CSVN CÓ “Ý THỨC XÃ HỘI” GÌ ?

Phạm Trần
(04/024)

Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”

Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc.

Bằng chứng này của Tuyên giáo, cơ quan tuyên truyền của Đảng trong bài viết ngày 05/04/2024, là sặc mùi nô lệ Cộng sản và  đã khẳng định sự mạo nhận danh nghĩa dân tộc cho lợi ích riêng của người Cộng sản.

Bài viết vẽ vời rằng: “ Ý thức xã hội mới Việt Nam có khởi nguồn từ ý thức cách mạng của giai cấp vô sản, đã được khái quát trong lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; là sự kế thừa tư tưởng xã hội nhân văn, tốt đẹp, vì sự phát triển của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Đảng cũng đã mạo nhận nhân dân để viết ra Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội” (Bổ sung và phát triển năm 2011)

Cương linh viết:”Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”

Tuy nhiên lịch sử của Việt Nam đã phủ nhận sự mạo nhận này. Chưa hề có cuộc trưng cầu ý kiến nào chứng minh “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân”

Vì vậy, khi bị chống đối, ban Tuyên giáo Trung ương đã quay cuồng với giọng điệu thù nghịch : “ Tính chất nguy hiểm của những phương thức, thủ đoạn này ở chỗ chúng tạo dựng nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, dao động, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm lung lay niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, tạo tâm lý bức xúc, chống đối trong xã hội. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng ý thức xã hội mới Việt Nam trên nhiều cấp độ, cả về ý thức lý luận cũng như ý thức xã hội thông thường.”

Nhưng sự thật “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên đã do chính đảng viên chủ động. Sự tan rã ở Nga và các nước theo Chủ nghĩa xã hội Đông Âu tứ 1988 đến 1992 đã khiến cho đàng viên “sáng mắt, sánq lòng”, tự quay đầu lại với Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bằng chứng “phản tỉnh” trong đảng CSVN là những bài viết và lời nói công khai của đảng viên, kể cả các cấp lãnh đạo chủ chốt, chống lại Mác-Lênin và đường lối đảng. Đảng còn thừa nhận đã có một số không nhỏ đảng viên viết bài phụ họa với thái độ chống đảng. Một số khác cũng thờ ơ trước những việc làm sai trái của diều gọi là của “các thế lực thù địch chống đảng, đòi dân chủ, tự do. Thái độ chính trị mới này đã xuất hiện nhan nhản trên các mạng xã hội khiến đảng điên đầu tìm cách đối phó.

Vì vậy, Tuyên giáo yều cầu : “Cần tăng cường xử lý tình trạng phát tán, lan truyền tin giả, xấu độc trên các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Tiktok… Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đẩy lùi suy thoái tư tưởng, đạo đức cần được thực hiện thường xuyên.” (Tuyên giáo, ngày 05/04/2024)

Kế đến là những chỉ thị trừng phạt như : “Xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các cơ quan báo chí, phóng viên đăng tải các thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng, không có cơ sở, căn cứ, gây ảnh hưởng không tốt tới dư luận xã hội.”  

Ngoài ra cũng  : “Cần có những bài viết trực tiếp, tấn công trực diện với những dẫn chứng sinh động, các luận điểm đanh thép, cách tiếp cận thuyết phục để phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.”

Thật ra những loại bài viết theo lệnh đảng không thiếu trên các báo chính thống như Quân đội Nhân dân, Nhân Dân, các  Tạp chí Tuyên giáo, Xây dựng đảng, Tạp chí Cộng sản và Quốc phòng toàn dân. Nhưng nhân dân ngày nay không còn “mơ hồ” như trước nữa. Họ đã biết nhìn xa trông rộng để tìm sự thật của những dối trá, ngụy biện của báo chí nhà nước.

Do đó, khi cho rằng “ý thức xã hội mới” của Việt Nam ngày nay là kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí minh là một sai lầm từ cơ bản.

Mác-Lênin đã thất bại ở Nga năm 1992, Mác-Lenin cũng không thể tồn tại  ở các nước Đông Âu cũ từ 1988 thì Mác-Lênin cũng chỉ là một chiêu bài ngày nay ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.

Sự chậm tiến của Trung Quốc, Việt Nam và sự nghèo đói ở Bắc Hàn và Cuba là bằng chứng của thoái trào Cộng sản. Tất cả những thứ này cộng lại chỉ là bằng chứng tụt hậu và chậm tiến mà thôi.

Chúng không thế cấu thành “ý thức xã hội nới” cho Việt Nam. Bởi vì CSVN kông biết ngóc đầu lên để bơi ra biển rộng như các dân tộc khác.-/-


Phạm Trần

(04/024)

Bình luận về bài viết này