BÁO QĐND ĐÃ NÓI SAI SỰ THẬT VỀ ÔNG NGUYỄN MINH CẦN NHƯ THẾ NÀO ?

Chủ nhật, ngày 03 tháng hai năm 2013

Blog Ygiao

Tình cờ, mình được đọc bài trên báo Quân đội nhân dân trong chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình” có tựa đề Một cách nhìn chủ quan, phiến diện, phê phán ý kiến của ông Nguyễn Minh Cần, trong đó có một đoạn làm mình chú ý:
“Ông Nguyễn Minh Cần là người như thế nào mà cố tình bóp méo lịch sử, ngoảnh mặt, quay lưng lại với đất nước, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc như vậy? Được biết, ông Nguyễn Minh Cần sinh ra ở Huế, năm nay 85 tuổi, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà nội… Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, trong khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta dốc lòng, dốc sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc, Nguyễn Minh Cần được Nhà nước ta cử ra nước ngoài học tập để trở về phục vụ đất nước, nhưng với những toan tính cá nhân, cơ hội, thực dụng, ông ta đã xin cư trú tại nước ngoài từ đó đến nay”.
Mình không biết ông Nguyễn Minh Cần là ai mà bị lên án, chỉ trích dữ vậy, bèn tra Google, thấy thông tin trong Wikipedia như sau:
Nguyễn Minh Cần là nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhân vật trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế, tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế, vào Đảng Cộng sảng Đông Dương năm 1946, làm Ủ viên Thường vụ Thành ủy Huế.
Năm 1947-1951 là Bí thư Huyện ủy Hương Trà, sau đó là Tỉnh ủy viên và Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên.
Năm 1951-1962 làm Bí thư Quận ủy Ngoại thành, sau là Thành ủy viên và Ủy viên Thường vụ Thành ủy Ha Nội, kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội.
Năm 1962, đi học ở Trường đảng cao cấp của Liên Xô.
Bị cáo buộc theo Chủ nghĩa Xét lại, năm 1964, Nguyễn Minh Cần ly khai khỏi Đảng Lao động Việt Nam, xin cư trú chính trị ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên, viết báo”.
Thấy lý lịch của ông Nguyễn Minh Cần quá đặc biệt, mình gõ tiếp vào mấy chữ “Vụ án Xét lại Chống Đảng” thì lại có thêm những thông tin mới về rất nhiều nhân vật là nạn nhân của vụ án như thế này:
“Nghiên cứu gần đây nhất về sự kiện này, được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War History tháng 11-2005, ước lượng trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, khoảng 300 người bị bắt trong đó có 30 nhân vật cao cấp.
  • Những nhân vật bị bắt: gồm những nhân vật lão thành trong đảng, nhiều vị tướng cùng một số những nhà nghiên cứu và nhà báo như: Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin Hoàng Minh Chính[5]; Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoaị giao Vũ Đình Huỳnh[6]; Cục trưởng Cục 2 (Cục Tình báo quân đội) đại tá Lê Trọng Nghĩa[7]; Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại táLê Minh Nghĩa; Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên[8]; Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng; phó giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh Ủy viên tỉnh Ủy Quảng Bình Nguyễn Kiến Giang; giám đốc nhà xuất bản Sự thật Minh Tranh[9]; phó bí thư thành ủy Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội Trần Minh Việt; phó tổng biên tập báo Hà Nội Mới Phạm Hữu Viết[10]; phó tổng biên tập tạp chí Học Tập Phạm Kỳ Vân[11]; Tổng thư kí toà báo Quân Đội Nhân Dân Trần Thư[12]; nhà báo Vũ Thư Hiên
  • Những nhân vật không bị bắt nhưng bị khai trừ đảng: Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm; thứ trưởng bộ văn hóa Lê Liêm [13]; thiếu tướng Đặng Kim Giang; thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nướcBùi Công Trừng
  • Những nhân vật xin tị nạn tại Liên Xô: có khoảng 40 người lúc đó đang đi học hay đi công tác ở Liên Xô đã xin ở lại như Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Nguyễn Minh Cần; Chính uỷ sư đoàn 308, Phó chính uỷ Quân khu khu III đại táLê Vinh Quốc; nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân thượng tá Ðỗ Văn Doãn
Một vụ án quá lớn như thế mà sao lâu nay mình lại không biết gì nhỉ, quả là kém thật.
Trở lại với ông Nguyễn Minh Cần, thì ra nếu ông về nước thì sẽ bị bắt ngay, do đó ông đã buộc phải xin tị nạn chính trị tại Liên Xô, nước đứng đầu trong phe xã hội chủ nghĩa lúc đó. Có phải ông Cần chạy sang xin tị nạn chính trị ở một nước thuộc phe tư bản đế quốc, để hưởng bơ thừa sữa cặn của bọn chúng do những toan tính cá nhân, cơ hội, thực dụng đâu. Tương đồng ý thức hệ mà cũng phải tị nạn chính trị thế này ư? Thật lạ quá !
Về những ý kiến của ông Cần, mình không bàn ở đây vì đó là chuyện của ông ấy.
Tuy nhiên, một tờ báo lớn như báo QĐND lại đăng những chi tiết rất sai mà lại quan trọng như những dòng tô đậm phía trên, về cuộc đời của một con người, trong một vụ án còn hết sức bí mật, là điều  không thể chấp nhận.
Có lẽ nào nhân danh Chống diễn biến hòa bình thì được quyền đưa thông tin sai sự thật, miễn là để đạt mục đích triệt hạ được đối thủ?
Nếu vậy, khỏi bàn nữa.

Một bình luận

  1. Nguyễn Minh Cầm, nằm trong 300 người chống lại đường lối, nghị quyết ” đúng đắn ” của ĐCSVN, nhưng lại sáng suốt trông việc thấy rõ sai lầm của ĐCSVN ! Bị cho là xét lại, bị tù đày và đàn áp, thật oan uổng thay ! Ngày nay, có thể nói: ĐCSVN là bầu vú mẹ cho các ĐV, vì vậy, bảo các người con rời bỏ Vú mẹ, khó lắm thay ! Phải có Bà mẹ khác cho ty, chất lượng và số lượng hơn hẳn, may ra các con của bà mẹ là ĐCSVN mới rời bỏ bà mẹ có bầu sữa ” không tốt đẹp gì” này ! Các bạn ạ !

Bình luận về bài viết này