.000 đồng/1 triệu mỗi ngày. Do đó, bị cáo Hà bị xét xử
về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.



 



Bắt thêm một phó giám
đốc trung tâm đăng kiểm ở Đồng Nai



HÀ MI



https://tuoitre.vn/bat-them-mot-pho-giam-doc-trung-tam-dang-kiem-o-dong-nai-20240506180530401.htm



06/05/2024
18:21 GMT+7



Mở rộng điều tra vụ sai phạm tại các trung tâm
đăng kiểm ở tỉnh Đồng Nai, cơ quan điều tra vừa bắt giữ thêm một phó giám đốc.



Chiều 6-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đồng Nai đã bắt
thêm một phó giám đốc 
trung tâm đăng
kiểm
.



Cơ quan cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh khởi tố bị can, bắt
tạm giam đối với ông Trần Minh Lợi, phó giám đốc phụ trách Trung đăng kiểm xe
cơ giới 60-01S (TP Biên Hòa).



Quyết định khởi tố bị can, khám xét nơi làm việc có sự chứng
kiến của Viện KSND cùng cấp.



Trước khi bị bắt, ông Lợi được Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng
Nai giao phụ trách trung tâm đăng kiểm trên vì giám đốc bị bắt tạm giam.



Ông Lợi khi làm phó giám đốc được giao phụ trách kiểm định, đăng
kiểm các loại xe cải tạo… theo chủ trương của 
Cục Đăng kiểm.



Chiều cùng ngày, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-01S đã ra
thông báo tạm dừng hoạt động dán trước cửa. Cụ thể, theo thông báo trên, trung
tâm sẽ nghỉ từ ngày 7-5 cho đến khi có thông báo mới.



Trước đó, cuối tháng 4-2023, Công an tỉnh Đồng Nai thực hiện
lệnh bắt giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-01S để điều tra hành vi
nhận hối lộ.



Tháng 1-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã
khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can là lãnh đạo, nhân viên tại Trung
tâm đăng kiểm xe cơ giới 60-05D và Trung tâm đăng kiểm 60-04D (cùng ở TP Biên
Hòa) để điều tra về các hành vi đưa và nhận hối lộ.



 



Cựu trưởng phòng Cục
Đăng kiểm nhận hối lộ 2,8 tỉ đồng bị truy tố, xét xử vắng mặt



ĐAN THUẦN



TUYẾT MAI



https://tuoitre.vn/cuu-truong-phong-cuc-dang-kiem-nhan-hoi-lo-2-8-ti-dong-bi-truy-to-xet-xu-vang-mat-20240506165835936.htm



06/05/2024
17:20 GMT+7



Bị can Đỗ Trung Học (cựu trưởng phòng tàu sông
Cục Đăng kiểm Việt Nam) được xác định nhận hối lộ hơn 2,8 tỉ đồng để cấp thông
báo năng lực cho 38 cơ sở đóng tàu tại Long An.



Ngày 6-5, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã tống đạt cáo trạng
đến các bị can trong vụ án xảy ra tại Cục 
Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi
cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác.



Cựu trưởng phòng tàu sông Cục Đăng kiểm bị truy



Trong số 254 bị can bị Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM truy tố,
ông Đỗ Trung Học (63 tuổi, cựu trưởng phòng tàu sông Cục Đăng kiểm Việt Nam)
được xác định đã xuất cảnh ra nước ngoài từ cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
vào ngày 17-2-2023 (trước thời điểm khởi tố bị can).



Hiện không xác định được đang ở đâu nên Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an TP.HCM đã ra quyết định truy nã đối với ông Học



Quyết định truy nã này được thông báo rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại địa phương nơi ông Học đăng ký
thường trú (quận Ba Đình, TP Hà Nội).



Cơ quan điều tra cũng đã phát thư kêu gọi ông Học ra đầu thú để
hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, chỉ định luật sư bào chữa,
giao các quyết định tố tụng cho luật sư và thân nhân của ông Học để thông báo
cho ông Học.



Quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã tổ chức
nhận dạng, trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết của ông Học trên các hồ sơ thẩm
định.



Do đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận
và xã hội quan tâm nên đối với trường hợp của ông Học, cơ quan tiến hành tố
tụng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo
quy định. 



Trường hợp ông Học không ra đầu thú coi như từ bỏ quyền tự bào
chữa và bị truy tố, xét xử vắng mặt để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.



Tham nhũng “hệ thống” tại phòng tàu
sông



Theo hồ sơ, để được cấp thông báo năng lực, 38 cơ sở đóng
tàu tại tỉnh Long An đã liên hệ bị can Phạm Hoài Hà (giám đốc Chi
cục 
Đăng kiểm Long An) để được hướng dẫn, thì ông
Hà giới thiệu bị can Nguyễn Xuân Hào (đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm
Long An) tiến hành lập hồ sơ của 38 cơ sở đóng tàu này.



Quá trình lập hồ sơ tại Long An, ông Nguyễn Xuân Hào đã
nhận của chủ các cơ sở đóng tàu từ 30 triệu đồng đến 150 triệu
đồng/xưởng trọn gói đến khi được cấp thông báo năng lực. Sau đó, ông
Hào đã gửi các hồ sơ này ra Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh
giá.



Quá trình đánh giá, ông Đỗ Trung Học là người soát xét
hồ sơ, đã yêu cầu ông Phạm Hoài Hà phải đưa tiền để duyệt hồ sơ và
cung cấp số tài khoản của bị can Nguyễn Thành Lê (44 tuổi, quê Ninh Bình)
và của bản thân ông Học để Hà chuyển tiền. 



Sau khi ông Học yêu cầu đưa tiền thì ông Hà đã yêu cầu
ông Hào chuyển tiền vào hai tài khoản. Trong khoảng thời gian từ tháng
1-2021 đến tháng 12-2021, tổng số tiền ông Hào đã chuyển vào tài khoản
của ông Lê và ông Học là 4,1 tỉ đồng.



Mặc dù hồ sơ đánh giá các cơ sở tại Long An không đủ
điều kiện để cấp thông báo năng lực theo quy định như: không có quy
trình hàn, công nhân không có chứng chỉ thợ hàn; mặt bằng sản xuất
không phải đất sản xuất kinh doanh mà là đất nông nghiệp; bến chuyên
dùng không được cấp phép; chưa có giấy phép xây dựng; không có kỹ sư
làm việc, không có hợp đồng với kỹ sư; không có ký kết hợp đồng
với nhà thầu phụ.



Thế nhưng bị can Lê Ngọc Tú (cựu phó trưởng phòng tàu sông)
và ông Học vẫn đề xuất ông Trần Kỳ Hình (cựu 
cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) ký cấp thông báo năng lực
cho các cơ sở đóng tàu này hoạt động trái pháp luật.



Cáo trạng xác định ông Học đã thực hiện hành vi nhận hối lộ số
tiền hơn 2,8 tỉ đồng từ Nguyễn Xuân Hào, để cấp thông báo năng lực cho 38 cơ sở
đóng tàu tại Long An như trên.



 



Trả hồ sơ vụ cựu cán
bộ tư pháp xã lừa đảo chiếm đoạt 2,1 tỉ đồng



HOÀI THƯƠNG



https://tuoitre.vn/tra-ho-so-vu-cuu-can-bo-tu-phap-xa-lua-dao-chiem-doat-2-1-ti-dong-20240506121557474.htm



06/05/2024
17:00 GMT+7



Trong thời gian là cán bộ tư pháp và hộ tịch
xã Phú Cường, bà Huỳnh Thị Mộng Cầm đã 2 lần lợi dụng sự tin tưởng của người
khác, dùng các thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 2 bị hại với số
tiền 2,1 tỉ đồng.



Ngày 6-5, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm bị cáo
Huỳnh Thị Mộng Cầm (36 tuổi, ngụ xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang)
về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.



