Sudan: Tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất và bắt giữ

BBC

Sau hơn 30 năm cầm quyền, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã bị lật đổ và bắt giữ, bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này cho biết.
Sudanese protesters
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, ông Awad Ibn Ouf nói rằng quân đội sẽ thực hiện công cuộc giám sát trong vòng hai năm trước khi tiến hành tổng tuyển cử.
Ông cũng tuyên bố một tình trạng khẩn cấp sẽ được diễn ra trong vòng ba tháng.
Đồng thời, hiến pháp của Sudan đã bị đình chỉ, các cửa khẩu biên giới sẽ đóng đến khi có thông báo mới.
Sudan cũng đóng không phận trong 24 giờ, ông Awad Ibn Ouf cho biết.
Các cuộc biểu tình chống lại ông Bashir, người cai trị Sudan từ năm 1989, đã diễn ra liên tục trong vài tháng qua.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cuộc đảo chính của quân đội sẽ chấm dứt các cuộc biểu tình hay không.
”Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tuyên bố chế độ đã bị lật đổ, và ông al-Bashir đang được giam ở một nơi an toàn’.’
Hiện chưa có thông tin về tung tích của ông Bashir.
Graphic of lngest-serving leaders
Những lãnh đạo cầm quyền lâu năm
Ông Ibn Ouf cho rằng Sudan bị ảnh hưởng xấu bởi ”quản lý yếu kém, tham nhũng và bất công”.
Sau khi thông báo lật đổ Bashir được tung ra, đám đông người biểu tình đã ăn mừng bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum, ôm lấy binh lính và leo lên trên những chiếc xe bọc thép.
Trong khi đó, cơ quan an ninh Sudan cho biết họ đang giải phóng tất cả các tù nhân chính trị, hãng thông tấn nhà nước Suna đưa tin.

Các sự việc diễn ra như thế nào?

Sáng sớm thứ 5, các xe quân sự đã tiến vào trụ sở Bộ Quốc Phòng và quân đội Sudan, và là nơi ở riêng của ông Bashir, hãng thông tấn AFP đưa tin.
Đài truyền hình và đài phát thanh quốc gia sau đó đã gián đoạn chương trình của họ, nói rằng quân đội chuẩn bị đưa ra một tuyên bố.
Trong khi đó, hàng chục ngàn người biểu tình đã diễu hành qua trung tâm Khartoum, một số người hô vang “Bashir đã sụp đổ, chúng tôi đã thắng”, Reuters đưa tin.
Sudanese demonstrators cheer as they drive towards a military vehicle. Khartoum 11 April 2019
Vào thời điểm này, quân đội được người biểu tình chào đón

Biểu tình có chấm dứt?

Tin chưa chính thức nói rằng tổ chức chính đứng sau các cuộc biểu tình, Hiệp hội Chuyên viên Sudan (SPA), đã bác bỏ tuyên bố của quân đội.
Một nguồn tin của SPA được trích dẫn bởi Reuters cho biết nhóm này đang kêu gọi người biểu tình tiếp tục giữ vị trí ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng.
SPA phát biểu rằng bất kỳ cuộc giao chuyển quyền lực nào sẽ không được phép có mặt của những người từng làm việc ”thể chế độc tài” cũ.
Các cuộc biểu tình ban đầu được châm ngòi bởi gia tăng chi phí sinh hoạt, nhưng sau đó đã mở rộng vầ bắt đầu kêu gọi tổng thống từ chức và chính phủ của ông ra đi.
Omar el-Digeir, một thành viên biểu tình, nói với hãng tin AFP tuần trước rằng nhóm đang tìm kiếm một con đường ”đại diện cho mong muốn của cách mạng”.
Cảnh sát đã ra lệnh cho các sĩ quan không can thiệp chống lại các cuộc biểu tình, nhưng chính phủ đã bị các nhóm nhân quyền chỉ trích vì phản ứng nặng nề của họ với đám đông.
Theo thông tin từ chính phủ, 38 người đã chết kể từ khi tình trạng bất ổn bắt đầu vào tháng 12, tuy nhiên tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết con số này cao hơn.

Omar al-Bashir là ai?

Từng là một sĩ quan quân đội, ông giành quyền trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1989.
Thời gian cai trịcủa Bashir đã được đánh dấu bởi nội chiến Sudan.
Cuộc xung đột dân sự với miền nam đất nước này kết thúc vào năm 2005 và Nam Sudan tách ra, tuyên bố độc lập vào năm 2011.
Omar al-Bashir - 5 April
Ông Bashir lên nắm quyền qua đảo chính năm 1989
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt quốc tế đối với ông Bashir, cáo buộc ông tổ chức các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở khu vực phía tây Darfur của Sudan
Bất chấp lệnh bắt giữ quốc tế do ICC ban hành, ông vẫn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử liên tiếp vào năm 2010 và 2015. Tuy nhiên, chiến thắng mới đây nhất của ông đã bị tẩy chay bởi thành viên các đảng đối lập.
Lệnh bắt giữ đã dẫn đến lệnh cấm đi lại.
Tuy nhiên, ông Bashir đã có chuyến thăm ngoại giao tới Ai Cập, Ả Rập Saudi và Nam Phi.
Vào tháng 6 năm 2015 ông đã bị buộc phải rời khỏi Nam Phi khi một tòa án ở đó xem xét liệu có nên thi hành lệnh bắt giữ ông hay không.
Xem thêm:

Bình luận về bài viết này