HOÀI NIỆM 30 – 4

NGUYỄN THƯỢNG LONG.
Phần III

“KIẾP NẠN…”

 

 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh kỷ niệm ngày 30/4Vào buổi trưa 30 – 4 – 1975, trong một căn gác nhỏ ở Đường Yêt Kiêu – Hà Nội, khi nghe tin các xe tăng của quân giải phóng đã húc đổ cổng sắt dinh Độc Lập, nhạc sĩ tài danh Văn Cao đã nghĩ đến viễn cảnh: “ Từ nay người biết thương người / Từ nay người biết yêu người”. Không biết sau 43 năm ngày 30 – 4, ở bên kia thế giới, nhạc sĩ Văn Cao có day dứt điều gì không khi cảm hứng đó không hề trở thành hiện thực. Ông có bao giờ nghĩ, đằng sau vừng hào quang 30 – 4 rực mầu máu đó, ông và đồng bào của ông … hóa ra cũng chỉ là những con tốt tầm thường trong những ván bài mà cầm chịch là những cường quốc ngoại bang và “Một bên thắng…còn nhân dân đều bại” (ND). Tiếp tục đọc

HOÀI NIỆM 30 – 4. “TÌM MÃI YÊU THƯƠNG”.

NGUYỄN THƯỢNG LONG
PHẦN II
Có thể nói, bất khuất trước những bạo tàn là một trong những phẩm chất vốn có của dân tộc Việt Nam. Tương truyền từ ngàn xưa, trong đêm dài 1000 năm Bắc thuộc, người nước Nam ngoài việc phải lên rừng tìm ngà Voi xuống biển tìm châu báu để cống nạp cho mẫu quốc Trung Hoa, nước Nam ta nhức nhối trên thân mình là những cột đồng với lời nguyền ác độc “ĐỒNG TRỤ CHIẾT – GIAO CHỈ DIỆT”cùng những bùa chú các loại của người phương Bắc, nhằm trấn yểm long mạch đất nước này.

Tiếp tục đọc

MƯỜI NĂM TRƯỚC (2008) HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH BỊ “ĐÁNH” NHƯ THẾ NÀO? – PHẦN II

Nguyễn Thượng Long

(Tiếp theo và hết)

ĐỌC CHƯƠNG 7 – HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH…

SUY NGHĨ VỀ “MẶT TRỜI ĐỎ” TRONG LĂNG BA ĐÌNH.

Tiếp tục đọc

MƯỜI NĂM TRƯỚC (2008) NHẬT KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH BỊ “ĐÁNH” NHƯ THẾ NÀO? – PHẦN I

Nguyễn Thượng Long
MỘT MÌNH GIỮA BẦY SÓI…
Cũng vào những ngày này 10 năm về trước, báo chí lề phải, đặc biệt là các tờ báo của ông tướng công an Hữu Ước bỗng  xuất hiện loạt bài đánh dữ dội tập Hồi ký của nhà giáo, nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh. Người ta đưa cho nhau đọc những bài viết của Đặng Huy Giang (Bệnh thường tình mà nên tránh), bài của Đỗ Hoàng (Một cuốn hồi ký lẫn nhiều sạn), bài của Nguyễn Hữu Thắng (Về hồi ký của Nguyễn Đăng Mạnh – Tác giả SGK văn học), của Thanh Trúc (Tâm sự đường đời hay nơi trút hận). Đặc biệt người đọc thấy rất không bình thường khi đọc những bài của Chu Giang – Nguyễn Văn Lưu (ông này chắc là người Thanh Hoá), với bài “Về hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh” đăng trên Hồn Việt số 18 ra tháng 12/ 2008 và bài của  Thượng Nguyên (ông này chắc chắn là dùng bút danh) với bài “Chất độc hại trong một cuốn hồi ký” đăng trên An ninh thế giới số 815 ra ngày thứ tư (10/12/2008.)

Tiếp tục đọc

NGUYỄN THƯỢNG LONG: THÁNG 1 – 1974 … HOÀNG SA MÁU ĐỔ !

“Biển Đông vạn dăm giang tay giữ
Đất Việt ngàn năm vững trị bình “
Nguyễn Bỉnh Khiêm 1492 – 1585

…Khi chưa có Mác – Lê, khi chưa có thành trì của vô sản quốc tế Liên Xô – Trung Quốc… thì việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc vẫn luôn luôn là ý thức thường trực của mọi người dân Việt Nam không phân biệt tuổi tác, thành phần chính trị, nghề nghiệp, đảng phái, tôn giáo, thuộc mọi triều đại. Đó là một trong những phẩm chất truyền thống, giá trị vĩnh hằng đó được hun đúc và truyền dẫn từ đời này qua đời khác trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều nghìn năm của dân tộc.

Tiếp tục đọc

NGHỀ CAO QUÝ… ĐÃ “CHẾT LÂM SÀNG” – PHẦN IV.

NGUYỄN THƯỢNG LONG.

    “Bài viết này, xin dành tặng cho các Nhà Giáo       U70 vẫn còn quan  tâm tới nghề cao quý”(NTL)

TỪ “VỤ  NỔ  BIG BANG” CỦA LÒNG YÊU NƯỚC…

Năm năm trước, giữa những ngày tháng 9 – 2012, cứ vào mỗi chủ nhật hàng tuần, Hà Nội lại  liên tiếp nổ ra những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Có thể nói thời kỳ đó, Hà Nội xứng đáng là địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào phản đối những hành động xâm lấn biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Không ít  lần tuy bị cầm chân, bị ngăn chặn thô bạo mà tôi vẫn đi đươc. Tiếp tục đọc

NGHỀ CAO QUÝ… ĐÃ “CHẾT LÂM SÀNG” – PHẦN III

NGUYỄN THƯỢNG LONG.
 
       “Bài viết này, xin dành tặng cho các Nhà Giáo
         U70 vẫn còn quan  tâm tới nghề cao quý” (NTL)

Tiếp tục đọc

NGHỀ CAO QUÝ… ĐÃ “CHẾT LÂM SÀNG” – PHẦN II

     NGUYỄN THƯỢNG LONG.
  “Bài viết này, xin dành tặng cho các Nhà Giáo
         U70 vẫn còn quan  tâm tới nghề cao quý” (NTL)
LÊNH ĐÊNH THÂN PHẬN NGƯỜI  THẦY…
Về phương diện nhận thức chung, thời đại nào, chế độ nào cũng vậy,  ngoài nhiệm vụ giáo huấn học sinh những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người, thầy cô giáo còn có thiên chức khơi gợi, giúp học sinh vươn tới những tình cảm cao đẹp phù hợp với những chuẩn mực CHÂN – THIỆN – MỸ của thời đại mà họ đang sống. Trong những tình cảm cao đẹp đó, lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng nhất được mang hình tượng như là một “Ngọn Lửa”. “Ngọn lửa” đó được lưu truyền từ đời này qua đời khác, có lúc âm ỉ cháy, có lúc bùng lên dữ dội…nhưng không bao giờ lụi tàn cùng năm tháng. Hơn các ngành nghề khác, thầy cô giáo có vinh dự được đảm nhận nhiệm vụ thiêng liêng này. Đó cũng là một trong nhiều lý do mà người xưa gọi nghề dậy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý và tiền nhân đã xếp người thầy chỉ đứng sau Vua và trước cả bậc sinh thành trong bộ 3 QUÂN – SƯ – PHỤ.

Tiếp tục đọc

NGHỀ CAO QUÝ ĐÃ… “CHẾT LÂM SÀNG”- PHẦN I.

NGUYỄN THƯỢNG LONG.
 
 

 

“Bài viết này, xin dành tặng cho các Nhà Giáo
U70 vẫn còn quan  tâm tới nghề cao quý” (NTL)

 

CÂU HỎI ĐẶT RA TRƯỚC MỘT CUỘC BIỂU TÌNH…
Khi cuộc biểu tình lần thứ 4 chủ nhật 19 – 6 – 2011 để phản đối. Trung Quốc có những hành động vi phạm lãnh hải của Việt Nam sắp nổ ra, HT một học sinh cũ của tôi, nay đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học danh tiếng của Hà Nội, tìm gặp tôi dưới chân cột cờ với câu hỏi: “Thưa thầy! Vì sao các thầy cô giáo và học sinh phổ thông trung học lại không đến với các sinh hoạt chính trị như thế này ?”. Tiếp tục đọc

TÔI  ĐÃ KHÓC DƯỚI TRỜI THU HÀ NỘI

NGUYỄN  THƯỢNG LONG.
PHẦN  3
(CUỘC BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC NGÀY 5 – 8 – 2012
ĐÃ BỊ  ĐẬP TAN NHƯ THẾ NÀO?)

