Úc Đại Lợi dân số chỉ khoảng 25 triệu. Trên phương diện này Úc là một quốc gia nhỏ. Tuy nhiên vì tài nguyên phong phú, nền kinh tế phát triển và quân đội được trang bị bằng những vũ khí tối tân hàng đầu, nên có thể đánh giá là một cường quốc hạng trung về các phương diện kinh tế và quân sự.
Vào chiều ngày 1/7, gia đình quân Trần Đức Đô, người đã tử vong khi làm nghĩa vụ quân sự hôm 28/6, đã tiến hành lễ mai táng cho quân nhân này sau khi được chính quyền vận động, thuyết phục, và hứa sẽ điều tra nguyên nhân tử vong.
Trong ngày 1/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm khoảng 400 ca nhiễm COVID-19 mới, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế tính đến chiều ngày 1/7, nâng tổng số ca nhiễm mới trong đợt dịch thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay lên hơn 13.800 trường hợp.
Tỉnh Quảng Ninh vừa đưa ra chương trình thí điểm cách ly bảy ngày đối với người nhập cảnh đã tiêm đầy đủ vắc-xin chống COVID-19. Người bị cách ly được sắp xếp mỗi người mỗi phòng khách sạn để trách nguy cơ lây nhiễm chéo.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông (THPT) năm 2021cho hàng ngàn thí sinh theo hai đợt trong khi số ca nhiễm COVID-19 vẫn không giảm khiến phụ huynh lo lắng.
Bộ GTVT vừa có quyết định tạm dừng khai thác đường bay TPHCM – Vinh từ ngày 2/7 sau đề xuất của UBND tỉnh Nghệ An về việc tạm dừng tất cả các chuyến bay đi và đến Cảng hàng không quốc tế Vinh cho đến khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát.
Những người này bị cáo buộc là đã sử dụng một kỹ thuật gọi là “session theft” hay “cookie theft” (tạm dịch là ăn cắp cookie) để tiếp cận được vào tài khoản Facebook của nhân viên ở các công ty marketing và quảng cáo.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với truyền thông Mỹ và thân nhân các nạn nhân rằng ông hy vọng tìm được người sống sót và nguồn tài trợ quốc gia vẫn tiếp diễn trong một tháng
Trong bài dài, ông Tập khẳng định “không có Đảng Cộng sản Trung Quốc thì không có nước Trung Quốc mới, không có sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.
BBC News Tiếng Trung đặt câu hỏi vì sao thế hệ lãnh đạo thứ sáu của TQ chưa thể xuất hiện, hay vì ông Tập Cận Bình muốn làm Mao Trạch Đông cùa thế kỷ 21?
(Reuteurs) – Miến Điện thả tự do cho gần 2300 tù nhân, chính phủ lưu vong điều trần tại Thượng viện Pháp. Hôm qua 30/06/2021, quân đội Miến Điện đã phóng thích tổng cộng 2296 tù nhân, bao gồm những nhà báo địa phương và các cá nhân, mà theo quân đội, đã bị cáo buộc kích động bạo lực. Phát ngôn viên của quân đội cho biết những người này dù tham gia biểu tình này nhưng không phải những kẻ cầm đầu và không tham gia vào các hành vi bạo lực. Cùng ngày, tại Paris, đại diện chính phủ lưu vong Miến Điện đã ra điều trần tại Thượng viện Pháp. Chính phủ lưu vong chỉ trích các hành động trấn áp, bạo lực của quân đội, yêu cầu các biện pháp trừng phạt vào những ngành nghề mà giới tướng lãnh kiểm soát như khí đốt và dầu mỏ và kêu gọi Pháp, các đối tác châu Âu nhanh chóng chính thức công nhận chính phủ lưu vong Miến Điện.
(Yonhap) – Kim Jong Un hứa nâng tầm quan hệ với Trung Quốc. Trong thư chúc mừng 100 năm thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc gửi đến chủ tịch Tập Cận Bình ngày 01/07/2021, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên khẳng định những « thế lực thù nghịch » không ngừng vu khống và gây sức ép với Bắc Kinh vẫn sẽ không cản được bước tiến không ngừng của nhân dân Trung Quốc. Bình Nhưỡng hứa nâng mối quan hệ với nước láng giềng lên « một tầm chiến lược mới ». Trong khi đó, Hàn Quốc đã nâng cấp liên minh với Mỹ lên thành « đối tác toàn diện ». Thông tin được tổng thống Moon Jae In thông báo ngày 30/06 trong buổi tổng kết chuyến công du Mỹ.
(SCMP) – Ấn Độ sắp thử nghiệm tầu sân bay thứ hai. Các cuộc thử nghiệm tầu sân bay INS Vikrant sẽ được tiến hàng từ tháng 07/2021 và dự kiến đi vào hoạt động trong quý I/2022. Theo nhiều chuyên gia, được trang South China Morning Post trích ngày 30/06, tầu sân bay mới sẽ giúp Ấn Độ gia tăng sức mạnh trước sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc ở trong vùng, ví dụ Kenya mới khánh thành một cảng biển mới do Trung Quốc xây dựng trên đảo Lamu, bên bờ Ấn Độ Dương, còn tổng thống Tanzania thông báo có thể tái thúc đẩy với Trung Quốc dự án xây cảng biển trị giá 10 tỉ đô la ở Bagamoyo.
(AFP) – Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld qua đời. « Diều hâu » Donald Rumsfeld, cựu bộ trưởng quốc phòng thời George W. Bush, đã qua đời ở tuổi 88 tại bang New Mexico, gia đình ông hôm qua 30/06/2021 cho biết. Là cựu phi công, ông đứng đầu Lầu Năm Góc từ 1975-1977 và 2001-2006, từng lãnh đạo cuộc chiến Afghanistan năm 2001 sau các vụ khủng bố ngày 11/09/2021 và là người kiến tạo cuộc chiến tranh Irak năm 2003.
(TTVN) – Blogger Lê Dũng bị bắt. Ông Lê Văn Dũng, 51 tuổi, biệt danh là Lê Dũng Vova, đã bị bắt tại xã Phương Tú huyện Ứng Hòa, Hà Nội hôm qua 30/06/2021, sau một tháng bị truy tìm. Ông là người điều hành kênh CHTV phát trên các mạng xã hội, bàn về nhiều vấn đề chính trị xã hội trong ngoài nước, đã bị bắt hụt ngày 25/05 và đến 28/05 Công an Hà Nội ra quyết định truy nã. Trước đó ông bị khởi tố theo điều 117 Luật hình sự.
(RFI) –Đình công lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực xăng, khí đốt, hóa dầu Iran. Phong trào đình công trong toàn bộ các lĩnh vực xăng, khí đốt và hoá dầu của Iran đã diễn ra kể từ 10 ngày qua tại hơn 70 địa điểm trên toàn quốc nhằm kịch liệt lên án mức lương thấp, chi phí sinh hoạt cao và điều kiện sống của công nhân trong ngành. Tổng thống Hassan Rohani đã buộc phải lên tiếng để đảm bảo cải thiện các điều kiện sống của công nhân. Đợt đình công lịch sử này diễn ra trong bối cảnh Kho bạc Iran đang trống rỗng, đi kèm với mức lạm phát trên 50%.
(AFP) – 600 dự án điện than ở châu Á đe dọa mục tiêu khí hậu. Năm quốc gia châu Á : Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam đang có trên 600 dự án nhà máy điện chạy bằng than đá, cung ứng thêm 300 gigawatt, tương đương năng lực sản xuất điện của Nhật Bản. Tuy nhiên theo công bố ngày 30/06/2021 của tổ chức Carbon Tracker, các dự án này có thể khiến mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ không đạt được. Trung Quốc là nước tiêu thụ than đá nhiều nhất và có nhiều dự án điện than nhất với 368 nhà máy có công suất 187 gigawatt. Ấn Độ có 92 dự án, Indonesia 107, Việt Nam 41 và Nhật Bản 16.
(AFP) – Đài Loan và Mỹ nối lại các cuộc thảo luận về thương mại bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Hôm qua 30/06/2021, Mỹ – Đài khởi động lại đàm phán về Thỏa thuận khung thương mại và đầu tư nhằm thắt chặt quan hệ thương mại sau 5 năm gián đoạn. Theo thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, cuộc họp được tổ chức trực tuyến, với sự tham gia của các lãnh đạo thương mại ở Washington và Đài Bắc, về hàng loạt chủ đề, trong đó có các chuỗi cung ứng, thương mại số … Cuộc gặp đôi bên diễn ra lần cuối hồi năm 2016, trước khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
(AFP) – Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và 40 tỉ đô la để bảo vệ quyền của phụ nữ. « Diễn đàn thế hệ bình đẳng » trực tuyến mở ra tại Paris vào ngày hôm qua 30/06/2021 nhằm có được « cam kết cụ thể » của các Nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự để về một kế hoạch thế giới hướng tới bình đẳng, qua nhiều khía cạnh như đấu tranh chống bạo lực nhắm vào nữ giới, quyền được hưởng giáo dục của các bé gái, bình đẳng giới về kinh tế. Diễn đàn cho thấy đại dịch Covid-19 gây tác động mạnh tới nữ giới và các quyền của phụ nữ, nhiều phụ nữ lâm cảnh nghèo, nhiều bé gái không được học hành, nạn bạo hành gia đình nhắm vào nữ giới cũng gia tăng.
(Reuters) – Tổ Chức Y Tế Thế Giới lưu ý châu Âu về một làn sóng dịch Covid-19 mới. Hôm nay 01/07/2021, WHO cho biết sau 10 tuần giảm liên tiếp, số ca nhiễm mới tại châu Âu bắt đầu tăng trở lại. Giám đốc WHO chi nhánh châu Âu cho biết trong tuần qua, số ca nhiễm mới đã tăng 10% ở châu Âu do nhiều lý do : các chuyến du lịch được tổ chức trở lại, giải vô địch bóng đá châu Âu, các hoạt động tập trung đông người và việc nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cảnh báo một làn sóng mới ở châu Âu là không thể tránh khỏi nếu người dân và chính quyền các nước thiếu ý thức kỷ luật.
NHIỀU TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ KÊU GỌI TẨY CHAY TẬP ĐOÀN FORMOSA
Một liên minh 10 tổ chức phi chính phủ vào hôm thứ Tư 30/6 lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế tẩy chay tập đoàn Formosa vì đã gây ra nhiều thảm họa môi trường ở nhiều nước.
Trong buổi hội thảo trực tuyến, liên minh nói trên đã trưng ra các bằng chứng cho thấy các nhà máy của Formosa đã tàn phá môi trường ở các nơi như Vũng Áng – VN, Texas – Hoa Kỳ và ngay cả tại Đài Loan, quê hương của tập đoàn Formosa.
Bà Huiting Hsu, một nhà bảo vệ môi trường của Đài Loan, cho biết là các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự liên quan giữa tỷ lệ ung thư tại các nơi mà Formosa thiết lập các nhà máy lọc dầu. Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ ung thư tại các nơi này đã tăng vọt. Linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh, cai quản giáo xứ Đông Sơn ở Hà Tĩnh, cũng cho biết là sau thảm họa cá chết hàng loạt do Formosa gây ra ở ven biển miền trung, tỷ lệ giáo dân thiệt mạng vì các chứng bệnh ung thư cũng chiếm đến 60%.
Cần biết là tập đoàn Formosa đang có kế hoạch xây dựng 14 nhà máy chế biến nhựa ở tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ, có tổng số vốn đầu tư là 12 tỷ Mỹ kim. Đa số khoản tiền này là sẽ vay mượn từ các định chế tài chánh như ngân hàng. Chính vì thế liên minh 10 tổ chức bảo vệ môi trường lên tiếng kêu gọi các ngân hàng Mỹ không nên tài trợ cho kế hoạch nói trên nếu không muốn xảy ra một thảm họa mới ở nước Mỹ.
DỊCH VŨ HÁN ĐÃ LAN NHIỄM TRONG CÁC TRẠI TÙ
Vào sáng nay, thứ Sáu 2/7, một tù nhân bị chuyển từ trại giam Chí Hòa – Sài Gòn đến trại giam Bố Lá ở tỉnh Bình Dương, đã bị xác nhận là nhiễm dịch Vũ Hán. Điều này có nghĩa là dịch đã xuất hiện trong trại giam Chí Hòa nhưng các tù nhân không được xét nghiệm trong thời gian qua.
Theo tường thuật của báo chí lề đảng, tù nhân nói trên là một người đàn ông 45 tuổi, được chuyển đến tại giam Bố Lá vào ngày 23/6. Đến sáng ngày thứ Tư 30/6, người này lên cơn sốt, ho khan và mệt mỏi nên được đưa đến trạm xá để xét nghiệm. Vào hôm qua, kết quả cho thấy là dương tính với siêu vi Vũ Hán, và ít nhất là có một y tá đã tiếp xúc gần với người này. Điều kỳ dị là giới hữu trách Bình Dương có kế hoạch chuyển bệnh nhân này về lại trại Chí Hòa để điều trị, thay vì đưa vào bệnh viện.
Trong khi đó, VN lại ghi nhận thêm 447 người nhiễm vào hôm thứ Năm 1/7, nâng tổng số người nhiễm từ ngày 27/4 đến nay là 13800 người với 51 tỉnh thành đều có người bị nhiễm. Trước đà lây nhiễm quá nhanh, nhà cầm quyền thành Hồ đã ra lệnh đóng cửa 93 khu chợ trong tổng số 234 khu chợ truyền thống tại thành phố này, khiến dư luận lo ngại là giá cả thực phẩm sẽ leo thang trong những ngày tới.
BẤT CHẤP ĐẠI DỊCH, SÀI GÒN VẪN TỔ CHỨC THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC
Nhà cầm quyền Thành Hồ vẫn cương quyết tiến hành kỳ thi tốt nghiệp trung học ở thành phố này, bất chấp sự lo lắng của các phụ huynh về sự lan nhiễm của dịch Vũ Hán.
Theo loan báo vào hôm thứ Năm 1/7, kỳ thi tốt nghiệp năm nay sẽ tiến hành thành 2 đợt. Các thí sinh ở những khu vực không có nguy cơ lây nhiễm, hoặc bị phong tỏa, sẽ thi đọt một vào hai ngày 7 và 8/7. Các thí sinh còn lại sẽ thi đợt hai theo lịch trình của bộ giáo dục.
Phát biểu trong cuộc họp báo vào hôm qua, ông Dương Anh Đức, phó chủ tịch thành Hồ, cho biết là chỉ có khoảng 1 ngàn học sinh bị nhiễm dịch hoặc đang bị cách ly là không thể vào phòng thi đợt một. Ông Đức cũng khẳng định là sẽ xét nghiệm toàn bộ 120 ngàn thí sinh và giám thị trước khi vào phòng thi. Tuy nhiên, theo tuyên bố của ông Nguyễn Văn Hiếu, phó giám đốc sở giáo dục Sài Gòn, hơn 36% số phụ huynh không đồng ý cho con cái tham gia kỳ thi này, theo kết quả một cuộc khảo sát vào tuần trước.
VN TUYÊN ÁN TỬ HÌNH MỘT CÔNG DÂN TRUNG QUỐC VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
Vào hôm thứ Tư 30/6, tòa án Đà Nẵng đã tuyên án tử hình ông Xiao Wuiping, một công dân Trung Quốc, về tội giết người.
Theo cáo trạng, vì tranh chấp tiền bạc, họ Xiao đã siết cổ đến chết người đồng hương là Bao Danping, sau đó ném xác xuống sông Hàn để phi tang vào năm ngoái. Tại phiên tòa, họ Xiao thừa nhận tội giết người nhưng xin tòa giảm nhẹ hình phạt với lý do là không cố tình hạ sát mà là do quá nóng giận, không kềm chế được.
Cần biết là các vụ công dân Trung Cộng cướp của giết người thường xuyên diễn ra ở VN trong mấy năm qua nhưng không bị xét xử mà là chuyển giao cho phía Trung Cộng giải quyết. Tuy nhiên cho đến hôm nay, hai nước Tàu – Việt vẫn chưa ký kết luật dẫn độ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có còn là Cộng sản?Is China’s Communist Party Still Communist? (WSJ 1-7-21) — Câu hỏi thật hay! Thay vì “chửi bới” Đảng Cộng sản ở một nước X (!!) nào đó, nên hỏi: Đảng ấy có còn là Cộng sản?
Bộ Y tế nói về chính sách hỗ trợ vắc-xin Covid-19 do Việt Nam sản xuất (NLĐ 1-7-21) — So sánh bài này với những “khẳng định” của Thủ tướng thì thấy bài này chừng mực, đứng đắn, khoa học hơn nhiều. Tôi đề nghị Thủ tướng nên… ít nói (bình luận gia “lỗ mãng” hơn THD sẽ nói: Shut up!), hãy để cho những nhà khoa học cập nhật với báo chí về những vấn đề này.
Sự sống còn của khách sạn Việt Nam thời Covid: The survival of hotels during the COVID‑19 pandemic: a critical case study in VietnamBản PDF (Service Business June 2021) ◄◄
Phương Trạch (Danlambao) – Mấy hôm nay báo chí và dư luận xôn xao về cái chết bất thường của binh nhì Trần Đức Đô (19 tuổi, quê thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) tử vong khi đang làm nghĩa vụ quân sự tại Trường Quân sự Quân khu 1, đóng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.Một lần nữa, mạng xã hội lại luôn là ngu…
Bà Rịa – Vũng TàuÔng Lê Thái Thiện, 56 tuổi, cùng con trai bị cáo buộc cho 32 người vay lãi nặng 324 tỷ đồng, thu lợi bất chính gần 100 tỷ đồng.
Cáo buộc đối với ông Thiện (ngụ xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ) cùng con trai Lê Thái Phong được Công an thị xã Phú Mỹ nêu trong kết luận điều tra, đề nghị VKS cùng cấp truy tố về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và Rửa tiền.
Hai bị can được xác định phạm tội theo khoản 2 Điều 201 và khoản 3 Điều 324 BLHS, tổng khung hình phạt cao nhất 18 năm tù.
Theo cơ quan điều tra, từ năm 2017 đến 2020, ông Thiện nhiều lần cho vợ chồng Lưu Ngọc Tư (41 tuổi, ngụ phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ) vay tổng cộng 68,5 tỷ đồng, lãi suất 3.000-3.500 đồng mỗi triệu một ngày (tương đương 109%-127% một năm); 10 ngày trả lãi và gốc một lần.
Do lãi mẹ đẻ lãi con, số nợ được “chốt” ngày càng tăng lên. Tổng cộng ông Tư đã phải trả cho Thiện hơn 126,8 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi, trong đó hơn 101 tỷ là tiền ông bán 4 thửa đất để cấn nợ, số còn lại trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của Thiện và con trai Lê Thái Phong.
Tuy nhiên, do không thể trả dứt điểm một lần, ông Tư bị Thiện tính lãi nên đến nay vẫn còn nợ 17,5 tỷ đồng. Số tiền này ông Thiện buộc “con nợ” ghi thành 2 Hợp đồng vay tiền 10 tỷ đồng, thời hạn trả một năm và số tiền gốc, lãi phải trả là 11 tỷ đồng. Hợp đồng còn lại 8,5 tỷ đồng, ông này tính lãi 3.000 đồng mỗi triệu một ngày. Số tiền Lê Thái Thiện thu lợi bất chính trong quá trình cho ông Tư vay là hơn 46,6 tỷ đồng.
Tương tự, vợ chồng ông Nguyễn Văn Xuyến vay của ông Thiện 45,3 tỷ đồng. Sau khi trả 7,8 tỷ đồng gốc và lãi qua tài khoản, ông này bán biệt thự ở TP Vũng Tàu để cấn trừ số nợ hơn 51,8 tỷ đồng. Trong vụ này, ông Thiện bị cáo buộc thu lợi bất chính hơn 14,4 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định Lê Thái Thiện cho tổng cộng 9 người vay lãi với tổng số tiền 324,5 tỷ đồng. Người vay đã trả 279,1 tỷ tiền gốc; 122,7 tỷ tiền lãi cho các khoản vay. Số tiền mà ông ta bị cáo buộc thu lợi bất chính hơn 98,1 tỷ đồng. Hiện nay có 5 người nợ hơn 45,9 tỷ đồng của ông Thiện và không có khả năng trả.
Riêng Lê Thái Phong được xác định cho 23 người vay hơn 1,2 tỷ đồng, lãi suất 101-120% một năm; thu lợi bất chính gần 500 triệu đồng.
Bản chất hành vi Rửa tiền của cha con ông Thiện được cơ quan điều tra xác định, trong quá trình cho vay, khi người nợ không còn khả năng trả tiền gốc và lãi, Thiện buộc họ chuyển nhượng đất đai, nhà cửa và các tài sản khác bằng các giao dịch hợp pháp.
Lê Thái Phong là người giúp sức, đứng ra nhận ủy quyền các tài sản để đảm bảo các khoản vay, nhận tiền trả nợ, đứng tên tài sản cấn trừ các khoản vay, với tổng số tiền hơn 59,2 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, Công an thị xã Phú Mỹ phát hiện nữ đại gia Vũng Tàu Lâm Thị Thu Trà (vợ diễn viên Kinh Quốc) cùng chị dâu đã cho Lê Thái Thiện vay nhiều lần với tổng số tiền 9,5 tỷ đồng, lãi suất 3.000 đồng một triệu mỗi ngày (tức 109,5% một năm), cao hơn 5 lần lãi suất được quy định tại Bộ luật Dân sự.
Ngày 7/4, Cơ quan điều tra Công an thị xã Phú Mỹ bắt tạm giam chị em bà Trà về hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, hơn một tháng sau khởi tố thêm tộiRửa tiền.
Thượng tá Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Công an thị xã Phú Mỹ, cho biết vụ án của chị em bà Lâm Thị Thu Trà vẫn đang trong quá trình điều tra mở rộng nên tách thành một vụ án khác.
Trường Hà
Cựu tổng giám đốc bị khởi tố trong vụ nâng giá máy giặt, máy sấy
Hà Tĩnh-Hoàng Thị Tâm và Nguyễn Văn Trung, hai cựu tổng giám đốc Công ty TNHH tư vấn thẩm định giá Toàn Cầu, cùng nhân viên Đỗ Thị Thương bị khởi tố.
Trưa 2/7, Công an Hà Tĩnh công bố lệnh khởi tố bị can với ba người về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, theo điều 222 Bộ luật Hình sự.
Công tay Toàn Cầu có trụ sở ở Hà Nội. Ba bị can cùng trú tại Hà Nội trong số này hai người bị bắt. Trường hợp còn lại bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo kết quả điều tra, từ tháng 8/2018 đến cuối năm 2019, bà Mai Thị Hoa, 47 tuổi, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh, trụ sở tại đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh, mua 5 bộ máy giặt, máy sấy với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Nhà chức trách cáo buộc, bà Hoa đã sử dụng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý, thông đồng với một số người tại 5 bệnh viện tuyến huyện gồm: Bệnh viện Đa khoa Thạch Hà, Bệnh viện Đa khoa Can Lộc, Bệnh viện Đa khoa Hương Sơn, Bệnh viện Đa khoa Đức Thọ và Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân để nâng giá trị tài sản của máy giặt, máy sấy lên thành 2,5-3 tỷ đồng mỗi bộ, sau đó triển khai mua sắm thông qua đấu thầu.
Để được trúng thầu, nữ giám đốc đã thông thầu bằng việc nhờ hồ sơ pháp lý của các doanh nghiệp, bạn bè, người thân dự thầu. Nhờ đó, Công ty cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh đã trúng 5 gói thầu tại 5 bệnh viện tuyến huyện nêu trên với giá hơn 14 tỷ đồng.
Tháng 9/2020, Công an Hà Tĩnh vào cuộc điều tra, trưng cầu giám định hành vi Trốn thuế của Công ty cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh. Bà Hoa cùng 9 người khác sau đó bị khởi tố, trong số này có 4 Giám đốc bệnh viện tuyến huyện đã nghỉ hưu.
Năm 2018 và 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt kế hoạch mua sắm trang thiết bị máy giặt, máy sấy công nghiệp cho 5 bệnh viện cấp huyện ở Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Đức Thọ và Nghi Xuân. Kinh phí trích từ ngân sách nhà nước và một phần các cơ sở y tế huy động từ những nguồn hợp pháp khác.
5 bệnh viện thông báo mời thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, sau đó cùng mua máy giặt và máy sấy do một hãng sản xuất cung cấp. Đơn vị trúng thầu duy nhất là Công ty cổ phần đầu tư trang thiết bị y tế Hà Tĩnh.
TTO – Trong tổng số gần 3.600 tỉ đồng vốn góp bất thường vào Saigon Co.op năm 2020, HTX tiêu dùng P.14, quận 8 góp ‘chui’ 283 tỉ đồng và HTX thương mại và dịch vụ quận 11 góp ‘chui’ 306 tỉ đồng. Hai vụ việc được chuyển cơ quan điều tra.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, mới đây chủ tịch UBND quận 8 và quận 11 (TP.HCM) ký kết luận thanh tra, chuyển cơ quan điều tra 2 quận này để làm rõ việc góp vốn “chui” vào Liên hiệp hợp tác xã (HTX) thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) năm 2020 của HTX tiêu dùng P.14, quận 8 và của HTX thương mại và dịch vụ quận 11.
Theo kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về HTX đối với HTX tiêu dùng P.14, quận 8 của Thanh tra quận 8, đơn vị này đã góp vốn “chui” 283 tỉ đồng vào Saigon Co.op.
Kết luận thanh tra tình hình hoạt động kinh doanh của HTX trong 2 năm 2018, 2019 hiệu quả chưa cao, lợi nhuận sau thuế giảm (năm 2018 chỉ đạt gần 17 triệu đồng; năm 2019 giảm tiếp, chỉ đạt hơn 2,6 triệu đồng).
Trong năm 2018-2019, đơn vị này cũng không góp vốn vào Saigon Co.op. Bất ngờ, tháng 1-2020, HTX tiêu dùng P.14 góp 1 lần hơn 283 tỉ đồng vào Saigon Co.op.
Trong số đó, có 6 cá nhân không phải là thành viên của Saigon Co.op thông qua HTX tiêu dùng P.14 góp hơn 3,6 tỉ đồng. Còn lại 280 tỉ đồng do Công ty Anh Tú Thy cũng không phải là thành viên Saigon Co.op, thông qua “Thỏa thuận hợp tác góp vốn đầu tư” với HTX tiêu dùng P.14 để góp vốn.
Công ty Anh Tú Thy đã nhờ trung gian là Nguyễn Tiến Vũ, giám đốc HTX thương mại Linh Tây, xúc tiến việc hợp tác với HTX tiêu dùng P.14.
Dù toàn bộ số tiền trên không phải là vốn của thành viên HTX tiêu dùng P.14 nhưng ông Đào Ngọc Duyên – đại diện theo pháp luật của HTX – đã lập khống hồ sơ, tài liệu và nhận số tiền này để góp vào Saigon Co.op. Đoàn thanh tra đã mời 6 cá nhân, ông Nguyễn Tiến Vũ và giám đốc Công ty Anh Tú Thy để làm rõ nhưng tất cả đều không đến.
Kết luận thanh tra cho rằng việc góp vốn này là không bình thường, chuyển cơ quan công an quận 8 điều tra.
Kết luận thanh tra của Thanh tra quận 11 cũng phát hiện đầu năm 2020, HTX thương mại và dịch vụ quận 11 đã để cho ông Liêu Việt Phú thông qua đơn vị này góp vốn 300 tỉ đồng vào Saigon Co.op nhằm lấy lãi.
Ngoài ra còn có nhà đầu tư khác chuyển 6 tỉ đồng cho 6 thành viên của HTX thương mại và dịch vụ quận 11 để góp vào Saigon Co.op. Đoàn thanh tra đã mời ông Liêu Việt Phú làm việc 4 lần nhưng ông này không đến. Hồ sơ được chuyển công an quận 11.
HTX tiêu dùng P.14, quận 8 và HTX thương mại và dịch vụ quận 11 chỉ là 2 trong số 20 HTX tham gia góp vốn làm tăng vốn điều lệ cho Saigon Co.op từ 3.180 tỉ đồng lên 6.797 tỉ đồng (tăng thêm hơn 3.600 tỉ đồng) vào tháng 1-2020.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, tháng 1-2020, với vai trò chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, ông Diệp Dũng đã chỉ đạo, tổ chức tăng vốn điều lệ cho Saigon Co.op từ 3.180 tỉ đồng lên 6.797 tỉ đồng (tăng thêm hơn 3.600 tỉ đồng).
Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng để góp vốn “chui” vào Sai gon Co.op thông qua các HTX thành viên.
Trong 26 HTX thành viên của Saigon Co.op, có 20 HTX thành viên tham gia trong đợt tăng vốn điều lệ bất thường này. Trong khi theo quy định chỉ có các HTX thành viên, các xã viên mới được góp vốn để tăng vốn điều lệ cho Saigon Co.op.
Việc tăng vốn này Thanh tra TP.HCM đã kết luận là không đúng quy định pháp luật, “có dấu hiệu bị thâu tóm, chiếm đoạt vốn, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản chung và tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung” và nguy cơ “sẽ bị chi phối bởi các tổ chức, cá nhân bên ngoài và không giữ được nguyên tắc tổ chức, hoạt động”.
Việc tăng vốn bất thường này hiện vẫn đang được Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM làm rõ. Tháng 12-2020, cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Diệp Dũng để điều tra về tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
THÁI AN
Bắt người đàn ông quay clip nhạy cảm với bạn gái rồi liên tục đe dọa tống tiền
TTO – Ngày 2-7, Công an huyện Nông Cống (Thanh Hóa) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Hoàng Huy Huyên, 34 tuổi, ở thôn Xuân Tiến, xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa, để điều tra về hành vi ‘cưỡng đoạt tài sản’.
Công an huyện Nông Cống nhận được đơn tố giác của chị N.T.T., 29 tuổi, ở xã Tượng Văn, huyện Nông Cống về việc khoảng tháng 12-2020 chị quen một nam thanh niên trên Facebook có nickname “Thiếu Trang Chủ”.
Qua trò chuyện, người này giới thiệu với T. tên là Huy, ở huyện Hoằng Hóa. Sau thời gian trò chuyện trên mạng, hai người nảy sinh tình cảm với nhau.
Tháng 3-2021, hai người gặp nhau tại một nhà nghỉ ở TP Thanh Hóa. Trong khi “tâm sự”, T. đã cho người này quay clip nhạy cảm của hai người. T. còn gửi hình ảnh nhạy cảm của mình cho người này.
Ngày 17-5, “bạn trai” hỏi vay tiền nhưng T. không cho nên người này nảy sinh ý định tống tiền. Sau đó, người này đã gửi cho T. một số hình ảnh nhạy cảm, clip “nóng” của hai người, rồi đe dọa nếu không đưa tiền sẽ gửi hình ảnh và clip đó cho người thân, bạn bè.
T. gửi cho người này 3 triệu đồng. Không dừng lại, ngày 7-6, T. lại bị người sử dụng nickname Facebook khác là “Hoa hồng Bulgaria” nhắn tin xưng là vợ của Huy, đe dọa T. phải gửi 5 triệu đồng. T. lại gửi 5 triệu đồng vào tài khoản của Huy.
Ngày 10-6, người này tiếp tục nhắn tin tự xưng là vợ của Huy, yêu cầu T. phải chuyển tiếp 5 triệu đồng
T. sau đó đã đến Công an huyện Nông Cống trình báo vụ việc.
Công an huyện Nông Cống đã đủ chứng cứ cáo buộc chủ tài khoản Facebook “Thiếu Trang Chủ”, “Hoa hồng Bulgaria” chính là Hoàng Huy Huyên, cũng là thủ phạm gây ra vụ cưỡng đoạt tài sản của chị T. nên ngày 1-7 đã khởi tố, bắt tạm giam bị can này để điều tra.
Khám xét nơi ở của Huyên, Công an huyện Nông Cống thu giữ hai chiếc điện thoại di động, trong đó còn lưu hình ảnh, clip nhạy cảm của chị T..
HÀ ĐỒNG
Đà Lạt: Điều tra nhóm người lạ từ nơi khác đến chiếm nhà dân ở đến 20 ngày
Nhóm người lạ bị tố ngang nhiên chiếm nhà của người dân ở TP.Đà Lạt ở đến 20 ngày, giữa mùa dịch Covid-19. Nhờ sự hỗ trợ của công an, hôm nay 2.7, gia đình này mới có thể vào lại nhà.
Sau 20 ngày bị nhóm người lạ ngang nhiên chiếm nhà ở giữa mùa dịch Covid-19, trưa 2.7, nhờ sự hỗ trợ của công an P.10, gia đình bà P.T.X (P.10, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) mới có thể mở cửa vào lại nhà.
Trưa 2.7, trước sự chứng kiến của cán bộ tư pháp, Công an P.10, TP. Đà Lạt,… gia đình bà X. mới có thể phá ổ khóa (do nhóm người lạ khóa) để vào lại ngôi nhà của mình.
Trước đó, ngày 1.7, ông Tôn Thất Thanh Vũ, Chủ tịch UBND P.10 (Đà Lạt), có băn bản số 211/UBND giao Công an P.10 tiếp tục kiểm tra xử lý hành vi lưu trú không đúng quy định tại căn nhà 3/4 đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, P.10, TP.Đà Lạt của bà X.
Theo đơn phản ánh của bà X. gửi cơ quan chức năng, ngày 12.6, một nhóm thanh niên lạ mặt khoảng 6 người lái ô tô đến nhà bà ở số 3/4 Khởi Nghĩa Bắc Sơn, tự ý phá khóa, xông vào căn nhà bà đang sử dụng từ nhiều năm nay.
Một người coi nhà, vườn cho gia đình bà X., kể lại: “Khoảng 15 giờ ngày 12.6, nhóm người lạ ngang nhiên phá hàng rào (bằng tôn) xông vào nhà. Có 2 người túm cổ áo buộc tôi ra khỏi khuôn viên nhà 3/4 Khởi Nghĩa Bắc Sơn. Sau đó họ dùng ổ khóa khác khóa nhà, khóa cổng”.
Vụ việc sau đó được báo lên Công an P.10, UBND P.10. Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND P.10 lập đoàn kiểm tra, yêu cầu nhóm người lạ mặt đến từ TP.HCM khai báo y tế và rời khỏi địa phương để phòng dịch Covid-19.
Đến tối 12.6, Công an P.10 lập biên bản xử lý một số trường hợp không đăng ký thông tin tạm trú tại nhà bà X. Tuy nhiên, suốt nhiều ngày sau đó, nhóm người lạ này vẫn tự do ra vào nhà 3/4 Khởi Nghĩa Bắc Sơn; còn người của gia đình bà X. không thể vào nhà vì nhóm người lạ thay hết ổ khóa cửa và cổng nhà.
Tại hiện trường trưa nay, 2.7, cơ quan chức năng P.10 ghi nhận các món đồ như chăn, gối, nệm mà nhóm người lạ đã đưa vào nhà bà X. Nhóm người lạ còn đấu nối hệ thống cáp, lắp camera an ninh, wifi… trong khu vực nhà ở và trong khuôn viên khu đất rộng 7.490m2 của bà X.
Theo UBND P.10, TP. Đà Lạt, qua các hồ sơ bà X. cung cấp, bà X. đã chứng minh được phần đất và nhà ở thuộc quyền sử dụng của bà. Đồng thời, UBND P.10 cũng đề nghị công an phường tiếp tục thường xuyên xử lý về hành vi cư trú bất hợp pháp của các đối tượng lạ mặt trong bối cảnh nhiều nơi đang tăng cường công tác kiểm soát người đi lại để phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 2.7, lãnh đạo Công an TP.Đà Lạt cho biết đang chỉ đạo làm rõ vụ việc nhóm người lạ mặt xâm chiếm nhà 3/4 Khởi Nghĩa Bắc Sơn của gia đình bà X. ở P.10.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho hay đã nhận được nhiều cuộc gọi, đơn phản ánh của người dùng về tình trạng bị lừa đảo khi mua sắm trên các gian hàng thương mại điện tử.
Cụ thể, khách hàng N.V.T tại Vĩnh Long phản ánh đặt mua hàng của một shop trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) vào tháng 10.2020. Sau khi nhận hàng và trả tiền, anh N.V.T phát hiện thấy sản phẩm giao không đúng với đơn hàng đã đặt. Ngay lập tức anh đã kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình trên sàn TMĐT thì thấy đơn hàng vẫn đang trong tình trạng đóng gói, chờ chuyển đi. Như vậy, thông tin cá nhân, thông tin về đơn hàng của anh N.V.T đã bị đối tượng nào đó thu thập và sử dụng cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Hay anh N.H.T.A tại TP.HCM trong tháng 6 có đặt mua 1 đôi giày trên gian hàng của một sàn TMĐT với giá 689.000 đồng. Khi đơn hàng đã đặt chưa được giao cho anh thì có một đơn vị khác lợi dụng thông tin cá nhân của anh để giao hàng theo đúng địa chỉ, đúng tên người nhận và cùng giá trị. Anh đã không biết việc này và tin tưởng rằng đây là đơn hàng của mình, nên đã nhận hàng và thanh toán tiền. Khi bóc kiện hàng ra, anh N.H.T.A phát hiện đôi giày không đúng với quy cách, chất lượng đã đặt. Ngay lập tức anh N.H.T.N đã liên hệ với bên giao hàng để trả lại thì không được đồng ý, đồng thời khi liên hệ với gian hàng thì bị chặn số. Anh đã phản ánh với sàn TMĐT và kiểm tra tiến độ đơn hàng của mình thì thấy đơn hàng đã bị hủy.
Ngoài ra một số vụ việc khác như bán sản phẩm chất lượng kém vẫn diễn ra như trường hợp của chị N.T.N tại TP.HCM. Chị đã đặt mua sản phẩn sữa ong chúa tại một cửa hàng trên trang Facebook trong tháng 5 vừa qua nhưng khi nhận hàng thấy không đúng. Chị đã liên lạc với bên giao hàng và cửa hàng bán sản phẩm trên Facebook đều không được hỗ trợ giải quyết. Cửa hàng đã tìm cách thoái thác, trốn tránh trách nhiệm với khách hàng.
Do đó Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dùng không chia sẻ, tiết lộ các thông tin cá nhân, các thông tin về đơn hàng của mình cho các đối tượng không có liên quan, hoặc đối tượng có thể lợi dụng thông tin này để lừa đảo, xâm hại người tiêu dùng. Lựa chọn giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn TMĐT có uy tín, đặc biệt là các sàn đã được Bộ Công thương cấp chứng nhận, cho phép hoạt động…
Chiều 2-7, UBND phường 4, TP Đà Lạt cho biết, trong quá trình tuần tra, kiểm tra xử lý san gạt, lấn chiếm đất rừng, nhóm cán bộ bị một số đối tượng tấn công.
Thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ 50 phút, ngày 2-7, lực lượng thuộc UBND phường 4, BQL Rừng Lâm Viên, Hạt Kiểm Lâm Đà Lạt đến khu vực lô b, khoảnh 4, tiểu khu 157A (thuộc phường 4) để xử lý vụ việc san gạt, lấn chiếm đất rừng phòng hộ.
Tại đây, đoàn kiểm tra bắt quả tang ông B.V.T. sử dụng máy cày san ủi lấn chiếm đất lâm nghiệp với diện tích khoảng 90m².
Ngay lập tức, đoàn kiểm tra yêu cầu ông T. dừng tác động trên đất lấn chiếm và đưa phương tiện vi phạm ra khỏi vị trí vi phạm nhưng người này không chấp hành, bỏ đi nơi khác.
Sau đó, đoàn lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong quá trình di chuyển phương tiện (máy cày) vi phạm, xuất hiện ông Ch.Qu.Qu. và hai người khác (chưa rõ lai lịch) gây cản trở, ngăn chặn, có hành vi xúc phạm đoàn kiểm tra đồng thời có hành vi đe dọa. Trong đó, một người đàn ông tên H. đánh vào mặt ông Nguyễn Thành Luân (là Phó Chủ tịch UBND phường 4) và đuổi đánh ông Phúc (là cán bộ của UBND phường 4).
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đưa nhóm người trên về trụ sở công an để tiếp tục điều tra, làm rõ.
ĐOÀN KIÊN
Mất hàng trăm triệu đồng vì nhận lời yêu kẻ mạo danh nhân viên Liên hợp quốc
Thông qua mạng xã hội chị M. kết bạn và nhận lời yêu bác sĩ làm việc cho Liên hợp quốc tại Iraq. Sau đó, do tin tưởng bạn trai sẽ cưới làm vợ nên người phụ nữ đã chuyển hàng trăm triệu đồng.
Ngày 2-7, Công an quận 1, TPHCM cho biết, đang thụ lý điều tra việc chị T.T.N.M. (SN 1983, ngụ quận 11) trình báo bị lừa hàng trăm triệu đồng khi tin lời bạn trai quen qua mạng xã hội.
Theo điều tra, đầu tháng 11-2020, chị M. thông qua mạng xã hội Facebook có kết bạn với 1 người đàn ông. Qua nói chuyện thì người này xưng là bác sĩ làm việc cho Liên hợp quốc tại Iraq tên Scott Jason.
Sau đó, Scott Jason sử dụng tài khoản Dr Jason kết bạn zalo với chị M.. Một thời gian nói chuyện, chị M. nhận lời yêu Scott Jason và người này đề nghị chị M. đứng tên là vợ của mình. Bên cạnh đó, Scott Jason nói chị M. gửi thư đến Văn phòng Liên hợp quốc xin cho Scott Jason nghỉ việc để đến Việt Nam sinh sống với chị này.
Vì tin tưởng bạn trai nên chị M. đã làm theo hướng dẫn của Scott Jason là kết bạn với đại diện Văn phòng Liên hợp quốc có tài khoản zalo “UNITED NATION” để gửi thư (do Scott Jason soạn gửi cho chị M.). Sau khi chị M. gửi thư, lấy lý do đảm bảo tính xác thực của người gửi đơn, “UNITED NATION” yêu cầu chị Mai cung cấp các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi làm việc, số hộ chiếu.
Sau đó, “UNITED NATION” thông báo sẽ cho Scott Jason nghỉ việc theo đơn của chị Mai nhưng chị Mai phải đóng phí tổng cộng là 13.905 USD (khoảng 450 triệu đồng). Nếu chị này không đóng tiền thì “UNITED NATION” sẽ cung cấp các thông tin của chị M. cho “FBI Liên hợp quốc” điều tra, bắt giam chị M..
Tưởng việc “UNITED NATION” là thật nên chị M. đã đóng cọc trước 100 triệu đồng vào tài khoản số 103872079404 tại Ngân hàng VietinBank.
Lo sợ bị bắt, ngày 10-12-2020, chị M. dùng internet banking chuyển 100 triệu đồng từ tài khoản của mình tại Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh TPHCM đến tài khoản số 103872079404 tại VietinBank. Sau khi chuyển xong, chị M. chụp biên lai chuyển tiền gửi cho “UNITED NATION” biết.
Ngày 12-12-2020, “UNITED NATION” yêu cầu chị M. đóng tiếp 300 triệu đồng để sớm giải quyết cho Scott Jason nghỉ. Do không còn khả năng đóng tiếp và nghi ngờ bị lừa nên chị M. đến Công an quận 1 trình báo sự việc.
Qua điều tra, cảnh sát điều tra xác định số tài khoản 103872079404 do Trần Văn Phúc (SN 2000, ngụ quận 11, tạm trú tại căn hộ Lô C2 chung cư An Sương, phường Tân Hưng Thuận, quận 12) đứng tên.
Công an đã phát thông báo truy tìm Phúc và đề nghị ai biết Phúc đang ở đâu báo ngay cho Công an quận 1, TPHCM để phối hợp điều tra.
CHÍ THẠCH
Bị mất xe lẫn đàn heo, chỉ truy tố chiếm đoạt đàn heo
(PLO)- Vụ án từ năm 2013 đến nay đã trải qua nhiều vòng tố tụng sơ và phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Ngày 1-7, sau một buổi xét hỏi, TAND huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) đã hoàn hồ sơ lại VKS điều tra bổ sung vụ Trần Văn Nhẫn (sinh năm 1973) bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đây là vụ án mà PLO đã có nhiều bài phản ánh “Tranh cãi vụ bán cả heo lẫn xe” và “Chủ nhân thực sự của chiếc xe chở đàn heo đi bán là ai?”. Vụ án từ năm 2013 đến nay trải qua nhiều vòng tố tụng sơ và phúc thẩm, giám đốc thẩm…
Tại phiên xử, luật sư của bị hại nêu ý kiến CQĐT phải thu hồi tài sản là chiếc xe của bị hại để đưa về giám định. Luật sư không đồng tình việc “không định giá được chiếc xe nên không truy cứu trách nhiệm hình sự phần này”.
Theo hồ sơ, ngày 3-11-2013, tại trại heo của bà Nguyễn Thị Loan (xã Phú Ngọc, huyện Định Quán), Nhẫn nhận 71 con heo hơi có tổng trọng lượng 5.738 kg của bà Loan rồi sử dụng ô tô tải mang về tỉnh Đắk Lắk.
Nhẫn bán toàn bộ số heo trên với giá 190 triệu đồng và cả chiếc xe tải với giá 560 triệu đồng cho bà Thu ở phường Yên Đỗ, thành Plei Cu, Gia Lai. Sau đó, Nhẫn không đem tiền về cho bà Loan mà sử dụng vào mục đích cá nhân.
Tháng 4-2016, TAND huyện Định Quán xử sơ thẩm lần một tuyên phạt Nhẫn tám năm tù và bồi thường thiệt hại hơn 275 triệu đồng (là giá trị 71 con heo theo định giá).
Sau đó, TAND tỉnh phúc thẩm giảm cho Nhẫn còn bốn năm tù và không tuyên buộc bị cáo phải trả lại tiền chiếm đoạt.
Tháng 9-2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM giám đốc thẩm quyết định hủy cả hai bản án sơ và phúc thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Đến tháng 12-2019, TAND huyện Định Quán xét xử sơ thẩm lần hai và đã tuyên phạt bị cáo Nhẫn bảy năm sáu tháng tù.
Ngày 11-2-2020, TAND tỉnh Đồng Nai xử phúc thẩm lần hai đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu cấp sơ thẩm điều tra lại làm rõ thiệt hại của vụ án.
Ngày 1-3-2020, VKS trả hồ sơ cho Công an huyện Định Quán để tiến hành điều tra rõ hai vấn đề.
Thứ nhất là xác định việc lời lỗ trong việc mua bán heo chung giữa bị cáo và bị hại bởi từ trước cho đến khi xảy ra vụ án chưa có chưa có chuyến heo nào mua bán bị lỗ. Theo giá thị trường, 71 con heo Nhẫn đã bán là hơn 261 triệu đồng. Bị cáo Nhẫn đồng ý với Hội đồng định giá huyện là 71 con heo hơi trị giá hơn 275 triệu và đồng ý bồi thường cho bị hại.
Thứ hai là chủ sở hữu thực sự của chiếc xe ô tô chở heo đi bán. Tại CQĐT, bà Loan khai là người bỏ tiền mua chiếc xe trên trong khi Nhẫn cho rằng vay tiền bà Loan mua. Tuy nhiên, khi sang tên, do bị mất chứng minh nhân dân nên nhờ người khác đứng tên.
Làm việc với người đứng tên dùm, anh này khai không rõ ai làm người bỏ tiền mua xe. CQĐT tiếp tục làm việc với chủ xe trước đó thì được biết anh bán xe và giao nhận tiền với bà Loan, không mua bán với Nhẫn. Quá trình đối chất xác định được giá trị mua bán chiếc xe này là 528 triệu.
Từ kết quả này, CQĐT xác định chiếc xe là của bà Loan bị Nhẫn chiếm đoạt. Sau đó, CQĐT đề nghị định giá chiếc xe có biển số, loại xe tải có mui, tài sản không thu hồi được.
Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện không định giá được nên CQĐT cho rằng không cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Nhẫn.
Lý do hội đồng định giá huyện không định giá được chiếc xe là đã tiến hành khảo sát giá thị trường nhưng không có thông tin tài sản tương tự tài sản định giá giao dịch vào thời điểm xảy ra vụ án. Tài sản hiện không còn tại xã Phú Ngọc, việc kiểm tra đánh giá hiện trạng không thành.
Do không định giá được chiếc xe bao nhiêu, VKS huyện chỉ truy tố Nhẫn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 71 con heo với giá trị hơn 275 triệu.
Sau đó, hội đồng định giá tỉnh cũng đồng tình việc hội đồng cấp huyện, từ chối định giá do không đảm bảo quy trình, thủ tục.
HOÀNG YẾN
Bị triệu tập vì chia sẻ thông tin sai về thiếu nữ tử vong trong lớp học
(PLO)- H. đăng thông tin sai sự thật về thiếu nữ 17 tuổi tử vong trong lớp học, sau đó bị cơ quan chức năng mời lên làm việc.
Ngày 2-7, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã triệu tập TTH (25 tuổi, trú tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) do đưa tin sai sự thật về việc thiếu nữ chết trong lớp học ở huyện Cư M’gar gây hoang mang dư luận.
Trước đó, ngày 19-6, người dân phát hiện thiếu nữ 17 tuổi ở buôn Wing (xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar) tử vong trong lớp học tại một trường tiểu học trên địa bàn xã nên đã trình báo chính quyền.
Mặc dù vụ việc đang trong quá trình được cơ quan công an điều tra làm rõ nhưng ngày 24-6, H. thấy trên mạng xã hội xuất hiện trang đưa tin có tên “Trend Post” đăng tải bài viết có nội dung sai và đã chia sẻ về trang Facebook cá nhân của mình và kèm theo dòng tiêu đề “Hiếp rồi làm ơn thả người ta về. Loại ác ôn”.
Qua xác minh, nội dung H. đăng tải hoàn toàn sai sự thật.
Tại cơ quan Công an, sau khi được giải thích, H. đã nhận ra việc làm sai trái của mình, gỡ bỏ bài viết và cam kết không tái phạm.
Người này nói rằng trước đó do buôn bán online nên cần nhiều người tương tác nên đã làm vậy.
Q.NAM
Công an Hà Nội bắt tạm giam một đối tượng chiếm đoạt hơn nửa tỉ đồng
Bị can Đậu Quang Dũng (Hà Nội) doạ nữ cán bộ bệnh viện có sử dụng chứng chỉ giả, rằng công an đang xử lý, xử điểm… rồi nhận tiền “chạy án” để chiếm đoạt.
Chiều 2.7, Công an Hà Nội thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam bị can Đậu Quang Dũng (57 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) để điều tra về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam với bị can Dũng. Viện KSND TP Hà Nội đã phê chuẩn các quyết định này.
Quá trình điều tra bước đầu xác định, chị Tr. T. H, 39 tuổi, công tác tại một bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ tin học giả. Sau khi tiếp nhận vụ việc, tháng 3, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội đã mời chị H đến để phối hợp điều tra làm rõ.
Sau khi làm việc với Cơ quan điều tra, do lo sợ bị xử lý hình sự, thông qua đồng nghiệp, chị H được giới thiệu gặp Đậu Quang Dũng. Chị H đã kể lại sự việc và nhờ Dũng “lo” cho chị H không bị xử lý hình sự.
Sau buổi gặp gỡ, Dũng đã thông báo cho chị H biết vụ việc liên quan đến chị H do Cơ quan An ninh điều tra – Công an TP Hà Nội thụ lý. Theo đó, vụ án đã được chỉ đạo của cấp trên là phải làm nghiêm, đưa ra làm vụ điểm.
Dũng còn doạ việc đã có lệnh bắt, báo chí cũng chuẩn bị để đưa tin nên phải “xử lý” ngay. Chị H lo sợ nên nhờ Dũng giúp.
Sau khi thỏa thuận, Dũng đã yêu cầu chị H phải chuyển ngay cho Dũng số tiền 550 triệu đồng mới “lo” xong việc. Chị H đã chuyển tiền theo yêu cầu của Dũng và bị chiếm đoạt.
Ngày 22.6, Dũng tiếp tục yêu cầu chị H đưa thêm tiền để “xử lý” việc của chị H. Khi chị H đang đưa 15 triệu đồng theo yêu cầu của Dũng thì bị Cơ quan Công an phát hiện bắt giữ.
Cùng với việc khởi tố trên, cơ quan công an đề nghị ai là bị hại của Đậu Quang Dũng liên hệ với Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội để được giải quyết.
Việt Dũng
Bắt nhóm chuyên đột nhập trường học, nhà dân để trộm cắp ở Thanh Hoá
Công an TP. Thanh Hóa vừa điều tra làm rõ, bắt nhóm đối tượng chuyên đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản. Trong 4 ngày, nhóm này đột nhập 4 địa điểm trộm đồ. Khi bị bắt, có đối tượng còn cười rất tươi.
Theo đó, để có tiền chia nhau tiêu xài, các đối tượng Đào Văn Thành (SN 2000), trú tại phường An Hưng, TP. Thanh Hóa; Nguyễn Quang Tuấn (SN 2005), trú tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; Lê Việt Anh (SN 2006), trú tại xã Đông Phú, huyện Đông Sơn; Trịnh Duy Linh (SN 2005), trú tại phường An Hưng, TP. Thanh Hóa và một số đối tượng khác lập nhóm rủ nhau đi trộm cắp tài sản.
Nhóm này thường nhắm tới xe mô tô, xe máy của người dân và đột nhập một số cơ quan, công sở vắng người để trộm cắp tài sản.
Tối 13.6.2021, phát hiện người dân trú tại phường Đông Cương, TP.Thanh Hóa để xe máy trong sân khu nhà trọ không khóa cổng, nhóm đối tượng này đã đột nhập vào dắt trộm xe mô tô BKS 36B7 – 697.76 mang đi tiêu thụ.
Khoảng 2h sáng ngày 15.6, nhóm này trộm cắp 1 xe mô tô của gia đình người dân trên địa bàn xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn. Rạng sáng ngày 17.6, các đối tượng này tiếp tục đột nhập vào nhà người dân trên địa bàn xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương trộm cắp 1 xe máy, 1 máy tính xách tay; tiếp đó, nhóm đối tượng này còn đột nhập vào trường THCS Đông Vinh, TP. Thanh Hóa trộm cắp 1 tivi…
Nhận được tin tố giác tội phạm của người dân, Công an TP. Thanh Hóa đã vào cuộc xác minh và điều tra làm rõ. Đến ngày 24.6, Công an TP. Thanh Hóa đã bắt được nhóm đối tượng trên.
Ngày 29.6, Công an TP. Thanh Hóa đã khởi tố bị can, tạm giam đối tượng Đào Văn Thành về tội “Trộm cắp tài sản”, đồng thời tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng còn lại để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quân nhân Trần Đức Đô đã được an táng vào chiều ngày 1/7/2021 chỉ sau một ngày đêm gia đình tuyên bố ướp xác để chờ điều tra, xác minh nguyên nhân cái chết của con trai họ – một tân binh 19 tuổi.
Các vụ tự tử ly kỳ nhất trên thế giới có lẽ phải thuộc về Việt Nam. Điển hình là các vụ tử tử trong đồn công an.
Nhiều vụ được cho là tự tử trong đồn công an sau khi bị bắt để hỏi cung với những cách thức không ai có thể nghĩ ra. Dù vô lý, nhưng rồi tất cả đề được lấp liếm để bảo vệ lực lượng được cho là thanh bảo kiếm của đảng.
Chính quyền Tp. Hà Nội tổ chức chương trình quyên góp cho Quỹ vắc-xin COVID-19 hôm 19/6. Một tỷ lệ lớn số tiền thuộc Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 của Việt Nam được gửi vào ngân hàng lấy lãi “trong thời gian chờ các hoạt động đàm phán mua, nhập khẩu vaccine”, trang Thông tin Chính phủ loan báo hôm 2/7.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Hùng Ba trao biên bản bàn giao lô hàng 500.000 liều vaccine và hơn 500.000 bơm kim tiêm do Bắc Kinh tặng. (Ảnh Trần Minh – chụp từ màn hình Công an Nhân dân)
“Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” – Đó là kết luận của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tổng kết nhiệm kỳ khóa XII và nhìn lại 35 năm đổi mới, tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng 26-1-2021.
Cùng với chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 thần tốc của thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) bắt đầu từ ngày 19/6, trên mạng xã hội, trào lưu “vaccine selfie” xuất hiện với sự phủ sóng của các bức ảnh chụp chính mình khi được tiêm vaccine. Hình ảnh này chủ yếu đến từ nhóm được ưu tiên tiêm vaccine do đặc thù công việc phải tiếp xúc với nhiều người như phóng viên, công nhân, quân nhân, viên chức v.v. đang làm việc trong các tòa soạn báo/ khu công nghiệp/ cơ quan nhà nước.
Theo chỉ đạo của tướng Phan Văn Giang và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, hàng loạt cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng như Cục Điều tra Hình sự, Viện pháp y quân đội, cục Bảo vệ An ninh quân đội đã vào cuộc điều tra sự thật về cái chết và nguyên nhân cái chết của binh nhì Trần Đức Đô.
Nguồn: The Economist Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy 02.07.2021 NghiencuuQT
Trong một bước tiến tới cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu, 130 quốc gia và khu vực pháp lý đã ủng hộ mức thuế tối thiểu 15% cho các công ty đa quốc gia, cũng như các quy định mới để chia sẻ “chiến lợi phẩm.” Một số nước từng nghi ngờ ý tưởng này nay đã ủng hộ, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hungary, Ireland và Nigeria vẫn phản đối.
Năm 2018, Tập Cận Bình đến thăm một trong những công trình kiến trúc hoành tráng vừa được xây dựng ở Thượng Hải, tòa nhà kính trông khá thấp và đồ sộ được sử dụng chủ yếu để làm trung tâm triển lãm.