Hoa Kỳ cam kết duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông(RFA) – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa kỳ John Sullivan mới đây lên tiếng khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc duy trì tự do hàng hải và tôn trọng luật quốc tế ở Biển Đông.
“Một thành viên trong phái đoàn Việt Nam ngủ giữa buổi thảo luận khoáng đại tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc khóa 73 ở New York”.
Chuyện ngủ gục trong lớp học, trong giảng đường… mặc dầu có 101 lý do để “chữa thẹn” như thức khuya vì ôn bài, vì rửa chén nhà hàng… nhưng biện hộ cách nào thì đó cũng là một điều xấu hổ cho bản thân. Huống chi chuyện ngủ gục ở diễn đàn LHQ. Tiếp tục đọc →
Chính quyền Việt Nam được cho là đã bắt giam nhiều người bất đồng chính kiến trong nỗ lực ngăn chặn biểu tình hôm 2/9, đến nay chưa thả và không thông tin cho gia đình
Gia đình những người này cho biết đến nay vẫn chưa được chính quyền thông báo về việc bắt giam, lý do bắt, và nơi giam giữ họ.
Một trong số những người bất đồng chính kiến ‘mất tích’ từ hồi đâu tháng Chín là blogger Ngô Văn Dũng sống tại Đắk Lắk. Tiếp tục đọc →
Công nghệ : Bắc Kinh nếm đòn do ảo tưởng bắt kịp Mỹ
Hồ sơ “Mỹ – Trung, thời điểm đụng độ”, tuần báo Courrier International, 27/09/2018.CẢnh chụp màn hình
Cuộc chiến thuế Mỹ-Trung dữ dội đang diễn ra chỉ là màn mở đầu cho cuộc đọ sức toàn diện. Đó là nhận định của Courrier International tuần này. Tuần báo quốc tế Pháp, số ra cuối tháng 9/2018, giới thiệu một tổng thuật về cuộc chạy đua công nghệ số, mà Bắc Kinh đang nếm đòn, do ảo tưởng có thể nhanh chóng đuổi kịp Hoa Kỳ, trích từ báo South China Morning Post (SCMP) (1).Tiếp tục đọc →
(Wall Street Journal) –Trung Quốc phản đối tàu chiến Hàn Quốc lai vãng Hoàng Sa. Bắc Kinh phản đối Hàn Quốc đưa khu trục hạm Munmu The Great có trang bị tên lửa hành trình, giữa tháng 9/2018 đã xâm nhập vùng biển mà Trung Quốc coi là ao nhà. Hôm 11/09/2018 cũng chiếc Munmu The Great đã ghé thăm cảng Đà Nẵng lưu lại đây trong bốn ngày. Đáp trả cáo buộc của Bắc Kinh, Seoul giải thích do tránh bão nên đã “không kịp xin phép” các giới chức Trung Quốc. Một quan chức Hàn Quốc từ chối trả lời câu hỏi của báo Wall Street Journal là Seoul có xem vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Trung Quốc hay không. Tiếp tục đọc →
Tên ông là Quang nhưng gánh đứt giữa đường
Để lại muôn vàn tình thương
Lẫn nụ cười hể hả (!)
(Của bọn nào thì nhân dân VN nhìn rõ cả
Cho dù bề trên chả bao giờ chịu hé miệng nói ra). Tiếp tục đọc →
29/09/2018/Ai sẽ thay thế ông Quang làm Chủ Tịch nước?
Sau cái chết của ông Trần Đại Quang, nhiều người đặt câu hỏi: Ai sẽ thay thế ông Quang làm Chủ tịch nước? Nhưng có lẽ sẽ chẳng có ai thay cả, bởi nhân dịp này, đảng muốn nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ Tịch nước.
Trong cơn hừng hực lửa đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, những vụ việc từ nhỏ xíu như một thanh niên giữ chức vụ có tên mà không có lực ở ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng trở thành điểm nóng của dư luận hay số cổ phần của bà thứ trưởng bộ công thương ở công ty Điện Quang cũng được báo chí đưa ra thành tiêu điểm để nâng giá trị cuộc chiến chống tham nhũng của ngài tổng bí thư đáng kính.
Năm 2014 Quốc Hội thông qua Luật Bảo vệ Môi trường quy định rất rõ một trong những loại thông tin môi trường PHẢI ĐƯỢC CÔNG KHAI là báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). [1]
Nếu làm theo luật này, chẳng hạn đối với Formosa Hà Tĩnh, công chúng và báo chí sẽ biết rõ nhiều thông tin quan trọng sau: Tiếp tục đọc →
Chiều thứ Năm ngày 26 tháng 9 năm 2018, ông Đại Tướng Trần Đại Quang đã về với đất mẹ ở Ninh Bình, nơi ông sinh ra và lớn lên, kết thúc hai ngày Quốc tang ở Việt Nam dành cho chủ tịch nước. Vậy nhưng có một quốc tang khác đang treo cờ rũ hàng ngày trước mỗi gia đình Việt Nam lúc này; quốc tang cho tính người, cho tình làng nghĩa xóm, cho sự gắn kết trong gia đình của mỗi thành viên. Tiếp tục đọc →
Trạng thái ốp đồng, nếu bỏ qua những luận lý khoa học thì đâu đó trong sâu thẳm vùng hố đen mà khoa học chưa chạm tới hoặc chưa muốn chạm tới, nó có thật. Nó như một sự cưỡng bức sóng, một tần số, một linh hồn nào đó đóng vai trò tha lực xâm chiếm, cưỡng bức ngôi nhà thể xác của một tần số, linh hồn yếu đuối hơn. Và trên hết là sự tự nguyện lép vế của linh hồn chủ khi mời hoặc chấp nhận để linh hồn bên ngoài vào áp đảo thể xác của mình. Tiếp tục đọc →
Liệu có phải công nhân biểu tình là do ‘thế lực thù địch’ kích động?
Bị xúi giục biểu tình
Phát biểu tại Đại Hội Công Đoàn Việt Nam lần thứ 12 diễn ra ở Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia Mỹ Đình ở Hà Nội vào ngày 25 tháng 9, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, đưa ra cảnh báo được trích dẫn nguyên văn “tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động để kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.” Tiếp tục đọc →
Hội Nghị Đa Sắc Tộc- Đa Tôn Giáo Việt Nam Lần Đầu Tiên Được Tổ Chức Tại Quốc Hội Mỹ
Hôm qua, thứ sáu, 28/9, Hội nghị Đa Sắc tộc-Đa Tôn giáo Việt Nam do Mục sư Nguyễn Công Chính đứng đầu tổ chức, lần đầu tiên được tổ chức tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm để vận động cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Hơn 200 người tham dự Hội nghị, gồm người Việt hải ngoại đến từ các tiểu bang của nước Mỹ, Canada, Pháp và Úc Châu. Họ đại diện cho 32 sắc tộc và 5 tôn giáo ở Việt Nam. Ngoài ra, nhiều quan chức của Liên Hiệp Quốc cũng như chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ cũng đến tham dự và phát biểu. Tiếp tục đọc →