42 Năm Quốc Hận Biến Cố Đồng Tâm và Nỗi Sợ Tạo Thêm Đinh Đóng Trên Quan Tài Chờ Chôn CSVN

Giáo Già
(Đại Gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Ngày 29 tháng 4 năm 2017

 

H,

 

Theo dõi tin tức dồn dập được báo chí nhà nước, các cơ quan truyền thông ngoài đảng, và các diễn đàn điện tử, facbook, email…, người dân được biết vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm bắt đầu từ cuối năm 2016, khi Nhà nước CSVN quyết định giải tỏa một khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km, để bàn giao cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Diễn biến nội vụ được ghi nhận như sau:

 

Ngày 21/11/2016:
  • Đại diện nông dân Đồng Tâm mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, khiếu nại việc chính quyền lấy đất của dân.

 

Đến đầu tháng 4/2017:
  • Một cụ ông trong làng, tên Kình, 80 tuổi, bị chính quyền bắt giữ và đánhgãy chân, cùng một số dân làng, sau khi cụ ông giải thích về một số tranh chấp đất đai trong làng.

 

Ngày 15/4/2017:
  • Bạo động nổ ra khi chính quyền đưa lực lượng gồm công an, cảnh sát cơ động, đến cưỡng chế đất của người dân để giao cho công ty viễn thông quân đội Viettel. [Xem phụ đính 2].
  • Người dân kiên quyết phản đối việc tịch thu đất khiến 9 nông dân bị phía công an bắt giữ.
  • Bạo động bùng phát, người dân dùng gạch đá chống trả lại lực lượng cưỡng chế. Dịp này người dân bắt giữ 38 người thi hành công vụ.

 

Ngày 16/4/2017:
  • Công an, cảnh sát cơ động được tăng cường đến Đồng Tâm, yêu cầu người dân thả các công an và cảnh sát cơ động.
  • Phía công an thả những người dân bị bắt giữ một ngày trước đó.
  • Người dân Đồng Tâm lập kênh phát thanh riêng, tố cáo chính quyền tìm mọi cách để lấy đất của dân; đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, tranh đấu trong ôn hòa, đúng pháp luật.

 

Ngày 17/4/2017:
  • Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm, đề nghị dân chúng hợp tác, tránh làm phức tạp tình hình, và cam kết sẽ xử lý công bằng cho dù là cán bộ hay dân.
  • Công an, cảnh sát cơ động được tăng cường đến khu vực.
  • Người dân tiếp tục cầm giữ 38 nhân viên công lực, yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng sự việc. Hiện tình hình rất căng thẳng. Trong gần 1 tuần, kể từ hôm 15 tháng 4 đến nay, thông tin về bà con nông dân xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, đấu tranh, bắt nhốt 38 cảnh sát cơ động, và cố thủ trong làng, chuẩn bị tinh thần đấu tranh cao độ để đối phó với lực lượng công an Hà Nội đang bố ráp, cắt điện, cắt nước và phá sóng di động. Sự việc như một quả bom đã được kích hoạt.
  • 38 cảnh sát cơ động bị bà con nông dân Đồng Tâm bắt nhốt trong nhà văn hóa thôn Hoành. Và trong những lúc căng thẳng cực kỳ; cảnh sát, an ninh và nhà cầm quyền cho bao vây, bố ráp, cách ly hoàn toàn xã Đồng Tâm với thế giới bên ngoài bằng cách cắt điện, cắt nước, phá sóng để người bên trong xã không thể nào liên lạc được với thế giới bên ngoài. Mọi thông tin tại Đồng Tâm hoàn toàn bị cắt đứt bởi lực lượng cảnh sát, an ninh bao vây dày đặt chung quanh xã Đồng Tâm. Đáp trả, những người dân Đồng Tâm đã tẩm xăng chung quanh khu vực các cảnh sát cơ động bị nhốt và tuyên bố nếu như lực lượng an ninh tấn công vào bên trong khu vực rào cản do dân thiết lập thì dân sẽ phóng hỏa thiêu rụi nhà văn hóa thôn, nơi đang nhốt các cảnh sát cơ động.
  • Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết có thể ông sẽ đến Đồng Tâm vào ngày mai thứ Ba 18/4/2017 để trực tiếp giải quyết sự việc.
  • Nhưng ngày 25/4/2017 phóng viên Lan Hương đưa lển đài RFA bản tin cho biết: “Trong suốt những ngày xảy ra xung đột đất đai tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, báo chí trong nước liên tục đăng tải những bài viết phản ảnh quan điểm của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng những thế lực thù địch, phản động đã kích động người dân Đồng Tâm khiến tình hình thêm phức tạp và tuyên truyền những thông tin sai lệch sự thật…” Trong khi đó, nhà hoạt động Lã Việt Dũng, người đã thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình Đồng Tâm; và trực tiếp đến gặp bà con nơi đây cho rằng người dân không hề bị kích động, mà chính chính quyền đã kích động người dân nơi đây, khiến việc cầm giữ 38 nhân viên công lực coi như không được giải quyết; và công luận suốt những ngày qua nơm nớp chờ đợi cuộc đối thoại giữa chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đại diện phía chính quyền, với người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm; hiện đang bị phong tỏa.
  • Tình hình càng lúc càng căng thẳng hơn khi vào tối hôm 20 tháng Tư, Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung cho biết trong buổi họp báo, sau cuộc họp với đại diện lãnh đạo UBND xã Đồng Tâm, rằng ông đề nghị người dân Đồng Tâm sớm thả những chiến sỹ cảnh sát cơ động mà họ đang bắt giữ, vì việc làm này là trái quy định, cũng như tháo dỡ ngay những chướng ngại vật trên các con đường vào xã Đồng Tâm. Ông Chung còn cho biết Hà Nội đã ra quyết định thanh tra toàn diện và sẽ công bố kết quả sau 45 ngày. Ông Chung nhấn mạnh “Bà con nên tin chúng tôi”. Nhưng “bà con” không tin và làng tiếp tục bị phong tỏa, “con tin” vẫn… chờ
  • Báo chí Việt Nam cho hay là ông Nguyễn Đức Chung đã gửi giấy mời đến các cán bộ và nông dân xã Đồng Tâm đến trụ sở ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức vào chiều ngày 20 tháng tư, để tìm cách giải quyết vụ khủng hoảng giam giữ con tin từ ngày 15 tháng tư đến nay. Thành phố Hà Nội đã cho ba chiếc xe xuống xã Đồng Tâm để chở những người đại diện của dân lên gặp chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại huyện Mỹ Đức, cách đó 20 cây số. Nhưng theo ghi nhận của các phóng viên trong nước thì người dân không chấp nhận mà yêu cầu các lãnh đạo thành phố xuống xã Đồng Tâm gặp họ.
  • Đến 6h40 chiều thì một quan chức huyện Mỹ Đức xác nhận với báo chí rằng ba chiếc xe của chính quyền đã rời khỏi xã Đồng Tâm mang theo những người đại diện Đồng Tâm. Nhưng thực tế không có người đại diện Đồng Tâm, chỉ có cán bộ xã; nên theo tin của báo Tuổi trẻ thì ông Chung và các cán bộ xã Đồng Tâm bắt đầu nói chuyện với nhau vào lúc 6h50 chiều.
  • Đến lúc 7:25 phút tối ngày 20 tháng tư, cuộc làm việc giữa chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại diện lãnh đạo ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm kết thúc. Hai quyết định được nhiều người chú ý là cơ quan chức năng sẽ thanh tra vụ tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm trong vòng 45 ngày. Và ông Chung sẽ tiến hành một cuộc nói chuyện với đại diện người dân Đồng Tâm.
  • https://www.danluan.org/files/timgs/18056889_1700736579941228_8353649655337334251_n.jpgĐến sáng ngày, 22/4/2017, tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã gặp một số người đại diện của người dân xã Đồng Tâm. Trong đoàn công tác của Chủ tịch Chung có thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng Cảnh sát hình sự, Bộ Công an), thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh (Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô), thiếu tướng Đoàn Duy Khương (Giám đốc Công an thành phố) cùng lãnh đạo nhiều đơn vị. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng đã có mặt tại xã Đồng Tâm. Về phía dân 50 người được chọn vào hội trường xã tham gia cuộc trao đổi. Trước đó, tối 17/4, người dân đã thả 15 người; 3 người khác tự giải thoát. Ngày 21/4, thêm Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được thả về. Theo ông Chung, Thành uỷ giao cho ông tiếp cận người dân. Tại nhà văn hóa thôn, ông Chung tiếp tục thực hiện các thủ tục cam kết với người dân, kéo dài tới 14h25, để đưa 19 công an còn bị giữ ở Đồng Tâm một tuần nay về với gia đình. Trước khi 19 người này được thả, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã viết bản cam kết gồm 3 điều với người dân xã Đồng Tâm:
  1. Thứ nhất, Chủ tịch UBND Hà Nội cam kết trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực, khách quan và đúng pháp luật việc “khu vực đất đồng Sênh đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân Đồng Tâm, theo quy định của pháp luật”.
  2. Thứ hai, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.
  3. Thứ ba, cam kết chỉ đạo điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm) theo quy định của pháp luật. [Xem: Giấy cam kết viết tay của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đính kèm].

