Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Triều Tiên sử dụng hầm ngầm phi đạn, có thể khó cảnh báo về các vụ phóng
Tổng thư ký LHQ: Phải khẩn trương cắt giảm khí thải
Báo Kommersant: Kremlin cấm quan chức dùng iPhone
Tín Thành động thổ nhà máy sản xuất lốp xe tại South Carolina, hứa tạo hơn 1.000 việc làm
Mỹ ra báo cáo nhân quyền 2022, nêu trường hợp ‘đột tử’ của nhân viên Vạn Thịnh Phát
Các lãnh đạo điều hành của VinFast ra đi trong lúc công ty lùi kế hoạch xây nhà máy ở Mỹ
Triều Tiên sử dụng hầm ngầm phi đạn, có thể khó cảnh báo về các vụ phóng
Bộ trưởng Tô Lâm kêu gọi ‘hoàn thiện thể chế’ để chống tham nhũng
Cổ phiếu ngân hàng khắp thế giới giảm mạnh do khủng hoảng Credit Suisse
Người Việt biểu tình trước ĐSQ Trung Quốc ở Hoa Kỳ nhân dịp tưởng niệm thảm sát Gạc Ma
Việt Nam bắt giữ lô ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước đến nay
Trung Quốc và Campuchia lần đầu diễn tập chung trên biển
Thêm hơn 100 cuốn sách tại Viện Hán Nôm bị mất
Bộ Ngoại giao Mỹ: vận động cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam là chống lại Đảng, nhà nước!
Ngư dân VN bị Indonesia bắt giữ: chi phí hồi hương cao khó hiểu?
Làm sao xác định “cán bộ vi phạm” mà “không vụ lợi” để giảm án?
Số 600 tỷ đồng do cựu Ủy viên BCT Đinh La Thăng gây thất thoát chưa thể thu hồi
Vinhomes đàm phán bán dự án khu đô thị Ocean Park 3 cho công ty Singapore
Vietnam Airlines nối lại các chuyến bay thường lệ đưa khách Trung Quốc đến Việt Nam
Samsung bác tin chuyển sản xuất điện thoại di động từ Việt Nam sang Ấn Độ
Tổ chức Y tế Thế giới thúc giục Trung Quốc minh bạch về nguồn gốc của COVID
Trò môi giới của Trung Quốc sẽ dẫn đến cái gì?
Khởi tố anh trai bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Facebooker tại Cai Lậy, Tiền Giang bị bắt với cáo buộc theo chính phủ Đào Minh Quân
Chuyện gì xảy ra giữa Stormy Daniels và Donald Trump?
Binh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: ‘Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine’
Mỹ kêu gọi Tập Cận Bình gây áp lực lên Putin về ‘tội ác chiến tranh’
Mỹ kêu gọi Tập Cận Bình gây áp lực lên Putin về ‘tội ác chiến tranh’
Binh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: ‘Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine’
Chủ tịch Tập Cận Bình vừa tới Nga trong chuyến thăm cả thế giới chú ý
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích để lại một di sản rất lớn
Thái Lan giải tán Quốc hội, mở màn cuộc đấu các đảng dịp bầu cử tháng 5
Nguy cơ mất 5000 ha rừng ở Lâm Đồng vì dự án bauxite từng bị chỉ trích?
Putin bất ngờ đến thành phố cảng Mariupol của Ukraine bị Nga chiếm đóng
Credit Suisse: UBS đàm phán để mua lại ngân hàng đối thủ đang gặp khó khăn
Pháp: Biểu tình khắp nơi sau khi luật cải tổ hưu trí được thông qua
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bất ngờ thăm Ukraina, gặp tổng thống Zelensky
Báo cáo của nhóm chuyên gia khí hậu LHQ: ”Cẩm nang sống sót cho nhân loại”
Hàn Quốc tái lập quan hệ kinh tế bình thường với Nhật Bản
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga vì « hợp tác và hòa bình »
Ukraina lên án thái độ « trơ tráo » của Putin trong chuyến thăm Mariupol
Bắc Triều Tiên bắn hỏa tiễn mô phỏng ‘‘phản công hạt nhân’’
“Thảm sát làng Phong Nhị” : Chính phủ Hàn Quốc vẫn phủ nhận trách nhiệm
Thủ tướng Nhật công du Ấn Độ với trọng tâm là tăng cường hợp tác để đối phó với Trung Quốc
Cải tổ hưu trí Pháp: Quốc Hội bỏ phiếu 2 kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ
Ukraina lo âu theo dõi chuyến thăm Matxcơva của Tập Cận Bình
Thăm Mariupol, đón Tập Cận Bình : Putin cố lên gân trước lệnh tầm nã của ICC
Ngân hàng Thụy Sĩ UBS mua lại Credit Suisse
Hai mươi năm sau cuộc can thiệp của Mỹ, Irak vẫn đối mặt với tương lai bất định
Khí hậu: Nhân loại còn rất ít thời gian để giữ mức tăng nhiệt độ không quá 1,5°C
Pháp : Tệ nạn kỳ thị người gốc Á trở nên phổ biến nhưng ít bị tố cáo
Các món ăn truyền thống Nhật Bản nhân mùa hoa anh đào
Ukraina: TT Putin bất ngờ thăm cảng Mariupol bị Nga chiếm đóng sau khi ghé Crimée
(AFP) – Liên Hiệp Châu Âu sắp hoàn tất kế hoạch viện trợ 2 tỷ euro cho Ukraina. Theo tiết lộ từ một quan chức châu Âu hôm qua, 19/03/2023, dự án một khi được hoàn tất trong tuần này sẽ cho phép Liên Âu tài trợ cho việc cùng mua đạn dược để cung cấp ít nhất một triệu quả đạn pháo 155 ly cho Ukraina và tái lập kho dự trữ chiến lược của các nước thành viên. Hiện dự thảo văn bản còn vấp phải thái độ do dự của hai nước thành viên là Ý và Hà Lan. Một khi được thông qua, thỏa thuận này còn phải được các lãnh đạo Liên Âu thông qua nhân kỳ họp thượng đỉnh 23 và 24/03.
(AFP) – Luân Đôn và Kiev ký kết thỏa thuận về thương mại kỹ thuật số. Trong một thông cáo ngày 20/03/2023, bộ Thương Mại Anh cho rằng thỏa thuận, được ký kết qua mạng giữa hai nước Anh và Ukraina, sẽ giúp Ukraina được “quyền truy cập có bảo đảm các dịch vụ tài chính thiết yếu cho nỗ lực tái thiết” đất nước nhờ vào việc tạo thuận lợi cho lưu thông dữ liệu. Tháng 11/2022, hai nước cũng đã ký một thỏa thuận được cho là “lịch sử”, gia hạn đến tháng 3/2024, việc bãi bỏ các mức thuế quan đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Ukraina.
(AFP) – Trung Quốc hôm nay 20/03/2023 kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tránh những hành động “phân biệt đối xử” sau khi ra lệnh bắt giữ Vladimir Putin. Tổng thống Nga bị ICC, có trụ sở tại La Haye (Hà Lan), cáo buộc phạm tội ác chiến tranh vì đã “di dời trái phép” trẻ em Ukraina sang lãnh thổ Nga hay đến các vùng bị Nga chiếm đóng. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : “Tòa án Hình sự Quốc tế phải có lập trường khách quan và trung lập, tôn trọng quyền miễn trừ của các nguyên thủ quốc gia theo luật quốc tế.” Phản ứng của Trung Quốc được công bố vài giờ trước khi chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Nga.
(AFP) – Ai Cập tiếp phái đoàn Nga sau khi tổng thống Putin bị một tòa án quốc tế truy nã vì tội ác chiến tranh. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi hôm qua, Chủ nhật 19/03/2023, đã tiếp phái đoàn Nga do đặc phái viên phụ trách Trung Đông của tổng thống Putin dẫn đầu. Ai Cập muốn duy trì quan hệ mật thiết với Nga, tuy vẫn bỏ phiếu nghị quyết Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lược Ukraina.
(AFP) – Nga cấm công chức sử dụng iPhone. Theo trang mạng Kommersant của Nga ngày 20/03/2023, điện Kremlin đã yêu cầu các công chức có tham gia vào công tác chuẩn bị cho bầu cử tổng thống Nga năm 2024 phải ngừng sử dụng iPhones của hãng Apple. Matxcơva lo ngại những thiết bị này dễ bị các cơ quan tình báo phương Tây xâm nhập.
(AFP) – Cựu tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu sẽ thăm Trung Quốc, đảng cầm quyền Đài Loan lên án. Theo phát ngôn viên của cựu tổng thống hôm nay, 20/03/2023, ông Mã Anh Cửu sẽ đến Hoa Lục tuần tới. Đây là chuyến thăm Đài Loan đầu tiên sau hơn 70 năm của một tổng thống Đài Loan tại chức hoặc đã hết nhiệm kỳ. Ông Mã Anh Cữu không đến Bắc Kinh và không có kế hoạch gặp chínhquyền Trung Quốc. Theo người phát ngôncủa ông, chuyến đi nhằm giúp xoa dịu căng thẳnghai bờ eo biển. Tuy nhiên, đảng cầm quyền Dân Tiến có quan điểm ngược lại : “Người dân Đài Loan không thể chấp nhận việc một nguyên thủ quốc gia đã nghỉ hưu trở thành con tốt của Đảng Cộng Sản Trung Quốc’’.
(AP) – Cộng hòa Trung Phi : 9 công dân Trung Quốc bị giết tại một khu khai thác vàng. Theo thông báo của chính quyền sở tại hôm qua, 19/03/2023, ngoài 9 người chết, còn có hai người khác bị thương. Hiện tại chưa rõ thủ phạm. Lực lượng nổi dậy ‘‘Liên minh những người yêu nước vì sự thay đổi’’ (CPC), bị tình nghi, đã ra thông cáo khẳng định nhóm lính đánh thuê Nga Wagner đứng sau vụ này, nhưng không đưa bằng chứng.