Sau nhiều ngày xét xử và nghị án, ngày 6-5, hội đồng xét xử đã
tuyên 
trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung và làm rõ một số vấn đề liên quan như
giám định lại chữ viết, chữ ký của ông Ngô Văn Mười và bà Ngô Thị Xuân.



Theo cáo trạng, bà Cầm là cán bộ tư pháp – hộ tịch của xã Phú Cường. Trong thời gian này, bà Cầm đã
2 lần lợi dụng sự tin tưởng của người khác, dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm
đoạt tiền của các bị hại vào các ngày 1 và 16-10-2020 tại xã Phú Cường, huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.



Bà Cầm đã lợi dụng sự quen biết của ông Ngô Văn Mười và bà Ngô
Thị Xuân, tự ý làm thủ tục chuyển nhượng thửa đất số 983 từ ông Mười, bà Xuân
sang tên Cầm. Đồng thời bà Cầm chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu trên
cho bà Hồ Thị Đẹp để chiếm đoạt của bà Đẹp số tiền 600 triệu đồng.



Ngoài ra, bà Cầm còn dùng thủ đoạn gian dối lập hợp đồng chuyển
nhượng 
quyền sử dụng đất từ thửa đất số 203 để chiếm đoạt số tiền 1,5 tỉ đồng của
chị Trần Thị Bạch Tuyết (thửa đất này đã được Cầm trước đó chuyển nhượng cho bà
Nguyễn Thị Út).



Tổng cộng hai vụ bà Cầm chiếm đoạt của bà Đẹp và chị Tuyết với
số tiền 2,1 tỉ đồng.



Ngày 8-4-2022, bà Cầm bị UBND xã Phú Cường xử lý kỷ luật bằng
hình thức buộc cho thôi việc.



Đến ngày 5-11-2022, bà Cầm bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Tiền Giang khởi tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.



 



Mua bán, sử dụng trái
phép hơn 43 tấn thuốc nổ, chủ tịch một công ty lãnh án tù



LÊ TRUNG



https://tuoitre.vn/mua-ban-su-dung-trai-phep-hon-43-tan-thuoc-no-chu-tich-mot-cong-ty-lanh-an-tu-20240506160932929.htm



06/05/2024
16:31 GMT+7



Chủ tịch hội đồng thành viên cùng đồng
phạm đã mua bán, sử dụng trái phép hơn 43 tấn thuốc nổ để phục vụ thi
công công trình thủy điện ở Quảng Nam.



Ngày 6-5, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên xét xử bị cáo Hồ Sỹ Thái
(51 tuổi, trú TP Pleiku, Gia Lai, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty
TNHH Hoàng Nhi) và đồng phạm về các tội mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép
vật liệu nổ (
thuốc nổ).



Theo cáo trạng, năm 2018 Công ty TNHH Hoàng Nhi (trụ sở tại TP
Pleiku, Gia Lai) nhận thi công công trình Nhà máy thủy điện Nước Chè ở huyện
Phước Sơn, Quảng Nam.



Để phá đá, trong năm 2018 và 2019, doanh nghiệp trên ký 2 hợp
đồng với Công ty TNHH MTV Hoàn Thiện để thực hiện mọi hoạt động liên quan 
vật liệu nổ.



Khi được Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Công an tỉnh Quảng Nam cấp giấy phép vận chuyển, Công ty Hoàn Thiện mua
vật liệu từ một công ty của 
Bộ Quốc phòng và chuyển lên bãi nổ.



Giấy phép có nêu rõ tuyệt đối không được bán hoặc giao lại cho
bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác tàng trữ, sử dụng số vật liệu nổ đã mua theo
giấy phép.



Thời gian đầu, Công ty Hoàn Thiện thực hiện theo hợp đồng. Tuy
nhiên từ đầu năm 2020, doanh nghiệp này không đủ nhân công, máy móc để nổ mìn
phá đá. Tháng 2-2020, Công ty Hoàng Nhi ký khống hợp đồng kinh tế với Công ty
Hoàn Thiện về xây dựng kênh dẫn nước thủy điện Nước Chè nhằm hợp thức hóa mua
bán vật liệu nổ.



Căn cứ hợp đồng này, ông Nguyễn Chương (53 tuổi) – phó giám đốc
điều hành Công ty TNHH MTV Hoàn Thiện – lập khống hồ sơ xin giấy phép vận
chuyển. Thuốc nổ được Chương mua đem về kho của Công ty Hoàng Nhi.



Nhằm đối phó cơ quan chức năng kiểm tra, Chương cử Nguyễn Văn
Cường, người có chứng chỉ nổ mìn, tham gia với Công ty Hoàng Nhi để sử dụng vật
liệu nổ.



Ngày 19-8-2020, lực lượng chức năng bắt quả tang công nhân của
Công ty Hoàng Nhi đang xuất kho 600kg thuốc, 61 kíp và 700m dây nổ mang đi sử
dụng tại kênh dẫn nước thuộc 
dự án thủy điện Nước Chè. Tại đây, hơn 3.400kg thuốc, hơn 6.000 kíp và gần
4.000m dây nổ bị thu giữ.



Theo cáo trạng, từ tháng 4-2020 đến tháng 8-2020, mỗi lần Công
ty Hoàn Thiện chở vật liệu nổ lên bán trái phép, ông Thái đều chỉ đạo cho nhân
viên công ty tiếp nhận, nhập kho, tổ chức sử dụng. Khoảng thời gian này, ông
Chương và Thái đã mua bán, sử dụng trái phép hơn 43 tấn thuốc nổ, 48.000m dây
và 44.400 kíp nổ.



Tại phiên tòa, hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hồ Sỹ Thái và
Nguyễn Chương mỗi người 8 năm 6 tháng tù về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng trái
phép vật liệu nổ.



Còn có 7 bị cáo khác gồm Võ Văn Nhất, Huỳnh Xuân Bá, Huỳnh Xuân
Sơn, Châu Ngọc Đạt, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thế Dũng bị tuyên
phạt 44-84 tháng tù.



 



Chủ cửa hàng bị đâm
trọng thương vì bán điện thoại giá cao



KHẮC HIẾU



https://tuoitre.vn/chu-cua-hang-bi-dam-trong-thuong-vi-ban-dien-thoai-gia-cao-20240506112714872.htm



06/05/2024 13:02 GMT+7



Do tức giận chủ cửa hàng điện thoại từng bán
cho mình giá cao nhưng thu mua lại với giá rẻ, một người đàn ông nảy sinh ý
định cướp điện thoại có giá trị để trả nợ.



Sáng 6-5, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên xét xử đối với ông
Quách Hoài Thương (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) về tội giết người và cướp tài
sản.



Tại tòa, ông Thương thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo
trạng đã nêu. Ông Thương từng mua một điện thoại tại cửa hàng với giá khoảng 20
triệu đồng. 



Tuy nhiên, sau một thời gian, Thương đến bán lại thì phía cửa
hàng chỉ 
thu mua với giá 12 triệu cho nên tức giận trong lòng.



Khoảng 3 tháng sau, thấy cửa hàng này đăng bán một điện thoại di
động khác trên mạng với giá 31 triệu, nhớ lại chuyện cũ, ông Thương nảy sinh ý
định cướp điện thoại của cửa hàng.



“Bị cáo đã nhận thức được, bị cáo xin lỗi phía bị hại vì
hành vi nông nổi của mình. Chỉ vì một phút nông nổi mà gây ra tội lỗi, liên lụy
gia đình và xã hội”, ông Thương nói.



Phía bị hại yêu cầu hội đồng xét xử xem xét buộc bị cáo phải bồi
thường 930 triệu gồm tiền viện phí, thiệt hại về thu nhập trong thời gian làm
việc và tổn thất tinh thần.