 

https://gdb.voanews.com/3DCFAD29-B645-4678-BD68-7C7DDD340A2E_w1023_r1_s.jpgCác đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng và luật sư Hoàng Văn Hương (Đoàn luật sư TP Hà Nội, được người dân mời bảo vệ quyền lợi) ký vào bản cam kết với tư cách làm chứng. Bản cam kết được ký tại lán do người dân dựng, nằm ở góc sân nhà văn hóa thôn Hoành. Khi bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, đọc bản cam kết qua loa phát thanh, hàng nghìn người dân hân hoan vỗ tay. Ngay sau đó, 19 cán bộ, chiến sĩ, được người dân bàn giao lại cho chính quyền, trước sự chào đón của người dân. [Xem hình: Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Hà Nội chắp tay bái tạ dân chúng xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, sau khi họ phóng thích toàn bộ con tin. (Hình AFP/Getty Images)]

 

  • Đến ngày 27/4/2017 “Bản Yêu Sách Cải Cách Chính Sách Đất Đai” được công bố rộng rãi trên các mạng xã hội, gửi cho toàn thể dân chúng Việt Nam, Quốc Hội, Chủ Tịch Nhà Nước, Chính Phủ Việt Nam, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, các tổ chức nhân quyền và các cơ quan truyền thông, nhấn mạnh: “Chính sách đất đai hiện hành gây bao tai ương cho nhân dân, kìm hãm phát triển kinh tế-xã hội đất nước và có lẽ nhà nước cũng không mong muốn.” Đây là lần đầu tiên các tổ chức dân sự và cá nhân, đa số hoạt động và cư trú tại Việt Nam không gửi “kiến nghị” mà đưa ra yêu sách. Yêu sách này đòi cải cách chính sách đất đai. Trong bốn tiếng đầu tiên đã có hơn 200 người ký tên ủng hộ yêu sách vừa kể. Theo những tổ chức, cá nhân soạn thảo yêu sách, ai muốn ký tên có thể gửi email vào hộp thư điện tử: sualuatdatdai@gmail.com, ghi rõ danh tính, nghề nghiệp, nơi cư trú [Xem phụ đính 1].

 

Nhìn vào nội vụ, blogger như Người Buôn Gió đặt câu hỏi: Tại sao lực lượng được huấn luyện và trang bị đầy đủ như vậy lại bị dân chúng bắt làm con tin một cách dễ dàng? Ông trả lời rằng phải chăng trong tâm họ không muốn đứng ra đấu nhau với dân, lệnh cấp trên bắt làm thì phải làm. Trong lòng họ chỉ mong được dân bắt như thế để đỡ phải làm những việc ác với dân mà họ không muốn? Tích cực hơn, có người nói “họ sợ sau này đổi đời họ không bị nhận diện và trả thù”. Điều này phù hợp với trường hợp một số công an khu vực tâm sự với người dân xin dân che chở sau ngày đổi đời.

 

Phần khác, theo nhà báo Đoan Trang, nhà nước cũng có nhiều nỗi sợ, đại khái như:
  • Sợ dân leo thang, sợ dân lấn tới, được một đòi mười.
  • Sợ tạo thành tiền lệ chống đối từ phía dân.
  • Hôm nay là Đồng Tâm, ngày mai biết đâu là Ba Đình.
  • Sợ phải nhận sai. Lùi bước trước dân.
  • Hôm nay sự bất mãn mới là đốm lửa, ngày mai biết đâu là đống lửa.

 

Để khỏi bị sợ, cán bộ, công an… nhớ:
  • Đừng ăn cướp của dân nữa;
  • Đừng làm tay sai cho chính quyền và doanh nghiệp để hà hiếp dân nữa;
  • Đừng dùng bạo lực để cưỡng chế;
  • Đừng bắt người trái pháp luật;
  • Đừng đánh người gây thương tích nữa;
  • Đừng mượn đài truyền hình quốc gia làm cái loa ngậm máu phun người;
  • Đừng huy động côn đồ vào gây rối, vu vạ cho dân nữa…

 

Sau vụ Đồng Tâm, nỗi sợ của Đảng và Nhà nước còn thể hiện qua vụ hơn 2,000 giáo dân một số giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đã biểu tình hôm Thứ Hai 24/4/2017 đòi Công an huyện Quỳnh Lưu trả 200 áo có in hàng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam”. Tin được nhóm thông tin Công giáo “Tin Mừng Cho Người Nghèo” cho biết “Vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 24/04/2017, hai bạn trẻ giáo xứ Song Ngọc chở hai thùng áo có in dòng chữ ‘No Formosa’ chia sẻ cho giới trẻ trong xứ. Khi tới cầu Văn Thai, hai bạn trẻ bị một tốp côn đồ chặn lại, đánh đập và cướp hai thùng áo lên xe chạy trốn.” Nguồn tin nói “Hai bạn trẻ này xác nhận, những người tham gia hành hung và cướp tài sản có người là cảnh sát giao thông và công an, vì những người này thường xuyên bám sát và theo dõi bà con giáo dân giáo xứ Song Ngọc.”

 

Khi được tin, Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng với bà con giáo dân Song Ngọc đến trụ sở công an huyện để biểu tình yêu cầu xác minh, điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, công an đã đóng cổng trụ sở và không tiếp dân. Đến chiều cùng ngày, lực lượng cảnh sát cơ động được điều động tới chỗ giáo dân biểu tình. Căng thẳng gia tăng khi người dân giáo xứ Phú Yên và Mành Sơn đến tham gia biểu tình với giáo dân Song Ngọc.

 

https://13393-presscdn-0-1-pagely.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2017/04/danQuynhLuuvayUBhuyendoiao240416-696x415.jpgTình trạng căng thẳng chỉ được lắng dịu khi hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Duy Tân cùng với hơn 2,000 giáo dân đến trụ sở công an huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, biểu tình đòi công an giải thích, điều tra để làm rõ vụ hành hung, cướp áo có in dòng chữ “Formosa cút khỏi Việt Nam” của người dân giáo xứ Song Ngọc” [Xem hình]. Tới nơi, phía công an phải chấp nhận đối thoại. Sau gần 2 giờ, linh mục Đặng Hữu Nam cho biết, công an nhìn nhận áo “Formosa cút khỏi Việt Nam” không phải là hàng quốc cấm và không có quyền thu giữ, một số cán bộ công an đã làm sai. Như vậy, trước sức ép và lý lẽ không thể chối bỏ được, công an đã sợ, và đã phải trả lại 200 chiếc áo in dòng chữ ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’ cho người dân mà công an đã cướp.

 

Vu nao loan o buoi xin loi ong Han Duc Long: 'Nen giao duc de ho hieu' hinh anh 1Bên cạnh nỗi sợ của công an, còn có nỗi sợ của Tòa án, thể hiện qua vụ TAND Cấp cao tại Hà Nội tổ chức buổi xin lỗi chính thức ông Hàn ĐứcLong tại UBND xã Phúc Sơn, tỉnh Bắc Giang, chiều 25/4. Buổi xin lỗi gây nhiều sự chú ý, có nhiều phóng viên và người dân địa phương đến tham gia nhưng mọi việc đã không diễn ra như mong muốn. Buổi xin lỗi đã bị gián đoạn trong sự hỗn loạn bởi sự phản đối của gia đình cháu bé bị hại. Video clip gia đình cháu bé phản đối và ném dép vào Phó Chánh án TAND Trần Văn Tuân [Xem hình và Youtube https://www.youtube.com/watch?v=a30bvUgLVKA]. Hoạt  cảnh được lan truyền trên nhiều mạng xã hội.

 

Theo truyền thông Việt Nam, thi thể cháu bé Nguyễn Thị Yến, sinh năm 2000, được phát hiện năm 2005 sau khi mất tích. Tháng 10/2005 Ông Hàn Đức Long bị bắt giam và thú nhận mình là thủ phạm. Nhưng tại các phiên tòa ông Long kêu oan, không nhận tội và ông nói bị ép cung, bức cung. Tuy nhiên, sau đó ông vẫn đi tù 11 năm và từng bốn lần bị tuyên án tử hình. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ra quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do cho ông Hàn Đức Long cùng ngày 20/12/2016, sau khi cơ quan tư pháp xác định không có đủ bằng chứng kết tội. Đêm 20/11, ông Hàn Đức Long, 57 tuổi, về đến nhà tại tỉnh Bắc Giang trong tình trạng “sức khỏe yếu, nhịp tim đập nhanh”, theo lời người nhà nói với BBC. Hiện tại, luật sư và gia đình đang cân nhắc các bước về yêu cầu minh oan, bồi thường cho ông Long.

