Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2016: THỬ TIM HIỂU QUAN ĐIỂM, TƯ TƯỞNG CỦA VĂN TRINH CHU VĂN AN

Nguyễn Thanh Giang
Chu Văn An sinh ngày 25/8 (có tài liệu nói 15/8) năm Nhâm Thìn, niên hiệu Trùng Hưng thứ 8 (1282), tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội và mất ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370), hưởng thọ 78 tuổi, đã từng đỗ Thái học sinh (tương đương tiến sỹ ngày nay) nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Tâm huyết với nghề dạy học, không màng danh lợi, Chu Văn An bắt đầu sự nghiệp với một mái tranh đơn sơ ở làng Huỳnh Cung, giáp với làng Quang quê mẹ. Tuy là trường ở làng quê, nhưng cũng có thư viện. Thầy Chu dạy học trò từ hạng ấu học, mộng học, trung tập và đại tập (tương đương với vỡ lòng, tiểu học, trung học và đại học). Học trò nhiều nơi, từ Kinh Bắc, Sơn Nam, Châu Hồng, Châu Hoan tìm đến theo học rất đông, tới 3.000 người. Trường Huỳnh Cung đã đào tạo nên rất nhiều trò giỏi. Khoa thi năm 1314, dưới thời vua Trần Minh Tông, trường có hai học trò đỗ Thái học sinh là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh, cả hai đều làm quan dưới triều Trần (Lê Quát được thăng đến chức Thượng thư).

Tiếp tục đọc

Thương tiếc anh Lê Hồng Hà (Mất ngày 15.11.2016): NGƯỜI CÔNG AN TRÍ THỨC

Nguyễn Thanh Giang
Trong hàng ngũ trí thức Việt Nam đương đại, giáo sư Lê Thi được xem là một trong những gương mặt trí thức tiên phong. Giáo sư Lê Thi tên thật là Dương thị Thoa, con gái giáo sư liệt sĩ Dương Quảng Hàm – người được tôn vinh là nhà sư phạm mẫu mực, nhà văn học sử tiên phong của Việt Nam. Bác ruột Dương Bá Trạc của bà đỗ cử nhân năm 17 tuổi, là một trong những sáng lập viên của Đông Kinh Nghĩa Thục. Bà là bác ruột của nhà văn, nhà báo, chiến sĩ Dương thị Xuân Quý (vợ của nhà thơ Bùi Minh Quốc).

Tiếp tục đọc

Kỷ niệm 145 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trường Tộ

22.11.1871- 22.11.2016

Nguyễn Thanh Giang

NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

VỚI NHỮNG TIỀN ĐỀ DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM.

Tặng linh mục Đặng Hữu Nam và con cháu danh nhân Nguyễn Trường Tộ đang đấu tranh ngoan cường trên quê hương khổ đau của Người

Tiếp tục đọc

NHỮNG CÁN BỘ ĐẢNG THOÁI HÓA BIẾN CHẤT NẶNG Ở BẮC NINH

Nguyễn Thanh Giang

Xin chuyển đến ông Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCNVN bức thư dưới đây của ông Nguyễn Hữu Mỹ. Bức thư do ông Mỹ viết tay gửi qua bưu điện đến tôi nhưng tôi xin phép “máy tính hóa” và đưa lên mạng để được chia sẻ rộng rãi cùng những ai quan tâm: Tiếp tục đọc

QUYỀN LỰC RẤT LỚN, HIỆU LỰC RẤT KÉM

– Kính gửi Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Thanh Giang

Dù thế nào đi nữa cũng không thể nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng không đọc thông viết thạo. Ông sinh năm 1944 tại Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, lúc ấy ở Khu Bốn chúng tôi gọi đấy là vùng tạm chiếm. Tính đến 1954, khi Pháp rút khỏi Thủ Đô, Nguyễn Phú Trọng có thể đã học hết lớp 4 hoặc đỗ primaire. Bốn năm học dưới mái trường Pháp thuộc thì chắc chắn Nguyễn Phú Trọng đã đọc thông viết thạo từ hồi ấy chứ không đến nỗi như bây giờ, dưới mái trường XHCN mà học sinh ở thành phố Sóc Trăng đã học lớp 6 nhưng chưa biết đọc biết viết. Tiếp tục đọc