(AFP) – Tổng thống Iran nhận lời mời của quốc vương Ả Rập Xê Út. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hôm qua 19/03/2023 đã nhận lời mời của quốc vương Ả Rập Xê Út Salmane ben Abdelaziz Al Saoud đến thăm Riyadh để thắt chặt quan hệ hợp tác song phương. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian hôm qua cũng cho biết hai nước đã nhất trí về một cuộc gặp sắp tới giữa hai ngoại trưởng. Lời mời của Ả Rập Xê Út được đưa ra sau thông báo hôm 10/03 của Teheran và Riyadh về quyết định khôi phục quan hệ ngoại giao trong vòng hai tháng tới.
Tin Tức: Thứ Ba, ngày 21/03/2023
1) TNLT NGUYỄN NHƯ PHƯƠNG BỊ TUYÊN THÊM BẢN ÁN TÙ “XÃ HỘI”.
Ông Nguyễn Như Phương, còn được biết đến với tên là Phương Hàng Nhật, vừa bị kết án 15 tháng tù với cáo buộc “tàng trữ ma túy”. Phiên sơ thẩm do tòa án tỉnh Bà Rịa xét xử, chỉ diễn ra trong hai giờ đồng hồ ngắn ngủi hôm qua 20/3/2023. Đây là bản án thứ 2 mà ông Phương phải nhận trong vòng chưa đầy 3 tháng qua. Ngày 26/12/2022 năm ngoái, ông Phương bị tòa án An Giang đưa ra xét xử và bị kết án 05 năm tù giam, 03 năm quản chế với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Như vậy, ông Phương bị kết án tổng cộng 6 năm 3 tháng tù giam, 3 năm quản chế cho cả hai tội danh ngụy tạo.
Cần biết là ông Phương 32 tuổi bị bắt vào ngày 30/8/2022, khi đang cùng một số bạn bè ở trong một quán karaoke ở Bà Rịa. Tại đây công an nói rằng họ còn phát hiện có ma túy trong đồ uống của nhóm này nên tiến hành việc bắt giữ. Các tình tiết vụ việc cho thấy ông Phương đã bị chính công an gài bẫy để trả thù cho các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền của ông. Một trong những chi tiết bất thường là ông không bị xử ngay về cáo buộc liên quan đến sử dụng ma túy, trái lại bị điều tra về cái gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”.
Tại tòa, ông Phương phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc sử dụng ma túy.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, mẹ của Nguyễn Như Phương khẳng định con trai bà từ trước đến nay chỉ chú tâm vào làm việc chứ không ăn chơi đua đòi và không sử dụng ma tuý.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng tham gia bào chữa cho ông Phương đã từ chối bình luận về phiên tòa hôm qua.
2/ TÔ LÂM LẠI KÊU GỌI HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG.
Là người cầm đầu ngành công an, tức lực lượng tham nhũng nhất nước theo đánh giá của nhiều cơ quan quốc tế, Bộ trưởng công an Tô Lâm vào hôm qua thúc giục việc hoàn thiện thể chế để “không thể có tham nhũng” ở VN.
Ông Tô Lâm đưa ra lời kêu gọi nói trên khi trả lời chất vấn trước quốc hội trong bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng sâu rộng của Việt Nam đã lan đến nhiều bộ ngành và khiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cùng hai phó thủ tướng là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, bị phế thải.
Cuộc chiến chống tham nhũng mà thực sự là để thực hiện việc thanh trừng phe cánh do Tổng bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng đề ra hơn 10 năm qua đã khiến hàng trăm quan chức đảng viên bị bắt, đặc biệt là hai vụ án đình đám nhất hiện nay là Việt Á và các chuyến bay giải cứu về nước trong thời đại dịch Vũ Hán.
Ông Tô Lâm tuyên bố trước quốc hội là qua một số vụ án trong lĩnh vực y tế, giáo dục vừa qua, cơ quan điều tra đề nghị khắc phục sơ hở trong đầu tư công cộng, đấu thầu, mua sắm thiết bị và góp phần minh bạch cho cả khu vực.
Cần biết là ông Lâm nổi tiếng trên truyền thông quốc tế khi hình ảnh ông nhấm nháp một miếng thịt bò dát vàng tại một nhà hàng ở London được lan truyền. Vụ ăn “bò dát vàng” ở Anh đã khiến công chúng VN phẫn nộ về sự xa xỉ của giới quan chức trong lúc VN đang trấn áp tham nhũng.
Tuy nhiên ông Tô Lâm không cho biết cụ thể các bước để hoàn thiện thể chế như thế nào và nói rằng đây là vấn đề mà bộ của ông sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng ở Việt Nam, được các nhà quan sát nước ngoài và báo chí phương Tây xem là sự đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng CSVN.
3/ THÊM 110 CUỐN SÁCH CỔ QUÝ BỊ MẤT TẠI VIỆN HÁN – NÔM VN.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam lại mất thêm hơn 110 cuốn sách, ngoài ra có gần 880 cuốn khác trong kho bị mủn nát và không thể phục hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, phó phòng Nghiên cứu Văn học & Lịch sử, vào ngày 20/3 thông tin như vừa nêu trên trang mạng. Ngay sau đó, ông Đặng Xuân Thanh, phó chủ tịch viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết đang tiến hành điều tra các thông tin mà Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đưa ra.
Vào ngày 21/12/2022, viện Hán Nôm VN thông báo về việc thất lạc 25 cuốn sách cổ. Theo đó, cơ quan này được giao nhiệm vụ bảo quản các tài liệu Hán Nôm gồm gần 35 ngàn cuốn sách và gần 60 ngàn thác bản văn bia đã có biên mục.
Cho tới thời điểm ra thông báo nói trên, số sách cổ bị mất hoặc thất lạc là 25 quyển. Hai thác bản bị mất nhưng đã có thác bản dự bị đem ra xử dụng. Tuy nhiên số sách trên đã có bản photocopy làm từ trước, tức là nội dung sách không bị mất.
4/ THÁI LAN GIẢI TÁN QUỐC HỘI ĐỂ TỔ CHỨC TỔNG TUYỂN CỬ.
Nhà cầm quyền Thái Lan vừa ra lệnh giải tán quốc hội, chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử vào đầu tháng 5 tới đây.
Theo thăm dò mới nhất, đảng của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha là đảng Dân tộc Thái lan Thống nhất sẽ bị thách thức bởi đảng Pheu Thai do bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra lãnh đạo. Tỷ phú Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2006.
Bà Paetongtarn 36 tuổi đã dẫn trước ông Prayuth trong các cuộc thăm dò dư luận trong nhiều tháng qua. Ngày bầu cử chưa được ấn định, nhưng sự kiện này phải diễn ra trong vòng 60 ngày kể từ ngày giải tán quốc hội.
Những chiến dịch vận động của hàng chục đảng phái đã được tiến hành từ lâu. Tuy nhiên, câu hỏi là cuộc bầu cử này chỉ xoay quanh một vấn đề là liệu Pheu Thai có thể giành chiến thắng với cách biệt đủ lớn để bảo đảm họ sẽ chiếm lại được quyền lực hay không.
Gần như mọi cuộc thăm dò đều dự đoán đảng Pheu Thai sẽ một lần nữa trở thành đảng lớn nhất, giống như trong mọi cuộc bầu cử trong 22 năm qua, dựa vào lòng trung thành mạnh mẽ với ông Thaksin ở miền bắc và đông bắc.
Trong quá khứ, các phán quyết của tòa án hoặc các cuộc đảo chính quân sự đã khiến cho ba đời chính phủ do ông Thaksin hậu thuẫn, trong đó có một chính phủ do em gái ông là bà Yingluck lãnh đạo, không thể hoàn thành trọn nhiệm kỳ.
Nếu Pheu Thai giành được hơn 200 trong số 500 ghế đang được tranh cử thì việc loại bỏ đảng này khỏi chính phủ tiếp theo sẽ là điều rất khó khăn, thậm chí là bất khả thi.
5/ CHỦ TỊCH TRUNG CỘNG TẬP CẬN BÌNH SANG THĂM NƯỚC NGA.
Vào hôm thứ Hai 20/3, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã đặt chân đến thủ đô Moscow của Nga trong chuyến viếng thăm mới nhất kéo dài 3 ngày.
Họ Tập sẽ gặp Tổng thống Vladimir Putin trong lúc cuộc chiến xâm lược Ukraine vẫn kéo dài và tòa án Hình sự Quốc tế vừa phát lệnh bắt giữ ông Putin để xét xử về tội ác chiến tranh.
Đây là chuyến thăm Nga của nguyên thủ Trung Cộng từ 4 năm qua. Vào hôm qua, tổng thống Nga có cuộc gặp gỡ riêng tư với họ Tập trước bữa dạ tiệc. Hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc thảo luận chính thức vào hôm nay, đặc biệt là về kế hoạch hòa bình cho Ukraine gồm 12 điểm của Trung Cộng.
Cần biết là mối quan hệ Nga – Hoa trong những năm gần đây ngày càng được siết chặt về mặt kinh tế và ngoại giao, nhất là kể từ khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine, nhằm hình thành một mặt trận chung chống phương Tây, đứng đầu là Mỹ.
Với chủ trương thiết lập một đối tác với Moscow, Trung Cộng không công khai lên án cuộc chiến xâm lược của Nga, mà chỉ trích Mỹ và NATO là nguồn cội gây bất ổn an ninh cho Nga. Trong thông điệp gửi đến giới truyền thông Nga, họ Tập khẳng định chuyến viếng thăm này là nhằm thể hiện tình hữu nghị, hợp tác và hòa bình. Ông tuyên bố là muốn gặp ông Putin để cùng thông qua một tầm nhìn mới.
VNTB – Chuyên án “thất bại” vì không bắt được người nhận hàng
VNTB – Đã rõ: không có chuyện “vô tình”
VNTB – Lập pháp ở Việt Nam có độc lập hay không?
VNTB – Điều luật hình sự 331 và quyền tự do ngôn luận: nhìn từ Canada
Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ
Lý giải “chính phủ hạng nhẹ” của Tập Cận Bình
19/03/1931: Nevada hợp pháp hóa cờ bạc
Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga?
18/03/1925: ‘Lốc xoáy Ba Bang’ gây tàn phá tại Mỹ
Chuyển động Quốc Phòng (10/3 – 16/3/2023)
Đánh cắp trẻ em: Nga đang phạm tội ác diệt chủng ở Ukraine
Tình hình Ukraine ngày thứ 39021/03/2023
Việc thay đổi số phận của một quốc gia là có thể…21/03/2023
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Matxcơva gặp Tổng thống Nga Putin20/03/2023
Nga đang áp sát Bakhmut, với mỗi centimet đất phải trả bằng rất nhiều máu20/03/2023
Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa20/03/2023
Trao đổi với luật sư Vũ Đức Khanh về đối thoại20/03/2023
Tình hình Ukraine ngày thứ 38920/03/2023
Crédit Suisse bị xoá sổ!20/03/2023
UBS đã mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc dưới sức ép của chính phủ Thụy Sĩ20/03/2023
Nguyễn Hồng Lam – Cầm đèn chạy trước ô tô
Đặng Bá Kỹ – Vụ 4 tiếp viên : Niềm tin nội tâm và chứng cứ
Dương Quốc Chính – Chuyên án hay ăn may ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa 21/03/2023
Nguy cơ mất 5000 ha rừng ở Lâm Đồng vì dự án bauxite từng bị chỉ trích? 21/03/2023
Tàu Trung Quốc “nhan nhản” trên vùng biển Việt Nam 21/03/2023
Vũ khí Trung Quốc có thể hồi sinh cuộc chiến thất bại của Nga? 20/03/2023
Giấc mơ Mỹ – Giấc mơ Việt 19/03/2023
Thắng lợi kép 19/03/2023
Sửa đổi Luật Đất đai: Cơ hội giải bài toán giao thông đô thị 19/03/2023
Thông tin mỗi ngày
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
4 tiếp viên hàng không sẽ bị điều tra như thế nào
https://vnexpress.net/4-tiep-vien-hang-khong-se-bi-dieu-tra-nhu-the-nao-4583116.html
Quốc Thắng
Thứ hai, 20/3/2023, 22:28 (GMT+7)
TP HCMCơ quan điều tra đã khám xét nhà 4 nữ tiếp viên Vietnam Airlines, lấy lời khai nhiều người, thu thập chứng cứ liên quan việc họ mang 11,4 kg ma tuý từ Pháp về.
Ngày 20/3, nguồn tin của VnExpress cho biết, sau khi tiếp viên trưởng Nguyễn Thanh Thuỷ, 37 tuổi; Võ Tú Quỳnh; Trần Thị Thu Ngân và Đặng Phương Vân bị tạm giữ, cảnh sát đã khám xét nơi ở của họ nhưng không phát hiện thêm ma tuý. Các tiếp viên khai đã nhận mang hàng hoá xách tay từ Pháp về Việt Nam thông qua một đồng nghiệp làm chung hãng.
Qua người này, một trong 4 nữ tiếp viên đã trao đổi, thoả thuận tiền công, chia lô hàng “kem đánh răng” nặng hàng chục kg về Tân Sơn Nhất. Nhà chức trách cũng đã làm việc với người giới thiệu nguồn hàng cho 4 nữ tiếp viên mang về nước. Bước đầu, tất cả tiếp viên liên quan chỉ cung cấp được tin nhắn trao đổi, thoả thuận giá với “người giao hàng” tại Pháp với nội dung được trả tiền công hơn 10 triệu đồng cho tổng cộng 60 kg hàng hoá.
Theo một lãnh đạo Cục Hải quan TP HCM, việc phát hiện 4 tiếp viên mang ma tuý về nước “không phải chuyện tình cờ”. “Căn cứ thông tin tình báo, các nghiệp vụ kiểm soát hải quan; căn cứ các dấu hiệu nghi vấn về tuyến, đối tượng trọng điểm, kết quả thu thập thông tin, Cục Hải quan TP HCM đã chỉ đạo phá án”, ông này nói.
Sáng 16/3, khi chuyến bay VN10 từ Pháp vừa đáp xuống Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cán bộ hải quan đã khám xét hành lý của 4 nữ tiếp viên. Trong valy của Thủy và Quỳnh đều có 31 hộp kem đánh răng có thuốc lắc, tổng trọng lượng 2,18 kg; 12 hộp chứa ketamine (ma túy khay, loại đắt tiền nhất) nặng khoảng 1 kg; hành lý của Ngân có 780 gram thuốc lắc; hành lý của Vân có hơn 2 kg thuốc lắc, 2 kg ketamine và cocain.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sau đó gửi công văn đề nghị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (PC04) Công an TP HCM tiếp nhận điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Hiện, vụ án chưa được khởi tố, các tiếp viên đang trong diện được yêu cầu phối hợp để phục vụ điều tra chứ chưa bị khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, trong một vài ngày tới, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải khởi tố vụ án (Điều 143) và khởi tố bị can (Điều 179) để điều tra.
Theo luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP HCM), trên cơ sở các tài liệu, dữ kiện và lời khai hiện nay cho thấy các tiếp viên “không biết hàng vận chuyển là ma tuý”. Nếu họ có chứng cứ, tài liệu chứng minh là mình không biết, không cố ý thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy… thì theo nguyên tắc suy đoán vô tội, họ không phạm tội.
Cơ quan điều tra sẽ xem xét các dấu vết, hành vi của 4 tiếp viên và các cá nhân liên quan; cũng như thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh các tình tiết logic hay mâu thuẫn có trong vụ việc. Nếu các tiếp viên cho rằng mình không thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý, thì họ phải khai nhận, làm rõ một số thông tin liên quan đến quá trình liên hệ để nhận hàng hoá và vận chuyển số hàng hoá đó.
Cụ thể, các tiếp viên phải khai báo: người gửi hàng là ai? ai trong số họ liên hệ với người gửi hàng? thời điểm liên hệ để gửi hàng (từ trước khi bay qua Pháp, tại Pháp hay thời điểm nào khác?); mối liên hệ giữa 4 tiếp viên với người gửi hàng (làm sao quen biết nhau? hình thức liên lạc với nhau là gì?); quá trình liên hệ, trao đổi thông tin (truy xuất từ lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, email, kênh liên hệ khác); thông tin người gửi tại Pháp và thông tin người nhận tại Việt Nam; cơ sở nào để các tiếp viên có thể hoàn toàn tin tưởng đó là hàng hoá không bị cấm và có thể dễ dàng mang vào Việt Nam khi nhập cảnh?…
“Nếu quá trình điều tra, xác minh, khai nhận mà cơ quan điều tra thấy rằng các tình tiết này là có căn cứ và xác định được có tội phạm chuyên nghiệp lợi dụng các tiếp viên để gửi hàng, thì các tiếp viên có thể sẽ không bị truy tố, hoặc có thể xem xét trách nhiệm ở mức độ nhẹ”, luật sư Mạch nói.
Hải quan Tân Sơn Nhất soi chiếu hành lý của các tiếp viên hàng không, phát hiện bất thường, sau đó xác định là hơn 11,4 kg ma tuý. Video: Điệp Nguyễn
Ngoài ra, cũng có thể xảy ra trường hợp một trong 4 tiếp viên là người chủ động thực hiện hành vi vận chuyển ma tuý. Người này biết rõ số ma tuý sẽ vận chuyển và cố tình lợi dụng sự tin tưởng trong tổ bay để chia nhau vận chuyển về Việt Nam dễ dàng hơn là tự vận chuyển một số lượng lớn.
“Trong số các tiếp viên có người còn quá trẻ, nên không loại trừ việc bị tội phạm ma tuý chuyên nghiệp tiếp cận, lợi dụng. Chứ không ai lại đánh đổi tính mạng mình lấy một số tiền nhỏ như vậy cả”, ông Mạch nêu quan điểm. Do đó, một trong những tính tiết cũng cần được làm rõ, đó là xem xét lịch sử các chuyến bay trước, các tiếp viên này có hay không mang hàng hoá về, loại gì, lịch sử soi chiếu ra sao?…
Ông Lê Minh Trí: Đề nghị giảm phạt tù, tăng phạt tiền người vi phạm không vụ lợi
Viết Tuân – Sơn Hà
Thứ hai, 20/3/2023, 14:00 (GMT+7
Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đề nghị giảm phạt tù, tăng phạt tiền để xử lý nghiêm người đứng đầu nhưng nhân văn với người vi phạm không có mục đích vụ lợi.
Chiều 20/3, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến ngành kiểm sát. 24 đại biểu chất vấn và 4 người tranh luận với phần trả lời của ông Trí.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ đạo phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế và phòng, chống tham nhũng. Bà đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao, Bộ trưởng Công an cho biết biện pháp thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư.
Đại biểu Hoa cũng nêu thực trạng thời gian qua có một số cán bộ trong quá trình thực thi nhiệm vụ, bên cạnh những việc làm có tính đột phá và không có yếu tố vụ lợi thì có những việc làm còn sai sót, thậm chí vi phạm pháp luật. “Đề nghị Viện trưởng cho biết quan điểm và các giải pháp để vừa thực hiện tốt nhiệm vụ, không bỏ lọt tội phạm, xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng, đồng thời thực hiện đúng chủ trương của Đảng về bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung”, bà Hoa chất vấn.
Viện trưởng Lê Minh Trí nói tồn tại trong hệ thống tư pháp có nhiều nguyên nhân, như văn bản hướng dẫn và giải thích luật chưa đáp ứng kịp thời; người thực hiện quy định pháp luật, cơ quan tư pháp còn nhận thức khác nhau. Ví dụ, về vấn đề đấu giá đất, Luật Đất đai yêu cầu phải đấu giá nhưng Luật Nhà ở và Kinh doanh bất động sản thì không.
Qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế vừa qua, ông Trí kiến nghị bịt các lỗ hổng trong quy định đã bị lợi dụng; đồng thời có lộ trình hạn chế tiền mặt, bắt buộc các quan hệ kinh tế thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát. “Chính việc sử dụng tiền mặt phổ biến hiện nay với các hoạt động, quan hệ kinh tế, thanh toán không qua ngân hàng là bất cập dẫn đến tham nhũng, tiêu cực”, ông Trí nói.
Viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng chống oan sai, bỏ lọt tội phạm là chủ trương xuyên suốt, nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hai yêu cầu này có mâu thuẫn trong thực tế vì đấu tranh mạnh mẽ không để lọt tội phạm dễ dẫn đến oan sai. “Chống oan sai và chống lọt rất khó khăn, là thách thức rất lớn đối với cơ quan tố tụng khi thực hiện chức năng nhiệm vụ”, ông Trí nói.
Vì vậy, Viện trưởng VKSND Tối cao đã xây dựng chuyên đề riêng về chống oan sai, chống lọt tội phạm để đưa ra các giải pháp cụ thể. Về nghiệp vụ, ông yêu cầu kiểm sát viên phải gắn chặt công tố với điều tra ngay từ đầu; tập trung làm tốt thụ lý tin báo tố giác tội phạm, hạn chế để lọt tội phạm. Kiểm sát viên phải thu thập chứng cứ, điều tra theo hai hướng buộc tội và gỡ tội; yêu cầu nắm chắc, áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, đảm bảo quyền của người bị buộc tội; trọng chứng hơn trọng cung; không được suy diễn, chứng cứ đến đâu xử lý đến đó.
Ông Trí ủng hộ chủ trương chống tham nhũng, xử lý nghiêm người cầm đầu, chủ mưu, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông nói thực tiễn các vụ án cho thấy có trường hợp thực hiện mệnh lệnh cấp trên, tham mưu không chính xác, đầy đủ và cấp trên không kiểm soát được công việc nên ra quyết định rủi ro. Các trường hợp chủ động khắc phục hoàn toàn hậu quả, thấy sai đã sửa, giúp cơ quan chức năng điều tra thì cần được miễn, giảm, tha, nhưng luật hiện hành đang vướng.
“Trong giai đoạn đất nước phát triển, khối lượng công việc lớn, kiểm soát khó khăn, nhiều người vi phạm nhưng không có mục đích vụ lợi”, ông nói và đề nghị rà soát, sửa điều luật cụ thể về việc xử lý hình sự các trường hợp này.
Theo ông, vụ Việt Á vừa qua đã được nghiên cứu đề nghị cấp có thẩm quyền phân hóa các trường hợp cần xử lý, trong đó có vi phạm phải xử lý nghiêm, có vi phạm xử lý đảng, có loại xử lý hành chính.
Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết từng kiến nghị với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khi ông còn làm Thường trực Ban Bí thư rằng Đảng có Quy định 69 nêu rõ khi chấp hành mệnh lệnh cấp trên mà sai thì không kỷ luật. Ông Trí đề nghị cụ thể hóa nội dung này bằng các quy định của pháp luật.
“Đây là việc lớn, cần có sự đồng bộ để các cơ quan cùng điều chỉnh các điều luật cụ thể, như quy định gây thiệt hại 100 triệu đồng bị xử lý hình sự đến nay đã không còn phù hợp”, ông Trí nói và đề nghị cần giảm phạt tù, tăng phạt tiền. Luật Đất đai đang được nghiên cứu sửa đổi vì có nhiều bất cập. Do đó, “cái nào cần nghiêm cần xử lý nghiêm, cái nào cần nhân văn thì nhân văn để giữ ổn định phát triển”.
Tham gia giải trình thêm về nội dung này, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói phòng chống tham nhũng là vấn đề Bộ rất quan tâm. Ngoài việc điều tra, chứng minh tội phạm, thu hồi tối đa tài sản cho Nhà nước, nhiệm vụ quan trọng của công an là xác định sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội để kiến nghị khắc phục, góp phần tạo cơ chế không thể tham nhũng.
Qua một số vụ án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, cơ quan điều tra có nhiều kiến nghị về khắc phục sơ hở, thiếu sót trong đầu tư công, đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế, giáo dục. “Mục tiêu là một vụ việc cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực, làm sao cho đối tượng tham nhũng phải bị xử lý và những người đang có kiểu cách làm việc tương tự phải chấm dứt, khắc phục hậu quả, nếu không sẽ bị xử lý”, ông Tô Lâm nói.
Về mặt quản lý Nhà nước, ông cho rằng phải rà soát các quy định, rút kinh nghiệm và chấn chỉnh những sơ hở từ thông tư nghị định, pháp lệnh cho đến luật.
Liên quan đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) nói “không thể không nhắc tới trách nhiệm của kiểm sát viên trong quá trình điều tra”. Bà đề nghị Viện trưởng nêu giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Theo Viện trưởng Lê Minh Trí, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là chế định tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Bản thân chế định này không có yếu tố tích cực hay hạn chế mà là biện pháp đảm bảo không để oan sai và bỏ lọt tội phạm.
“Trong các giai đoạn tố tụng, cơ quan chức năng thu thập chứng cứ, xác minh, điều tra, thấy rằng có yếu tố làm lọt tội phạm hoặc oan sai thì trả hồ sơ để làm rõ. Tuy nhiên, nếu chế định này không được kiểm soát cũng có thể bị lạm dụng”, ông Trí thừa nhận.
Viện trưởng cho biết, thời gian qua ngành kiểm sát đưa ra tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan là không quá 5%, giao cho đơn vị theo dõi định kỳ. Các vụ án lớn Trung ương theo dõi được đưa ra truy tố xét xử vừa rồi đều trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có nội dung phức tạp. “Đại biểu không cần phải quá lo lắng đối với việc trả hồ sơ này. Nếu phát hiện có dấu hiệu lạm dụng, chúng tôi sẽ xử lý kỷ luật, song tinh thần không coi biện pháp này là hạn chế”, ông Trí nói.
Tiếp tục tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga băn khoăn khi báo cáo nêu một trong những tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của ngành là Toà án là trả hồ sơ yêu cầu khởi tố tội phạm mới và người phạm tội mới. Nguyên nhân là do ý thức trách nhiệm chưa cao, nóng vội, thiếu thận trọng của kiểm sát viên.
“Tuy nhiên, phần trả lời của Viện trưởng lại nêu việc trả hồ sơ không phải là hạn chế. Đây có phải sự không thống nhất? Giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới là gì?”, bà chất vấn.
Viện trưởng Lê Minh Trí nói khi trả hồ sơ, Viện sẽ đánh giá, kiểm điểm, trường hợp thiếu năng lực, trách nhiệm, nóng vội và không đúng quy trình pháp luật, bản án thì cán bộ liên quan bị kỷ luật từ khiển trách cho đến buộc thôi việc. “Ở đây không có mâu thuẫn, không phải cứ trả hồ sơ là kỷ luật. Trả nhưng chúng tôi xem xét cụ thể từng trường hợp. Thậm chí, có trường hợp trả là được khen”, ông Trí nói.
Liên quan đến chất lượng hoạt động tố tụng, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) chất vấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có thẩm quyền rất quan trọng trong điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ; xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tư pháp. Ông Cường đề nghị Viện trưởng VKSND Tối cao đánh giá về thực trạng này, khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục.
Ông Lê Minh Trí cho biết cán bộ, công chức thuộc cơ quan tư pháp là những người có kiến thức nên khả năng đối phó rất cao. Khi thực hiện nhiệm vụ này, cán bộ cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao được yêu cầu giữ gìn phẩm chất, đạo đức bởi lĩnh vực này đặc thù, nếu không giữ gìn sẽ trả giá rất đắt; quá trình điều tra phải tuân thủ quy định vì sơ sẩy là sẽ bị kiện.
“Tôi quyết định sẽ để Đại học Kiểm sát mở chuyên khoa đào tạo điều tra, chứ hiện nay việc đào tạo đầu vào đang hạn chế, mà công việc lại đi điều tra đồng nghiệp, các bậc anh chị nên rất khó khăn”, ông Trí cho hay.
Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước), tranh chấp dân sự tăng về số lượng, tính chất phức tạp, liên quan nhiều người như ly hôn yếu tố nước ngoài, tranh chấp nhà ở, vay nợ dưới hình thức làm giả hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Số lượng tòa sơ thẩm, phúc thẩm đòi hỏi có sự tham gia của kiểm sát viên ngày càng nhiều, trong khi số lượng chưa đáp ứng, gây ảnh hưởng tiến độ và chất lượng xử lý án dân sự. “Viện trưởng có giải pháp nào?”, bà đặt câu hỏi.
Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết gần đây nhiều tranh chấp dân sự phát sinh, các phiên tòa tăng đột biến trong khi biên chế không tăng. Do đó, chất lượng đội ngũ kiểm sát viên cần được nâng cấp. Một kiểm sát viên phải giỏi một hai lĩnh vực và biết nhiều lĩnh vực để khi đồng nghiệp vắng mặt thì có thể hỗ trợ. Kiểm sát viên trong những lĩnh vực khó sẽ được đào tạo chuyên đề. Công nghệ thông tin cũng sẽ được ứng
dụng để giảm bớt lao động chân tay. “Nếu được tăng biên chế thì chúng tôi mừng quá, nhưng chưa dám xin thêm”, ông Trí nói.
Nhiều tiếp viên hàng không bỗng dưng bị gán ghép xách ma túy
C.TRUNG
và 1 tác giả khác
20/03/2023 17:00 GMT+7
Mạng xã hội đang lan truyền chóng mặt những hình ảnh gán ghép tiếp viên hàng không để câu view, câu like bình luận về vụ việc nghi xách ma túy, thuốc lắc từ Pháp về Việt Nam.
Tiếp viên Dương Thu Thảo bất ngờ với những tài khoản tự ý đăng ảnh kèm những nội dung vu vạ trong vụ việc tiếp viên xách ma túy để câu view, câu like. Thảo đã kêu gọi nhờ cộng đồng report giúp tài khoản giả mạo, đăng thông tin sai sự thật – Ảnh: chụp màn hình
Dương Thu Thảo – tiếp viên Vietnam Airlines – cảm thấy bất ngờ đến sững sờ khi nhiều trang mạng xã hội có đường link như một tờ báo giật tít như “profile nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp Vietnam Airlines xách chất cấm từng là idol CCTalk”, hay hình ảnh bị gán ghép “xót thương em khi tuổi đời còn quá trẻ” để nói về vụ việc lùm xùm 4 tiếp viên bị bắt nghi ngờ xách ma túy.
Tiếp viên phải lên mạng cầu cứu
Những hình ảnh của Dương Thu Thảo trên máy bay hay cuộc sống ngoài đời cũng bị xới tung lên mạng xã hội, cố ý gán ghép vào một sự việc không liên quan, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như mối quan hệ của nữ tiếp viên này.
“Hiện nay có nhiều đối tượng sử dụng hình ảnh của em đăng thông tin sai sự thật nhằm câu like, câu view.
Hy vọng cả nhà yêu thương nếu có thấy thì report giúp” – tiếp viên này “cầu cứu” để bảo vệ hình ảnh đang bị gán ghép thất thiệt trên mạng xã hội.
“Những tài khoản trên Facebook hay TikTok cố ý đăng những clip hình ảnh không căn cứ, thu hút hàng trăm bình luận, chia sẻ.
Đây là vấn đề không thể chấp nhận được khi hình ảnh, uy tín bất ngờ bị xuyên tạc cố tình trong thời điểm nhạy cảm như vậy” – Thu Thảo nói.
Không riêng Thu Thảo mà nhiều tiếp viên khác, thậm chí nhân viên đã nghỉ việc cũng bị vạ lây khi cắt ghép hình ảnh quy chụp đây là một trong những người xách ma túy, thuốc lắc.
Chị N.B.C. (26 tuổi, ở Hà Nội), cựu nhân viên của công ty dịch vụ mặt đất có màu áo xanh na ná giống của Vietnam Airlines, đã bất ngờ thấy hình ảnh của mình lan truyền trên mạng xã hội.
Thông tin đi kèm hình ảnh của chị C. đã vu vạ cho rằng chị là một trong những tiếp viên xách ma túy về Việt Nam.
Các bình luận ngôn từ khiếm nhã, người thân, bạn bè gọi điện hỏi thăm, chị thấy sự việc đi quá xa cần phải lên tiếng đính chính.
Vietnam Airlines nói gì?
Hai trường hợp trên chỉ là lát cắt nhỏ về việc gán ghép “râu ông nọ cắm cằm bà kia” trên mạng xã hội gây bức xúc cho người trong cuộc lẫn cộng đồng mạng xã hội.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 20-3, cán bộ thẩm quyền tại Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines cho biết đã nhận báo cáo về những thông tin gán ghép, quy chụp nhân viên của hãng trên mạng xã hội, đặc biệt là vu họa cho những người không liên quan.
Vị này khẳng định vụ việc 4 tiếp viên đang bị điều tra nghi xách ma túy vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng nhưng trên mạng xã hội lan truyền rất nhiều những phân tích, bình luận đẩy theo chiều hướng tiêu cực.
Đáng chú ý, những tiếp viên không liên quan cũng bị lấy hình ảnh gán ghép vào để câu view, câu like.
“Bộ phận truyền thông đang rà soát, phối hợp với cơ quan chức năng về những tài khoản, mạng xã hội đăng tải những thông tin không đúng sự thật ở thời điểm hiện tại để phối hợp với cơ quan chức năng xử lý” – vị này khẳng định.
Gán ghép hình ảnh để câu like là phạm luật
Theo luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TP.HCM), quyền về hình ảnh của công dân đã được quy định rõ tại điều 20 Hiến pháp 2013.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, sử dụng hình ảnh của một cá nhân để gán ghép, minh họa đối với một sự việc, thông tin tiêu cực, không liên quan đến người bị gán ghép và cũng không được sự cho phép của họ là hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến người bị sử dụng hình ảnh.
Nếuhành vi của người gán ghép hình ảnh người khác vào vụ việc tiêu cực, không liên quan đến người bị sử dụng hình ảnh để lan truyền có dấu hiệu của tội vu khống thì người này có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo điều 156 Bộ luật hình sự 2015.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ sai phạm dự án khu dân cư Phước Tân ở Đồng Nai
20/03/2023 17:32 GMT+7
Sau khi một số dự án sai phạm bị điều tra thời gian qua, ngày 20-3, tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho hay Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ thêm một dự án khu dân cư rộng gần 50 héc ta trên địa bàn.
Cụ thể, dự án được yêu cầu làm rõ là dự án khu dân cư và tái định cư Phước Tân (viết tắt khu dân cư Phước Tân), diện tích gần 50ha do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng An Hưng Phát làm chủ đầu tư.
Ký hợp đồng góp vốn 700 lô đất trái phép
Trước đó, Thanh tra Chính phủ có thông báo kết quả kiểm tra nội dung khiếu nại, tố cáo của các công dân liên quan đến việc thu hồi đất thực hiện dự án khu dân cư Phước Tân (phường Phước Tân, TP Biên Hòa). Trong đó, chỉ ra hàng loạt sai phạm cần được tiếp tục làm rõ.
Về nội dung tố cáo giá đất bồi thường chưa sát với giá thị trường, Thanh tra Chính phủ kết luận quá trình thẩm định giá đất để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bộc lộ thiếu sót, hạn chế dẫn đến đơn giá đất bồi thường chưa đúng với giá đất thị trường tại thời điểm thu hồi đất.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ xác định nội dung phản ánh chủ đầu tư chuyển nhượng 700 nền đất ở thương mại dưới hình thức góp vốn trái phép là có cơ sở.
Theo đó, sau khi được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất, chủ đầu tư dù chưa thi công hoàn thành hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, chưa được cơ quan nhà nước nghiệm thu xác nhận nhưng đã thực hiện ký hợp đồng huy động vốn trái quy định.
Theo quyết định số 2936 ngày 22-8-2017 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt, tổng số lô đất nền được chuyển nhượng của dự án là 673 lô và xây dựng 338 căn nhà để bán.
Đến nay, dự án mới được giao 39,69ha trên tổng số 49,7ha đất theo quy hoạch được duyệt, nhưng chủ đầu tư ký hợp đồng góp vốn đối với 700 lô đất nền (vượt 27 lô đất nền so với quy định). Điều này trái chủ trương ban đầu của UBND tỉnh Đồng Nai.
Cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký 2 văn bản trái luật
Thanh tra Chính phủ cũng xác định bà Phan Thị Mỹ Thanh ký văn bản và giấy phép cho Công ty An Hưng Phát lập quy hoạch giai đoạn 1 dự án chưa đúng quy định Luật đất đai năm 2013.
Cụ thể, tháng 9-2013, bà Thanh với chức vụ phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (năm 2018 bị cách hết chức vụ trong Đảng khi đang làm phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) đã ký văn bản cho Công ty An Hưng Phát lập quy hoạch giai đoạn 1.
Thời điểm này, dự án sử dụng 28ha đất lúa nhưng chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Mãi đến tháng 5-2014, Thủ tướng Chính phủ mới có văn bản cho phép chuyển mục đích đất lúa để làm dự án.
Tháng 3-2014, bà Thanh tiếp tục ký ban hành giấy phép quy hoạch cho phép Công ty An Hưng Phát lập, phê duyệt nhiệm vụ, trình thẩm định quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.
Trong khi đó, việc cấp giấy phép quy hoạch chỉ thực hiện sau khi được chấp thuận chủ trương và thỏa thuận địa điểm. Song, đến tháng 8-2014, UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành thỏa thuận địa điểm cho Công ty An Hưng Phát đầu tư dự án theo quy hoạch tại phường Phước Tân.
Xử lý tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm
Trước những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giao Công an tỉnh tiếp nhận hồ sơ, điều tra đối với hành vi huy động vốn trái phép của Công ty An Hưng Phát. Trường hợp nếu vi phạm pháp luật hình sự sẽ xử lý theo quy định.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát việc triển khai và chấp hành các quy định pháp luật của dự án. Xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra những vi phạm nêu trên, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Sau khi tiếp nhận thông báo của Thanh tra Chính phủ, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan và UBND TP Biên Hòa. Đồng thời, giao Công an tỉnh tiếp nhận hồ sơ, điều tra đối với Công ty An Hưng Phát.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thẩm định và phê duyệt giá đất cụ thể sát giá thị trường để bảo đảm quyền lợi cho các hộ dân bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, có phương án điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương.
Cổ thụ bị ‘xẻ thịt’ giữa rừng phòng hộ Bình Định
https://tuoitre.vn/co-thu-bi-xe-thit-giua-rung-phong-ho-binh-dinh-20230320161715972.htm
20/03/2023 18:15 GMT+7
Ngày 20-3, ông Lương Đình Tiên – chủ tịch UBND huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) – cho biết vừa tiếp nhận thông tin nhiều cổ thụ trong rừng phòng hộ tại làng Cam bị đốn hạ.
Thông tin ban đầu, nơi xảy ra vụ việc là vùng rừng phòng hộ tại làng Cam, thuộc xã Canh Liên giáp ranh với xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn), thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vân Canh.
Xẻ gỗ ngay trong rừng phòng hộ
Vị trí cây rừng bị tàn phá nằm chủ yếu ở các vùng rừng ven suối Cố, suối Chuối, Đá Trãi, Dông Mít Mài.
Tại khu vực suối Cố lên đến Đá Trãi, có 10 cây rừng tự nhiên bị cưa hạ, đường kính từ 0,3 – 1m. Tại suối Chuối (nhánh của suối Cố), có 5 cổ thụ bị cưa hạ, nhựa vẫn còn tứa ra, ngọn lá còn tươi.
Tại hiện trường, dấu vết để lại cho thấy lâm tặc sử dụng máy cưa xăng để cắt hạ cây rừng, rồi cắt khúc, xẻ thành nhiều phần vừa sức kéo, đưa đến bãi tập kết.
Một cán bộ hạt kiểm lâm phụ trách địa bàn tại trạm của Ban quản lý rừng phòng hộ Vân Canh xác nhận vụ việc phá rừng và đơn vị đã cử lực lượng kiểm tra hiện trường.
Qua kiểm tra, phát hiện và lập biên bản 4 cây gỗ bị chặt phá tại tiểu khu 36 thuộc rừng phòng hộ Vân Canh.
Kiểm lâm đang vào hiện trường
Trong khi đó, ông Y Ka Lạch, nhân viên bảo vệ rừng tại trạm của Ban quản lý rừng phòng hộ Vân Canh, cho hay trong quá trình làm nhiệm vụ đã bắt quả tang một số đối tượng chặt phá rừng.
Trạm cũng thường xuyên tuyên truyền cho người dân về bảo vệ rừng nhưng một số đối tượng nhậu say là kéo đến trạm hăm dọa chém, giết.
Theo bà Nguyễn Thị Tố Trân – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, nơi xảy ra phá rừng phòng hộ là điểm nóng lâu nay vì đây là khu vực còn rừng gỗ lớn.
“Hiện nay, các anh em kiểm lâm đang đi vào hiện trường để nắm tình hình thực tế”, bà Trân nói.
Nhà đầu tư đau lòng vì những tua bin điện gió 150 tỉ phải nằm im
20/03/2023 18:59 GMT+7
Nhiều nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời cho rằng trong khi chờ cơ chế đàm phán giá điện tái tạo chuyển tiếp, cần huy động các dự án đã hoàn thành để tránh lãng phí.
Ngày 20-3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức hội nghị với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo, điện gió.
Nhà đầu tư điện gió không biết hỏi ai gỡ vướng
Nhắc lại đơn kiến nghị gửi Thủ tướng trước đó, bà Nguyễn Thị Thanh Bình – phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T – tiếp tục bày tỏ những quan ngại trước khung giá điện được Bộ Công Thương ban hành chưa phù hợp thực tiễn và “có phần vội vàng”.
Cũng bởi những nhà đầu tư trực tiếp bị ảnh hưởng “không hề được hỏi ý kiến”. Kết quả, dù tính ra khung giá nhưng lại không có đơn vị tư vấn độc lập thẩm định nên không phù hợp với thực tế đầu tư.
Đáng chú ý là việc bãi bỏ ba quy định như áp dụng giá mua trong 20 năm, chuyển đổi tiền sang đồng USD, trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng, theo bà Bình là không phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Do đó, doanh nghiệp này kiến nghị cần tính toán lại khung giá điện, trên cơ sở thuê đơn vị tư vấn độc lập.
Trong thời gian đàm phán giá, cần huy động nguồn từ các dự án đã hoàn thành (tổng công suất hơn 2.090 MW). Mức giá tạm tính có thể bằng 90% giá điện nhập khẩu (6,95 cent/kWh) và áp dụng hồi tố.
“Mỗi tua bin điện gió hơn 150 tỉ đồng, đứng im trong hơn một năm qua, thật xót xa”, đại diện T&T nói.
Ông Đỗ Văn Bình – giám đốc Công ty năng lượng tái tạo Đại Dương – cho rằng nỗi khó khăn của nhà đầu tư là do chính sách thiếu.
Ông dẫn chứng: EVN xin ý kiến chỉ đạo để hướng dẫn hợp đồng mẫu, song các văn bản liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương lại không cụ thể.
“Chúng tôi đi hỏi một số nơi, các anh nói bây giờ không có chuyện hướng dẫn cụ thể nữa đâu, cứ thế mà làm” – ông Bình bày tỏ.
Do vậy, việc Bộ Công Thương “giục” EVN đàm phán giá điện nhưng đến nay phương pháp tính toán giá chưa có, thì dù có nộp hồ sơ cũng chưa thể đàm phán được.
Ông Bình đề nghị với thủ tục đang thiếu, cần tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành và thực hiện huy động nguồn trong khi đàm phán giá.
Nhìn nhận các khó khăn của nhà đầu tư, song ông Trần Đình Nhân – tổng giám đốc EVN – đề nghị để triển khai hợp đồng mua bán, Bộ Công Thương cần nghiên cứu quy định về phương pháp tính giá điện.
Ông cũng đề nghị các chủ đầu tư nhanh chóng nộp hồ sơ cho công ty mua bán điện. Trường hợp các dự án thiếu hồ sơ, có thể được bổ sung sau. “Hiện chỉ có 1/85 chủ đầu tư nộp hồ sơ, nên các bên cần phải xích lại hợp tác” – ông Nhân nêu.
Bộ phủ nhận chính sách cho điện tái tạo không còn ưu đãi
Giải đáp tại hội nghị, ông Phạm Nguyên Hùng – phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) – cho hay các cơ chế ưu đãi trước đây được thực hiện trong thời hạn nhất định.
Vì vậy sau khi hết giá ưu đãi (giá FIT), sẽ phải thực hiện theo cơ chế chuyển tiếp.
Ông cũng phủ nhận quan điểm cho rằng chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo không còn. Vì trên thực tế, vẫn còn một số ưu đãi nhất định, như việc vẫn áp dụng thời hạn giá trong 20 năm với điện gió chuyển tiếp.
Về ý kiến cho rằng các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho nhà đầu tư, ông Hùng cho biết cần phải chuẩn xác lại.
“Chúng tôi đề nghị EVN hướng dẫn nhà đầu tư quy trình. Trường hợp tài liệu còn thiếu, cho phép nhà đầu tư tiếp tục bổ sung, tuân thủ đúng quy định pháp luật” – ông Hùng nói.
Trong khi đó, ông Trần Hồng Phương – trưởng phòng giá điện và phí Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) – cho hay sau khi ban hành khung giá, Bộ Công Thương đã giao EVN việc thỏa thuận giá điện, xác định giá phát điện của các nhà máy điện gió, mặt trời chuyển tiếp.
Dự án điện chuyển tiếp có đặc thù riêng, nên Bộ Công Thương yêu cầu EVN mời nhà đầu tư đàm phán. Về phương pháp tính giá điện theo đề xuất của EVN, ông Phương nói trên cơ sở đề xuất của EVN, cục báo cáo lãnh đạo bộ xem xét về vấn đề này.
Với các đề xuất của doanh nghiệp liên quan đến việc huy động nguồn điện trong thời gian chờ đàm phán giá, tránh lãng phí cho nhà đầu tư, các cơ quan chức năng chưa có phản hồi rõ tại hội nghị.
Vì sao có cảnh công ty tài chính ‘đứng cho vay, quỳ đòi nợ’?
20/03/2023 18:59 GMT+7
Làn sóng vay rồi rủ nhau bùng nợ hoặc chây ì trả nợ đang rộ lên trên các mạng xã hội sau khi hoạt động đòi nợ thuê bị cấm cửa và cơ quan chức năng tăng cường triệt phá hoạt động cho vay nặng lãi.
Mới nhất, sau khi cơ quan chức năng khám xét nhiều chi nhánh chuỗi F88, chủ đề xôn xao nhất trên nhiều hội nhóm mạng xã hội là “có phải trả nợ nữa không”, hoặc chỉ nhau cách làm giấy tờ giả để vay tiền. Nhiều công ty tài chính phải hạn chế cho vay mới trước làn sóng bùng nợ này.
Lập “hội” chỉ nhau cách trốn nợ
Em nợ FE Credit 16 triệu đồng không đóng kỳ nào. Họ xuống nhà em kiếm nhưng không gặp. Vậy giờ em đi làm chỗ mới người ta đăng ký bảo hiểm xã hội thì họ có tìm ra chỗ mới em làm không?
Cho em hỏi đã có ai bùng bên VietCredit chưa vậy, cho em xin ít kinh nghiệm…
Những câu hỏi nhan nhản trên các hội nhóm với những tên như “Hội bùng app vay tiền và chia sẻ cách đối phó”, “Hội bùng tiền FE Credit”… Mỗi hội nhóm quy tụ từ vài ngàn đến vài chục ngàn thành viên. Chưa kể dù có tên là Hội bùng tiền FE Credit nhưng quy tụ hàng ngàn người vay tiền hầu hết các công ty tài chính trên thị trường.
Liền sau các câu hỏi, nhiều thành viên khác vào trả lời và cổ vũ người vay cứ bùng đi. Có người còn chụp màn hình tin nhắn đòi nợ và câu trả lời thách thức để khoe chiến tích, thách thức ra công an.
Nick Nguyễn Tuấn Kiệt còn thống kê đến gần 60 app và công ty tài chính đã vay với dòng trạng thái: “Đầy đủ cho một cuộc tình. Ăn bùng chứ khái niệm trả nó xa xỉ quá…”.
Rất nhiều người vay có chủ đích bùng nợ vì cho rằng bên cho vay sẽ không bỏ thời gian, công sức để truy đòi khoản nợ chỉ vài triệu đồng.
- Tham khảo thêm
Rủ nhau lên mạng chia sẻ cách ‘bùng’ tiền vay
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay, đến từ cả hai phía: người vay lẫn người cho vay. Những năm từ 2015 – 2020, nhu cầu vay tiêu dùng tại Việt Nam bùng nổ, nhất là ở người không có tài sản thế chấp hay thu nhập không đủ để vay ngân hàng. Các công ty tài chính đã nhân cơ hội này chạy đua mở rộng thị phần bằng cách nới điều kiện cho vay.
Từ chỗ chỉ cho vay trả góp các món nhỏ như mua xe máy, điện thoại… nhiều công ty tài chính đã đẩy mạnh cho vay tiền mặt, xét duyệt nhanh, 100% online khiến lượng khách tăng vọt.
Toàn bộ quy trình xét duyệt không cần gặp mặt. Người vay chỉ cần đăng ký online, cung cấp CMND/CCCD, hộ khẩu, hợp đồng lao động, sao kê lương, hoặc hóa đơn trả tiền điện, nước…, sau đó nhận cuộc gọi tư vấn và nếu đáp ứng sẽ được giải ngân trực tiếp vào tài khoản.
Khác với vay trả góp mua hàng hóa, các công ty tài chính có thể cho vay tiền mặt từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Với lãi suất lên tới 40 – 45%/năm, khách hàng tăng, các công ty tài chính trở thành “con gà đẻ trứng vàng”. Thậm chí có công ty tài chính lợi nhuận lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng/năm.
Nhưng điều kiện vay dễ dàng đã trở thành con dao hai lưỡi khi có hàng loạt yếu tố tác động như dịch COVID-19 khiến người vay không thể trả nổi khoản nợ, kéo tỉ lệ nợ xấu của nhóm này tăng nhanh.
Giai đoạn 2017 – 2019 cùng với sự phát triển bùng nổ của cho vay tiêu dùng, hoạt động đòi nợ thuê cũng xuất hiện hành động “khủng bố” con nợ như ghép hình bêu xấu… Sau đó hoạt động đòi nợ thuê đã bị cấm hoàn toàn năm 2020.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, giám đốc một công ty tài chính cho biết sau khi hoạt động đòi nợ thuê bị cấm, các hội nhóm bùng nợ mọc lên như nấm, lôi kéo cả những người vay bình thường cùng bùng nợ. Khi nhân viên thu hồi nợ gọi tới họ dùng lời lẽ kích động. Nếu nhân viên mất bình tĩnh họ sẽ ghi âm và tố ngược lại. Gần đây các hội nhóm này càng bùng phát.
“Đứng cho vay, quỳ đòi nợ”
Bà Hồ Thị Như Hà, phó tổng giám đốc FE Credit, thừa nhận thực tế thời gian gần đây nhóm khách hàng có nợ xấu rất nhiều. Trong đó, ngoài nhóm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dẫn đến suy giảm khả năng tài chính còn có những đối tượng gian lận lừa đảo, cổ xúy cho việc quỵt nợ tại các hội nhóm. Từ đó dẫn đến nhiều khách hàng vay khác có suy nghĩ “tại sao tôi phải trả nợ trong khi nhiều người không trả nợ nhưng vẫn không sao”.
Tại một cuộc họp về vấn đề này do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức tuần trước, đại diện Công ty tài chính Bưu Điện (PTF), cho hay trong hai tháng qua, nhóm khách hàng dưới chuẩn hầu như không thu hồi được. Chưa kể, cùng lúc công ty nhận được nhiều thư xin hoãn giãn nợ từ Cà Mau đến Yên Bái với nội dung thư giống nhau, chỉ khác… chữ ký.
“Tình hình hiện tại khách hàng đang suy nghĩ rằng đi vay không trả nợ là quyền, còn đi đòi nợ là bất hợp pháp thay vì có vay phải có trả. Với tình hình này công ty sẽ chỉ dám tập trung vào nhóm khách hàng tốt…”, vị đại diện này nói.
Ông Lê Quốc Ninh, tổng giám đốc Công ty tài chính MB Shinsei, cho rằng thực tế hiện nay các cơ quan chức năng chưa đề cập đến trách nhiệm của người đi vay – là phải trả nợ. “Người vay không trả thì giải quyết vấn đề này ra sao?”, ông nói.
Vay được ngay phải chịu lãi cao
Ngỏ ý có nhu cầu vay vốn, anh Phong (nhân viên của một công ty tài chính) cho biết khách hàng chỉ cần cung cấp bản chụp CCCD là có thể làm hồ sơ vay. Khách hàng cũ có thể vay tối đa 70 triệu đồng, khách hàng mới vay tối đa 30 triệu đồng.
Để vay 30 triệu đồng với thời hạn 12 tháng, khách hàng phải đóng 3,544 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, khách hàng còn bị trừ trực tiếp tiền phí bảo hiểm vào khoản vay. Tức tổng số tiền thực nhận là 28,5 triệu đồng, tiền lãi 12,5 triệu đồng.
Là tư vấn viên một công ty tài chính lớn trên thị trường, chị Phượng cho biết: “Vay công ty tài chính lãi cao là đương nhiên vì thủ tục vay rất đơn giản, chỉ cần gửi ảnh chụp CCCD”. Chị tính nếu vay 30 triệu đồng trong 12 tháng, mỗi tháng khách phải đóng 3,56 triệu đồng (tương ứng 12,7 triệu đồng tiền lãi).
Theo chị Phượng, trường hợp khách hàng có thu nhập thấp, nhưng muốn vay được thường chọn kỳ hạn 24 – 36 tháng, đổi lại tiền lãi cũng cao.
“Lúc tiếp xúc với khách mình cũng cẩn thận, không làm hồ sơ cho những người có ý định bùng nợ, vì sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ duyệt hồ sơ sau này”, chị Phượng nói.
Thông tin học sinh, phụ huynh bị rao bán công khai
https://thanhnien.vn/thong-tin-hoc-sinh-phu-huynh-bi-rao-ban-cong-khai-18523032023000709.htm
21/03/2023 04:28 GMT+7
Sau những vụ lừa đảo qua điện thoại liên tục nhằm vào phụ huynh học sinh thời gian qua, PV Thanh Niên đã vào cuộc tìm hiểu thủ phạm lấy được thông tin của học sinh từ đâu.
Quá trình điều tra, tìm hiểu của Thanh Niên cho thấy danh sách tên, trường, lớp học sinh kèm theo số điện thoại và địa chỉ, nghề nghiệp của phụ huynh được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để mua bán, trao tay công khai trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng, người mua dễ dàng sở hữu danh sách này để phục vụ mục đích cá nhân.
“Chợ” mua bán thông tin
Hiện không quá khó khăn để tìm kiếm thông tin học sinh theo từng độ tuổi, sau đó liên hệ với phụ huynh để chào mời tham dự các buổi hội thảo, chương trình giáo dục, lớp kỹ năng. Trong vai giám đốc một công ty giáo dục, PV Thanh Niên đi tìm số điện thoại gia đình học sinh tiểu học địa bàn TP.HCM để chuẩn bị tuyển sinh cho các khóa học hè sắp đến.
Trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều hội nhóm công khai mua bán dữ liệu cá nhân học sinh, sinh viên. Điểm chung của các hội nhóm này là cam kết luôn có sẵn, có đủ mọi loại thông tin cá nhân của học sinh khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Người mua chỉ cần trả vài trăm nghìn đồng để sở hữu danh sách chứa hàng nghìn dữ liệu. Nhóm “Data giáo dục – Phụ huynh học sinh – sinh viên” trên Facebook có hơn 1.000 người theo dõi, rao bán công khai thông tin học sinh, phụ huynh thuộc các cấp học tại Hà Nội và TP.HCM. Tài khoản Duy Thanh đăng tải trong nhóm “ai cần data học sinh tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP.HCM thì inbox nhé”.
Ngày 18.3, chúng tôi vào nhóm “Data khách hàng tiềm năng” với 11.500 thành viên, thường xuyên đăng tải mua, bán đủ các loại thông tin dữ liệu của người dân từ trong đến ngoài nước. Tài khoản Ngũ Lợi đăng: “Cần data nóng nhiều lĩnh vực”, lập tức, bên dưới bài viết là hàng trăm tài khoản bình luận chào mời, trong đó có nhiều tài khoản rao bán data (dữ liệu – PV) học sinh, sinh viên. Tài khoản Cường Nguyễn rao: “Data học sinh mình có khu vực TP.HCM, còn khu vực Hà Nội thì mình có data sinh viên. Nhận lọc theo yêu cầu, độ tuổi, giới tính, chuyên lớp, ngành, trường, tên tuổi, địa chỉ phụ huynh…”. Tài khoản Mỹ Nhân đăng: “Mình đang mở lớp trẻ, dạy các môn kỹ năng và ngoại ngữ. Cần data phụ huynh khu vực TP.HCM. Bình luận hoặc liên hệ tin nhắn”.
Không chỉ vậy, nhóm này còn lập một nhóm chat cộng đồng với gần 600 thành viên tham gia, chuyên bàn bạc, trao đổi về mua bán dữ liệu cá nhân. Đến ngày 20.3, khi quay trở lại nhóm “Data khách hàng tiềm năng”, PV phát hiện nhóm đã tăng thêm gần 500 thành viên chỉ trong vài ngày. Hoạt động trao đổi mua bán dữ liệu học sinh, phụ huynh càng trở nên rầm rộ.
Tương tự, nhóm “Mua bán trao đổi data khách hàng” với 3.000 thành viên hay nhóm “Chuyên trao đổi data chất lượng” với hơn 21.000 thành viên, mỗi tháng đăng khoảng 4.000 bài mua bán dữ liệu cá nhân, trong đó chiếm phần không nhỏ là thông tin học sinh mầm non, tiểu học. Tài khoản Linh Mai thường xuyên chào mời các loại dữ liệu cá nhân, lọc theo yêu cầu người mua. Hàng chục hội nhóm tương tự tồn tại, hoạt động trao đổi, mua bán dữ liệu cá nhân của người dân, học sinh rầm rộ trên Facebook.
Bỏ ra vài trăm nghìn đồng là có hàng nghìn dữ liệu
Nhiều ngày tìm hiểu, PV Thanh Niên dễ dàng tiếp cận rất nhiều tài khoản chào mời mua đủ loại dữ liệu cá nhân học sinh, phụ huynh. Ngày 18.3, thông qua Facebook, tài khoản tên Nguyễn Quốc Ánh Chi chào mời PV mua các loại thông tin cá nhân và cam kết đáp ứng mọi yêu cầu. PV thử đưa ra yêu cầu là cần thông tin phụ huynh có con đang học tiểu học ở khu vực TP.HCM, Bình Dương và đang có nhu cầu học ngoại ngữ. Lập tức, người này chào bán hàng loạt danh sách chứa khoảng 300 thông tin học sinh lớp 1 của Trường tiểu học T.T (Q.11, TP.HCM) và Trường tiểu học P.M (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) năm học 2022 – 2023 và báo giá 300.000 đồng. Người này cũng không quên “khuyến mãi” thêm khoảng 200 dữ liệu học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn TP.HCM và TP.Dĩ An (Bình Dương).
Trong gói dữ liệu học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học T.T (Q.11) mà Nguyễn Quốc Ánh Chi cung cấp có chứa đầy đủ thông tin tên tuổi, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, lớp học của học sinh, kèm theo tên, số điện thoại của phụ huynh. Tương tự, một gói 700 dữ liệu cá nhân học sinh của Trường tiểu học T.V.O (Q.Tân Bình) do tài khoản tên Trần Khánh Băng cung cấp cũng có tên họ đầy đủ của học sinh, năm sinh cũng như số điện thoại, địa chỉ chi tiết của phụ huynh.
Lĩnh vực nào cũng có
Không chỉ học sinh mà dữ liệu thuộc tất cả các lĩnh vực khác đều được chào bán, muốn mua bao nhiêu cũng có. Điểm chung của các hội nhóm này là cam kết luôn có sẵn, có đủ mọi loại thông tin mà người mua muốn tìm kiếm. Từ những thông tin cơ bản như: số điện thoại, tên tuổi, quê quán, địa chỉ; đến những thông tin rất cá nhân như mối quan hệ, thành viên trong gia đình, hình ảnh chân dung, CCCD, mã số bảo hiểm, nghề nghiệp, sở hữu tài sản hoặc đang đầu tư dự án nào, thu nhập và nhu cầu thị hiếu… Để sở hữu những thông tin này, người mua chỉ cần trả vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Trong nhóm “Data khách hàng tiềm năng”, tài khoản Nguyễn Tuấn thường xuyên đăng: “Cần mua data vận chuyển; Cần data nữ mua hàng online (tức thông tin, dữ liệu của những người giới tính nữ thường xuyên mua hàng online)”. Đáp lại bài đăng, bên dưới luôn có hàng chục tài khoản chào hàng.
Bên cạnh đó, chỉ trong khoảng 1 giờ đăng bài có nội dung hỏi mua dữ liệu học sinh, sinh viên trong các hội nhóm nói trên, PV Thanh Niên được hơn 10 tài khoản tiếp cận chào hàng. “Mình có tầm 1.000 dữ liệu học sinh tiểu học trên địa bàn TP.HCM, giá 700.000 đồng. Trong đây có tên, tuổi, địa chỉ, trường học của các bé và phụ huynh, bảo đảm mới trong năm học 2022 – 2023”, tài khoản Binh Tran đăng trong nhóm “Data khách hàng tiềm năng”.
Qua tìm hiểu, hầu hết dữ liệu, thông tin cá nhân của học sinh, phụ huynh được những người bán thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, tài khoản Trần Khánh Băng cho hay do am hiểu một số thủ thuật mạng máy tính, người này dễ dàng tải về các danh sách. Tuy nhiên, Trần Khánh Băng không tiết lộ cách thức cũng như nguồn dữ liệu để tải về vì sợ “mất chén cơm”. Tương tự, một tài khoản khác cho biết trao đổi qua lại dữ liệu với nhiều người khác sau đó bán cho những người có nhu cầu sở hữu. “Ví dụ như lĩnh vực tài chính, tôi mua từ sale của các ngân hàng tuồn ra. Về lĩnh vực du lịch, tôi mua từ các công ty du lịch. Lĩnh vực mua sắm, tôi mua từ các cửa hàng thời trang; lĩnh vực giáo dục thì tổng hợp từ trang web của phòng giáo dục, trường học”, người này kể… (còn tiếp)
Hé lộ mối quan hệ phía sau doanh nghiệp rót 880 tỉ đồng vào Sudico
QUANG DÂN
Thứ ba, 21/03/2023 06:06 (GMT+7)
Ngoài vai trò là CEO tại Công ty Đức Trí, bà Nguyễn Phạm Ngọc Thạch còn đang đảm nhiệm vai trò người đại diện của Công ty Phúc An – doanh nghiệp liên quan đến Công ty Đại Dương do bà Lưu Thị Chung (vợ ông Đỗ Văn Bình – Chủ tịch HĐQT Sudico) làm đại diện.
Như Lao Động thông tin, Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Đức Trí (Công ty Đức Trí) – đơn vị do bà Nguyễn Phạm Ngọc Thạch làm Tổng Giám đốc – có kế hoạch rót 880 tỉ đồng vào Công ty CP Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HoSE: SJS) – doanh nghiệp hiện đang được lèo lái bởi Chủ tịch HĐQT Đỗ Văn Bình (bố chồng bà Ngọc Thạch).
Ngoài vai trò là CEO tại Công ty Đức Trí, bà Nguyễn Phạm Ngọc Thạch còn đang đảm nhiệm vai trò người đại diện của Công ty CP Đầu tư xây dựng và Hỗ trợ phát triển vận tải Phúc An – doanh nghiệp liên quan đến Công ty CP Đại Dương, do bà Lưu Thị Chung (vợ ông Đỗ Văn Bình) làm đại diện.
Dữ liệu cho thấy, Công ty CP Đại Dương được thành lập năm 2007, có địa chỉ tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là phát triển nhà dân dụng.
Cập nhật tại thời điểm tháng 6.2021, vốn điều lệ Công ty Đại Dương đạt 600 tỉ đồng. Cơ cấu cổ đông không được tiết lộ. Bà Lưu Thị Chung giữ vai trò Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
Giới thiệu trên website của mình, Công ty Đại Dương cho biết, hiện doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực Đầu tư dự án, tư vấn tài chính, năng lượng, khai khoáng, xây dựng, dịch vụ.
Trong đó, đối với lĩnh vực bất động sản, Công ty Đại Dương phát triển nhiều dự án đáng chú ý như Khu nhà ở Cao cấp Nguyễn Quyền Luxury Bắc Ninh rộng 14,2ha; khu nghỉ dưỡng bãi dài huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp 131 Thái Hà..
Đáng chú ý vào tháng 3.2019, Công ty Đại Dương sử dụng 518.400 cổ phần của Công ty Đức Trí thuộc sở hữu của bên đảm bảo để thế chấp cho khoản tín dụng của mình tại Ngân hàng Việt Á. Tương tự, 3.750 cổ phần tại Công ty Cổ phần dịch vụ Tân Nam Hồng thuộc sở hữu Công ty Đại Dương cũng trở thành tài sản đảm bảo tại Ngân hàng Việt Á.
Chưa kể, 3.700.000 cổ phần của Công ty CP Ngôi nhà mơ ước thuộc sở hữu của Công ty Đại Dương; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cầm cố: Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần Công ty CP Ngôi nhà mơ ước Phú Quốc cũng được Công ty của vợ ông Đỗ Văn Bình thế chấp tại Ngân hàng Hàng Hải năm 2020.
Dữ liệu tài chính riêng lẻ cho thấy, tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản Công ty Đại Dương khoảng 1.251 tỉ đồng. Công ty Đại Dương còn khoảng 657 tỉ đồng nợ phải trả và gần 594 tỉ đồng vốn chủ sở hữu.
Dù phát triển đa ngành nghề, thế nhưng tình hình kinh doanh tại Công ty Đại Dương không ổn định trong những năm qua. Cụ thể, năm 2017, doanh thu đạt gần 33 tỉ đồng, tăng lên 58 tỉ đồng năm 2018, gần 101 tỉ đồng năm 2019, giảm về 46 tỉ đồng năm 2020, rồi tăng nhẹ lên hơn 99 tỉ đồng năm 2021.
Đi kèm với doanh thu phập phồng, lợi nhuận Công ty Đại Dương cũng kém khả quan. Doanh nghiệp của bà Lưu Thị Chung lỗ sau thuế 3 tỉ đồng năm 2017, lãi 2 tỉ đồng năm 2018, lãi gần 170 tỉ đồng năm 2019, lãi 110 tỉ đồng năm 2020 và lãi hơn 6 tỉ năm 2021.
Tính chung cho cả giai đoạn 2017 – 2021, Công ty Đại Dương thu về hơn 3 trăm tỉ đồng, song lợi nhuận đưa lại trên giấy tờ chỉ khoảng 6 tỉ đồng.
Liên quan đến thương vụ rót vốn đầu tư của Công ty Đức Trí vào Sudico như Lao Động phản ánh, phóng viên có liên hệ với đại diện Sudico để hỏi các thông tin bao gồm: “Với ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký là cắt tóc gội đầu, làm đẹp… kết quả kinh doanh và tiềm lực khiêm tốn, trường hợp Công ty Đức Trí không hoàn thành được vốn góp thì có chế tài xử phạt gì không? Và với mối quan hệ thân tình giữa Công ty Đức Trí và Sudico, nếu đến thời hạn Sudico chưa thu xếp được tài chính thì số phận những lô đất được sử dụng làm tài sản đảm bảo sẽ được xử lí như thế nào? Công ty Đức Trí có được đứng ra nhận những tài sản đảm bảo này để gán nợ?”.
Tuy nhiên sau nhiều ngày chờ đợi, cho đến thời điểm hiện tại, phóng viên vẫn chưa nhận được phản hồi của Sudico.
Tam Nông (Phú Thọ): Xử phạt 250 triệu đồng trong lĩnh vực đất đai với các doanh nghiệp “núp bóng” san hạ cốt nền
Phùng Hằng
20/03/2023
(Xây dựng) – Sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng về tình trạng san hạ cốt nền tràn lan trên đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện Tam Nông (Phú Thọ), UBND huyện đã khẩn trương thành lập đoàn liên ngành tăng cường kiểm tra xử lý các đơn vị “núp bóng” san hạ cốt nền.
Mới đây, UBND huyện Tam Nông đã ra Văn bản số 144/UBND-VP về việc phản hồi nội dung bài viết của Báo điện tử Xây dựng. Cụ thể, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện, UBND xã, thị trấn kiểm tra rà soát hoạt động san hạ cốt nền trên địa bàn huyện. Qua các đợt kiểm tra, phát hiện hàng loạt vi phạm hủy hoại làm biến dạng đất đồi rừng; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản… UBND huyện đã lập biên bản ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 trường hợp, phạt tiền 250 triệu đồng, rút giấy phép 2 trường hợp.
Như trước đó, Báo điện tử Xây dựng đã có loạt bài viết “Tam Nông (Phú Thọ): Tràn lan tình trạng san hạ cốt nền trên đất rừng sản xuất gây nhức nhối”; “Tam Nông (Phú Thọ): Tăng cường kiểm tra xử lý các đơn vị “núp bóng” san hạ cốt nền” phản ánh về việc trên địa bàn huyện Tam Nông xuất hiện tình trạng các đối tượng lợi dụng việc giấy phép cải tạo, san hạ cốt nền được chấp thuận đã ngang nhiên san hạ, khai thác đất trái phép, vượt phạm vi, ranh giới được cấp; một số xã để người dân tự ý cải tạo, hạ cốt nền nhưng không bị xử lý.
Ngoài ra, các đối tượng san hạ, khai thác, vận chuyển đất trước khi được cấp phép, hoặc quá thời hạn cấp phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Đáng bàn, việc thi công, vận chuyển đất không làm sạch bánh xe, xe quá trọng tải không che chắn bạt làm rơi vãi đất ra đường, không tưới nước, vệ sinh đường… gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm tăng cường công tác quản lý trên địa bàn, các cấp chính quyền huyện Tam Nông nên bám sát địa bàn, tăng cường kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh các đơn vị nếu có dấu hiệu “núp bóng” san hạ cốt nền trục lợi cá nhân gây thất thoát ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường và công tác quản lý trên địa bàn.
Filed under: Bài Hàng Ngày |
Trả lời