 

Thêm một lần công an sợ nữa là Bộ Công an CS Việt Nam quyết định rút bỏ một nội dung trong dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị phần mềm nguỵ trang vốn gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Trả lời Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, một lãnh đạo Cục pháp chế và Cải cách Hành chính Tư pháp cho biết một số qui định trong dự thảo liên quan đến “nghiêm cấm cá nhân” sử dụng những thiết bị trên được rút bỏ.

 

Ngoài ra, tin tức ghi nhận được cho biết tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Xử lý những tồn tại yếu kém của một số nhà máy, dự án thua lỗ thuộc ngành công thương do ông phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì. Các quan chức chính phủ Hà Nội sợ hãi thừa nhận ngoài 5 dự án nghìn tỷ thua lỗ được Quốc hội nêu ra, nay có thêm 7 dự án thuộc loại này; tất cả gồm 12 dự án cần phải xử lý. Đó là:
  1. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình thuộc Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) ký trình lãnh đạo chính phủ Hà Nội thừa nhận khó khăn mà tổ đàm phán của Ban quản lý Dự án với nhà thầu Hoàn Cầu của Trung Quốc chưa thể thống nhất để giải quyết.
  2. Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ,
  3. Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam,
  4. Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2,
  5. Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất,
  6. Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình,
  7. Dự án Nhà máy đạm Hà Bắc,
  8. Nhà máy đạm DAP 1 Lào Cai,
  9. Nhà máy đạm DAP 2 Hải Phòng,
  10. Dự án Ethanol Bình Phước,
  11. Dự án Ethanol Phú Thọ, Nhà máy đóng tàu Dung Quất và
  12. Dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.

 

Đặc biệt lễ kỷ niệm 30 tháng Tư “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” năm 2017 của CSVN sẽ là buổi lễ chưa từng thấy trong suốt 41 năm Quốc Hận. Buổi lễ không còn long trọng như trước nữa, vì một phó chủ tịch của chính quyền TP.HCM là bà Nguyễn Thị Thu đã như ngậm ngùi thông báo với báo giới “Ban bí thư không cho phép thành phố tổ chức bắn pháo hoa 15 phút vào đêm 30/4”, dù trước đó thành phố này đã làm văn bản xin “bắn”. Chúng sợ gì mà không cho “bắn”? Phải chăng đó là thứ hiễn lộ nỗi sợ thành cây đinh đóng trên quan tài chờ chôn CSVN.

 

Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

 

Tái Bút:
Kết thúc 42 năm Quốc Hận, Giáo Già nhận được email, kèm theo bài viết “Sài Gòn! Nỗi nhớ và niềm tin” của Lê Minh Thịnh. Bài viết quá hay, quá xúc động, phù hợp với “42 năm Quốc Hận”. Do không có địa chỉ để xin phép. Rất mong tác giả cho “Thư Cho Con” đăng bài này trong phần “phụ đính 3” với lời xin lỗi và thành thật cám ơn của Giáo Già.

 

Phụ đính 1
BẢN YÊU SÁCH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
Kính gửi:
– Toàn thể Nhân dân Việt Nam
– Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
– Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
– Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
– Bộ Chính trị Đảng CSVN
– Các tổ chức nhân quyền trong nước và quốc tế
– Các cơ quan truyền thông

 

Thực tế nhiều thập kỷ qua, chính sách đất đai của Nhà nước CHXHCNVN đã bộc lộ sự lạc hậu, bất cập, xa lạ với hầu hết các quốc gia văn minh, tiên tiến và hùng cường trên thế giới, là lực cản lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, gây bức xúc lớn trong Nhân dân, tạo ra tầng lớp “dân oan” ngày càng đông đảo ở mọi miền đất nước, gây bất ổn an sinh xã hội, gia tăng bất công, chênh lệch giàu – nghèo quá phi lý, xuất hiện nguy cơ bùng nổ xung đột, bạo lực xã hội không thể kiểm soát.

 

Chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53 – Hiến pháp 2013), Luật Đất đai và các quy định liên quan không những không tạo điều kiện sử dụng hiệu quả đất đai, phát triển kinh tế bền vững, mà lại là tấm bình phong, là cơ hội vàng cho giới chức quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, vô cảm đi đêm với chủ dự án tước đoạt tàn bạo nhà ở, trang trại, ruộng đất – tư liệu sản xuất và là nguồn sống duy nhất của hàng chục triệu hộ nông dân trong một quốc gia đất hẹp, dân đông, nông nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế.

 

Chính sách ấy có nguồn gốc từ học thuyết đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác và thực tiễn CNXH ở Liên Xô, Trung Quốc: xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất quan trọng nông nghiệp cũng như mọi ngành nghề, lĩnh vực, mọi hoạt động và cơ sở kinh tế xã hội khác, áp đặt cơ chế kinh tế chỉ huy, duy ý chí, tập trung, quan liêu, bao cấp.

 

Từ giữa thập niên 1980, Đảng CS và Nhà nước Việt Nam nhận ra nhiều sai lầm căn bản và trầm trọng trong cơ chế kinh tế, nên đã dần tháo gỡ, xác định kinh tế thị trường. Do đó, đất nước phần nào thoát khỏi khủng hoảng toàn diện và sâu sắc, kinh tế có phần chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chủ trương kinh tế thị trường buộc phải “định hướng XHCN” vốn tự mâu thuẫn, cùng duy trì công hữu toàn bộ đất đai dẫn đến khủng hoảng đất đai sâu rộng, kìm hãm đà phát triển kinh tế – xã hội, làm Việt Nam ngày càng tụt hậu so với khu vực và thế giới. Càng tụt hậu, càng bất lợi, thua thiệt trong buôn bán giao thương quốc tế. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sai lầm trong chính sách kinh tế là chính sách quản lý đất đai hiện hành.

 

Nhiều năm qua, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể bởi Nhà nước thu hồi tùy tiện, đền bù rẻ mạt để lấy đất cho sân golf, du lịch sinh thái, dự án kinh doanh bất động sản, khu quy hoạch treo, các khu, dự án công nghiệp – kinh tế bỏ hoang, đình đốn… Hàng trăm nghìn nông hộ và dân thành thị mất nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả… lâm hoàn cảnh bi đát khốn cùng, màn trời chiếu đất, không tấc đất cắm dùi. Điều đó đi ngược với chính sách thuở ban đầu: “người cày có ruộng”, trái tinh thần Hiến pháp 2013 (Điều 14: “Ở nhà nước CHXHCNVN, các quyền con người, quyền công dân về kinh tế được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm”, “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh…”. Điều 15: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế…”. Điều 22: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”), trái tinh thần Công ước Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự và chính trị (điều 17: “Không ai bị can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở…”; điều 26: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào…”), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, và đặc biệt, đi ngược lòng dân, gây bất ổn xã hội, thêm khó khăn cho chính Nhà nước trong thực hiện chức năng quản lý xã hội. Những bất ổn, xáo trộn xã hội và hệ lụy trong thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp, và gần đây là những Tiên Lãng, Thái Bình, Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản, Kỳ Anh, Lai Châu, Phú Quốc, Đồng Tâm, Bắc Ninh… cho nhiều bài học đau xót.

 

Chính sách đất đai hiện hành gây bao tai ương cho Nhân dân, kìm hãm phát triển kinh tế – xã hội đất nước, và có lẽ Nhà nước cũng không mong muốn.

 

Vì những lẽ trên, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân đứng tên trong bản yêu sách này, ở vị thế Nhân dân – chủ thể cao nhất của xã hội, chủ nhân đất nước (Điều 2 – Hiến pháp 2013: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; “Nước CHXHCNVN do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”), mạnh mẽ và khẩn cấp yêu cầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ và Đảng CSVN:

 

1. Khẩn cấp cải cách chính sách đất đai. Công nhận và bảo hộ quyền tư hữu đất đai, nhà ở như mọi tài sản, tư liệu sản xuất – sinh hoạt khác.
2. Việc lấy đất để xây dựng các cơ sở an ninh, quốc phòng, hạ tầng công cộng quan trọng, phải bồi thường đúng giá trị. Mọi tranh chấp, nếu không thỏa hiệp được, phải giải quyết bởi giám định độc lập, tòa án.
3. Các dự án vì mục đích sinh lợi của bất kỳ doanh doanh nghiệp trong hay ngoài nước, thuộc mọi thành phần, đều phải thoả thuận với người dân có đất.
4. Các dự án kinh tế xã hội vì lợi ích công cộng như trường học, bệnh viện, chợ, công viên, truyền tải điện, nước… phải thiết thực, cân nhắc lợi ích mang lại có đủ lớn hơn mức bù thỏa đáng cho dân phải di dời? Phải công khai minh bạch và được đa số dân đồng thuận.
5. Thu hồi khẩn trương đất đã giao cho các dự án quá thời hạn ấn định, chưa hoặc chậm triển khai, bỏ hoang hóa.
6. Nghiêm cấm các lực lượng vũ trang nhân dân tham gia thu hồi đất.
7. Xử lý nghiêm minh công chức vi phạm chính sách đất đai.

