Thêm tin về hội thảo quốc tế diễn ra ở Hà Nội hôm 12/9, báo Tuổi Trẻ có bài: Bộ quy tắc cho Biển Đông phải có tính ràng buộc pháp lý. Về chuyện TQ liên tục thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, ông Abhijit Singh, viện trưởng Viện Sáng kiến an ninh hàng hải của Ấn Độ nói rằng, Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) phải có tính ràng buộc pháp lý, bởi thiết lập COC mà không thực thi được thì điều đó trở nên vô nghĩa.
Những chuyển biến thời cuộc gần đây có những chỉ dấu cho thấy CSVN đang lần đến chân tường chuyển hóa hay bờ vực sụp đổ qua 2 sự kiện nổi bật, với 2 nhơn vật nổi bật, làm lộ rõ mặt thật gian manh, tráo trở và tàn bạo của chúng. Đó là Trịnh Xuân Thanh và Trịnh Vĩnh Bình.
Thông thường, những chợ truyền thống ở Thị trấn, Thị xã, Thành phố có vị trí đất đai đắc địa, thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hoá. Chính vì lẽ đó mà luôn có kẻ nhòm ngó muốn nuốt chửng chợ.
Tôi có Tape ghi âm cuộc phỏng vấn của phóng viên một đài người Việt Hải Ngoại với cụ Kình, đại diện người dân Đồng Tâm-Mỹ Đức Hà Nội. Pv nọ đưa ra một câu hỏi mang nội hàm chủ quan rằng sau vụ Đồng Tâm bị khởi tố tội danh: Bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng và nhiều người dân bị triệu tập điều tra… thì góc nhìn của người dân ĐT về đảng cộng sản đã thay đổi: Từ hoàn toàn tin tưởng vào đảng đã thành: không còn tin tưởng… Tiếp tục đọc →
(Reuters) – Đối lập Cam Bốt bị cấm tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ tấn công 1997. Ngày 13/09/2017, đối lập Cam Bốt dự trù tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân vụ tấn công bằng lựu đạn vào cuộc biểu tình do cựu lãnh tụ đối lập Sam Rainsy tổ chức ngày 30/03/1997, làm 16 người chết. Lễ kỷ niệm này được tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, theo lời ông Mu Sochua, một lãnh đạo đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc, họ đã bị ngăn chặn, không được phép tổ chức. Lực lượng an ninh đã được triển khai ở nơi dự kiến tiến hành lễ. Tiếp tục đọc →
Buôn bán biên giới Trung-Triều vẫn nhộn nhịp dù cấm vận
Hàng hóa trao đổi giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc chất dọc theo bờ sông Áp Lục tại thành phố biên giới Sinuiju, đối diện với thành phố Đan Đông, Trung Quốc.REUTERS/Jacky Chen
Le Monde hôm nay 13/09/2017 có bài phóng sự từ thành phố Đan Đông của Trung Quốc đối diện với Bắc Triều Tiên, với tựa đề « Những mánh khóe, gian lận và tham nhũng ở biên giới Trung-Triều». Sau lệnh cấm vận mới nhất của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai 11/9, những thương nhân ở đây vẫn không ngần ngại tìm cách tránh né. Tiếp tục đọc →
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong buổi tiệc chiêu đãi các nhà khoa học nguyên tử sau vụ thử bom H. Ảnh do KCNA công bố ngày 10/09/2017.KCNA via REUTERS
Sau vụ thử thành công một quả bom nhiệt hạch (bom H) ngày 03/09/2017, Bình Nhưỡng đã đạt được những bước tiến lớn trong công nghệ hạt nhân, dù giới chuyên gia vẫn chưa đánh giá được chính xác cường độ của quả bom đó.
Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada. (Ảnh chụp từ Youtube Thu Tran)
Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) là cơ chế mới và liên chính phủ của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008. Cơ chế này có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, bất kể lớn hay nhỏ, phát triển và đang phát triển, định kỳ 4 – 5 năm một lần.
Image captionBà Aung San Suu Kyi phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ năm 2016
Lãnh đạo mặc nhiên của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi sẽ không dự tranh luận tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào tuần sau trong bối cảnh ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích cách bà xử lý khủng hoảng người Rohingya.