Nhân kỷ niệm Mười năm ra đời tập san “Tổ Quốc”

 GIAN NAN VÌ “TỔ QUỐC”

Chương Mười Bẩy Hồi ký “Người Đội Số Phận” của Nguyễn Thanh Giang

Thời gian gần đây, ký tên dưới các bản kiến nghị tập thể thường có các hội đoàn sau: Tiếp tục đọc

Nhân 145 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1871 – 2016): NGUYỄN TRƯỜNG TỘ HIẾN KẾ DỤNG TÂY CHẶN TÀU ĐỂ BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

Tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á và đặc biệt với Việt Nam ngày càng quyết liệt. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng từ khi họ trình ra Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009 tấm bản đồ hình lưỡi bò “liếm“ hầu như toàn bộ Biển Đông. Họ ngang nhiên bắt bớ, giam giữ, tịch thu tầu thuyền ngư phủ Việt Nam ngay tại những vùng biển mà cha ông ta vẫn  đánh bắt hải sản từ xưa. Báo chí Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố: “Phải gia tăng sức mạnh chấp pháp hải dương tại vùng Biển Đông, xua đuổi và bắt giữ kịp thời những thuyền cá tác nghiệp phi pháp tại vùng biển của ta, đồng thời căn cứ vào luật pháp có liên quan của Trung Quốc tiến hành xử lý, và cũng phải tiến hành hành động chống bắt giữ, chống xua đuổi, nhằm bảo đảm an ninh cho ngư thuyền tác nghiệp nước ta”. Tiếp tục đọc

NÊN TÌM ĐỌC TIỂU THUYẾT “ QUỶ VƯƠNG” CỦA NHÀ VĂN VŨ NGỌC TIẾN

Nguyễn Thanh Giang

Nhà văn Vũ Ngọc Tiến vốn là đồng nghiệp của tôi, được tôi đánh giá là một trong những nhà Địa Vật lý hậu sinh khả úy và bị tôi cằn nhằn chê trách là dại dột, nông nổi khi có ý định bỏ cái nghề vinh quang thiết thực làm giầu tổ quốc tấp tểnh cầm bút đi làm báo, làm văn mà tôi đã từng cảnh cáo anh “lập thân tối hạ thị văn chương”. Tiếp tục đọc

TRUNG QUỐC GIAN TRÁ, LÃNH ĐẠO VIỆT NAM THÌ NGU NGƠ

Nguyễn Thanh Giang
Ngày 18 tháng 7 năm 2016 nhà cầm quyền Việt Nam thông qua Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) mạnh mẽ tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) tại thủ đô U-lan Ba-to của Mông Cổ.

Tiếp tục đọc

TẢN MẠN VỀ NGƯỜI VIẾT QUỐC CA VIỆT NAM

TƯỞNG NIỆM TÁC GIẢ “TIẾN QUÂN CA”

Ngày 15 tháng 7 năm 2016 Nhà nước CHXHCNVN đã long trọng tổ chức lễ tiếp nhận bài hát “Tiến quân ca”. Bài hát được xưng tụng là quốc ca, tác giả được truy tặng huân chương Hồ Chí Minh, vợ tác giả, bà Nghiêm Thúy Bằng được nhận bằng khen Chính phủ. Nhận dip này mời quý vị đọc lại tiểu luận “ Tản mạn về người viết quốc ca Việt Nam” của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang viết từ Mùa Thu 1992 để cùng nghe vang vọng những tiếng rên thảm khốc của người nhạc sỹ tài ba trong suốt quãng đời đằng đẵng bị ĐCSVN truy bức thật tàn bạo:

Tiếp tục đọc

THƠ TRẦN HUỲNH DUY THỨC MỪNG SINH NHẬT NGUYỄN THANH GIANG

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang 

Ngày 2 tháng 7 vừa rồi anh Trần Huỳnh Duy Tân cùng gia đình vào thăm tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tại Trại giam số 6 Nghệ An.

Dưới đây là bức thư của Trần Huỳnh Duy Tân gửi Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang Tiếp tục đọc

ĐỂ CÁC THÀNH PHỐ CỦA TA THÊM PHẦN ĐÁNG SỐNG

Nguyễn Thanh Giang 

Nhiều thành phố lớn trên thế giới rất phồn hoa đô hội nhưng vẫn có nhiều chim trời. Ngồi trong các công viên lớn giữa Washington, Moskva, St Petersbourg hay Paris du khách thường bị từng đàn bồ câu hàng trăm con xà xuống sán đến tân chân vòi ăn. Ngay giữa đường phố Washington nhiều phụ nũ đã bị chim xà xuống đậu lên tóc như đậu trong tổ của mình. Chính tôi hôm đang đi trên đường phố Amsterdam bỗng giật mình vì một chú chim (hình như chèo bèo) bay sướt qua mũi. Trong khuôn viên các trường đại học llinois, Texas A&M ở Hoa Kỳ, chồn cáo vào tận ban công kiếm ăn, dưới sân sóc chạy tung tăng hoặc chuyền thoăn thoắt trên các cành cây. Thành phố Bombay, Ấn Độ thì nhiều quạ đến phát sợ. Sớm sớm chiều chiều chúng kêu la inh ỏi ngay trong khuôn viên Đài Địa Từ trường Quốc gia… Tiếp tục đọc

SONG PHƯƠNG HÓA LÀ DÂNG BIỂN ĐÔNG CHO TRUNG QUỐC

Nguyễn Thanh Giang
Kể từ năm 2002, diễn đàn Shangri-La được tổ chức hàng năm, năm nay là lần thứ 15. Nó quy tụ quan chức quốc phòng cao cấp từ 30 quốc gia châu Á và Thái Bình Dương để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực

Tiếp tục đọc

LORETTA SANCHEZ – LƯỠNG QUỐC DÂN BIỂU

Nguyễn Thanh Giang

Nữ Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ Loretta Sanchez, thành viên cao cấp trong Ủy ban An ninh Nội địa và Ủy ban Quân vụ Hạ viện, đồng chủ tịch và cũng là sáng lập viên Nhóm Làm việc về Việt Nam tại Hạ viện Mỹ (Vietnam Caucus) lại vừa có một hành động biểu thị nghĩa cử cao đẹp đối với tiến trình Dân chủ hóa và Bảo vệ Quyền Con Người ở Việt Nam. Bà khởi xướng bức thư ngỏ gửi Tổng Thống Barack Obama nhân dịp Tổng Thống chuẩn bị sang thăm Việt Nam từ ngày 22 đến ngày 25 tháng 5 năm 2016. Tiếp tục đọc

DỪNG NGAY ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH

Nguyễn Thanh Giang
Cái mộng bá chủ Đại Hán vốn đeo đẳng suốt các vương triều Trung Hoa. Từ buổi thiếu thời Mao Trạch Đông đã từng lẩm nhẩm so kè: “Sau khi đánh bại triều đình nhà Thanh, các nước đế quốc đã chiếm các lãnh địa phiên thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận – Anh chiếm Miến Điện, Butan, Hồng Kông- Pháp chiếm An Nam…”. Năm 1963, trên tinh thần đồng chí thân tình, ông ta đã bộc bạch cùng Lê Duẩn:  “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông tràn xuống Đông Nam châu Á”.

 

Tiếp tục đọc