 

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi mọi tổ chức xã hội dân sự, mọi người dân ủng hộ bản yêu sách này bằng việc ký tên tiếp theo và các hoạt động phong phú khác.

 

Chúng tôi kêu gọi dư luận quốc tế và Chính phủ các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng và có biện pháp hữu hiệu hậu thuẫn yêu sách chính đáng này của người dân Việt Nam.

 

Trân trọng!

 

Các tổ chức, cá nhân đứng tên:

 

  1. Tổ chức:
1. Diễn đàn Xã hội dân sự, ts Nguyễn Quang A đại diện
2. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, ông Lê Thân đại diện
3. Ban Vận động Văn đoàn độc lập, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
4. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh đại diện
5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, gs Phạm Xuân Yêm và gs Nguyễn Huệ Chi đại diện
6. Dân oan Dương Nội, ông Trịnh Bá Phương đại diện
7. Giáo xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), lm Đặng Hữu Nam đại diện
8. Người bảo vệ nhân quyền, ths Vũ Quốc Ngữ đại diện
9. Hội cựu Tù nhân lương tâm, bs Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi đại diện
10. Hội Dân oan 3 miền, bà Trần Thị Hài và ông Nguyễn Trường Chinh đại diện
11. Sài Gòn Báo, linh mục Lê Ngọc Thanh đại diện
12. Tập hợp dân chủ đa nguyên, ông Nguyễn Vũ đại diện
13. Khối 8406 Úc Châu, ts Lê Kim Song đại diện

 

B. Cá nhân:
Đợt 1
1. Nguyên Ngọc, nhà văn, Quảng Nam
2. Lê Xuân Khoa, cựu gs thỉnh giảng Đại học JHU Hoa Kỳ
3. Nguyễn Quang A, ts, Hà Nội
4. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
5. Nguyễn Sĩ Phương, ts, CHLB Đức
6. Nguyễn Đăng Hưng, gs danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM
7. Phạm Xuân Yêm, gs, Paris
8. Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận trung ương, Hà Nội
9. Nguyễn Huệ Chi, gs, Hà Nội
10. Nguyễn Thị Kim Chi, nsưt, đạo diễn, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
11. Trần Văn Thủy, nsnd, đạo diễn, Hà Nội
12. Tống Văn Công, cựu tbt báo Lao Động, TP HCM
13. Chu Hảo, ts, cựu thứ trưởng Bộ KHCN, Đà Nẵng
14. Tuấn Khanh, nhạc sĩ, Sài Gòn
15. Nguyễn Đan Quế, bs, chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
16. Phan Văn Lợi, linh mục, chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm, Huế
17. Nguyễn Gia Kiểng, thường trực Tập hợp dân chủ đa nguyên, Paris
18. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Quảng Nam
19. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
20. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt
21. Nguyễn Xuân Diện, ts Hán – Nôm, Hà Nội
22. Đặng Hữu Nam, linh mục Giáo xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh), Quỳnh Lưu, Nghệ An
23. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
24. Kha Lương Ngãi, cựu phó tbt Báo SGGP, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
25. Võ Văn Thôn, cựu gđ Sở Tư pháp TP HCM, cựu tù chính trị Côn Đảo, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
26. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
27. Lê Phú Khải, nhà báo, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
28. Tô Lê Sơn, kỹ sư, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
29. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
30. Nguyễn Đăng Quang, đại tá, cb Bộ C.A hưu trí, Hà Nội
31. Hà Sĩ Phu, ts, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
32. Đoàn Nhật Hồng, cựu gđ Sở GDĐT Lâm Đồng, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
33. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
34. Huỳnh Nhật Hải, cựu pct UBND tp Đà Lạt, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
35. Huỳnh Nhật Tấn, cựu pgđ Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
36. Nguyễn Quang Nhàn, nhà báo, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
37. Lê Công Định, ls, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
38. Phạm Đình Trọng, nhà văn, Sài Gòn
39. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn
40. Nguyễn Thế Hùng, gs, pct Hội Cơ học thủy – khí VN, Đà Nẵng
41. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris
42. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris
43. Nguyễn Thu Giang, ls, cựu phó gđ Sở Tư pháp TP HCM, Sài Gòn
44. Trần Tiến Đức, đạo diễn, nhà báo độc lập, Hà Nội
45. Phạm Nguyên Trường (Phạm Duy Hiển), dịch giả, Vũng Tàu
46. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
47. Hoàng Dũng, pgs ts, TP HCM
48. Song Chi, nhà báo độc lập, Oslo, Na Uy
49. Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư, Sài Gòn
50. Đặng Thị Hảo, ts, Hà Nội
51. Nguyễn Đình Nguyên, ts y khoa, Úc
52. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
53. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
54. Lã Việt Dũng, kỹ sư, clb NoU Hà Nội
55. Vũ Quốc Ngữ, ths, Hà Nội
56. Trần Đức Quế, chuyên viên, hưu trí, Hà Nội
57. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
58. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
59. Phạm Gia Minh, ts, Hà Nội
60. Trần Minh Thảo, viết văn, clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
61. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, hưu trí, Hà Nội
62. Trần Bang, kỹ sư, Sài Gòn
63. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa
64. Nguyễn Thị Khánh Trâm, cb hưu trí, TP HCM
65. Phạm Văn Hải, biên kịch, đạo diễn (tự do), Vũng Tàu
66. Lê Ngọc Thanh, linh mục DCCT, Sài Gòn
67. Nguyễn Tuấn Hiệp, lao động tự do, tp Vinh, Nghệ An
68. Hà Quang Vinh, hưu trí, ngụ tại Quận 11, Tp HCM
69. Ngô Minh Hiệp, nông dân, Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa
70. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Đak Lak
71. Pham Terry The, kci-medical, Canada
72. Bùi Văn Bồng, đại tá, nhà báo, nhà thơ, đang ở Thanh Hóa
73. Hồ Ngọc Nhuận, nhà báo, dân biểu đối lập thời VNCH, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
74. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, clb Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

 

