New Zealand ‘hồi hương’ ba thủy thủ Việt bỏ trốn

BBC

thủy thủ, thuyền viên, tàu cá
Nhiều thủy thủ bỏ trốn khỏi các tàu cá nước ngoài do bị ép lao động quá sức
Ba thuyền viên người Việt nhảy khỏi một tàu Hàn Quốc ngoài khơi New Zealand sẽ phải hồi hương.

Người phát ngôn cho cơ quan di trú New Zealand hôm 30/11 nói họ đã thẩm vấn ba người này và đang sắp xếp đưa họ về nước, theo báo địa phương Southland Times.

Trong lúc đánh cá ngoài khơi New Zealand, trên tàu Hàn Quốc xảy ra một vụ việc khiến một thuyền viên Trung Quốc chết hôm 20/11, còn một người khác bị thương.
Người bị thương được đưa vào bệnh viện của New Zealand, được visa tạm thời hai tuần để điều trị.
Trong khi đó, cảnh sát New Zealand điều tra cái chết của thuyền viên.
Tàu đánh cá Hàn Quốc được phép rời cảng hôm 28/11, trong lúc ba thuyền viên người Việt mất tích.
Sau tin báo của người dân, cảnh sát tìm thấy ba người Việt này sáng 29/11 và tạm giam họ để thẩm vấn.

‘Bỏ trốn vì ngược đãi?’

‘Khi thủy thủ Việt bỏ trốn khỏi tàu cá nước ngoài, nhiều khả năng là do bị ngược đãi,’ luật sư Hà Hải, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh trao đổi với BBC ngày 30/11 về ba thuyền viên người Việt.
Trao đổi với BBC ngày 30/11, Luật sư Hà Hải từ Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết ông từng làm việc với một số gia đình thủy thủ bỏ trốn khỏi các tàu cá nước ngoài. Nguyên nhân thường là điều kiện lao động khắc nghiệt, nguy hiểm.
“Họ bị bắt làm việc quá sức và chỉ được ngủ hai, ba tiếng một ngày. Nhiều người phải đi vay mượn, gán nhà để đi làm cho tàu cá nước ngoài. Nhưng sau một thời gian làm việc thì thấy các điều kiện làm việc không được như cam kết lúc đầu,” luật sư Hà Hải nói về một số trường hợp.
thủy thủ, thuyền viên, tàu cá
Nhiều thủ thủy chấp nhận bỏ trốn vì ‘còn hơn chết trên tàu’
Truyền thông New Zealand cũng trích ý kiến của ông Raymond Fife, Thư k‎ý Công đoàn Hàng hải (Maritime Union) khu vực Bluff, rằng ba người Việt nhảy khỏi tàu có lẽ vì muốn bỏ trốn.
“Chúng tôi không biết vì sao họ nhảy, nhưng thông thường có nguyên do, dù là điều kiện lao động hay bị bắt nạt.”
Có trường hợp thủy thủ tranh thủ tàu cá tấp vào cảng đổ dầu hoặc mua lương thực đã gọi điện về cho gia đình nhờ chính quyền can thiệp liên hệ với công ty môi giới việc làm.
“Thường những vụ này rất khó vì không có bằng chứng,” luật sư từ TP Hồ Chí Minh nói. “Có người được thả về nhưng mất sạch tiền thế chân hoặc tiền làm thuê trong nhiều tháng cho chủ tàu giữ tiền lương.”
Tuy nhiên, luật sư Hà Hải cũng cho rằng đa phần các thủy thủ không có kiến thức về luật pháp, gia đình ở quê không có điện thoại liên lạc, có gửi đơn cầu cứu thì lại gửi tới không đúng địa chỉ, chẳng hạn gửi tới các cơ quan ở phường, xã vốn không có chức năng và năng lực giải quyết vụ việc.
“Do đó họ không biết phải làm sao để thoát khỏi hoàn cảnh bị ngược đãi. Nhiều thủy thủ đã bỏ trốn, thà bị bắt ở nước khác còn hơn chết trên tàu,” luật sư Hà Hải nói.
Phóng viên BBC cố gắng liên lạc Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand qua điện thoại nhưng không ai nghe máy.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: