Đảo Chết gặp Đảo Ánh Sáng

Phạm Hồng Sơn
23 Tháng Tư, 2020

Sau khi tới Pháp, tôi hay lang thang xem xét và lục tìm trong các quán sách cũ, mới tràn ngập tại trung tâm Paris. Một lần, trong một buổi chiều tà, trong tâm trạng của một kẻ tỵ nạn mới xa quê hương tôi lại mò tới một quán sách tại Quận 6 gần rạp hát le Théâtre Lucernaire bên bờ tả sông Seine. Tiếp tục đọc

Donald J. Trump và ba bản Federalist (1)

Phạm Hồng Sơn dịch

http://nhucaytrevn.blogspot.com/2017/02/donald-j-trump-va-ba-ban-federalist-1.html

Không kể bị nhiều dân Mỹ la ó, biểu tình phản đối rầm rộ, Quyết định hành pháp (executive order), có tính luật định, nhằm tạm đình chỉ ngay lập tức sự nhập cảnh các công dân từ bảy nước có đa số theo Hồi giáo, của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị một thẩm phán và một tòa án vừa làm cho vô hiệu. Nhưng Tổng thống Trump không hề nao núng, ông tweet tức thời: “Hẹn các vị ở tòa án.” (See you in court.) Tóm tắt sơ lược này có thể đã đủ cho thấy cấu trúc chính trị Mỹ không dễ hiểu, không hề đơn giản và không dễ để cho bất cứ cá nhân, phe đảng muốn thâu tóm, thoán đoạt quyền lực tuyệt đối, triệt đi những tự do của người dân hay bán rẻ chủ quyền quốc gia. Đó chính là tư tưởng căn bản của những người đã tham chính lập ra “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” (The United States of America) và đã được trình bày trên mặt báo cách đây 230 năm. Tiếp tục đọc

Tôi tuyệt thực để ủng hộ – I begin a supportive hunger strike(Bilingual)

Phạm Hồng Sơn
Chủ nhật, ngày 09 tháng sáu năm 2013
 
Ngày 08/06/2013 khi vụ tuyệt thực của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ đã bước sang ngày thứ 13 trong nhà tù – Trại giam số 5 Thanh Hóa – để phản đối những hành xử phi pháp và phi nhân của nhà chức trách, tác giả Từ Linh đã đưa ra nhiều gợi ý có tính đồng hành với ông Vũ.
Dĩ nhiên, có nhiều điểm trong những gợi ý đó không hẳn đã phù hợp với hiện trạng và tâm thức của giới đấu tranh tại Việt Nam, nhưng tôi tuyệt đối tâm đắc và chia sẻ về một tinh thần toát lên trong đó: Tiếp tục đọc

Truy tìm một căn nguyên

Phạm Hồng Sơn
Có thể nói chính cuộc đời Karl Marx (1818-1883) lại là chứng minh hùng hồn cho tính ưu việt, nhân bản của xã hội tư bản (captalist society) hơn hẳn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa (socialist society) – mô hình do chính Marx quyết liệt đề nghị thay thế xã hội tư bản. Dưới góc độ phát triển, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa của Marx là một phản biện, phản kháng về xã hội, kinh tế cho những nơi mà Marx đã sống và biết. Tiếp tục đọc

Nền tảng nào cho đoàn kết?

Phạm Hồng Sơn
Đoàn kết luôn là một khát khao hệ trọng của mọi lực lượng, thế lực muốn có sức mạnh tối đa, bất kể ác hay thiện, thần thánh hay ma quỉ. Nhưng có thể thấy có bao nhiêu con người, đoàn thể khác nhau, có bao nhiêu lực lượng, sức mạnh khác nhau thì cũng có thể có bấy nhiêu loại đoàn kết với những nền tảng, mục đích khác nhau.

Tiếp tục đọc

Giới tiến bộ Trung Quốc quá ư thận trọng?

Phạm Hồng Sơn
Ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng đương nhiệm của Trung Quốc, khoảng một năm trở lại đây đã có những phát biểu công khai làm xôn xao dư luận tiến bộ trong và ngoài nước. Tiếp tục đọc

Vịnh Hạ Long, Luật biểu tình,…và Hitler

Phạm Hồng Sơn
Vịnh Hạ Long vừa được xếp (tạm thời) vào hạng bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới trong một cuộc bầu chọn mà những người nghiêm túc và yêu khoa học không thể tán thành. Nhưng nếu coi cuộc “bầu chọn vịnh Hạ Long” vừa qua như một phép thử để đánh giá khả năng huy động, khống chế dư luận của chính quyền và đánh giá mức độ tiến bộ về nhận thức xã hội của dân chúng thì có thể thấy chính quyền vẫn còn mạnh ở mức gần như có thể tuyệt đối áp đảo mọi ý kiến trái chiều và nhận thức xã hội đã có sự tiến bộ nhưng vẫn còn rất non yếu. Tiếp tục đọc

Giáo xứ Thái Hà và khát khao Công lý

Phạm Hồng Sơn
Hà Nội chắc chắn sẽ chẳng có những không gian xanh quí hiếm giữa lòng Thủ đô như Vườn hoa Hàng Trống và Vườn hoa 1-6 như hiện nay nếu không có những đêm dài thắp nến trong mưa gió, giá rét, nếu không có những ngày tù, những giọt mồ hôi và hơn cả mồ hôi của hàng ngàn người Công giáo vào những năm 2007, 2008 tại phố Nhà Chung và Thái Hà. Tiếp tục đọc

HTV và Gaddafi

 Phạm Hồng Sơn
HTV (Đài phát thanh và Truyềnhình Hà nội) và Gaddafi là hai cái tên quá hết sức khác biệt và cách xa nhau cảvề địa lý lẫn bản chất. Nhưng cái chết thê thảm, nhưng ít thương cảm, của Gaddafivừa qua và việc HTV đang bị kiện vì đã “vu khống, xuyên tạc, xúc phạm nghiêmtrọng” một số công dân lại liên quan tới cùng một vấn đề, đó là tính Thượng tônPháp luật (rule of law). Tiếp tục đọc

Vài mảng tối trong di sản Võ Văn Kiệt

 Phạm Hồng Sơn
Như một tất yếu, đã là lãnh đạo cộng sản cao cấp thì gần như không có khiếm khuyết kể cả đức độ hay tài năng. Đó thường là sự đánh giá chính thống (thuộc nhà nước, các thành phần có cảm tình với nhà nước) trong các chế độ cộng sản. Nhưng đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo nổi bật trong thời kỳ “đổi mới” của Việt Nam, sự đánh giá một chiều kiểu đó dường như không chỉ giới hạn ở các cơ quan chính thống, quan điểm chính thống. Tiếp tục đọc

Nói thêm về tiểu thuyết “The Beauty of Humanity Movement”

 Phạm Hồng Sơn
“The Beauty of Humanity Movement” là cuốn tiểu thuyết của nữ nhà văn, người Canada, Camilla Gibb, do Doubleday Canada xuất bản lần đầu tháng 09/2010 và vừa tái bản tại Mỹ và Anh đầu năm 2011. Tiểu thuyết này đã được BBC tiếng Việt giới thiệu, nhưng sau khi trực tiếp đọc cuốn truyện

Tiếp tục đọc

ĐCS VN sập bẫy trong các cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc?

 Phạm Hồng Sơn

Một đặc tính chung của mọi kẻ cầm quyền, dù là dân chủ hay độc tài, là đều không thích thú lắm với những hoạt động độc lập (tự phát, tự tổ chức) của dân chúng, vì những hoạt động độc lập của dân chúng thường có xu hướng phân ly với ý muốn của kẻ cầm quyền. Điều khác chỉ là trong chính thể dân chủ, kẻ cầm quyền buộc phải tôn trọng mọi việc làm của dân chúng khi pháp luật không cấm (kể cả biểu tình phản đối chính phủ), Tiếp tục đọc

Hậu ý cuộc bắt giữ ngày 21/08/2011

Phạm Hồng Sơn
Hồi còn học phổ thông và cả khi học đại học, khi học về giai đoạn lịch sử của Việt Nam từ 1956-1975, chúng tôi luôn được dạy rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là của những kẻ “ngụy quyền bán nước”, hoặc “quân tay sai, bán nước” cho “kẻ xâm lược Mỹ”. Nhiều hình ảnh và phim ảnh minh họa cho các bài học đó bao giờ cũng có những cuộc biểu tình, tuần hành nườm nượp người đi ngay giữa các đường phố của thủ đô Hà Nội mến yêu, với những khẩu hiệu, băng-đơ-rôn rất to: “Đả đảo bè lũ tay sai bán nước”, “Đả đảo quân xâm lược”. Tiếp tục đọc

Vài phản biện về bài “Thoát Trung Luận”

Phạm Hồng Sơn

Cách đây ít hôm một bài viết có nhan đề “Thoát Trung Luận”[i] của tác giả Giáp Văn Dương đã được đăng tải trên nhiều trang mạng phi nhà nước. Tác giả Giáp Văn Dương đã đề cập đến một vấn đề không chỉ có tính thời sự mà còn có tính chiến lược cho sự phát triển của đất nước Việt Nam: “Cần thoát khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc!” Tiếp tục đọc

“Xương máu đồng bào”

Phạm Hồng Sơn
Người ta ai cũng là da thịt,
Con dân một nước người nào chả làđồng bào?

Tiếp tục đọc