Đợt 2
75. Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt
76. Huỳnh Kim Báu, nguyên tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP. HCM, thành viên, chủ tịch danh dự clb Lê Hiếu Đằng
77. Phạm Hữu Danh, nghề nghiệp tự do, Sài gòn
78. Bùi Nghệ, nghề nghiệp tự do, Tân Bình, Sài gòn
79. Lê Tuấn, cử nhân, truyền thông viên, Quảng Nam
80. Đỗ Đình Oai, thạc sĩ toán, giáo viên, Quảng Ngãi
81. Hà Xuân Hải, nhà thơ, clb Văn nghệ sỹ Xứ Đoài Hà Nội sống ở TP Vũng Tàu
82. Phạm Hồng Cẩn, kỹ sư, Hà Nội
83. Phạm Văn Long, kỹ sư hàng hải,Thái Bình
84. Nguyễn Đức Giang, Hoàn Kiếm, Hà nội
85. Quan H. Nguyen, kỹ sư xây dựng, Fremont, California USA
86. Hoàng Minh Đề, kỹ sư điện, Quảng Nam
87. Nguyễn Văn Thạch, thiết kế thời trang, Huế
88. Đặng Văn Tiến (fb Tien Dang), chuyên viên kỹ thuật điện ảnh, Sài Gòn
89. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
90. Nguyễn Xuân Liên, 75 tuổi, Hưu trí, Đồng Hới, Quảng Bình
91. Trần Song Hào, Nha Trang, Khánh Hoà
92. Trần Thoại Nguyên, thi sĩ, Sài Gòn
93. Lê Đình Hoàng, hưu trí, Đà Nẵng
94. Văn Hiền, lập trình viên, Bình Thuận
95. Phan Tấn Hải, nhà văn, California, Hoa Kỳ
96. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn – nhà báo, Sài Gòn
97. Nguyễn Văn Trấn, Berlin, Germany
98. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
99. Ngụy Hữu tâm, dịch giả, ts, Hà Nội
100. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, Sài Gòn
101. Hà Dương Tường, nguyên giáo sư đại học, Compiègne, Pháp
102. Kiều Việt Hùng, kiến trúc sư, Hoa Lư, Ninh Bình
103. Trần Công Khánh, kỹ sư điện đã về hưu, Lê Chân, Hải Phòng,
104. Bùi Hồng Mạnh, biên dịch tự do, cử nhân hóa học, cựu sỹ quan “79” QĐNDVN, Munich, CHLB Đức
105. Hòa Nguyễn, bác Sĩ, Sydney, Australia
106. Quang Hà, phó giáo sư Đại học Công nghệ Sydney, Australia
107. Vũ Hồng Ánh, ns violoncelle, Sài Gòn
108. Đinh Xuân Quân, ts kinh tế, chuyên gia phát triển quốc tế, Garden Grove, CA 92843, USA
109. Nguyễn Văn Xuân, kỹ sư, Ba Đình, Hà Nội
110. Trương Chí Tâm, cử nhân y khoa, Sài Gòn
111. Nguyễn Lệ Uyên, nhà văn, Sài Gòn
112. Tô Oanh, giáo viên đã nghỉ hưu, Bắc Giang
113. Nguyễn Văn Hồng, gv đã nghỉ hưu, Từ Sơn, Bắc Ninh
114. Nguyễn Văn Bảo, giáo viên đã nghỉ hưu, Bắc Ninh
115. Đào Minh Châu, ts tư vấn hành chính công & chính sách công, Hà Nội
116. Đinh Đức Long, ts-bs, Sài Gòn
117. Mai Văn Rê, cử nhân, Sài Gòn
118. Anhthenguyen, thường dân, California, USA
119. Nguyễn Tấn Lộc, Đại học Công nghệ hóa, nghề tự do, Khánh Hòa
120. Nguyễn Đức Bình, kỹ sư, TP HCM
121. Nguyễn Đình Cống, giáo sư, Hà Nội
122. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội
123. Đỗ Phong, kỹ Sư, Hoa Kỳ
124. Chu Trí Thức, kỹ sư kinh tế xd, 55 tuổi Đảng CS, Viện khoa học Thủy lợi VN (nghỉ hưu)
125. Nguyễn thị Phụng, dân oan quận 11, Sài Gòn
126. Tăng Thị Nga, Hà Nội
127. Triệu Sang, thương phế binh VNCH, Sóc Trăng
128. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội đã xuất ngũ, Thanh Trì, Hà Nội
129. Trần Văn Tân, sanh 1955, BSĐY, Phước Long b, quận 9, tp.HCM
130. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
131. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Ba Đình, Hà Nội
132. Hồ minh Hiển, nghề nghiệp tự do, Cần Thơ
133. Phạm Văn Minh, Đông Anh, Hà Nội
134. Trần Văn Binh, ts, kiều bào CHLB Đức, chuyên viên tư vấn cao cấp năng lượng tái tạo và bảo vệ môi Trường, TP. HCM
135. Phay Van, blogger, Đồng Nai
136. Hoàng Đức Doanh, cán bộ ngành văn hoá đã nghỉ hưu, Phủ Lý, Hà Nam
137. Lê Phước Nhất Sang, kế toán, Sài Gòn
138. Phạm Khiêm Ích, nghiên cứu khoa học tại Hà Nội
139. Đoàn văn Tiêt, nhà giáo, Sài Gòn
140. Nguyễn Long Giang, kỹ sư đô thị, Vinh, Nghệ An
141. Nguyễn Huy Dũng, thường dân, TP Vũng Tàu
142. Đào Tấn Phần, lao công nhà bếp, Phú Hòa, Phú Yên
143. Trần Đình Sử, gs, Hà Nội
144. Nguyễn Minh Tiến, Hải Phòng
145. Ý Nhi, làm thơ, TP Hồ Chí Minh
146. Lê Xuân Thiêm, ksxd, Sài Gòn
147. Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí, Q10, Sài Gòn
148. Lê Thu Hương, 41 tuổi, tiến sỹ nghiên cứu phát triển, tp Hồ Chí Minh
149. Phạm Minh Đức, kỹ sư cơ khí, Hà Nội
150. Nguyễn Thanh Ngọc, nhân viên văn phòng, quận 1, TPHCM
151. Ngô Bá Tiết, dipl.phys, Viện KHVN, Đã nghỉ hưu, TP HCM
152. Bửu Nam, pgs ts, Huế
153. Chanh Nguyen, Electrical Engineer, Houston, TX, USA
154. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội
155. Van Hien Nguyen, Commercial Sale Executive, Australia
156. Nguyễn Hồng Cúc, nghiên cứu tự do, Sài Gòn
157. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, Quận 1, tp HCM
158. Nguyễn Phục Hưng, kỹ Sư, Sài Gòn
159. Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên Tư vấn Tài chính, Hà Nội
160. Lưu Anh Tuấn, Lao động, Warsaw, Poland
161. Nguyễn Hàng, Giáo viên, Quận Tân Phú, Sàigòn
162. Đào Công Hoà, cử nhân kinh tế, hiện đã nghỉ hưu, Ba Đình, Hà Nội
163. Nguyễn Đăng Nghiệp, sinh năm 1954, nhà giáo, Bình Tân, tp HCM
164. Lê Quang Huy, hành nghề tự do, sinh sống tại Sài Gòn,
165. Nguyễn Thiện, tác giả Chương trình Dân ta biết sử ta, TPHCM,
166. Nguyễn Tâm, kỹ sư điện cơ, Tp HCM
167. Trần Khoản, hưu trí, trú tại Vũng Tàu
168. Nguyễn Kế Quang, ks xây dựng, TP Quy Nhơn
169. Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư, 50858 Cologne, CHLB Đức
170. Nguyễn Hồng Kiên, ts sử học, Hà Nội
171. Nguyễn Văn Trợ, Đại học Cần Thơ, TP HCM
172. Hoàng Kim, cử nhân, nông dân, Đồng Tháp
173. Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên gia công nghệ thông tin, Antony, Pháp
174. Lê Đình Anh, giáo chức, Melbourne, Australia
175. Lê Thị Thu Hằng, kỹ sư điện toán, Melbourne, Australia
176. Nguyễn Trần Hải, lao động về hưu, cựu sĩ quan hải quân nhân dân Việt Nam, Tp Hải Phòng
177. Văn Phú Mai, cựu giáo chức, Quảng Nam
178. Dương Sanh, cựu giáo chức, Vạn Ninh,Khánh Hòa
179. Phạm Hồng Thắm, Nhà báo nghỉ hưu, Khu đô thị Đặng Xá, Hà Nội
180. Phạm Vương Ánh, kỹ sư kinh tế, cựu Sỹ quan QĐNDVN, Vinh, Nghệ an
181. Bùi Công Dụng, nguyên phó văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, nhà văn, hiện sống tại Đà Nẵng
182. Thái Quang Sa, kĩ sư, đại tá, hưu trí, đang ở tại Hà Nội
183. Lê Mạnh Tường, thành viên Tập hợp dân chủ đa nguyên, Paris, France
184. Nguyễn Văn Lịch, kỹ sư cơ khí, nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội
185. Nguyễn Hữu Việt Hưng, gs, tskh, ngnd, Hà Nội
186. Hoàng Vũ Linh, sinh viên, giáo xứ Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
187. Nguyễn Minh Thiện, công chức về hưu, TP Tây Ninh
188. Hồ Sỹ Hải, kỹ sư, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội
189. Nguyễn Lương Thịnh, tư vấn đầu tư và quản trị doanh nghiệp, TP HCM
190. Lê Đình Phương, bác sĩ, Sài gòn
191. Đỗ Thịnh, 75 tuổi, tiến sĩ, hưu trí từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
192. Lưu Hồng Thắng, công nhân cơ khí, Morgan City, Louisiana, USA
193. Lê Hoài Nguyên, nhà văn, Hà Nội
194. Nguyễn Ngọc Xuân, sinh 1952, làm vườn, nhưng đã nghĩ hưu, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu
195. Tống Hoàng Anh, hưu trí, Nha trang
196. Thường Quán, Melbourne, Australia
197. Hoàng Nhơn, kinh doanh, Sài Gòn
198. Trần Ngọc Tuấn, nhà văn, nhà báo, Praha, CH Czech
199. Nguyễn Vũ, kinh doanh tự do, Sài Gòn
200. Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn
201. Vũ Phong Phú. Kinh doanh. Trảng Bom, Đồng Nai
202. Phạm Ngọc Luật, viết báo viết văn, Hà Nội

 

Danh sách tiếp tục cập nhật. Kính mời quý vị tiếp tục đứng tên ủng hộ Bản Yêu sách theo cách gửi email về hộp thư điện tử: sualuatdatdai@gmail.com
Xin ghi rõ danh tính, nghề nghiệp, học hàm, học vị, danh vị xã hội (nếu có) và nơi cư trú
Trân trọng cảm ơn!
Phụ đính 2
Vài nét về Viettel

 

Lợi nhuận của Viettel tăng không thể tưởng tượng. Từ 125 triệu đồng tiền VN năm 1990, 25 năm sau tăng lên đến 45.800 tỷ đồng. Tổng Công ty Thành An thuộc Bộ Quốc phòng, thi công xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng, giá trị sản xuất chỉ trong 3 năm, từ 2014 khoảng 4000 tỷ đồng, đến năm 2016 tăng hơn gấp đôi, 9000 tỷ đồng. Ngân hàng Quân đội, tổng tài sản kinh doanh năm 2007: khoảng 30.000 tỷ đồng; chỉ trong 7 năm sau, năm 2014, tăng lên đến gần gấp 7 lần: 204.000 tỷ đồng…

 

…Không dừng làm giầu trên các chiến lợi phẩm quân đội, lợi dụng khí tài quân nhu, quân cụ có sẵn, quân đội, thông qua Chính phủ, còn bành trướng bất động sản bằng cách quốc hữu hóa đất đai của người dân. Những mảnh đất quốc hữu hóa ấy đều nằm dưới vỏ bọc dùng cho quốc phòng, thực chất dần dần biến thành đất thương mại, điển hình như đất của xã Đồng Tâm…

 

Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước là người đại diện và thống nhất quản lý, mỗi miếng đất là mồi nhắm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình nằm trong các tổ chức Đảng và Nhà nước từ địa phương đến trung ương. Nhân danh Nhà nước, người ta thu hồi đất của tổ chức tôn giáo, nông dân đang sử dụng, lấy lý do phục vụ quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Mỗi miếng đất là miếng mồi chung của những phe phái riêng kình chống lẫn nhau. Đất bị giành giật, xé nát như con mồi béo bở nhày nhụa máu thịt giữa bầy sư tử, linh cẩu, kên kên, chó sói thậm chí cả đến ruồi bọ.

