
Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Ngày 3 tháng 5 năm 2018
H,
Ngày 30-4-1975 “bại tướng” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt, coi như kết thúc trận chiến khốc liệt. Giáo Già coi đó là một trận chiến chớ không gọi đó là cuộc chiếnnhư nhiều người vẫn gọi. Giáo Già cũng coi như Cộng sản Bắc Việt tiến hành cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam đã thắng trận chiến và trở thành bên thắng trận chớ không phải bên thắng cuộc như Huy Đức dùng gọi cho tác phẩm của ông. Nhiều người thiếu ý thức cũng hùa theo gọi nó như vậy. Từ đó, ngày CSBV hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam VN là ngày Quốc Hận.
Cuộc chiến không kết thúc theo ngày kết thúc trận chiến khốc liệt 30-4-1875. Ngay từ ngày Quốc Hận đócuộc chiến Quốc Cộng tức khắc tiếp diễn, cho dầu gian nan cực độ.
Bằng chứng là đâu phải tất cả đều tuân lịnh “bại tướng”. Có một số, dầu không biết là bao nhiêu; nhưng chắc chắn là có. Họ đã không buông súng, nhứt là ở những nơi hẻo lánh, ở bưng biền hay rừng núi; kể cả xóm làng; họ rút vào những nơi xa, nơi sâu, để tổ chức thành đơn vị nhỏ chống lại bọn ác ôn đang chiếm quyền cai trị người dân. Có một số đụng độ, tuy chưa có nơi nào được coi là thành công, nhưng bọn cầm quyền lúc nào cũng phải đương đầu đối phó với… “phản động”.
Tới nay, thời gian kéo dài đã 43 năm; có những tổ chức “phục quốc” được tổ chức, những “mặt trận” được thành lập. Có những thất bại, nhưng không bao giờ bọn cầm quyền tiêu diệt hết được. Xin kể một trường hợp điển hình. Đó là anh Nguyễn Văn Hoàng tự Nguyễn Chính Nghĩa, sinh tại Biên Hoà trong một gia đình nghèo có 8 anh em mà anh Hoàng là anh cả. Anh có một vợ ba con và cha mẹ già cần phụng dưỡng. Khi học trung học, anh là học sinh xuất sắc của trường Trung Học Ngô Quyền, Biên Hoà, và được giải thưởng danh dự của Tổng Thống VNCH trao tặng. Anh được học bổng chính phủ để đi học ngành hoá học ở Algeria. Nhưng vì có cha mẹ già cần phụng dưỡng, và các con trong gia đình cần cha dạy dỗ, nên anh bỏ dở chương trình du học này để thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh… Trong khi học QGHC, anh còn học thêm tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn ban Tư Pháp. Anh tốt nghiệp QGHC năm 1969 và được bổ nhiệm làm việc ở Ty Thuế Vụ Quận I thuộc Tổng Nha Thuế Vụ. Ban đêm anh đi làm bán thời gian trong vai trò giáo sư phụ khảo tại trường Cao Đẳng Thương Mãi Minh Trí, một đại học tư được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cùng một số giáo sư khác thành lập.
Sau ngày 30/4/1975 anh bị đi tù tại trại 15-NV ở Long Thành. Đến tháng 11/1975… anh được tha nhưng bị quản chế 6 tháng để làm việc cho VC trong lãnh vực chuyên môn này. Sau 6 tháng anh xin nghỉ việc và đứng ra thành lập Tổ Hợp Nông Sản, nhưng đó chỉ là mặt nổi bên ngoài, bên trong là tổ chức chính trị có tên là Binh Đoàn Lê Văn Duyệt. Đến tháng 10/1977 anh bị bắt, nhưng đến tháng 3/1978 anh được thả ra vì CS không khai thác được gì… Ra tù anh tiếp tục hoạt động ngấm ngầm cho đến ngày 4/2/1979, tức vào ngày mùng 4 Tết Kỷ Mùi, anh cùng một số bạn bè thành lập tổ chức kháng chiến có tên là Mặt Trận Tự Do Cứu Quốc Việt Nam, có cơ sở chính tại Sài Gòn và chính anh là chủ tịch. Mặt Trận này có địa bàn hoạt động từ miền Đông qua chiến hữu Trần Quang Mẫn [bạn của Giáo Già], cho đến miền Tây qua chiến hữu Nguyễn Văn An ở vùng Long Xuyên, Rạch Giá.
Ngày 27/4/1979, trên đường về chiến khu miền Tây, anh và các chiến hữu bị bắt, do sự phản bội của một người trong tổ chức có tên là Nguyễn Hải Đăng chỉ điểm.
Ngày 11/8/1981 anh bị toà Sơ Thẩm Nhân Dân CSVN tại Sài Gòn kết án tù chung thân. Trước toà anh hiên ngang và dũng cảm đối đáp với chánh án, gọi họ và nhà cầm quyền Hà Nội là tay sai bán nước, đưa nhân dân vào cảnh bần cùng đói rách, bóp nghẹt tự do dân chủ. Lúc quá căm phẩn, anh đã bất thần hô to “Đả đảo Cộng Sản! Đả đảo Hồ Chí Minh!” ngay trước phiên toà. Bị sỉ nhục quá bất ngờ, CS liền dùng bán súng đánh anh quỵ ngay tại chỗ. Sau đó họ xin lệnh Hà Nội để lập phiên toà khác xử lại. Ngày 27/5/1983 cả ba anh đều bị kết án tử hình… Ngày 31/5/1983, chỉ 4 ngày sau khi kết án, lúc 9:00AM sáng, CSVN đem anh Hoàng và anh Mẫn ra xử bắn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, riêng anh An thì bị họ đánh chết trong tù. Trước khi bắn, CS nhét hai quả chanh thật to vào miệng hai anh vì sợ hai anh nhục mạ chế độ và lãnh tụ của họ [xem phụ đính 1].
Để hổ trợ cho công cuộc cứu quốc ở trong nước; ở hải ngoại cũng có những nỗ lực về nước tiếp tay cứu quốc. Xin kể một trường hợp điển hình, được hình thành trước ngày mất nước 3 ngày. Đó là sinh viên Trần Văn Bá qua cuộc biểu tình tuần hành tại thành phố Paris, ngày 27-4-1975 [xem hình].

Còn nhớ, trong buổi Ra Mắt Sách của nhà văn Huy Phương, ngày 27/4/2014, ông Trần Ðình Thục, tác giả tấm hình, được Huy Phương dùng làm ảnh bìa cho cuốn “Ngậm Ngùi tháng Tư”, xuất bản năm 2014, được đặt tên là “Paris Ðể Tang,” được mời làm diễn giả. Ông là một sinh viên du học tại Pháp, kể lại, đây là tấm hình chụp cảnh sinh viên Việt Nam xuống đường ở Paris, Pháp, ngày 27 Tháng Tư, 1975, trước khi Saigon thất thủ 3 ngày.
Theo lời tác giả, ròng rã suốt Tháng Ba năm 1975, tại Paris, hình ảnh trên TV cho thấy người dân Ðà Nẵng chạy loạn, hình ảnh các chiến trận hoang tàn, rồi cuộc rút lui chiến thuật bỏ đứt vùng cao nguyên, rồi việc Tổng Thống Thiệu từ chức, v.v… đã dồn dập chiếm trọn giờ tin tức trên đài truyền hình, khiến cho người sinh viên Việt, sống xa quê nhà, có cảm tưởng như đang ngồi trên lửa bỏng. Tổng Hội Sinh Viên tại Paris, lúc đó đang do anh Trần Văn Bá làm chủ tịch, quyết định phải làm một cái gì để nâng đỡ tinh thần bên quê nhà, mong ước chuyển về bên ấy chút tâm hiệp với các chiến sĩ đang khốn đốn vì bom lửa đạn. Họ là những sinh viên thuộc Paris và những vùng lân cận Orsay-Antony, Nanterre, kêu gọi nhau cùng tổ chức “Một Ngày Cho Quê Hương.” Trước tiên, phải là một cuộc xuống đường để ủng hộ miền Nam [
http://baotreonline.com/lai-lich-mot-tam-anh/].
Tiếp theo sau đó, Trần Văn Bá là biểu tượng của cuộc đấu tranh chống cộng, biểu tượng của cuộc chiến không ngừng nghỉ của người Quốc gia VN từ hải ngoại đến quốc nội.
Theo bài viết của Kỹ sư Phan Tấn Hưng, Cưụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái Hải Quân VNCH [Xem phụ đính 2], mọi người được biết Trần Văn Bá sanh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sadec, miền Nam VN, trong gia đình có truyền thống tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho nước nhà, chịu dấn thân và chấp nhận hy sinh cho tổ quốc, kể cả tính mạng. Năm 1967, Bá sang Pháp du học, gia nhập THSV/VN tại Paris, được bầu làm chủ tịch THSV/VN tại Paris trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1972 tới năm 1980. Năm 1972 Bá hướng dẩn một phái đòan SV/VN tại Âu Châu về thăm miền Nam VN để ủy lạo Quân, Cán, Chính VNCH trong chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”. Từ năm 1975 tới năm 1980, Bá cố gắng chấn chỉnh và duy trì THSV/VN tại Paris bị giao động mạnh vì biến cố 30 tháng 4, 1975 tại miền Nam VN (tháng Tư Đen)… Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris đóng cửa. Trụ sở của THSV không còn nữa…; nhưng với quyết tâm tranh đấu sống còn với CS, tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ, Bá cùng vài thân hữu tìm được cách giữ vững THSV. Dù phải dời ra ngoại ô Bá cũng tổ chức được Đại Hội Việt Nam Âu Châu gồm nhiều THSV chống CS tại nhiều quốc gia Âu Châu. Năm 1976, trong dịp Tết đầu tiên sau khi miền Nam mất vào tay CSBV, trước 3,000 đồng bào tại hội trương Maubert, Paris, Bá tuyên bố: “Với lòng tin là chúng ta chưa mất hết, chúng ta có thể tạo dựng lại tất cả, tự do có thể được phục hối, công lý có thể thắng cường đạo, với một điều kiện: TA PHẢI CHẤP NHẬN TRẢ CÁI GIÁ CẦN THIẾT”. Bá ý thức rằng: “Muốn bảo vệ hữu hiệu cuộc sống và tự do con người, ta phải chấp nhận đi vào chiến tranh”. Bá tin rằng: “Vấn đề VN phải được giải quyết tại VN! Nếu người VN không chiến đấu cho tổ quốc VN thì ai sẽ chiến đấu cho tố quốc VN?”

Vì vậy, sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 6 tháng 6 năm 1980, Bá cùng một số thân hữu tình nguyện từ bỏ đời sống tiện nghi, sung túc, an toàn tại Pháp để âm thầm trở về VN, vào chiến khu… tham gia “MẶT TRẬN THỐNG NHẤT CÁC LỰC LƯỢNG YÊU NƯỚC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM” (MTTN).
Tham gia kháng chiến tại VN được 4 năm (từ năm 1980 tới năm 1984), Bá bị CS bắt ngày 11 tháng 9 năm 1984 tại tỉnh Minh Hải (Cà Mau) và bị kết án tử hình ngày 18 tháng 12, 1984. Bá bị xử tử ngày 08 tháng 01, 1985 tại nhà tù Thủ Đức (theo thông cáo của CS). Bá bình thản chấp nhận bản án tử hình, không hề hối tiếc, không ký tên nhận tội với CS và cũng không làm đơn xin CS ân xá. Sự ra đi quá sớm của TVB quả là một mất mát lớn lao cho Tổ Quốc Việt Nam.
Năm 2007, TVB được truy tặng Huy Chương Tự Do Truman-Reagan. Huy chương Tự Do đưoc trao tặng hàng năm bởi Hội Sáng Lập Tượng Đài Kỷ Niệm Nạn Nhân của CS (The Victims of Communism Memorial Foundation) cho những cá nhân và tổ chức có thành tích suốt đời tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ và Chống CS và sự độc tài dưới mọi hình thức. Năm 2008, nước Pháp dự định cho phép dựng tượng đài kỷ niệm TVB, như một chiến sĩ cho Tự Do, tại Quận 13, thủ đô Paris, nhưng bị chính quyền CS/VN phản đối quyết liệt, nên chính phủ Pháp nhượng bộ… Nhưng tại Liege, Bỉ quốc, có dựng bảng kỷ niệm TVB [Xem hình: Bia tưởng niệm anh Trần Văn Bá tại trường Đại Học Liège Photo: RFA]. Tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, có đường mang tên TRẦN VĂN BÁ… Và trong lòng dân Việt chống cộng ai cũng có hình ảnh con người anh hùng Trần Văn Bá.

Trước và sau ngày Quốc Hận đầu tiên, người dân Việt không chấp nhận cộng sản bỏ nước ra đi đến các quốc gia tự do tỵ nạn. Họ ra đi mang theo cuộc chiến Quốc Cộng. Sau những khó khăn ban đầu ở quốc gia tạm dung, cuộc chiến Quốc Cộng từng lúc giành được những thắng lợi vẻ vang, mà thắng lợi ngoạn mục nhứt là lá Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ cùng bài Quốc Ca VNCH tưởng đã chết theo lời đầu hàng Cộng sản Bắc Việt của “bại tướng” Dương Văn Minh. Nó khiến Việt cộng vô cùng tức tối, tìm cách đánh phá; nhưng mọi nỗ lực của chúng đầu thất bại. Ngay cả những lúc đồng bào tụ tập lên án Việt cộng trước các Tòa Đại sứ hay Lãnh sự quán của chúng với bài Quốc vang dội và rừng cờ Quốc gia vàng rực cả khung trời, chúng chẳng làm gì được.
Bài Quốc ca và lá Quốc kỳ là biểu tượng đoàn kết của người Quốc gia Việt Nam, cho dầu có một số cá nhơn muốn thay thế bài Quốc ca bằng một nhạc phẩm khác, nhưng lần nào họ cũng thất bại. Phần lá Quốc kỳ cũng có một số ít cá nhơn phản đối không chịu chào kính nhưng lần nào họ cũng bị tẩy chay. Cho tới nay, Quốc ca và Quốc kỳ của người Quốc gia Việt Nam lúc nào cũng được hát và chào kính. Trong cộng đồng có một số người không đồng thuận nhau trên một số vấn đề, khác nhau trên một số quan điểm, nhưng trong những cuộc họp mặt tất cả đều nghiêm chỉnh đồng hát, hay lắng nghe hát Quốc ca, và nghiêm chỉnh chào kính lá Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ.
Theo tài Liệu tham khảo được cựu Đại tá Quân lực VNCH Phạm Bá Hoa tổng hợp, mọi người được biết:
NHỮNG TƯỢNG ĐÀI KỶ NIỆM VÀ KỲ ĐÀI:
Điều nên nhớ là dân số người Việt tị nạn tại Tiểu bang California khoảng nửa triệu trong tổng sô dân 40 triệu của tiểu bang. Tiên khời và long trọng nhất là vào ngày 27 tháng 4 năm 2003 một Tượng Đài kỷ niệm Chiến Sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ đã được long trọng khánh thành tại Công viên toà Thị Sảnh thành phố Westminster,Tiểu bang California, nơi được xem là Thủ Đô của Cộng Đồng Tị Nạn, dưới sự chủ tọa của Thị Trưởng thành phố Westminster Frank Fry, nhà sáng lập Đài Kỷ niệm với sự hợp tác chặt chẽ và tích cực của Lãnh Đạo Cộng Đồng Việt Nam. Cũng nơi đây tháng 2 năm 2003, Hội Đồng Thành Phố đã thông qua Nghị Quyết công nhận Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng Dân Chủ Tư Do của Cộng Đồng Việt Nam và chính thức ngang hàng với Quốc Kỳ Hoa Kỳ trong các lễ hội Cộng Đồng. Đây chính là thành phố mở đầu cho trận chiến dựng lại Cờ Vàng của Cộng Đồng Tị Nạn Việt Nam.
Giữa những năm 80, một Công viên văn hoá Việt Nam được xây dưng tại San Jose, và trong dự án có Kỳ đài bay phất phới Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ.
Tại thành phố Houston, tiểu bang Texas đã thực hiện được 8 Kỳ Đài tại các khu phố thương mại sầm uất trong Thành phố Houston và ven ngoại ô. Tại mỗi Kỳ Đài có 3 lá cờ ngang nhau: Quốc kỳ Hoa Kỳ, Quổc Kỳ Việt Nam, và cờ Tiểu bang Texas. Kỳ Đài thứ 9 do Ông Minh, Chủ Nhiệm shop sửa xe thực hiện trên phần đất của ông ở vùng Tây Nam Houston.
Ngày 25 tháng 4 năm 2004, một Kỳ Đài với cột cờ cao 36 feet được khánh thành trong buổi lễ trang trọng tại khuôn Viên Đài phát thanh Saigon SRBC ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington.
Với những chiến thắng qua nhiều năm tháng vận động vinh danh Lá Cờ Vàng, những phái đoàn Cộng sản Việt Nam đến thành phố nào trên đất Mỹ mà có Cộng Đồng VN Tị Nạn, họ thấy cả rừng Cờ Vàng, chớ chẳng có bóng dáng lá cờ Máu nào của họ. Cho nên họ sợ, thậm chí là rất sợ. Lá cờ Máu CS chí có thể hiên diện u ám ủ rủ, nép mình thê thảm tại các toà Đại sứ, Tổng Lánh sư CS.
Khởi đi từ ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phổ Westminster, Tiểu bang California, vòng qua các Tĩểu bang theo mẫu tự là Colorado, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Kansas, Louisiana, Massachusetts, Mississipi, Michigan, Minesota, Nebraska, New York, New Jersey, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, Texas, Utah, Virgonia, Tiêu bang Washington.
TẠI CANADA:
Tại Ottawa, Thủ Đô Canada đã Long trọng khánh thành Đài tưởng niệm thuyền nhân Viêt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1995. Hai bên bức tựơng đồng Người mẹ bồng con thơ đang chạy trốn Cộng Sản, Lá Quốc kỳ Canada và Quốc Kỳ Viêt Nam tung bay trong gió. Viên Đại Sứ CSVN tại Canada đã phản đối mạnh mẽ về Tựơng đài nầy nhưng y đã thất bại. Việc nầy dẫn đến sự lạnh nhạt trong bang giao giữa Canada và CSVN trong một thời gian.

NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG ĐÓN NHẬN CSVN:
Ngày 29 tháng 5 năm 2004 Nghị Viện thành phố Westminster và thành phố Garden Grove tiểu bang California đã thông qua hai Nghị Quyết là “không đón tiếp các viên chức hay các Phái đoàn CSVN đến thăm chính thức thành phố nầy”. Lãnh đạo CSVN càng thêm tối tăm mặt mũi.
QUỔC KỲ VIỆT NAM TRÊN HY MÃ LẠP SƠN:
Ngày 17 tháng 5 năm 2004 Quốc Kỳ Viêt Nam nền vàng ba sọc đỏ được cẳm trên đỉnh núi Everest của dãy Hy Mã Lạp Sơn do Ồng Craig Van Hoy, Trưởng đoàn chinh phục đỉnh núi Everest thực hiện.
QUỐC KỲ VIỆT NAM TẠI IRAQ:
Trung sĩ Quân cảnh Bùi Thanh Thảo, công dân Mỹ gốc Việt trong quân chủng Hoa Kỳ đang chiến đấu tại Iraq xin được cắm Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ tại đơn vị của anh. Cặp trên của anh chấp nhận.
Anh Bùi Thanh Thảo đã cắm Quốc Kỷ Việt Nam cùng vời Quốc Kỳ Hoa Kỳ ngày 6 tháng 9 năm 2004 ngay trước đơn vị mà anh đang phục vụ tại Thủ Đô Iraq.
Lá Cờ Vàng Anh Dũng của Tổ Quốc Việt Nam hào hùng tung bay khắp đất nước Hoa Kỳ và khắp Thế Giới. Trước những thắng lợi ngoạn mục nêu trên mọi người đều hy vọng một ngày vinh quang trong tương lai không xa Đại Hoàng Kỳ sẽ rạng rỡ cắm sâu vào lòng Đất Mẹ, từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau, và trải khắp mọi nẽo đừơng thân thương của Tổ Quốc thân yêu.
Mặt khác, kế hoạch treo cờ máu của VC tại Toronto, Canada đã bị hủy bỏ trước sự phản đối quyết liệt của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và đồng bào. Riêng ông Kevin Đặng Thế Khương, Chủ tịch Cộng Đồng NV QG-Arizona cũng vừa loan báo Nghị Quyết CẤM TREO CỜ ĐỎ SAO VÀNG tại thành phố Glendale.
Lễ Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4 Năm Thứ 43: Do Người Việt Quốc Gia Nam California tổ chức chiều Thứ Bảy, ngày 29/04/2018, từ
17:00 giờ đến
21:00 giờ tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Nam California đã được youtube ghi nhận đồng hành với nhiều nơi khác… Xem youtube đính kèm:
Mặt khác, theo thống kê chưa được đầy đủ, trong ngày Quốc Hận năm thứ 43 vừa qua [30-4-2018], qua các Youtube được phổ biến rộng rãi toàn thế giới, lễ kỷ niệm với rừng cờ vàng rực rỡ, với sự tham dự đông đảo của đồng bào địa phương, với sự góp mặt của bà con thân hữu nơi xa về tham dự…
Nó được tổ chức theo thứ tự ghi nhận được: Từ Canada có TORONTO City Hall; Quốc Hội Ontario, Ottawa; Montreal; Sherbrooke, Québec; Vancouver; Mississauga. Tại ÚC (AUSTRALIA) có Canberra (Thủ đô nước Úc, Australia’s capital city); Sydney… Tại MỸ (USA) có Houston, Texas; Bắc Cali (North California); Wesminster (South California); San Diego, CA; Minnesota; Washington; Orlando; Porland- Oregon; Tarrant; Texas; Dallas/ Fort Worth, Texas; Detroit, Michigan; Philadelphia; Virginia; Paris, France; Na Uy (Norway); Berlin, Germany; Frankfurk, Germany; Đan Mạch (Denmark)… Cũng chưa có thống kê để được biết đầy đủ, nhưng ngoài những địa phương được nhắc tới, người ta được biết có nhiều nơi trên khắp cùng thế giới tự do, khắp năm châu, từ Mỹ châu, đến Âu châu, Á châu, Úc châu, Phi châu…đều có. Nơi nào có bóng dáng người Việt lưu ngụ nơi đó đều có. Họ giữ gìn truyền thống văn hóa Việt. Họ nói tiếng Việt, ăn những món ăn Việt… Ở nhưng nơi có đông người Việt lưu cư; nhìn vào đó mọi người tưởng đâu mình đang ở Saigon, thủ đô VN Cộng Hoà 43 năm trước đây. Hầu như nơi nào cũng có báo tiếng Việt, có quán ăn Việt, có tiệm Phở…

Đặc biệt, tại Ottawa , thủ đô Canada, ngày 30/4/2018, đứng trước tiền đình Quốc hôi Canada, Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người được mời đến từ Houston, Texas, nói: Trước rừng cờ vàng, một người con Việt sống lưu vong nơi đất khách dứt khoát nói thằng về lá cờ máu VC, và ông hô to: Đây chính là hiện thân của tội ác giết người, cướp của, đày đọa toàn thể dân tộc Việt Nam trong suốt 43 năm qua.. Tác giả khẳng định chúng ta không thể quên được:
-
Làm sao quên được lần đổi tiền đợt I ngày 22/9/1975, đổi 1Đ tiền “chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam” tức tiền “ngân hàng Việt Nam” lấy 500Đ tiền Việt Nam Cộng Hòa hay “tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam”. Người dân chỉ đổi được mỗi gia đình 100.000Đ mà thôi.
-
Làm sao quên được lần đổi tiền đợt II ngày 3/5/1978, đổi 1Đ “tiền thống nhứt XHCN” tức tiền “ngân hàng nhà nước” lấy 1Đ tiền “ngân hàng Việt Nam” và mỗi gia đình chỉ được đổi 100Đ mà thôi.
-
Làm sao quên được lần đổi tiền đợt III ngày 14/9/1985, đổi 1Đ tiền ngân hàng nhà nước cũ lấy 1Đ tiền ngân hàng nhà nước mới (tiền thống nhứt Bắc Nam).
-
Làm sao quên đượt lần đánh tư sản đợt I ngày 11/9/1975, cướp của và tịch thu nhà những người được cho là tư sản cùng bắt đi vùng kinh tế mới. Chiến địch nầy gọi là X1;
-
Làm sao quên được lần đánh tư sản đợt II, tức chiến dịch X2, từ tháng 3/1978 tới cuối năm 1990 nhắm vào tư sản tiểu thương, những nhà tiểu thủ công nghệ, ước tính trên 14.000 gia đình tại Sài Gòn;
-
Làm sao quên được lần đánh tư sản đợt III tức chiến dịch X3, song hành với chiến dịch X2 tại Sài Gòn, nhằm mục đích trục xuất người củ ra khỏi nời ở và điền khuyết vào bằng gia đình cán bộ ngoài Bắc vào. Đây là một âm mưu thâm độc nhằm “Bắc kỳ hóa” thành phố Sài Gòn. Tính đến tháng 9/1989, ước tính có đến 950.000 người bị đuổi khỏi Sài Gòn, và có khoảng 150.000 gia đình cán bộ Bắc kỳ được điền khuyết vào;
-
Làm sao quên được những đợt bị bắt buộc đi “học tập cải tạo”, đáng kể nhứt là đợt cuối cùng vào tháng 6/1975, kêu gọi công quân cán chính tập trung mang theo lương thực cho một tháng… để rồi tất cả bị lường gạt và phải chịu lao động khổ sai từ một hai năm cho đến hơn 17 năm đối với những cán bộ hành chánh và quân đội cao cấp của Việt Nam Cộng hòa….
Vì vậy, những ngày hôm nay và sắp tới, chúng ta cần phải nhớ lại bức tranh vân cẩu chập chùng những ý nghĩ lộn xộn trong những ngày quốc phá gia vong và suy nghĩ miên man sau 43 năm trong cuộc hành trình chưa thấy …Điểm đến! Chưa thấy không có nghĩa là không thấy và sẽ thấy trong thời gian không xa hơn lòng mong đợi của mọi người.
Trong phần kết luận, tác giả nhấn mạnh: …Chúng ta cũng không quên dứt khoát đặt vấn đề với những kẻ cuối đời vẫn còn bon
chen – danh lợi, bất kể cố ý hay vô tình, bị rơi vào cái bẫy lợi danh của Cộng sản, cái bẫy của “cây gậy và củ cà rốt” với cây gậy đập trên đầu mà củ cà rốt vẫn không cho ăn, cái bẫy của Cộng sản muốn mượn tay người Quốc gia “bôi đen” người Quốc gia chống Cộng, cái bẫy “gây rối cộng đồng” do những tay ăn bã của cộng sản; những kẻ dễ đánh mất thân phận làm “người” của mình, bất kể đó là loại “người” gì; lắm khi đó là những con “ếch” muốn làm con “bò”, cho dầu “ếch” hay “bò”, “nhỏ” hay “lớn”, vẫn không phải là… “người”.
Trở lại với những nơi có người Việt lưu cư, ở một số nơi, đường sá thì có Trần hưng Đạo, Quang Trung. Tượng đài có Đức Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ vang danh lịch sử Việt, và Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ chống CS. Ngày thượng quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ phất phới trước các cơ quan đoàn thể, còn ngày lễ lớn nhứt là thời gian tưởng niệm 30 tháng Tư, quốc kỳ Việt, Mỹ rợp trời như thời Việt Nam Cộng Hoà. Hàng quán, cơ sở báo chí, dịch vụ, thương mại bảng hiệu tiếng Việt xanh, đỏ, trắng, vàng khắp chốn. Trên đường, ngã tư, ngã ba, những chỗ ưa nhìn, bích chương biểu ngữ ứng cử họ tên tiếng Việt sáng rực khắp nơi. Bụng đói vào tiệm ăn, tô phở, tô hủ tiếu, Mì Quảng, bữa cơm cá kho tộ, canh chua Miền Nam, canh cá thì là Miền Bắc, mùi vị quê hương thấm thía như thời ở Việt Nam. Thịt cá ở Mỹ ngon ngọt, mềm mại hơn lúc ở quê nhà, giá lại rất rẻ so với đồng lương căn bản tối thiểu ở Mỹ, người lao động bình dân làm một giờ ăn một ngày không hết…
Có thể nói: Nếu một quốc gia được hình thành không thể thiếu các yếu tố Dân Tộc và Lãnh Thổ thì một Quốc gia việt nam hải ngoại coi như đã được thành hình, một quốc gia có Quốc Ca và Quốc Kỳ, vì chúng ta có dân tộc là người Quốc gia VN và lãnh thổ là cá các vùng đất người Quốc gia VN lưu cư trên toàn thế giới, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây…
Quốc kỳ VN Cộng Hòa đã được chánh quyền địa phương ở hàng chục tiểu bang, hàng trăm quận hạt, thành phố Mỹ công nhận như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt. Trong khi đó người Việt tại nhiều nước trên thế giới đã đi vào dòng chánh chánh trị, chánh quyền, quân đội, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, nghệ thuật thứ bảy, truyền thông của Tây Phương… Về văn hóa xã hội, tại Mỹ cũng như tại Tây Âu, Úc Châu, tuy chưa có số thống kê khoa học, con số ước lượng người Việt Hải Ngoại tốt nghiệp đại học 4 năm trên 25% dân số hải ngoại. Nói gọn cứ 4 người Việt Hải Ngoại thì có 1 người tốt nghiệp đại học 4 năm tại các trương đại học có trình độ giảng huấn văn hóa, khoa học, kỹ thuật rất cao và thực dụng… Theo nhà báo Vi Anh chất xám của người Việt Hải Ngoại là cái CS Hà nội thèm muốn nhứt, nhưng dù khan cổ gọi mời, những trí thức VN Hải Ngoại đi VN thăm quê hương, thăm người thân thì có, ở lại với CS thì không.
Phần Tiến sĩ Phan Văn Song thì bảo: “Người Việt ty nạn khác với người ra đi của nhà thơ lãng mạn Pháp đã viết ‘Ra đi là chết một hai phần nào’ (Partir c’est mourir un peu). Người Việt ra đi để tạo một bản hùng ca, một chương hùng sử Việt, tìm tự do, khôi phục, thực hiện lại niềm tin, chánh nghĩa đã bị CS tước đoạt, như Charles De Gaulle đã làm đối với Đức quốc xã. Đó là tự do, dân chủ, nhân quyền VN cho quốc gia, dân tộc VN”.
Ngoài ra, tiếng Việt hải ngoại cũng đã tiến triển theo dòng tiến hóa của ngôn ngữ, tiếp nối dòng ngôn ngữ Việt Quốc gia của bao thời kỳ độc lập VN, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đệ nhứt, đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa… Nó vẫn trường tồn và phát triển sau ba lần Bắc Thuộc, một lần Pháp Thuộc, và bị CS đọa đày. Tiếng Việt Hải ngoại biến những từ của CS như “hồ hỡi, phấn khởi, ưu việt, nhứt trí, đồng tình, xưởng đẻ, nhà ỉa, nhà đái…”, thành tử ngữ hay từ ngữ tiếu lâm. Đồng thời phát huy thêm những chữ nghĩa liên quan đến chánh trị tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật là những chữ VN còn thiếu vì hoàn cảnh lịch sử và chiến tranh của nước nhà trước năm 1975. Từ đó, Tiến sĩ Song nói:
“Một Quốc Gia VN Hải Ngoại (Việt Nam d’Outre Mer) đã thành hình, như Pháp Quốc Hải Ngoại (France d’ Outre- Mer) trong thời Đức Quốc Xã tạm chiếm nước Pháp”.
Nếu Pháp đã đấu tranh đem lại tự do, dân chủ cho nước nhà Pháp thì Việt Nam cũng đang đấu tranh đem lại tự do dân chủ pháp trị cho Việt Nam, nhứt là trong hiện tại, với sự hiện diện của người lưu dân Việt trên khắp cùng các quốc gia tự do, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, mọi người đều dám mạnh miệng nói “Mặt Trời Không Bao Giờ Lặn Trên Quốc Gia Việt Nam Hải Ngoại” như trước đây khi đế quốc Anh hùng mạnh họ dám nói “mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”
Kỷ niệm Ba Mươi Tháng Tư mỗi năm là cơ hội người Việt Hải Ngoại tự xét một cách nghiêm khắc, khách quan nhưng đầy tin tưởng lạc quan: Niềm vui và hy vọng vươn lên với niềm tin sẽ hoàn thành lời hứa đem lại tự do, dân chủ cho đồng bào còn bị kẹt ở lại, lúc gạt nước mắt rời đất nước ra đi.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Tưởng Niệm Nhà Chí Sĩ Nguyễn Văn Hoàng
(18/10/1947 – 31/5/1983) – Lê Minh Nguyên
Anh Nguyễn Văn Hoàng tự Nguyễn Chính Nghĩa sinh tại Biên Hoà trong một gia đình nghèo có 8 anh em mà anh Hoàng là anh cả. Anh có một vợ ba con và cha mẹ già cần phụng dưỡng.
Khi còn học tiểu học, anh vừa đi học anh vừa đi bán quà vặt để giúp gia đình. Khi học trung học, anh là học sinh xuất sắc của trường Trung Học Ngô Quyền, Biên Hoà và được giải thưởng danh dự của Tổng Thống VNCH trao tặng. Khi xong tú tài toàn phần, anh học Đại Học Khoa Học Sài Gòn, đến năm thứ ba anh được học bổng chính phủ để đi học ngành hoá học ở Algeria. Nhưng vì có cha mẹ già cần phụng dưỡng, và các con trong gia đình cần cha dạy dỗ, nên anh bỏ dở chương trình du học này để thi vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Ban Tham Sự khoá 4. Trong khi học QGHC, anh còn học thêm tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn ban Tư Pháp. Anh tốt nghiệp QGHC năm 1969 và được bổ nhiệm làm việc ở Ty Thuế Vụ Quận I thuộc Tổng Nha Thuế Vụ.
Cuối năm 1969, thi hành lệnh động viên, anh nhập ngũ khoá 2/1969 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và sau đó về làm việc ở Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH. Hai năm sau, anh được biệt phái về Tổng Nha Thuế Vụ và làm Trưởng Phòng Thuế Vụ Quận Gò Vấp – Lê Minh Nguyên biết anh ở đây khi về làm việc dưới quyền anh. Ban đêm anh đi làm bán thời gian trong vai trò giáo sư phụ khảo tại trường Cao Đẳng Thương Mãi Minh Trí. Chức vụ sau cùng của anh là Trung Uý Quân Lực VNCH được biệt phái về Tổng Nha Thuế Vụ và được bổ nhiệm làm Phó Ty Thuế Vụ Tỉnh Gia Định.
Trong thời gian anh làm Trưởng Phòng Thuế Vụ Quận Gò Vấp, Lê Minh Nguyên có mời anh và hai nhân viên khác tham gia Đảng Tân Đại Việt do GS Nguyễn Ngọc Huy lãnh đạo. Anh trực thuộc Biệt Bộ Lê Trí Vị, một biệt bộ công chức của TĐV.
Anh tốt nghiệp cử nhân ban tư pháp trường Đại Học Luật Khoa SG vào năm mà GS Nguyễn Văn Ngôn làm Chánh Chủ Khảo. GS Ngôn – đang hưu trí ở VN – là cố vấn của Tổng Đoàn Sinh Viên Cấp Tiến và là ca sĩ bài Đường Xưa Lối Cũ của Tổng Đoàn khi có sinh hoạt văn nghệ.
Sau ngày 30/4/1975 anh bị đi tù tại trại 15-NV ở Long Thành. Đến tháng 11/1975 vì CSVN bị lúng túng trong vấn đề thiếu chuyên viên thuế vụ phụ trách việc thu thuế ở Miền Nam nên anh được tha nhưng bị quản chế 6 tháng để làm việc cho họ trong lãnh vực chuyên môn này.
Sau 6 tháng anh xin nghỉ việc và đứng ra thành lập Tổ Hợp Nông Sản, nhưng đó chỉ là mặt nổi bên ngoài, bên trong là tổ chức chính trị có tên là Binh Đoàn Lê Văn Duyệt. Đến tháng 10/1977 anh bị bắt, nhưng đến tháng 3/1978 anh được thả ra vì CS không khai thác được gì.
Ra tù anh tiếp tục hoạt động ngấm ngầm cho đến ngày 4/2/1979 tức vào ngày mùng 4 Tết Kỷ Mùi, anh cùng một số bạn bè thành lập tổ chức kháng chiến có tên là Mặt Trận Tự Do Cứu Quốc Việt Nam, có cơ sở chính tại Sài Gòn và chính anh là chủ tịch. Mặt Trận này có địa bàn hoạt động từ miền Đông qua chiến hữu Trần Quang Mẫn, cho đến miền Tây qua chiến hữu Nguyễn Văn An ở vùng Long Xuyên, Rạch Giá.
Ngày 27/4/1979, trên đường về chiến khu miền Tây, anh và các chiến hữu bị bắt, do sự phản bội của một người trong tổ chức có tên là Nguyễn Hải Đăng chỉ điểm.
Ngày 11/8/1981 anh bị toà Sơ Thẩm Nhân Dân CSVN tại Sài Gòn kết án tù chung thân. Trước toà anh hiên ngang và dũng cảm đối đáp với chánh án, gọi họ và nhà cầm quyền Hà Nội là tay sai bán nước, đưa nhân dân vào cảnh bần cùng đói rách, bóp nghẹt tự do dân chủ. Lúc quá căm phẩn, anh đã bất thần hô to “Đả đảo Cộng Sản! Đả đảo Hồ Chí Minh!” ngay trước phiên toà. Bị sỉ nhục quá bất ngờ, CS liền dùng bán súng đánh anh quỵ ngay tại chỗ. Sau đó họ xin lệnh Hà Nội để lập phiên toà khác xử lại.
Ngày 27/5/1983 cả ba anh đều bị kết án tử hình. Trước đó, các bạn bè ở Âu Châu liên lạc với Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế tại Luân Đôn qua văn thư số UA234/82 ngày 7/10/1982 để can thiệp và xin ân xá, nhưng CSVN không đáp ứng.
Ngày 31/5/1983, chỉ 4 ngày sau khi kết án, lúc 9:00AM sáng, CSVN đem anh Hoàng và anh Mẫn ra xử bắn tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, riêng anh An thì bị họ đánh chết trong tù.
Chị Trần Mỹ Hường, vợ anh Hoàng, phải vội vã chạy lo lót tiền cho bọn cai ngục để được nhìn mặt chồng lần cuối, nhờ đó mới biết được sự đánh đập anh Hoàng dã man trong lúc xử án, cũng như việc đánh chết anh An trong tù.
Khi biết mình bị án tử hình, anh đã xin lỗi người vợ hiền vì đã không làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha, và cũng tạ lỗi với cha mẹ già vì đã không còn dịp để phụng dưỡng!
Trước khi bắn, CS nhét hai quả chanh thật to vào miệng hai anh vì sợ hai anh nhục mạ chế độ và lãnh tụ của họ. Sau đó họ vùi xác hai anh và cắm lên mỗi mộ phần – được lấp đất sơ sài – một tấm bảng với hàng chữ ” Âm mưu lật đổ chính quyền”.
Chị Hoàng núp sau lùm cây xa xa để lén nhìn chồng đang bị hành huyết nhưng không dám kêu gào mà chỉ âm thầm rơi lệ vì sợ bị lộ nơi ẩn nấp!
Anh Hoàng đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ – 36 tuổi!
Khi tin anh bị bức hại được loan truyền ra hải ngoại vào khoảng tháng 11/1983, GS Nguyễn Ngọc Huy, người thầy khả kính của những sinh viên Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, đã điếu học trò mình qua bài thơ “Điếu Một Môn Sinh” nói lên sự hy sinh anh hùng của anh cho quốc gia dân tộc.
Theo thư của chị Hoàng cho biết, năm 1993 hài cốt anh Hoàng đã được chị đưa về an táng nơi quê nhà của anh ở Biên Hoà để gia đình tiện việc hương khói. Các con của chị – con trai lớn Hiển và hai con gái Hân, Hạnh – cũng rất ngoan và chăm chỉ học hành. Tất cả đều tốt nghiệp đại học, có việc làm và đều đã lập gia đình.
Anh Hoàng mất cho đến nay – 2016 – là 33 năm. Xin thành kính dâng lên anh một nén hương lòng và luôn nhớ về anh, một nguời anh hùng đất Việt.
(dựa theo bài viết của anh Nguyễn Văn Sáu, người bạn QGHC của anh Hoàng, trong Biên Khảo Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Tập II, trang 426-431)
***
Điếu Một Môn Sinh
Năm trước cùng chung một mái trường
Trong chương trình phục vụ quê hương
Thầy trao trò nhận truyền tri thức
Giúp nước trong thời đại nhiễu nhương
Đến lúc non sông cát bụi lầm
Thầy đi nơi hải ngoại xa xăm
Trò bên trong nước đầy tang tóc
Nhưng vẫn cùng chung một quyết tâm
Đập nát xiềng gông lũ bạo tàn
Làm cho toàn quốc được khương an
Trong niềm vui sống và no ấm
Cùng tự do về với quốc dân
Nhưng giữa phong ba nổi bất ngờ
Trên đường tranh đấu rủi sa cơ
Trò đà ngã gục ngày hôm ấy
Và chết hiên ngang dưới bóng cờ
Nghe tin trò đã phải hy sinh
Xao xuyến trong tâm mối nghĩa tình
Thầy thấp nén hương thờ liệt sĩ
Cho nhà ái quốc cựu môn sinh
Trên con đường giải phóng nhơn dân
Còn có bao người quyết dấn thân
Diệt lũ hung tàn, xây đất nước
Suối vàng trò hãy cứ an tâm.
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy
Houston, Texas 26/11/1983
Phụ đính 2
NHỮNG GÌ TÔI BIẾT VỀ TRẦN VĂN BÁ
Kỹ sư Phan Tấn Hưng
Cưụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái Hải Quân VNCH
CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN:
Trước khi nói về Trần Văn Bá, chúng ta thử tìm hiểu gia đình Trần Văn Bá. Bên Ngoại: Ông Cậu của TVB là Bùi Quang Chiêu, tốt nghiệp kỹû sư canh nông đầu tiên của VN được đào tạo tại Pháp, sáng lập viên đảng Lập Hiến VN năm 1919, bị CS ám sát tại Chợlớn năm 1945 cùng với 4 con trai và cô gái út, tổng cộng 6 người. Bên Nội: Thân phụ của TVB là Trần Văn Văn, tốt nghiệp HEC tại Pháp, kháng chiến chống Pháp trong thập niên 40, tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945, bộ trưởng kinh tế trong chính phủ do Bảo Đại điều khiển (chính phủ độc lập đầu tiên), dân biểu trong quốc hội Lập Hiến năm 1966, hiện đại hóa chính trị, kinh tế và xã hội cho đất nước VN, bị CS ám sát ngày 07 tháng 12 năm 1966 tại Sàìgòn (sau khi trả lời phóng viên ngoại quốc ông sẽ ra tranh cử Tổng Thống năm 1967).
TRẦN VĂN BÁ:
*. Sanh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sadec, miền Nam VN
*. Con thứ 3 trong 1 gia đình có 3 người con, có truyền thống tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền cho nước nhà, chịu dấn thân và chấp nhận hy sinh cho tổ quốc, kể cả tính mạng . Bảy thành viên trong gia đình Nội, Ngoại đã “vị quốc vong thân” vì bị CS sát hại.
*. Ngoài ảnh hưởng không chối cải được của huyết thống đấu tranh và hy sinh cho tổ quốc của gia tộc, TVB, trong tuổi thơ, đã chứng kiến nước nhà bị tàn phá bởi Nội chiến do CSBV gây ra. Hơn nữa, TVB còn bị ảnh hưởng rất sâu rộng bởi nếp sống nông thôn miền Nam, nuôi dưởng bẩm tính phóng khoáng, vị tha, trọng nghĩa bạn bè, gắng bó với cội nguồn. Ngoài ra, giáo dục nhà trường và văn minh ngoại quốc giúp cho TVB có tinh thần tiến bộ, quý trọng tự do, dân chủ, nhân quyền và tin tưởng công lý có thể thắng cường đạo.
*. Năm 1967, TVB sang Pháp du học. Ngay khi tới Paris, TVB đã gia nhập THSV/VN tại Paris. Nhờ tinh thần chống Cộng quyết liệt và thành tích hoạt động hăng say, tích cực, TVB được bầu làm chủ tịch THSV/VN tại Paris trong nhiều nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1972 tới năm 1980.
*. Năm 1971, TVB đậu Cao Học về Kinh Tế và được nhận làm Phụ Giảng Viên cho đai học Nanterre ở Paris của Pháp.
*. Năm 1972, TVB hướng dẩn một phái đòan SV/VN tại Âu Châu về thăm miền Nam VN để ủy lạo Quân, Cán, Chính VNCH trong chương trình “Nối Vòng Tay Lớn”
*. Từ năm 1975 tới năm 1980, TVB cố gắng chấn chỉnh và duy trì THSV/VN tại Paris bị giao động mạnh vì biến cố 30 tháng 4, 1975 tại miền Nam VN (tháng Tư Đen): VNCH bị Đồng Minh phản bội, bức tử và giao cho CSBV. Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris đóng cửa, không ai giúp đở giấy tờ cho Việt kiều trong khi các tổ chức thân CS đánh phá liên tục. Trụ sở của THSV không còn nữa…Tuy nhiên, với quyết tâm tranh đấu sống còn với CS, cho Tự Do và Dân Chủ, TVB cùng vài thân hữu cũng tìm được cách giúp đở đồng hương, giữ vững THSV dù phải dời ra ngoại ô và tổ chức được Đại Hội Việt Nam Âu Châu gồm nhiều THSV chống CS tại nhiều quốc gia Âu Châu.
*. Năm 1976, trong dịp Tết đầu tiên sau khi miền Nam mất vào tay CSBV, trước 3,000 đồng bào tại hội trương Maubert, Paris, TVB tuyên bố và đưa ra chủ đề: TA CÒN SỐNG ĐÂY!
Với lòng tin là chúng ta chưa mất hết, chúng ta có thể tạo dựng lại tất cả, tự do có thể được phục hối, công lý có thể thắng cường đạo, với một điều kiện: TA PHẢI CHẤP NHẬN TRẢ CÁI GIÁ CẦN THIẾT
TVB ý thức rằng:
*. Với ý đồ man rợ lăng nhục con người của chính quyền CS vô thần, dã man và khát máu, chuyên dùng vũ lực để trị dân, nếu đối phó lại chỉ bằng “ƯỚC VỌNG và TINH THẦN” mà thôi thì hoàn toàn vô hiệu lực!
*. Muốn bảo vệ hữu hiệu cuộc sống và tự do con người, ta phải chấp nhận đi vào chiến tranh. Vâng, phải đi vào chiến tranh để chống lại nguồn gốc của chiến tranh:
(1). Độc tài thống trị của CS ở VN là nguồn gốc chiến tranh!
(2). Sự trả thù và lòng thâm hận của CS Hànội đối với nhân dân miền Nam là nguồn gốc chiến tranh!
(3). Sách lược bành trướng quân sự điên rồ sang Cam Bô Chia và Lào là nguồn gốc chiến tranh!
Vì những lý do nêu trên, TVB đã quyết định cầm súng!
TVB tin rằng:
(a). Vấn đề VN phải được giải quyết tại VN!
(b). Kháng chiến phải bắt nguồn từ lòng đất mẹ!
(c). Dù bị Đồng Minh phản bội hay bức tử, người VN cũng phải nhận trách nhiệm đã để mất miền Nam.
(d). Sự can thiệp trực tiếp của ngoại bang luôn luôn là một hiểm họa cho đất nước và dân tộc.
(e). Diệt thù trong (CSBV) rồi mới đánh giặc ngoài (TC).
(f). Nếu người VN không chiến đấu cho tổ quốc VN thì ai sẽ chiến đấu cho tố quốc VN?
(g). Việc lãnh đạo quốc gia không thể để nằm trong tay những thành phần mà khả năng không tương xứng với trách nhiệm.
Vì vậy, lời nói đi đôi với việc làm, sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 6 tháng 6 năm 1980, TVB cùng một số thân hữu đã tình nguyện từ bỏ đời sống tiện nghi, sung túc, an toàn tại Pháp (họ chấp nhận trả cái giá cần thiết), âm thầm trở về VN, vào chiến khu cực khổ, thiếu thốn và nguy hiểm, tham gia “MẶT TRẬN THỐNG NHẤT CÁC LỰC LƯỢNG YÊU NƯỚC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM” (MTTN) mà không có sự hậu thuẩn của bất cứ một cường quốc nào! Quan niệm của MTTN là muốn tự tạo ra một cuộc kháng chiến có thực lực để gây tin tưởng trước khi nhờ tới đồng bào hải ngoại và thế giới Tự Do yểm trợ, vì trong quá khứ, đồng bào VN hải ngoại đã nhiều lần bị gạt bởi những tổ chức kháng chiến giả nên mất niềm tin rất nhiều.
*. Tham gia kháng chiến tại VN được 4 năm (từ năm 1980 tới năm 1984), TVB được liên tiếp đề cử giữ những chức vụ quan trọng như Đặc Trách An ninh Nội Vụ, CHT xâm nhập, CHT mật cứ huấn luyện Tự Thắng, Tham Mưu Trưởng, v.v…
*. TVB bị CS bắt ngày 11 tháng 9 năm 1984 tại tỉnh Minh Hải (Cà Mau) và bị CS gán vào tội Phản Quốc, kết án tử hình ngày 18 tháng 12, 1984 và xử tử ngày 08 tháng 01, 1985 tại nhà tù Thủ Đức (theo thông cáo của CS).
*. TVB đã bình thản chấp nhận bản án tử hình, không hề hối tiếc. TVB không ký tên nhận tội với CS và cũng không làm đơn xin CS ân xá.
*. TVB đã suốt đời chống Cộng và tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ cho Tổ Quốc VN từ hải ngoại về tới quốc nội cho tới khi “vị quốc vong thân” ở tuổi 40, chưa lập gia đình.
*. TVB là người thứ 8 trong gia đình Nội, Ngoại đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam vì bị CS sát hại. Đúng là một gia đình Liệt Sĩ.
*. Những người có dịp tiếp xúc và làm việc với TVB cho rằng trong con người TVB có tới 3 nhân vật: nhà Trí Thức chân chính, nhà Chính Trị có tầm nhìn xa và hiểu biết rộng, nhà Quân Sự đầy năng khiếu. Ba nhân vật này bổ túc cho nhau: Chính Tri gia lỗi lạc và Quân Sự gia đầy năng khiếu có thể phản quốc, nhưng nhà Trí Thức chân chính không cho phép họ làm như vậy.
Sự ra đi quá sớm của TVB quả là một mất mát lớn lao cho Tổ Quốc Việt Nam. Biết đến bao giờ Việt Nam mới có một TVB thứ hai?!
*. Đối với thế giới, TVB là “Chiến sĩ cho Tự Do” “Chiến sĩ chống Cộng”.
*. Năm 2007, TVB được truy tặng Huy Chương Tự Do Truman-Reagan. Huy chương Tự Do đưoc trao tặng hàng năm bởi Hội Sáng Lập Tượng Đài Kỷ Niệm Nạn Nhân của CS (The Victims of Communism Memorial Foundation) cho những cá nhân và tổ chức có thành tích suốt đời tranh đấu cho Tự Do và Dân Chủ và Chống CS và sự độc tài dưới mọi hình thức.
*. Năm 2008, nước Pháp dự định cho phép dựng tượng đài kỷ niệm TVB, như một chiến sĩ cho Tự Do, tại Quận 13, thủ đô Paris, nhưng bị chính quyền CS/VN phản đối quyết liệt, nên chính phủ Pháp nhượng bộ, không dựng tượng đài kỷ niệm TVB. Chính quyền CS/VN phải phản đối mạnh mẻ vì trước đây, CS vận động để được tổ chức UNESCO có trụ sở tại Paris tôn vinh Hồ Chí Minh như một bậc vĩ nhân, nhưng đã thất bại. Nếu để dựng tượng đài kỷ niệm TVB như chiến sĩ cho Tự Do tại Paris thì hóa ra (đối với nước Pháp) TVB có giá trị hơn và xứng đáng hơn Hồ Chí Minh. Điều này là một sĩ nhục không thể chấp nhận được đối với CS/VN. Vì vậy, CS/VN, bằng mọi giá, phải phản đối cho bằng đưoc việc dựng tượng đài kỷ niệm TVB tại Paris. Tuy nhiên, qua câu chuyện trên đây thì không còn ai nghi ngờ là Thế Giới Tự Do không xem Hồ Chí Minh như một chiến sĩ cho Tự Do! Ngược lại, trước con mắt của Thế Giới Tự Do, TVB mới thật sự là một chiến sĩ cho Tự Do!
*. Tại Liege, Bỉ quốc, có dựng bảng kỷ niệm TVB.
*. Tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, có đường mang tên TRẦN VĂN BÁ.
*. Đối với người Việt Nam (Quốc Nội cũng như Quốc Ngoại), TVB là anh hùng chống Cộng có tinh thần trách nhiệm, kiên cường, bất khuất, bất vụ lợi, chịu dấn thân và dám hy sinh, là chiến sỉ vị quốc vong thân, là anh hùng dân tộc.
*. Nhưng thật ra, TVB chỉ muốn làm nhiệm vụ của một người dân trong thời loạn thôi! Đó cũng là huyết thống và truyền thống trong gia đình TVB, bên Nội cũng như bên Ngoại! Orange County cập nhật ngày 12/01/2017
Kỹ sư Phan Tấn Hưng
Cưụ Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Người Nhái Hải Quân VNCH
Trả lời