Hội đồng xét xử đã tuyên phạt ông Thương mức án 15 năm tù cho cả
hai tội danh nêu trên. 



Đồng thời, tòa buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại tổng cộng
là 104 triệu đồng (chưa trừ 40 triệu đã bồi thường trước đó).



Theo cáo trạng, ngày 12-9-2022, ông Thương lên mạng và thấy cửa
hàng điện thoại ở đường C12 (quận Tân Bình, TP.HCM) đăng tin bán một điện thoại
giá 31 triệu đồng. 



Thấy vậy, ông Thương tức giận vì chủ cửa hàng này từng mua điện thoại của mình giá rẻ.



Sau đó ông Thương nảy sinh ý định cướp điện thoại có giá trị để
trả nợ. Kế hoạch cướp tài sản được lên sẵn và viết vào sổ tay cá nhân.



Cùng ngày, ông Thương đến cửa hàng, hỏi mua hai điện thoại di
động. Song lấy lý do không đủ tiền mặt, Thương nói với chủ cửa hàng sẽ ra ngoài
rút thêm. Sau đó, ông Thương đi mua hai con dao và đôi bao tay.



Quay trở lại cửa hàng, ông Thương yêu cầu xem lại hai chiếc điện
thoại vừa rồi. Lợi dụng lúc chủ cửa hàng quay lưng, ông Thương đưa dao kề cổ
nhưng bị phát hiện, liền đâm trúng vùng ngực của bị hại.



Bị đâm nhiều nhát, chủ cửa hàng giằng co, quật ngã ông Thương và
tri hô cho mọi người xung quanh.



Qua giám định, tỉ lệ tổn thương cơ thể của bị hại là 16%. Thương
tích do vật sắc nhọn tác động, gây nguy hiểm tính mạng.



 



Bí thư Thành ủy vắng
mặt hơn 10 ngày, bà Ngô Thị Mỹ Lợi tạm thời điều hành Thành ủy Đà Lạt



M.V



https://tuoitre.vn/bi-thu-thanh-uy-vang-mat-hon-10-ngay-ba-ngo-thi-my-loi-tam-thoi-dieu-hanh-thanh-uy-da-lat-20240506174529105.htm



06/05/2024
18:33 GMT+7



Bà Ngô Thị Mỹ Lợi, phó bí thư thường trực
Thành ủy Đà Lạt, được phân công điều hành Thành ủy Đà Lạt trong thời gian bí
thư Thành ủy vắng mặt.



Ngày 6-5, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã giao bà Ngô Thị Mỹ Lợi, phó bí thư thường
trực Thành ủy 
Đà Lạt, tạm thời điều hành Thành ủy Đà Lạt trong thời gian ông Đặng
Trí Dũng, bí thư Thành ủy Đà Lạt, vắng mặt.



Thông tin từ Thành ủy Đà Lạt, ông Đặng Trí Dũng đã vắng mặt ở
nơi làm việc hơn 10 ngày qua.



Trước đó, từ ngày 4-1 đến 28-1, ông Đặng Trí Dũng cũng đã vắng ở
nơi làm việc nhưng không có thông báo cụ thể. Từ ngày 29-1, ông Dũng đi làm
việc trở lại.



Ông Đặng Trí Dũng, 57 tuổi, trước khi giữ chức bí thư Thành ủy
Đà Lạt, ông làm 
phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, trước đó là giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Lâm Đồng.



 



Mưa lớn, lở đất vùi
lấp nhiều công nhân làm đường dây 500kV



DOÃN HÒA



LÊ MINH



https://tuoitre.vn/mua-lon-lo-dat-vui-lap-nhieu-cong-nhan-lam-duong-day-500kv-20240506180536188.htm



06/05/2024
18:21 GMT+7



Một trận mưa lớn gây lở đất, vùi lấp lán trại
có công nhân thi công đường dây 500kV ở Hà Tĩnh chiều 6-5.



Chiều 6-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh
đạo UBND phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận trận mưa lớn đã
gây sạt lở, vùi lấp một lán công nhân thi công móng cột đường dây điện 500kV
thuộc địa bàn phường Kỳ Liên.



Thông tin ban đầu, khoảng 14h30 chiều 6-5, một tổ thợ thi công
móng trụ cột số 8, đường điện 500kV qua địa bàn phường Kỳ Liên do trời mưa to
nên bị sạt 
lở đất vùi lán thi công.



Thời điểm đó, trong lán có bảy công nhân. Khi bị sạt lở, hai
người kịp thoát được ra ngoài.



Một số công nhân ở lán trại gần đó đến tìm kiếm cứu được ba
người bị thương đã đưa đi nhập viện.



Có hai người bị vùi lấp, hiện có người tử vong đã tìm được thi
thể.



Hiện các lực lượng cứu hộ, cứu nạn thị xã Kỳ Anh đang tiếp tục
tìm kiếm nạn nhân dưới bùn đất.



Ngày 6-5, tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh xuất hiện mưa lớn kéo
dài sau nhiều ngày xảy ra nắng nóng.



Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu (mạch 3) đoạn đi qua tỉnh Hà Tĩnh
dài khoảng 141km, gồm 285 vị trí qua 8 huyện, thị xã.



 



Đề nghị kiểm điểm lãnh
đạo sở và UBND TP Bạc Liêu nhiều thời kỳ



CHÍ QUỐC



https://tuoitre.vn/de-nghi-kiem-diem-lanh-dao-so-va-ubnd-tp-bac-lieu-nhieu-thoi-ky-20240506181318277.htm



06/05/2024
19:26 GMT+7



Để xảy ra nhiều vi phạm của dự án khu tái định
cư và nhà ở xã hội, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị kiểm điểm lãnh đạo Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND TP Bạc Liêu qua các thời kỳ.



Ngày 6-5, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho
biết Thanh tra tỉnh 
Bạc Liêu vừa có kết luận thanh tra đột xuất toàn bộ dự án khu tái
định cư tập trung và nhà ở xã hội phía đông đường Cao Văn Lầu (phường 5, thành
phố Bạc Liêu).



Khu dân cư này do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Long
(Công ty Thiên Long) làm chủ đầu tư, được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết
xây dựng 1/500 vào năm 2008 với tổng vốn đầu tư hơn 196,7 tỉ đồng.



Dự án chia làm hai giai đoạn gồm: giai đoạn 1 có diện tích
32.326m2, xây dựng 218 căn nhà trong thời gian từ tháng 6-2009 đến
tháng 11-2010; giai đoạn 2 diện tích hơn 84.000m2, xây dựng 702 căn
nhà, thời gian thực hiện từ tháng 6-2011 đến tháng 12-2013.



Nhiều vi phạm



Thanh tra tỉnh Bạc Liêu xác định quá trình triển khai dự án đã
để xảy ra nhiều sai sót, hạn chế, vi phạm của chủ đầu tư lẫn các sở, ngành, đơn
vị liên quan.



Đối với chủ đầu tư có nhiều vi phạm các quy định trong kinh
doanh nhà ở như bán nhà với nhiều mức giá khác nhau chưa được cấp có thẩm quyền
phê duyệt giá bán; ký hợp đồng góp vốn khi hồ sơ thiết kế chưa được phê duyệt;
huy động vốn khi dự án chưa triển khai; chưa lập các thủ tục đất đai…



Ngoài ra chủ đầu tư còn một số vi phạm khác như chưa hoàn thành
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, đến ngày 30-6-2022 còn nợ số tiền hơn 2,6 tỉ
đồng;



Nhận tạm ứng 8,8 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và đầu tư cơ sở hạ
tầng (để thi công xây dựng hai tuyến đường số 9 và đường số 25), chủ đầu tư sử
dụng sai mục đích, chỉ dùng một phần để giặm vá, lu lèn tạm, không có hồ sơ
thanh toán khối lượng thực hiện.



Đặc biệt, tình hình tài chính của chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn,
nợ xấu quá hạn kéo dài, không tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi dẫn đến thiếu
vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, không đủ điều kiện để thực hiện các thủ
tục về đất và các cam kết theo hợp đồng đối với tổ chức, cá nhân tại dự án.



Đối với UBND TP Bạc Liêu đã thực hiện sai thẩm quyền trong việc
lựa chọn nhà đầu tư, chọn Công ty Thiên Long làm chủ đầu tư không đảm bảo năng
lực tài chính; thực hiện sai trình tự thủ tục trong công tác thu hồi đất. 



Hậu quả là chủ đầu tư không đảm bảo vốn để hoàn chỉnh hạ tầng kỹ
thuật, chưa hoàn thành việc thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dẫn đến
phát sinh tranh chấp, khiếu kiện.



UBND TP Bạc Liêu cũng thiếu kiểm tra trong công tác thực hiện
quy hoạch, không phát hiện các sai phạm của chủ đầu tư như xây dựng thêm hai
căn nhà ở đường số 11 không phù hợp với quy hoạch; nhiều trường hợp xây dựng
nhà dọc theo tuyến đường số 9 và số 25 khi chưa đảm bảo các thủ tục về đất theo
quy định.



Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cũng kết luận Sở Xây dựng cấp giấy phép
xây dựng cho Công ty Thiên Long xây dựng 702 căn nhà ở thu nhập thấp giai đoạn
2, khi thành phần hồ sơ không đầy đủ là chưa đúng quy định. 



Sở Xây dựng giải trình là nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn
vay ưu đãi nên cho công ty nợ thủ tục bổ sung sau nhưng đến nay chủ đầu tư vẫn
chưa hoàn chỉnh thủ tục.



Trong khi đó Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và xác nhận đủ
điều kiện chuyển nhượng 
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi cơ
sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh là sai với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản
năm 2006…



Kiến nghị kiểm điểm nhiều lãnh đạo sở và UBND
TP Bạc Liêu



Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo
trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày triển khai kết luận thanh tra, Công ty Thiên
Long và các sở ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được
kết luận.



Trường hợp công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
thì các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nội dung liên quan của kết luận
để tổng hợp, báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý trình chủ tịch UBND tỉnh xem xét
quyết định, kể cả kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan 
cảnh sát điều tra để làm rõ, xử lý theo quy định pháp
luật.



Chỉ đạo kiểm điểm lãnh đạo UBND TP Bạc Liêu, trọng tâm là chủ
tịch, phó chủ tịch phụ trách (theo từng giai đoạn đảm nhiệm) trong việc chọn
nhà đầu tư sai thẩm quyền, không đáp ứng năng lực theo quy định; thiếu trách
nhiệm trong công tác quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện dự án của chủ
đầu tư.



Kiểm điểm có hình thức đối với ban giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi
trường, ban giám đốc Sở Xây dựng (theo từng giai đoạn đảm nhiệm) vì những vi
phạm đã nêu trên.



 



Điểm mặt các quan chức ‘ngã ngựa’ từ
đầu năm 2024 đến nay



Minh Đức



https://tienphong.vn/diem-mat-cac-quan-chuc-nga-ngua-tu-dau-nam-2024-den-nay-post1634731.tpo



06/05/2024
| 14:51



TPO – Từ đầu năm 2024 đến nay, Cơ quan điều
tra – Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều quan chức và cựu quan chức vì
có sai phạm liên quan đến các vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn
và Dự án Đại Ninh (Lâm Đồng). 



Vụ Tập đoàn Thuận An



Theo Trung tướng Tô Ân, Người phát ngôn Bộ Công an, quá trình
điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa
hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác để trục lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”
xảy ra tại Công ty Cổ phần tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức liên quan,
đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can,
bắt tạm giam đối với 8 bị can.



Trong đó, bị can mới nhất là ông Dương Văn Thái, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang về tội “Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ông Thái bị bắt tạm giam
ngày 1/5 vừa qua.



Cùng vụ án, trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tống đạt
quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông 
Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kiêm Trợ
lý Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội để điều tra về tội “Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.



Theo kết quả điều tra bước đầu cho thấy, trong giai đoạn từ
tháng 12/2014 đến tháng 12/2023, Tập đoàn Thuận An trực tiếp hoặc cùng liên danh
đã tham gia và trúng 38 gói thầu (tại 16 tỉnh, thành phố) với tổng giá trị trên
23.000 tỷ đồng. Riêng năm 2022-2023 đã trúng nhiều gói thầu với tổng trị giá
trên 18.000 tỷ đồng; trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn chương trình
phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau dịch Covid-19.



Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, Trung tướng Tô Ân Xô
cho hay, các bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Tập đoàn Thuận An), Phạm Thái Hà,
Dương Văn Thái và nhiều bị can khác khai báo với thái độ thành khẩn, đã làm rõ
bản chất của vụ án, một số đã chủ động khắc phục hậu quả thiệt hại.



Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi những ai mắc sai phạm trong
vụ án kể trên hãy trung thực báo cáo với tổ chức hoặc tự thú để được hưởng
khoan hồng.



23 bị can bị khởi tố liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn



Về vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm
trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” xảy ra tại
Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất
động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan, đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra
Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam tổng cộng 23 bị can,
trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng
Ngãi, như: bà Hoàng Thị Thúy Lan – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; ông 
Phạm Hoàng Anh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh
Phúc, ông Lê Duy Thành – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Lê Viết Chữ – cựu Bí
thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi; ông Đặng Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi và
ông Cao Khoa – cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Các bị can là cựu quan chức
nêu trên đều bị cơ quan điều tra bắt tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ.



Thông tin về vụ án, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công
an nói rằng đây là vụ án lớn, xuất hiện một dạng tội phạm mới rất nguy hiểm. Theo
Trung tướng Tô Ân Xô, qua điều tra ban đầu, C03 xác định, ông Phạm Hoàng Anh đã
nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu (Hậu “Pháo”, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ
phần Tập đoàn Phúc Sơn) để tạo điều kiện cho tập đoàn này thực hiện dự án chợ
đầu mối Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.



Đến nay, cơ quan điều tra hiện đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6
triệu USD do các bị can nộp lại. Đồng thời đang rà soát, kê biên, phong tỏa
nhiều tài sản có giá trị của các bị can và những đối tượng có liên quan, phục
vụ công tác thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả.



Vụ án liên quan sai phạm tại Dự án Đại Ninh



Quá trình điều tra vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại tỉnh Lâm
Đồng và một số địa phương liên quan, ngày 30/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với ông
Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội “Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.



Trước đó, vào đầu tháng 1/2024, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND
tỉnh Lâm Đồng đã bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ liên quan đến Dự
án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng
(Dự án do công ty của đại gia Nguyễn Cao Trí làm chủ đầu tư).



Mở rộng điều tra vụ án, xác định, ông Trần Đức Quận, Bí thư Tỉnh
uỷ Lâm Đồng đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của
pháp luật khi tham gia chỉ đạo giải quyết các công việc liên quan đến Dự án Đại
Ninh, gây hậu quả rất nghiêm trọng.



CQĐT xác định, hành vi của ông Trần Đức Quận phạm vào tội “Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều
356 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).



Không chỉ các cán bộ nêu trên của tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố vì
“nhúng chàm” trong vụ án này, trong tháng 8/2023, bà Trần Bích Ngọc,
Vụ trưởng Vụ I thuộc Văn phòng Chính phủ, cũng bị khởi tố và bắt tạm giam để
điều tra về tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn để làm trái chức trách và nhiệm
vụ được giao trong việc giải quyết thanh tra và khiếu nại liên quan đến dự án
Công ty Sài Gòn – Đại Ninh.






Bình luận về bài viết này