VNTB – “Cán bộ nguồn” phải luôn là đảng viên có bằng cao cấp chính trị?

Cát Tường
01.06.2024 3:54
VNThoibao

(VNTB) – Các cán bộ nguồn vừa tốt nghiệp khóa Cao cấp lý luận chính trị.

 Đây là các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa 73 (2022-2024), gồm 57 học viên lớp các cơ quan Trung ương và 59 học viên lớp các địa phương khu vực Đông Nam bộ. Học viên đều là cán bộ lãnh đạo, quản lý và dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan Trung ương và các địa phương như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Ninh Thuận… vừa nhận bằng tốt nghiệp tại Học viện Chính trị khu vực II (TP.HCM).

“Quy hoạch cán bộ” là thuộc thẩm quyền lựa chọn của Bộ Chính trị trong việc bổ nhiệm các chức danh trong bộ máy hành chính của chính phủ nhiệm kỳ hiện tại và ở thì tương lai.

Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định 50-QĐ/TW của Bộ Chính trị ban hàng 27-12-2021, thì quy trình 5 bước quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ kế tiếp từ nguồn nhân sự tại chỗ được thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai và chuẩn bị nguồn cán bộ dự kiến phát hiện, giới thiệu quy hoạch.

Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ thực hiện các công việc sau: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai công tác quy hoạch cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình. (2) Tiến hành rà soát, đánh giá nguồn cán bộ để dự kiến danh sách nguồn nhân sự cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Bước 2: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1). Trên cơ sở báo cáo của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ, tập thể lãnh đạo thảo luận, phân tích và thông qua: (1) Kế hoạch triển khai công tác quy hoạch cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị. (2) Danh sách nguồn nhân sự cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện để trình các hội nghị xem xét, phát hiện, giới thiệu quy hoạch.

Bước 3: Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch (bằng phiếu kín). Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu nhân sự: Phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất từ 30% trở lên so với tổng số người có mặt để đưa vào danh sách giới thiệu ở bước sau.

Bước 4: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng. Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 3, tập thể lãnh đạo mở rộng tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự quy hoạch (bằng phiếu kín).

Bước 5: Tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2). Căn cứ vào cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng, độ tuổi, tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định; đồng thời, trên cơ sở tình hình đội ngũ cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị và kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 3 và bước 4, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để đưa vào danh sách đề nghị phê duyệt quy hoạch.

Nguyên tắc lựa chọn, giới thiệu: Nhân sự được lựa chọn, giới thiệu phải đạt tỉ lệ phiếu đồng ý ít nhất trên 50% so với tổng số người được triệu tập và lấy từ trên xuống cho đủ số lượng theo quy định.

Trường hợp có từ 2 người trở lên có số phiếu bằng nhau trên 50%, thì giao cho người đứng đầu xem xét, quyết định lựa chọn nhân sự.

Trong một động tác “cầm tay chỉ việc”, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành văn bản Hướng dẫn 16-HD/BTCTW những yêu cầu định hướng về công tác quy hoạch cán bộ theo Quy định 50-QĐ/TW năm 2021.

Như vậy nếu xảy ra chuyện “danh mộc” trở thành “củi” như lo ngại của đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nêu ở phiên họp Quốc hội hôm 23-5-2024, thì cần hồi tố truy cứu lại các bước của “quy hoạch cán bộ” ở Quy định 50-QĐ/TW năm 2021 cùng văn bản hướng dẫn tiếp theo đó; bao gồm cả việc kiểm định lại giáo trình giảng dạy của Học viện Chính trị Quốc gia.


Tin Bài Liên Quan:

  1. VNTB – Trách nhiệm của ông chủ nhà nước?
  2. VNTB – Đảng viên có điều kiện sai phạm
  3. VNTB Công an Nghi Sơn hình sự hóa một hành vi vi phạm hành chính
  4. VNTB – Hình sự hóa quan hệ dân sự

Bình luận về bài viết này