Bản tin ngày 22/9/2017

Bởi  AdminTD

22/09/2017

  •       Tin Biển Đông

VOA đưa tin: TQ đổi chiến thuật ở Biển Đông: ‘Tứ Sa’ thay cho ‘Đường 9 đoạn’. Tứ Sa là bốn quần đảo mà Trung Quốc gọi là Đông Sa (Dongsha), Tây Sa (Xisha), Nam Sa (Nansha), và Trung Sa (Zhongsha), đã được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố trong các buổi họp kín với các viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ ở thành phố Boston hôm 28 và 29/8 rằng, “Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với ‘Tứ Sa’ thông qua một số tuyên bố pháp lý“.

Xem tiêp

Báo chí Mỹ nói về phát biểu của Trump tại LHQ

Thanh Phương

 Đăng ngày 21-09-2017 Sửa đổi ngày 21-09-2017 16:14

RFI

mediaTổng thống Trump phát biểu tại Đại hội đồng LHQ ngày 19/09/2017.Reuters

Bài phát biểu đầu tiên của tổng thống Donald Trump tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 19/09/2017 dĩ nhiên đã được báo chí Mỹ hôm qua đặc biệt chú ý, nhất là giọng điệu rất cứng rắn của ông đối với những quốc gia « côn đồ » như Bắc Triều Tiên và Iran, hai quốc gia đang và đã từng có tham vọng sở hữu vũ khí nguyên tử. Tùy theo xu hướng, các báo Mỹ đánh giá khác nhau về phát biểu của ông Trump. Tiếp tục đọc

Philippines : Hàng ngàn người biểu tình cảnh cáo tổng thống Duterte

Thanh Hà

Đăng ngày 21-09-2017 Sửa đổi ngày 21-09-2017 13:57

RFI

mediaĐoàn biểu tình chống Duterte tiến đến Phủ tổng thống Philippines, Manila, ngày 21/09/2017.Reuters

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày nhà cựu độc tài Philippines Ferdinand Marcos ban hành thiết quân luật, hôm nay 21/09/2017, hàng ngàn người dân Philippines tuần hành, phản đối chính sách chống ma túy tàn bạo của tổng thống Rodrigo Duterte, một vấn đề đang gây chia rẽ công luận Philippines. Tiếp tục đọc

Lê Minh Nguyên: Tin Cập Nhật Thứ Năm 21/9

Tin Thế Giới

1.

TT Trump sẽ áp đặt chế tài mới đối với Triều Tiên — Hàn Quốc viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên — Đại Sứ Mỹ Nikki Haley: TT Trump không muốn chiến tranh với Bắc Hàn

Đọc thêm »

TIN ĐỌC NHANH

Đăng ngày 21-09-2017 Sửa đổi ngày 21-09-2017 16:55

RFI

(Guardian) – Úc được kêu gọi gây áp lực để Cam Bốt không trả 29 người Thượng về Việt Nam

Báo Anh The Guardian hôm qua, 20/09/2017, dẫn lời mạng Lưới Quyền Người Tị Nạn Thái Bình Dương (APRRN), theo đó, chính phủ Úc có nghĩa vụ đạo đức « làm mọi thứ trong khả năng để ngừng việc trục xuất này ». Quan điểm của chính quyền Cam Bốt hiện nay là 29 người tị nạn, thuộc sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam, nói trên buộc phải về nước, bất chấp kêu gọi của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, lo ngại người tị nạn sẽ bị đàn áp một khi trở lại Việt Nam. Canberra và Phnom Penh hiện có một thỏa thuận về tái định cư người tị nạn. Tiếp tục đọc

Hai ông bố chửi nhau

nguyenlanthang
Thứ Năm, 09/21/2017 – 06:35
Tôi vừa có một đoạn status bông đùa khá là sốc trên FB, các bạn có thể xem hình ở dưới đây.

Tiếp tục đọc

Vụ Nguyễn Xuân Anh: ‘Hàng trăm người chức quyền từng học ở SCUPS’

Viễn Đông
21/09/2017
VOA
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh.

Người sáng lập một trường đại học ở Mỹ, hiện là tâm điểm trong “cơn bão chính trị” của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đã lên tiếng “bảo vệ danh dự” và cho biết “từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp bằng ở Việt Nam”.
Tiến sĩ Donald Hecht, hiện còn là chủ tịch của California Southern University (CSU), nói với VOA Việt Ngữ rằng “chúng tôi không bao giờ muốn dính líu tới chính trị nội bộ của bất kỳ nước nào, nhưng chúng tôi chắc chắn muốn bảo vệ phẩm giá, danh tiếng và danh dự của trường và các sinh viên chúng tôi”, “nhất là hàng trăm cựu sinh viên đang sống ở Việt Nam”.

Tiếp tục đọc

Một hình thức kỷ luật kỳ lạ

Bùi Tín
20/09/2017
VOA

Ông Trọng (phải) trong lần tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội, 2015.

Ông Trọng (phải) trong lần tiếp Tập Cận Bình tại Hà Nội, 2015.

Gần đây dưới sự lãnh đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chính quyền đảng trị đã có một hình thức kỷ luật mới đối với những cán bô đảng viên họ cho là có khuyết điểm nghiêm trọng.
Đó là hình thức «cách chức những chức vụ» mà đương sự đã từng trải qua trong quá khứ, «miễn nhiệm chức vụ chính quyền» đương sự đã đảm nhiệm trong một hay vài nhiệm kỳ trong quá khứ. Tiếp tục đọc

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tiếng Vỹ Cầm & Giai Cấp Trung Lưu

tuongnangtien
Thứ Năm, 09/21/2017 – 07:37
Việt Nam không có đa nguyên đang đảng nên giới trung lưu ái quốc và tiến bộ hiện nay chỉ có thể nghĩ đến chuyện thay đổi kinh tế hay vật chất mà thôi. Bị bao bọc bằng các luật lệ về chính trị nguy hiểm nên họ chỉ có thể mơ đến chuyện làm giàu và làm sao để không va chạm với thể chế. Và đó là cái dở, là ngõ cụt của giới trung lưu tiến bộ và ái quốc.

Tiếp tục đọc

Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 9 năm 2017

  • Tin Ngoài Nước-Tín Châu
  • Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
  • Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

Tiếp tục đọc

HÓA RA ĐÃ RỮA NHƯ CON MẮM

Phạm Trần

Từ lâu, đảng Cộng sản Việt Nam khoe hoài chuyện nhờ có đòan kết nhất trí trong đảng mà Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhưng riêng chuyện nhiều đảng viên đã chán đảng đến tận mang tai nên bỏ sinh hoạt và nghỉ chơi luôn với đảng thì các Dư luận viên lại giấu đi để xuyên tạc và mạ lỵ. Tiếp tục đọc

Vụ Đà Nẵng: Ẩu đả cung đình?

Kính Hòa RFA
2017-09-20

RFA


Những sai phạm của ông Nguyễn Xuân Anh được liên tục đưa trên báo chí Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình.
danang_coup
Âm thanh:
Ngày 18 tháng 9, 2017, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin hai nhân vật lãnh đạo cao nhất của thành phố Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư thành ủy, và Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, sẽ bị kỷ luật vì nhiều sai phạm khác nhau.

Tiếp tục đọc

Ông Lưu Vân Sơn là ai?

BBCXinhuaBản quyền hình ảnhXINHUA

Image captionÔng Lưu Vân Sơn hiện là ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị TQ

Quan chức Đảng Cộng sản cao cấp thăm Việt Nam và Campuchia từng bị phê phán là có đầu óc Maoist và quản lý truyền thông Trung Quốc một cách cứng nhắc.

Tiếp tục đọc

Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?

Ngô Hoàng Minh

Gửi bài từ Warsaw đến Diễn đàn BBC Tiếng Việt

Cách đây khoảng 10 năm, Ba Lan quả là một miền đất hứa cho người Việt nhập cư.
Quán ở bờ biển Kolobrzeg

Image captionQuán ở bờ biển Kolobrzeg: cuộc sống của người Ba Lan ngày càng được cải thiện sau thay đổi thể chế

Sau nhiều biến đổi ở Đông Âu, đặc biệt sau cuộc thay đổi thể chế chính trị thành công ở Ba Lan, rồi khi quốc gia này được gia nhập NATO và Liên Âu, ở đây quả thực có rất nhiều phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, không chỉ về chính trị mà cả kinh tế và xã hội.

Tiếp tục đọc

Lê Minh Nguyên: Tin Cập Nhật Thứ Tư 20/9

Tin Thế Giới

1.

Thủ tướng Đức: Trump sai lầm khi dọa ‘hủy diệt’ Triều Tiên — Bắc Hàn nói phát biểu của Trump là ‘tiếng chó sủa’ — Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ — Bắc Triều Tiên: Nhật-Hàn hoan nghênh đe dọa của Donald Trump

Đọc thêm »