Thức = Đột phá + Mạo hiểm

Lê Thăng Long

Nhắc đến Trần Huỳnh Duy  Thức bạn sẽ nghĩ gì về Con Người này? Yêu hay ghét, ngưỡng mộ hay coi thường?! Phải chăng lúc này có người sẽ nói anh là “nhà yêu nước”, là “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” xuất chúng, có người đã từng coi anh là “kẻ thù không đội trời chung”, tên “phản động cực kỳ nguy hiểm” …! Mọi người đang nghĩ về anh nhiều chiều khác nhau, kể cả rất trái ngược nhau. Hết sức cảm xúc! Suy nghĩ về anh đang không đồng nhất. Người yêu tối đa, kẻ đã từng ghét hết mực, người khác thì vẫn còn nghi ngờ … thật muôn màu muôn vẻ. Và có lẽ theo tôi họ đều có lý theo góc nhìn của mỗi người!
Vậy anh là ai hả Thức?! Tiếp tục đọc

BÁC LÊ HIẾU ĐẰNG VÀ CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ

Đất nước ta trường tồn, từ thuở sơ khai cha ông dựng nước, truyền mãi cho con cháu đến hôm nay là nhờ những tấm lòng yêu nước. Từ những người trẻ tuổi ăn chưa no lo chưa xong đến những người tuổi thất thập cổ lai hy gần đất xa trời, luôn đau đáu nghĩ về tương lai đất nước và xả thân khi cần. Tiếp tục đọc

ĐIỀU CHÚNG TA CẦN LÀ SỰ THẬT

Lê Thăng Long

Thưa quý vị và bạn hữu,
Chúng ta có một đồng thuận trong phong trào Con đường Việt Nam là “quyền con người được tôn trọng và bảo vệ ở Việt Nam”. Trong các quyền con người, không có gì quan trọng hơn là quyền được sống. Mạng người là quý nhất.
Có một thực tế là quyền con người ở Việt Nam nói chung chưa được tôn trọng trên hết và bình đẳng – cũng vì điều này mà phong trào Con đường Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mệnh lịch sử của nó – thì quyền con người cho tù nhân nói riêng khó mà bảo đảm. Chúng ta có nhiều nguồn để đo lường, phán xét điều này. Tiếp tục đọc

RA ĐI VÀ TRỞ VỀ

Lê Thăng Long

RA ĐI
Ngày 4/6/2009, không hiểu sao do một sự sắp đặt ngẫu nhiên nào mà một người bạn lại rủ tôi uống cà phê ở quán Rita đường Nguyễn Văn Cừ ngay đối diện xéo với khu bộ công an. Trong đó có trại tạm giam an ninh điều tra B34 của bộ Công an, mà sau này tôi mới biết tên và đó cũng chính là trại giam của phủ đặc ủy trung ương tình báo chế độ Sài Gòn trước đây. Trong đó có người bạn thân, người đồng chí, người lãnh đạo hàng đầu của phong trào dân chủ, nhân quyền Việt Nam – Trần Huỳnh Duy Thức đang bị giam giữ. Khi uống cà phê, chúng tôi nói nhiều về người bạn mình bị giam đâu đó trong kia, không biết bao giờ mới được thả. Tiếp tục đọc

PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ VỤ CÔNG AN HÀ NỘI TRẤN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH

Theo tin tức từ mạng internet, sáng ngày 2.6.2013, một số công dân đã tiến hành tuần hành phản đối hành vi gây hấn, xâm phạm lãnh thổ, tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam khi đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống, thuộc chủ quyền nước Việt Nam.

Tiếp tục đọc

CHỌN ĐƯỜNG

Tôi ra tù đã gần 1 năm. Vụ án chúng tôi đã tròn 4 năm.
Gần đây, từ cuối năm 2012, trong những lần làm việc với các sĩ quan an ninh, họ thường nói với tôi rằng: “Đảng và nhà nước cũng đã phần nào nhận ra sai lầm … và cũng đang cố gắng thay đổi. Các anh cũng không nên làm quá sẽ gây khó xử.” Những thành viên khác của phong trào Con đường Việt Nam khi bị nói chuyện với an ninh cũng nghe họ thừa nhận những gì anh Thức cảnh báo đã được thực tế chứng minh. Họ còn nói rằng vụ án của anh Thức sẽ phải xét lại, tuy nhiên không thể là ngày một ngày hai. Những hành xử của các cơ quan an ninh và những bản án chính trị của chính quyền mới đây khiến người ta thật khó tin vào những thiện ý như vậy. Nhưng một điều có thể thấy rõ là vụ án Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, NguyễnTiến Trung, Lê Thăng Long đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ của những người cầm nắm quyền lực. Trong những buổi làm việc với an ninh, vào những lúc mà họ gọi là tâm tình ngoài nhiệm vụ, họ thường tỏ thái độ khâm phục tầm nhìn của anh Thức, anh Định và giải bày rằng chẳng qua họ phải làm vì nhiệm vụ. Tiếp tục đọc

ĐỌC NELSON MANDELA NGHĨ ĐOÀN VĂN VƯƠN

Lê Thăng Long
Vụ án anh Đoàn Văn Vươn xảy ra lúc tôi còn trong tù. Đầu tiên nghe tin trên VTV nói rằng có một việc chống người thi hành công vụ rất táo tợn tại Hải Phòng, hung thủ dùng súng tự chế gây thương tích cho lực lượng công an. Bản tin không nói rõ vụ việc này xuất phát từ việc cưỡng chế đất đai nên lúc đầu chúng tôi tưởng đây là sự táo tợn của các tội phạm hình sự. Nhưng không lâu sau đó cũng trên VTV phát một phóng sự cho biết sự việc liên quan đến chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đai và có nhiều sự khuất tất trong cách hành xử của quan chức. Tiếp tục đọc

SỬ DỤNG QUYỀN CON NGƯỜI TRONG GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Phong Trào Con Đường Việt Nam
Sau khi ra tuyên bố:
TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN
VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992”
Rất nhiều bạn đọc quan tâm đã hỏi là “một người dân nhỏ bé, có nhiều nỗi sợ hãi thì nên làm gì trong trường hợp chính quyền đưa bản dự thảo và phiếu lấy ý kiến đến tận nhà. Nên hành động như thế nào để tránh gặp rắc rối trong cuộc sống mà vẫn giữ được chính kiến của mình?”. Tiếp tục đọc

TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992
Thời gian gần đây, tại TP HCM, chính quyền thông qua hệ thống quyền lực ở cơ sở là tổ dân phố đã triển khai đến từng hộ dân để lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp. Tài liệu chính quyền phát cho mọi hộ dân gồm một tập tài liệu 79 trang in song hành bản Hiến pháp năm 1992 – Dự thảo hiến pháp sửa đổi 2013 và phiếu lấy ý kiến. (file ảnh) Tiếp tục đọc

NGÀY SINH MỘT BÔNG HOA ĐẸP CỦA ĐẤT NƯỚC

Lê Thăng Long
Từ đầu năm đến giờ phong trào đấu tranh cho quyền con người và dân chủ của Việt Nam đã tạo nên được những dấu ấn quan trọng nhờ hình ảnh rất đẹp của những người phụ nữ. Đầu tiên là Huỳnh Thục Vy đoạt giải Hellman Hammet. Kế đến là Tạ Phong Tần được vinh danh là Phụ nữ Quốc tế Can đảm. Và Nguyễn Hoàng Vi trở thành 1 trong 7 phụ nữ tiêu biểu của thế giới về bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Những bước tiến của quá trình dân chủ Việt Nam có rất nhiều dấu chân quan trọng của phái yếu nhưng rất kiên cường của tổ quốc. Từ lúc ban đầu còn ít ỏi như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên đến nay họ đã trở thành một lực lượng hùng hậu có mặt ở mọi lĩnh vực và ngóc ngách của cuộc sống. Họ thật đẹp, cả thể chất lẫn tâm hồn. Tiếp tục đọc

VỀ MỘT CON NGƯỜI TRONG TÙ

Lê Thăng Long
Lê Công Định đã về. Niềm vui sắp được gặp lại bạn tràn ngập. Những điều tốt đẹp đang mở ra. Nhưng nhớ đến một người bạn khác vẫn còn trong vòng lao lý mà chạnh lòng. Có lẽ thời điểm mà những người xa nhà khắc khoải nhất là Tết. Đã trải qua 3 cái Tết trong tù tôi hiểu rõ cảm giác đó. Những người ở ngoài nhưng phải xa quê hương vào những ngày Tết còn không tránh được nỗi nhớ nhà. Những người phải vào tù vì tình yêu quê hương thì bị chia cắt với gia đình vào những thời khắc xum vầy thiêng liêng là một nỗi đau với họ. Tiếp tục đọc

NHÂN MỘT PHIÊN TÒA NÓI VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

Lê Thăng Long
Ngày này 3 năm trước (20/1/2010) đã diễn ra một phiên toà đình đám lần đầu tiên xét xử một vụ án bị cho là lật đổ chính quyền nhân dân bằng diễn biến hòa bình. Những người bị cáo buộc là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long. Tiếp tục đọc