 

Đất của dân xã Đồng Tâm bị biến thành đất của Bộ Quốc phòng. Từ đất của Bộ Quốc phòng biến thành đất của một tổng công ty của Bộ Quốc phòng, Viettel, dễ như trở bàn tay. Đất của dân trở thành của các chủ nhân ông trong Viettel, là của các đảng viên, là của một mớ chằng chịt lợi ích nhóm trong Đảng, trong Chính phủ, từ trung ương đến địa phương. Các đảng viên huyện, xã có xà xẻo thêm một chút cũng không lấy làm lạ. Dân kêu, thành phố có cách chức vài tên, vài tên đi tù cũng là đương nhiên, kết quả tất yếu sự chùi mép trong lúc tranh giành miếng mồi chung giữa đám quần hồ cẩu Đảng.

 

Lợi ích của Viettel nói riêng, các tập đoàn kinh tế nói chung được điều hành bởi đảng viên, quan chức cao cấp trong Đảng và trong Chính phủ. Đảng viên và quan chức cấp cơ sở cỡ kên kên, ruồi bọ có dính máu ăn phần cũng là điều dễ hiểu và nếu cọp, beo, sư tử, linh cẩu muốn chạy tội, thành phần nhỏ nhất này sẽ bị hy sinh đầu tiên.

 

Phụ đính 3
Sài Gòn! Nỗi nhớ và niềm tin
Lê Minh Thịnh

 

1. Trên chiếc xe buýt du lịch, xem lại video ASIA 68 – Sài Gòn Nỗi Nhớ đã làm cho những kỷ niệm của một Sài Gòn một thời tráng lệ sống lại trong lòng từng người trong đoàn chúng tôi.

 

Mới chiều hôm qua, cũng trên chiếc xe buýt này, chúng tôi đã có những trận cười rôm rả. Đường từ khách sạn Carter tại Times Square của vị mạnh thường quân Trần Trường – đến khu phố Á Đông bình thường lái xe mất chừng 20 phút, vậy mà hôm qua mất hơn một tiếng. Đường phố New York vào mùa hè, nhiều lộ trình bị kẹt ứ phần vì sửa đường, phần vì xe cộ quá đông.

 

Đoàn Montréal của chúng tôi có 36 người, và mời thêm các em sinh viên, hoa hậu, á hậu của 2 thành phố New York, New Jersey, tham gia, làm chiếc xe buýt 47 chỗ ngồi không còn một ghế trống.

 

Là những quản trò bất đắc dĩ, chúng tôi tổ chức thi hát, thi đố giữa một nhóm sinh viên trẻ ở New York/New Jersey, và nhóm thân hữu Montréal. Những trận cười ròn rã cứ rộ lên làm cho quãng đường dài đi qua mau chóng.

 

 Giờ đây, trên đường về Montréal, cả đoàn lại có dịp ôn lại những kỷ niệm, những mái trường, góc phố của Sài Gòn xưa. Đặc biệt, trong cuốn DVD giá trị này, những kiểu tóc, nét trang điểm, và trang phục của Sài Gòn năm xưa đã được làm sống lại. Phảng phất trên những khuôn mặt, chúng tôi thấy có nét nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, của nghệ sĩ Kim Cương, … và giống nhất là khuôn mặt cố nghệ sĩ Thanh Nga qua nhạc phẩm Mưa của Nhạc sĩ Văn Phụng qua phần trình bày trẻ trung duyên dáng của nữ Ca sĩ Hà Thanh Xuân.

 

Trong nỗi xúc động, nỗi nhớ Sài Gòn những ngày tháng trăn trở, Sài Gòn hoa lệ, tôi thiếp đi …

 

 * * *
 2. “Trả lại em yêu, khung trời Đại Học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát. Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt …” Lời nhạc du dương, êm ái trong nhạc phẩm Trả Lại Em Yêu của Nhạc sĩ Phạm Duy đã vẽ lên bức tranh thơ mộng nhất, sống động nhất về tuổi học trò và tình yêu người lính chiến trong những năm đầu 1970.

 

Tuyết và Lý học cùng lớp. Hằng ngày, Tuyết ghé qua nhà Lý khi thì học bài, khi thì chơi chung. Một hôm, tới nhà, Lý giới thiệu anh mình là sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Đà Lạt. Hình ảnh chàng sinh viên võ bị Phạm Đình Huệ, cao ráo phong độ trong bộ lễ phục Đà Lạt oai phong cứ vẩn vơ trong trí óc Tuyết.

 

Rồi một lần về phép, lần đầu tiên thấy Tuyết, Huệ xin cưới ngay, chẳng cần đi chơi chung, chẳng cần tìm hiểu nhiều. Lính trận thời chiến nào có nhiều thì giờ để đi chơi với người yêu.

 

Tuyết nhất định không chịu. Hai người quen nhau phải tìm hiểu ít nhất một năm chứ. Huệ đẹp trai, thành khẩn, và tha thiết. Mãi rồi Tuyết cũng đồng ý làm đám hỏi, và nhất định một năm sau mới làm đám cưới.

 

Ngay hôm sau khi lễ hỏi, Huệ xin cưới Tuyết. Cả gia đình, cô chú bác của Tuyết đều ngạc nhiên và ba mẹ Tuyết cảm thấy khó xử trước lời cầu hôn cấp bách này. Cuối cùng, gia đình Tuyết cũng đồng ý cho cưới tháng sau, thay vì năm sau như dự tính ban đầu.

 

 Sĩ quan tác chiến, thời chiến tranh nóng bỏng, mỗi tháng chỉ được về thăm nhà hai ngày cuối tuần. Kỷ niệm giữa Huệ và Tuyết là những lần đi ăn tối ngắn ngủi. Hai ngày nghỉ trong một tháng thì có là bao.

 

Đối với người khác, hưởng tuần trăng mật phải đủ bảy ngày. Riêng Huệ và Tuyết, tuần trăng mật của họ chỉ có năm ngày. Dù sao đi nữa, trong mắt mọi người: Tuyết và Huệ là một cặp rất đẹp đôi: Một người vợ xinh xắn, ngoan hiền sánh bước cùng với người chồng là sĩ quan thành đạt tốt nghiệp từ Trường Võ Bị Đà Lạt danh tiếng.

 

 Đám cưới Tuyết và Huệ đầu năm 1973, cuối năm họ sanh con trai đầu lòng. Tưởng cũng nên nhắc lại, năm 1973 được quân sử ghi lại với những trận giao tranh Quốc-Cộng của “mùa hè đỏ lửa”. Bất cứ người vợ lính nào cũng sống trong lao đao, sợ hãi. Càng yêu thương chồng thì càng lo lắng.

 

Đầu năm 1975, Tuyết sanh con gái.

 

* * *
 3. Lần đó, tôi cùng với cô Danh và chú Ngọc – Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal tổ chức chuyến du ngoạn và tham gia diễn hành văn hoá quốc tế tại New York, tháng 6, 2012.

 

 Theo phân chia công việc, tôi và anh Đạm cầm biểu ngữ của Cộng đồng Montréal, chúng tôi cần thêm ba người cầm cờ Canada, cờ vàng Việt Nam, và cờ Québéc. Trong đoàn, nghe nói có ba “bà soeur”, lúc nào cũng đi chung với nhau. Lúc chia phòng, chúng tôi cũng phải chia ba bà ở cùng một phòng.

 

Ba bà soeur này, nếu rước cờ Canada, Việt Nam, và Quebec thì lý tưởng quá, vì họ hợp ý nhau, và cùng mặc áo dài. Chúng tôi bèn đề nghị việc cầm cờ. Cô Sa và cô Hạnh lưỡng lự, trong khi cô Tuyết thì nhất định không, và càng không khi cô phải cầm cờ Vàng.