Tiếp tục đọc

TÔI ĐÃ KHÓC … GIỮA TRỜI THU HÀ NỘI.

Nguyễn Thượng Long

(KỶ NIỆM CÙNG PHẠM THANH NGHIÊN). 

Tôi còn nhớ vào hồi 19h 42 phút ngày 07/12/2007 trong lúc tôi đang thả bộ trên đường Lê Văn Lương thì điện thoại của tôi nhận được một tin nhắn của một số máy lạ có nội dung: “Sẽ có cuộc biểu tình trước Đại Sứ Quán Trung Quốc vào 9h ngày 9/12/2007”. Ai đã nhắn tin này cho tôi? Người thì bảo đó là nhân vật x, người  khác lại bảo đó là nhân vật y! Lại có người lí giải chẳng phải là xy gì hết, chính công an đã ngấm ngầm làm việc này. Tiếp tục đọc

TRÒ CHUYỆN CÙNG CỤ LÊ HỒNG HÀ VỀ QUÁ TRÌNH DÂN CHỦ HÓA ĐẤT NƯỚC.

Nguyễn Thượng Long

Tiếp tục đọc

“HÃY NÓI LỜI AI ĐIẾU…”

     NGUYỄN THƯỢNG LONG.
     Nếu ai đó hỏi: “Sáu tháng đầu năm của 2016 đã trôi qua…đâu là những sự kiện chính trị xã hội đáng chú ý nhất?”. Dù vẫn đang là một bệnh nhân, vừa phải trải qua 2 lần nhập viện…chẳng khó khăn gì, tôi xin chọn 3 sự kiện sau đây:


Tiếp tục đọc

CÁI GÌ CỦA XÊ – DA HÃY TRẢ LẠI CHO XÊ – DA.

…Khi những tiếng đì đùng của loạt đại bác đón chào ông Tập Cận Bình Tổng bí thư đảng – Chủ tịch nước CHND Trung Hoa chưa kịp lắng xuống, kế là hình ảnh ông này cùng  bà vợ xinh đẹp hiên ngang bước trên thảm đỏ được 2 hàng thiếu nữ Việt Nam rải hoa dẫn vào phòng Diên Hồng của Quốc Hội CHXHCN Việt Nam, để ông lớn tiếng rao giảng cho Ban lãnh đạo Việt Nam cùng 500 ông bà Nghị đang nhóm họp về những “Đại Cục” và ‘Tiểu Cục” trong quan hệ giữa 2 nước… tất cả chưa kịp phai mờ thì chỉ ngày hôm sau thôi trên quốc đảo Singapo xinh đẹp, ông Tập đã làm BLĐ Việt Nam ngơ ngác trước những tái khẳng định chủ quyền là “không thể chối cãi” của Trung Quốc đối với Biển Đông và các nhóm đảo trong vùng biển này. Tiếp tục đọc

NỖI BUỒN THÁNG 8 .

(SAU 70 NĂM…GIỜ ĐÂY AI ĐÃ PHỤ THUỘC VÀO NGOẠI BANG HƠN AI?)
NGUYỄN THƯỢNG LONG

“Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam cận đại, năm 1945 là 

năm hội tụ những bước ngoặt, những biến cố trọng đại nhất liên quan đến số phận của cả dân tộc. Từ thời điểm đó… đất nước đi vào chính đạo văn minh hay là tự lạc vào mê lộ của thứ chính trị chỉ đem đến những đọa đầy xa lạ với phẩm chất và truyền thống giống nòi? Câu hỏi đó đến nay đã quá đủ dữ liệu để trả lời.”  Tiếp tục đọc