 

 Không rõ vì lý do gì, cô Tuyết nhất định không cầm cờ Vàng, dù mọi người thuyết phục cả ngày. Có người suy diễn, “Chắc cô Tuyết có ý định về Việt Nam, và không muốn bị gặp khó khăn, nên cô không muốn đụng chạm”. Tối hôm đó, cô về phòng vẫn nhất định không cầm cờ Vàng.

 

 * * *
 4. Mặt trận Định Quán, trung tuần tháng 3 năm 1975 (lược trích Người Ở Lại Định Quán – Bảo Định Nguyễn Hữu Chế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ binh, QLVNCH)
> Định Quán là một trong bốn quận của tỉnh Long Khánh, nằm trải dài dọc theo quốc lộ 20, đường đi Đà Lạt. Dân chúng chuyên sống về nghề làm rẫy và làm rừng. Vào những ngày cuối trung tuần tháng 3 năm 1975, nơi đây đã xảy ra một trận chiến khốc liệt và hai bên đều bị thiệt hại nặng nề. Sau ba ngày giao tranh đẫm máu: 18, 19, và 20, Quận Định Quán đã lọt vào tay quân cộng sản Bắc Việt, mở đầu cho những trận huyết chiến về sau tại Ngã ba Dầu Giây, và trận chiến quyết định Xuân Lộc.

 

 Sáng sớm ngày 18 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản Bắc Việt với chiến thuật cố hữu: “tiền pháo, hậu xung”, đã mở màn trận đánh bằng những loạt mưa pháo vào Bộ chỉ huy/Chi khu, Ðại đội 377 Địa Phương Quân, và các cứ điểm quân sự khác chung quanh quận. Sau đó, Trung đoàn 141 được tăng cường xe tăng, đã rầm rộ tiến đánh Dinh Quận trưởng và BCH/Chi khu. Mặc dầu quân trú phòng đã kháng cự dũng mãnh, với sự tiếp tay đắc lực của Trung đội Biệt kích thiện chiến của Tiểu đoàn 2/43, nhưng cuối cùng, lúc gần trưa, Quận đường và BCH/Chi khu đã thất thủ. Thiếu Tá Quận trưởng bị bắt sống. Trung đội Biệt kích đã thoát chạy về đến Tiểu đoàn, mang theo được cả những đồng đội bị thương vong, bảo toàn được lực lượng. Trước đó, Ðại đội 377 ÐPQ trấn đóng trên điểm cao cũng đã bị tràn ngập. Và những đồn bót lẻ tẻ đều bị cộng quân chiếm cứ từ những giờ phút đầu tiên của trận chiến. Quận Ðịnh Quán đã lọt vào tay giặc. Kế hoạch cắt đứt quốc lộ 20 của cộng quân sắp thành công. Nhưng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18 Bộ binh là một bất ngờ đối với chúng, ngoài dự liệu của kế hoạch.

 

Ngày N-1, từ hậu cứ Tiểu đoàn tại Núi Thị, Xuân Lộc, Long Khánh, Tiểu đoàn được tăng phái một Trung đội Pháo binh 105 ly và toán Công binh chiến đấu, di chuyển đến Ðịnh Quán với nhiệm vụ mở những cuộc hành quân tiểu trừ cộng phỉ, và giữ gìn an ninh quận. Tiểu đoàn vào vị trí, hoàn tất lúc hơn 5 giờ chiều: Ðại đội 1 của Trung úy Nguyễn Văn Hào được phối trí hoạt động khu rừng hướng Ðông; Ðại đội 4 của Trung úy Hà Văn Dương khu vực hướng Bắc; Ðại đội 3 của Trung úy Nguyễn Văn Hùng khu vực hướng Tây; Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Trung đội pháo binh đóng quân trên một ngọn đồi phía Tây Bắc quận, gần sát bên căn cứ pháo binh diện địa, được bảo vệ bởi Ðại đội Chi huy (-Trung đội Biệt kích), và Ðại đội 2.

 

Trước khi trời tối, tôi và Ðại úy Tiểu đoàn phó Phạm Ðình Huệ, khóa 23 B Trường Võ Bị Ðà Lạt, đến quận viếng xã giao Thiếu tá Quận trưởng, đồng thời thông báo những hoạt động của Tiểu đoàn. Cũng vừa lúc Ðại tá Hoàng Ðình Thọ, Trưởng Phòng 3 Quân đoàn đến thăm bằng trực thăng. Chúng tôi cùng đi gặp Ðại tá Thọ. Buổi tối trôi qua thật yên tĩnh. Ðêm đó có gánh hát Cải lương vừa từ Ðà Lạt về lưu diễn. Không khí có vẻ thanh bình! Nhưng các đại đội hoạt động bên ngoài đã ghi nhận được sự xuất hiện khác thường của quân cộng sản Bắc Việt. Toán tiền đồn phục kích của Ðại đội 4 chạm địch, diệt gọn đơn vị tiền sát của địch. Tất cả đều mặc quân phục chính quy, có đeo phù hiệu cấp bực. Ðại đội 1 cũng báo cáo tiêu diệt được một tiểu đội Việt cộng, mà tên chỉ huy có lẻ là một cán bộ cao cấp, tịch thu được một súng ngắn, nhưng khi dương ra thì trở thành cây tiểu liên. Ðây là loại vũ khí mới, lần đầu tiên chúng tôi bắt được trên chiến trường.

 

Vì là một bất ngờ ngoài dự liệu của kế hoạch, nên những giờ phút đầu tiên của trận chiến, cộng quân đã không có một hoạt động đáng kể nào đối với Tiểu đoàn, ngoài những đợt pháo kích. Tôi đã kịp kéo Ðại đội 3 về phòng thủ chung với Tiểu đoàn. Và hai khẩu pháo 105 ly đã có cơ hội yểm trợ đắc lực cho quân bạn. Nhưng khi các lực lượng Chi khu bị đè bẹp, Quận đường bị chiếm, Tiểu đoàn 2/43 là mục tiêu cuối cùng mà địch phải thanh toán.

 

Vào lúc quá giữa trưa, địch từ hai hướng Ðông Bắc và Ðông Nam, theo triền dốc tấn công vào Tiểu đoàn. Khu vực này do Ðại đội Chỉ huy đảm trách, cũng là nơi đặt hai khẩu pháo. Nhưng mỗi đợt tấn công đều bị đẩy lui. Cộng quân như những con thiêu thân, lớp trước ngả, lớp sau lại tiến lên. Lực lượng trú phòng đã đốn ngả nhiều tên cộng phỉ. Có lúc chúng tiến sát tuyến phòng thủ, mặt đối mặt, nhưng vẫn không chọc thủng được tuyến để tràn ngập vị trí.

 

 Lối 2 giờ chiều, tôi mất liên lạc vô tuyến với căn cứ pháo binh diện địa, một căn cứ nằm sát cạnh Tiểu đoàn. Có lẽ căn cứ đã bị địch chiếm giữ, hoặc cũng có thể bị bỏ ngỏ. Giờ đây chỉ còn lại Tiểu đoàn 2/43 đơn độc đương đầu với bầy quỷ dữ. Vị trí của Tiểu đoàn liên tục bị tấn công. Cộng sản vốn xem rẻ sinh mạng của con người, chúng lại thuộc nằm lòng câu phương châm: “cứu cánh biện minh phương tiện”, nên luôn luôn dùng chiến thuật biển người trong tất cả các cuộc tấn công. Ðây là chiến thuật mà đàn anh vĩ đại của chúng là Trung cộng đã áp dụng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, và chính chúng đã thực hành tại mặt trận Ðiện Biên Phủ năm 1954 để thắng Pháp.

 

Ðể sống còn, có lúc tôi đã yêu cầu máy bay đánh bom ngay trên đầu. Thật ra thì tôi chưa thất vọng đến nỗi phải cho đánh bom lên đầu mình để tự sát, nhưng tôi nghĩ rằng với những chiến đấu cơ phản lực hay bán phản lực F-5E, A-37, bay ở một độ cao để tránh phòng không 37 ly dày đặc của địch, thì lời yêu cầu đánh lên đầu tôi, nhưng bay từ Tây sang Ðông, thì những trái bom chỉ có thể rơi ngay sườn Ðông, nơi tập trung quân đông đảo của địch. Nhưng người bạn chiến đấu không quân, quan sát viên bay trên chiếc L19 bao vùng đã vội an ủi:

 

 “Thẩm quyền đừng tuyệt vọng, để tôi cố điều chỉnh chính xác cho Thẩm quyền.”

 

 Và những trái bom tới tấp rơi trên đầu địch đã phá tan đội hình tấn công của chúng. Nhưng trong chiến đấu ta phải chấp nhận tổn thất! Hai trái bom sau cùng đã rơi ngay tuyến phòng thủ. Ðịch chết, ta cũng tổn thất. Vì ta với địch đang ở thế mặt đối mặt. Một đoạn phòng tuyến bị vỡ, nhưng địch cũng đang “tang gia bối rối”, chúng chưa có thể mở đợt tấn công ngay. Và Tiểu đoàn có đủ thì giờ để điều binh nối lại phòng tuyến. Tôi giao cho Huệ, Tiểu đoàn phó, điều binh phòng thủ.

 

Trong lúc đó tôi vẫn liên lạc tốt với máy bay bao vùng và điều chỉnh những đợt đánh bom kế tiếp. Nhưng không lâu sau đó, cộng quân lại mở đợt tấn công. Lực lượng phòng thủ đã phải chống trả quyết liệt và rất gay go mới giữ vững được phòng tuyến. Tôi thấy tình hình càng lúc càng nguy ngập. Tiểu đoàn đã phải chiến đấu liên tục với địch có quân số áp đảo, đã chịu một số tổn thất, cấp số đạn dược mang theo cũng gần cạn, tinh thần căng thẳng, thể xác mệt mỏi, … Tình trạng không thể kéo dài lâu hơn được nữa. Tôi cho mời vị Trung đội trưởng Pháo binh tăng phái:
 – Anh có bao nhiêu trái đạn chống biển người?
 – Hai trái, thưa Thiếu tá.
 – Vậy hãy xử dụng khi thấy địch dùng chiến thuật biển người. Nhớ là phải bắn chính xác vào đội hình tấn công của chúng.
– Nhận hiểu, Thiếu tá.

 

Rồi tôi gọi thẳng Sư đoàn, xin gặp Thiếu tướng Tư lệnh, báo cáo tình trạng của Tiểu đoàn và tình hình địch, đồng thời xin lệnh rút ra khỏi trận địa. Tướng Tư lệnh chấp thuận, cũng là lúc địch mở đợt tấn công dữ dội. Nhưng chúng đã bị chận lại tức khắc bởi hai trái đạn chống biển người. Theo tôi được biết, mỗi trái đạn chứa lối 3 ngàn mũi tên. Hàng ngàn mũi tên đã lao vút đâm thẳng vào quân thù. Lớp trước gục ngã như rạ, lớp sau nao núng, chùn chân, và tìm cách tháo lui. Trận địa trở lại yên tĩnh. Lợi dụng lúc địch còn đang hoang mang hoảng sợ, chưa kịp thời chỉnh đốn đội ngũ, tôi cho lệnh Tiểu đoàn rời vị trí, di chuyển về hướng tây. Và hai đại đội 1 và 4 nằm bên ngoài cũng đi về điểm hẹn. Đó là một cụm đồi không cao lắm ở hướng Tây, cách thị trấn lối vài cây số. Tôi dự định về đây nghỉ ngơi một lúc, rồi đến nửa đêm, sẽ rút xuống cầu Sông La Ngà, nơi có một Tiểu đoàn ĐPQ đang trấn giữ.

 

Trời lúc đó sắp tối. Tiểu đoàn đang ở trong vòng vây địch. Địa thế là vùng núi non trùng điệp. Tiểu đoàn lại phải mang theo lối 80 thương vong đồng đội của mình. Đây là một việc làm không phải dễ dàng gì. Nhưng nhờ những trái bom đánh gần, hay là bom lạc cũng thế, nhất là hai trái đạn pháo chống biển người, địch quân đang hoảng sợ, đang trong cảnh “tang gia bối rối”, Tiểu đoàn đã rút ra khỏi trận địa một cách bình yên. Nhưng chúng vẫn theo đuôi, bám sát Tiểu đoàn. Cuối cùng chúng tôi đã đến được điểm hẹn.

 

 Đêm hôm đó, một đêm sao đầy trời. Mảnh trăng khuyết chênh chếch trời tây, tỏa chiếu xuống trần gian một thứ ánh sáng nhợt nhạt, thê lương và lạnh lẽo. Gió núi từng cơn rạt rào qua kẽ lá:

 

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
 Chinh phu, tử sĩ mấy người,
 Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn”

 

Tôi và Huệ ngồi bên nhau, trên miệng của một cái hố đào vội, tạm dùng làm hầm chỉ huy. Lối 9 giờ, Tướng Tư lệnh gọi tôi và cho biết là chiều hôm nay đài BBC loan tin quận Định Quán đã thất thủ, nhưng Phát ngôn viên chính phủ cải chính là quận Định Quán vẫn còn – vì Tiểu đoàn 2/43 còn (ngày hôm trước khi Tiểu đoàn di chuyển đến Định Quán, tôi được lệnh chỉ huy tổng quát toàn lực lượng tại Định Quán, gồm Tiểu đoàn tôi và lực lượng Chi khu). Đó là lý do người phát ngôn Chính phủ cải chính, và còn nói thêm là hiện quân chính phủ đang tổ chức tái chiếm. Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 quyết định Tiểu đoàn 2/43 phải ở lại trận địa, sẽ có quân tiếp viện để tái chiếm.

 

 Thật là một cái lệnh “chết người”. Nhưng lệnh là lệnh. Là quân nhân, tôi buộc phải thi hành.

 

 Lối 1 giờ sáng ngày 19 tháng 3, tôi cho lệnh Huệ dẫn hai đại đội và đưa hết số thương vong qua ngọn đồi xa hơn về hướng Tây. Chúng tôi định sáng hôm sau sẽ gọi trực thăng đến tản thương và tiếp tế đạn dược. Khi Huệ cùng đoàn quân ra đi, tôi bảo Huệ hãy cẩn thận, hẹn gặp lại vào sáng ngày mai …

 

Theo kể lại, khi một Đại đội trưởng thúc dục Huệ rời vị trí, vì địch sắp tràn ngập, Huệ nói:
“Không, tôi phải đợi Bảo Định, tôi phải ở lại. Tôi không thể …”
 Câu nói chưa dứt thì một trái đạn 37 ly của giặc thù đã bay tới …

 

 * * *
5. Tiếng Huệ văng vẳng bên tai, “Tuyết ơi ! Em có biết là anh yêu vợ anh lắm không?” Trong giấc mơ, Tuyết thấy Huệ trong bộ đại lễ trắng oai phong của trường Võ Bị Đà Lạt. Những lời nhắn nhủ yêu đương đã theo Tuyết suốt 37 năm qua. “Tuyết ơi ! Em có biết là anh yêu vợ anh lắm không?”

 

Hình ảnh của một buổi chiều cuối trung tuần cuối tháng 3, 1975 hiện lại trong tâm trí Tuyết. Lúc đó, Tuyết đang cho bé Hồng bú. Con bé mới được hơn một tháng tuổi. Ngoài cửa, một người lính lấp ló, e dè. Hỏi han mấy câu, rồi anh đưa hung tin. Tuyết bàng hoàng, toàn thân run rẩy, chết lịm.

 

 Tuyết tiếp tục ngẫm nghĩ mông lung, “Ngày mai đây, người ta đề nghị tôi rước lá cờ Vàng. Lá cờ đã phủ lên xác chồng tôi. Tôi lấy chồng năm 23 tuổi, và năm 26 tuổi đã để tang chồng. Đây có phải là mất mát lớn lao nhất của một đời con gái. Chồng tôi là kẻ chiến bại. Tôi là người thất bại. Đất nước tôi đã thua cuộc. Có thể nào tôi lại đi rước lá cờ này.”

 

Rồi hình ảnh Huệ lại hiện về. Một suy nghĩ khác lại loé lên, “Không đâu Tuyết ơi ! Sự hy sinh của anh Huệ có giá trị vô cùng. Anh không phải là người thua cuộc, mà chính là người ra đi oai hùng. Anh đã sống và hy sinh xứng đáng với tình thương của mình”. Nước mắt Tuyết chảy dàn dụa thấm ướt chiếc gối mỏng.

 

* * *
 6. Trong nắng ấm của tháng Sáu, từng phái đoàn từ khắp Canada và Hoa Kỳ diễn hành trên trục lộ chính của New York là Đại lộ 6 – Avenue of America – suốt từ đường 43rd đến đường 57th.

 

Từng đoàn, từng đoàn diễn hành qua các đường phố. Một rừng cờ Vàng bay phất phới trên xe hoa, trên tay của những khuôn mặt rạng rỡ của những thanh niên, thiếu nữ, các cô chú bác, trong thường phục cũng như quân phục, trong áo dài thướt tha cũng như quốc phục Việt Nam.

 

 Người ta thấy đoàn Montréal có ba phụ nữ mặc áo dài, ngạo nghễ trên tay chiếc cờ Canada, cờ Québéc, và cờ Vàng ba sọc đỏ. Đặc biệt, lá cờ Vàng đã không chết theo người lính trận năm xưa. Lá cờ Vàng đã sống lại trên đôi tay của Tuyết, bộc lộ niềm hãnh diện của người vợ thủy chung với chồng là người lính Việt Nam Cộng Hoà, và niềm tin vào chính nghĩa quốc gia dân tộc.

 

 California, ngày 25/4/2017
Lê M. Thịnh

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: