Nguyễn Trung Tôn
Kỳ 23
Chuyển nhà giàm – gặp người bạn tù Lê Văn Nhung.
Sáng ngày 8 tháng 3 năm 2012 cửa buồng giam vừa mở, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị hành lý để chuyển nhà giam. Tôi cùng với các tù nhân khẩn trương thu xếp hành lý cá nhân bao gồm, quần áo, chăn màn và xô chậu đựng nước và bát thia ca cốc. Mỗi người chúng tôi ôm một ôm vừa nhẹ là hết. Chúng tôi được vị quản giáo Nguyễn Văn Thành tức (Thành cao) dẫn đi, vì quản giáo Thành là quản giáo củ của tôi nên có vẻ gần gủi tôi hơn, vừa đi quan giáo vừa hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi, qua câu chuyện quản giáo Thành cho tôi biết rằng chị Hồ Thị Bích Khương lại vừa bị trại giam ký quyết định kỷ luật vì có thái độ vô lễ với quảng giáo. Tôi cũng trò chuyện với ông rất bình thường, quản giáo Thành dẫn chúng tôi đi vòng qua trước nhà B2 rẽ sang khu nhà C, đi qua nhà C1 và dừng lại trước nhà C2. (Một dãy nhà giam cũ kỹ, lâu không giam giữ nên mốc rêu xanh). Quản giáo mở buồng giam số 1 bảo tôi cùng 2 phạm nhân nữa bước vào rồi khóa cửa lại. Quản giáo nói: Các anh cứ vào đây cán bộ Thế sẽ là người trực tiếp quản lý các anh. Cán bộ Trần Đình Thế là một người còn khá trẻ hình như người này cũng mới ra trường, còn mang hàm thiếu úy, trước đây vài lần cán bộ này thỉnh thoảng trực thay cho quản giáo Tiến nên cũng biết tên tôi từ trước. Khi tới nhận nhiệm vụ quản lý nhà giam C2, cán bộ Thế giao cho chúng tôi tự dọn dẹp buồng giam cho sạch sẽ. Trong buồng có 3 người, tôi và cậu Hùng người Diễn Thành Diễn Châu, anh Hồ Sỹ Toàn người Đồ Thành Yên Thành. Chúng tôi bắt đầu quét dọn căn phòng nhỏ, hai bục xy măng là giường nằm của chúng tôi, chúng tôi dùng dẻ rách cọ những rêu mốc trên tường, thau rửa bể nước và hố vệ sinh. Anh Hồ Sỹ Toàn là một tù nhân bị nhiễm HIV nên anh chỉ hơn tôi khoảng 10 tuổi nhưng nhìn anh như một ông cụ 70, chúng tôi để cho anh nghĩ. Vài ngày sau chúng tôi đón thêm một tù nhân khác, dáng vóc cao to cứng cáp; cậu ấy tên là Lê Văn Nhung, người Nghĩa Đàn. Nhung vừa bước vào buồng khúm na khúm núm vẻ rất thiếu tự nhiên. Cửa buồng vừa đóng lại Hùng quát Nhung ngồi tựa lưng vào tường, dơ gót chân tặng liên tiếp ba bốn cái vào ngực của Nhung, Nhung nhăn mặt cố chịu đựng. Tôi can Hùng lại không cho đánh Nhung nữa. Hùng dừng không tiếp tục đánh nữa nhưng lớn tiếng quát nạt, uy hiếp đe dọa mà theo Hùng là đang “dạy dỗ” để Nhung sống cho biết điều. Bữa tối ăn xong, buồng giam đóng kiến hai lần cửa. Màn đêm lại dần buông xuống, qua ke cửa buồng giam, một tia sáng của bóng đèn điện trại giam hắt vào cũng là luồng ánh sáng duy nhất để chúng tôi có thể phát hiện được lôi đi vệ sinh. Như thường lệ mấy buồng giam gần nhau lại í ới gọi qua gọi lại xin nhau thuốc lào, hay xin lửa, những cục dẻ cuộn tròn buộc chặt được nối dây dài lại bình bịnh vượt qua những bức tường phân cách, nhãy qua những khoảng bê tông, mang thuốc, mang lửa đi từ buồng này sang buồng khác. Tối hôm đó qua câu chuyện của Nhung kể lại tôi biết được Nhung là người dân tộc Thổ làm nghề thợ xây, thường thì Nhung hay theo người làng đi làm ở Đà Nẵng và một số tỉnh phía nam, Nhung sinh năm 1974 lây vợ khá sớm cậu có 2 đưa con trai, một sinh năm 1992 và một sinh năm 1993 cả 2 đưa con đều vào Nam làm ăn. Vào khoảng cuối năm 2011 do vợ bị ốm, Nhung phải nghĩ làm quay về nhà chăm lo cho vợ. Khi bệnh tình của vợ đã tạm ổn định, Nhung muốn tiếp tục vào Đà Nẵng để theo nghề thợ hồ, nhưng không có tiền lộ phí, mà nếu cứ ở nhà cũng chẳng biết lấy gì sinh hoạt. Vốn dĩ trước đây có thời ký Nhung đã từng làm thợ điện của thôn nên có chút kinh nghiệm tháo lắp các thiết bị điện. Một hôm nhìn thấy đường điện của làng bên có các đồng hồ đo điện (Công tơ đo đếm) treo rất sơ sài, Nhung nãy ra ý định trộm số đồng hồ đo điện bán để lấy tiền làm lộ phí đi Đà Nẵng. Tối hôm đó Nhung quyết định một mình cầm theo chiếc kiềm cách điện, tháo trộm được 9 cái mang đi bán cho cửa hang phế liệu được giá 20.000đ một cái tổng cộng là 180.000đ. Với số tiền 180.000 đủ để Nhung lên đường vào Đà Nẵng. Nhung mới vào làm chưa đầy tuần thì nghe vợ gọi điện báo Nhung phải về ngay vì có giấy gọi của Công an, Nhung hoảng hốt sợ hãi, ứng tiền công quay về nhà. Về vừa tới nhà thì Nhung bị công an bắt đưa về công an huyện Nghĩa đàn giam tại đó. Nhung kể: Em rất thành khẩn khai báo về việc em ăn trộm số công tờ đó ra sao, nhưng em vẫn bị công an điều tra đánh đập rất đau, họ hỏi em về nhiều vụ trộm khác mà em không hề biết họ cứ cố gán ghép cho em, họ tra tân liên tục nhiều ngày nhưng em chẳng hề biết gì rồi họ mới thôi. Ăn tết xong thì tòa án đưa Nhung ra xét xử tội danh trộm cắp tài sản. Nhung bị kết án 9 tháng tù giam và phải đền bù 9 chiếc đồng hồ đó điện với giá 400.000 một chiếc. Nhung kể: Em không nghĩ rằng chỉ có 9 cái công tơ mà em phải ngồi tù như thế này, thật em dại quá anh ạ. Chỉ vì nghèo thiếu nên sinh ra trộm cặp chịu cảnh tù tội. Hôm ra tòa em lại nhận được tin động trời, thằng con trai lớn của em từ trong nam về ăn tết. Hôm mùng 4 tết bạn gái nói tới nhà chơi, khi bạn gái về nó lại mượn xe máy hàng xóm đèo bạn ra ngã ba Yên Lý bắt xe. Bạn gái lên xe xong nó lại phóng xe đi đâu không rõ nhưng ngang qua đường tàu nó bị tàu hỏa cán đứt đôi người, xe máy cũng tan tành luôn, vậy là bây giờ nhà em khổ lắm anh ạ. Bố thì tù tội con thì chết, tài sản lại phải đền bù cho hàng xóm. Nhung vừa nói vừa mếu máo ngẹn ngào. Tôi nghe Nhung kể cũng thấy thương Nhung tôi đồng cảm với những hoạn nạn mà gia định cậu đang phải trãi qua. Tôi nói với Nhung: Anh nghe chú kể anh thấy rất thương cho chú, nhưng anh không hiểu sao chú lại có những hành động ngu xuẩn điên dại vậy? Chỉ có không đầy 2 trăm ngàn bạc sao chú không đi vạy mượn bà con xóm riềng làm kinh phí đi lại mà lại nghĩ ra cái trò trộm cắp xấu xa như vậy? Nhung nói: Nhà em nghèo quá anh ạ, đi vay đâu có dễ, mà khi vợ ốm em đã vay mượn nhiều nơi, bây giờ chưa có trả thì biết vay ai được nên em mới liều làm bậy thành ra khổ đời em. Vài ngày sau. khi mới mở cưa buồng giam xong quản giáo Trần Đình Thế cho gọi Nhung ra. Một lúc lâu thấy Nhung quay về buồng và cho biết rằng hôm đó là 49 ngày con trai của Nhung. Do hôm mới nhập trại Nhung có trình bầy với cán bộ về việc con trai mới bị tai nạn nên hôm nay cán bộ nhớ ngày, mua vào cho Nhung mấy gói kéo, một bó hương nho nhỏ. Cán bộ dẫn Nhung xuống buồng giam số 10 (buông giam chưa có phạm ở) mở buồng giam và cho Nhung vào đó đặt mấy gói bánh kéo lên bục nằm, thắp mấy nén nhang khấn vọng vong hồn con trai cho đỡ tư tưởng. Nhung nói: Dù rằng biết có thể vong hồn con của em không về đây được, nhưng em cũng thấy ngui ngoài trong lòng được một chút anh ạ! Việc làm của cán bộ Thế khiến em rất thấy tôn trọng. Ngày tháng cứ dần trôi, Lần lượt Anh Toàn, rồi cậu Hùng cũng tới ngày đi trại mới, buồng giam chúng tôi lại tiếp nhận them các tù nhân khác, mỗi người một tôi danh, mỗi người một hoàn cảnh, một cá tính, nhưng dừng như nhưng người sống cùng buồng với tôi ai cũng để lại trong tôi những kỷ niệm đáng nhớ với những câu chuyện đời tư của họ. Suốt 2 tháng ở nhà chờ C2 Nhung ở cùng buồng giam với tôi, đôi khi Nhung bị người này người khác trong buồng bắt nạt, vì Nhung không có tiền lưu ký, Nhung ăn thức ăn chúng với chúng tôi. Tôi cũng tranh thủ thời gian chia sẽ cho Nhung về niêm tin nơi Thiên Chúa, tôi kêu gọi Nhung an năn tội lỗi tiếp nhận Thiên Chúa. Trước khi chuyển đi trại khoảng 1 tháng, Nhung bằng lòng tiếp nhận Chúa. Hằng ngày tôi hướng dẫn giáo lý cho Nhung và một người anh em khác nữa, Tôi làm phép Báp Têm cho Nhung ngay trong buồng giam, trước sự chứng kiến của các tù nhân khác và trước sự hiện diện siêu nhiên của 3 ngôi Thiên Chúa. Nhung tiếp thu rất chậm, nhưng được cái rất hay hỏi tôi những gì chưa hiểu. Vì cách dạy và học của chúng tôi là phương pháp truyền miệng, nên chắc nhớ cũng được lâu. Khi chuyển trại Nhung ôm lấy tôi để chào tạm biệt, Nhung xem tôi như một người anh. Nhung hứa rằng khi ra tù sẽ tìm cách liên lạc với gia đình tôi và ghé thăm tôi. Quả nhiên Nhung hết án trước tôi, khi mới ra trại cậu đã gọi điện cho vợ tôi để hỏi thăm gia đình. Khi tôi ra tù được ít hôm Nhung cũng gọi điện chúc mừng. Từ đó anh em thường xuyên gọi điện cho nhau, tôi thường chia sẽ them cho Nhung về Thiên Chúa, kêu gọi Nhung tìm tới một hội thánh nào đó để sinh hoạt. Sau khi tôi đánh mất chiếc điện thoại củ có lưu số của Nhung tới giờ tôi không có số để gọi cho Nhung nữa, mà cũng chẳng thấy cậu ấy gọi cho tôi. Không biết giờ này Nhung và gia đình có khỏe không, cuộc sống kinh tế ra sao, tôi hy vọng sẽ có ngày gặp lại em, đặc biệt mong em đặt trọn niềm tin nơi Chúa, từ bỏ hẳn những hành vi trộm cắp xấu xa.
Thanh hóa ngày 6/4/2016
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 01628387716
******************
Kỳ 24 – Khi nào “cách mạng” thành công hãy nhớ tới tôi.
Thời gian cứ chậm chạp trôi qua theo quy luật muôn đời. Trại giam như những chuyếnxe buýt cử kẻ đi thì người lại đến. Một buổi chiều đầu xuân, tiết trời còn se lạnh. Quản giáo mở cửa buồng giam số 1 và đưa vào buồng một tù nhân tóc bạc trắng nhưng tuổi chỉ mới ngoài năm mươi. Anh này tên là Quang Văn Xuân người ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ an. Anh nguyên là chủ tịch của một xã vùng cao. Anh làm chủ tịch xã nhưng lại nghiện Ma túy rất nặng nên sau đó anh bị mất tiến nhiệm và cho về nghĩ sớm một lần. Kể từ khi thôi làm chủ tịch xã anh đã lao vào con đường buôn bán Ma túy để có tiền sử dụng thuốc hàng ngày. Anh thường lấy thuốc từ Tương dương mang về Thành phố Vinh để bán và rồi anh đã bị bắt đưa vào trại giam. Một vài ngày sau buồng chúng tôi lại đón một người khác nguyên là công an viên của một xã thuộc huyện Con Cuông, cậu tên là Lương Văn Còi nguyên nhân mà cậu phải vào tù thì lại rất trớ trêu. Theo như cậu kể lại thì vào một đêm trước tết nguyên đán năm năm 2012. Cậu và một người dân quân tự về đi tuần về tới gần nhà thì nghe có tiếng kêu cứu ở nhà bên cạnh, mà gia đình này lại là gia đình dì của cậu Còi. Còi và người dân quân đi cùng vội chạy vào tiếp cứu, khi vào tới nơi trước mắt họ là hai người mặc quần áo dân sự đang đè một cậu thanh niên là con chủ nhà ra để làm gì đó, trong khi nhà chỉ có mình cậu này ở nhà. Theo phản ứng tự nhiên, Coi dùng gạy vụt mạnh vào đầu của một người, người còn lại cũng bị cậu dân quân đi cùng đánh vào chân. bị đánh bất ngờ, cả hai người lạ mặt kia buông tay khỏi cậu thanh niên. Thừa cơ hội, cậu thanh niên kia vùng chạy mất. Lúc này hai người lạ mặt mới rút thẻ công an ra và nói ” Chúng tôi là công an huyện Tương Dương, chúng tôi đang thi hành nhiệm vụ, bắt người có lệnh truy nã” Cói nói: Tôi không biết các anh là ai, nếu là công an thì khi tới địa bàn này các anh phải thông qua chúng tôi. Các anh không làm vậy thì chưa hẳn các anh đã là công an. Còi và người dân quân tiếp tục tấn công hai người lạ mặt định khống chế đưa về công an xã để giải quyết, nhưng không được, vì họ đã gọi công an huyện Tương Dương và Con Cuông tới tiếp cứu. Còi biết đã đánh nhầm phải công an cấp cao hơn nên bỏ về nhà đi ngủ. Được ít hôm sau Còi và người dân quân đi cùng đã bị bắt và bị kết án. Vì Cói trước đây là đảng viên và là công an nên mức án được giảm nhẹ rất nhiều, cậu bị xử 9 tháng tù giam. Trong thời gian ngắn, anh Toàn và cậu Hùng đã chuyển đi trại cải tạo. Quản giáo chuyển tới buồng chúng tôi một anh tên là Trịnh Đăng Thiện, người ở Thành phố Vinh, nhưng thường sinh sống tại Tương Dương chuyên buôn bán mà túy, anh này đã bị kết án mười mấy năm tù, nhưng khi chỉ còn lại 3 năm nữa là hết án, anh lại bị bắt đưa về trại tạm giam để tiếp tục điều tra khởi tố vụ án mới do anh ta buôn bán ma tuy trong trại cải tạo. Quản giáo giao cho anh Thiện làm buồng trưởng buồng chúng tôi. Anh Thiện là người không ngay thẳng, trước mặt tôi thì làm ra vẻ rất tôn trong tôi và rất hiểu những việc tôi làm, nhưng anh lại thường ra ngoài gặp cán bộ để báo cáo lại những sinh hoạt trong buồng, đặc biết là tôi đã nói gì với ai như thế nào. Có hôm anh kể với tôi rằng: Vào những năm 1991 – 1992 anh có làm thợ xây dựng các doanh trại bộ đội tại trung đoàn 5 sư 324 nơi tôi đóng quân. Anh nói chính vào giai đoạn đó, lợi dụng việc đưa hài cốt liệt sỹ Quân tình nguyện Việt nam từ bên Lào về. Các lãnh đạo ngành Quân đội tại đơn vị này đã bỏ ma tuy vào các tiểu sành phủ khăn dã làm hài cốt liệt sỹ xếp lẫn trong xe chở hài cốt để đưa về Việt nam. Do anh làm thợ ở đó, có mối quen biết nên anh cũng nhận “hàng” từ trong đó để đi bán cho một số nơi. Kể từ đó anh trở nên nghiện ngập. Anh là thường hay gây xích mích với các thành viên trong buồng khiến nhiều anh em rất khó chịu. Được một thời gian ngắn cả buồng giam chúng tôi lại phải di chuyển từ buồng 1 xuống buồng giam số 10 vì được biết có tù nhân Trân Hữu Đức một trong nhóm 17 thành niên Công giáo và Tin Lành cũng bị đưa về giam tại buồng giam số 2 nên chắc lẽ vậy mà quan giáo chuyên tôi đi xuống buồng 10 để tách không cho tôi và Đức liên lạc với nhau. Tôi chỉ nghe cậu Hùng thường gọi là Hùng Linh, (vì bố cậu tên là Linh, một giang hồ xứ Vinh), nói cho tôi biết vậy. (vì cậu ấy làm Vệ sinh nhà giam nên được chay ra chạy vào đi trong khu vực nhà giam). Ít lâu sau các tù nhân trong buông lại lần lượt đi trại mới, chỉ còn tôi và Lương Văn Còi ở lại trong buồng, buông số 8 cũng chỉ còn 2 người nên quản giáo dồn tôi và Còi vào buồng 8 ở chúng với 2 tù nhân khác là anh Triệu Văn Bắc người ở Vinh Nghệ an, anh này trước đây là giam đốc một doanh nghiệp tư nhân gì đó, anh bị bắt vì tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” Anh đang trong thời gian thi hành án thì lại bị đưa về trại để điều tra thêm vụ án mới. Một người tên là Nguyễn Văn Dũng người Hà nội, anh này bị què cả hai chân, trước đây nghiện mà túy bị bắt cải tạo tại trại 6 Thanh Chương, không biết vì lý do gì mà anh lại bị què cả hai chân, mỗi khi đi thăm gặp người nhà thì phải có một tù nhân khác cõng anh đi. Ây vậy mà anh lại là một người buôn bán mà tuy trong trại giam và cũng bị đưa về giam giữ để điều tra tuy tối vụ án mới. Thời gian ở trong buông giam này anh Bắc kể cho tôi nghe một mẫu chuyện về cái xác của Hồ Chí Minh. Theo anh Bắc kể thì trước đây bố anh làm cán bộ trong một bộ gì đó trên Trung ưng. Bố anh kể lại rằng, ngay sau khi Hồ Chí Minh tắt thở, xác của ông đã được bí mật đưa đi chôn cất tại một khu đôi núi thuộc dãy núi Ba Vi Hà tây cũ. Nhưng muốn lợi dụng lòng sùng bái của nhân dân đối với Hồ Chí Mình nên Bộ chính trị và Trung ường đảng đã ngụy tạo xác HCM giả để đặt vào trong lăng cho tới ngày nay.
Trong thời gian bị giam tại đây gia đình tôi đã gửi được kinh thánh vào trại giam cho tôi đọc, nhưng quản giáo Trần Đình Thế chỉ đưa cho tôi đọc mỗi ngày 1 tiếng xong lại cất đi, theo vị quản giáo này nói thì quan giáo sợ Ban giám thị trại giam biết rằng quản giáo có cho tôi đọc kinh thánh thì anh ta sẽ bị khiển trách. Tôi đã tận dụng điều kiện này để chứng đạo và làm báp têm cho anh Quang Văn Xuân và cậu Lương Văn Còi tin nhận Chúa.
Chiều ngày 26/07/2012 tôi được quản giáo gọi ra gặp gỡ và thông báo: Sáng mai anh sẽ chuyển đi trại Hà Nam. Anh chuẩn bị hành lý để chắc sáng sớm là đi đấy, ra đó mấy tháng nữa là anh về thôi. Những ngày tháng anh ở đây với tôi, anh có gì muốn nói hay nhắn gửi tôi không? Tôi trả lời: Rất cám ơn cán bộ đã có những quan tâm tới tôi trong thời gian cán bộ quản lý nhà giam này. Tôi hy vọng cán bộ phát huy tình thần trách nhiệm, sống vì lương tâm hãy tiếp tục đối xử nhân ái với những tù nhân mà ông quản lý. Tôi nghe nói cán bộ sắp cưới vợ, xin chúc cán bộ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Quản giáo Thế cũng chúc tôi giữ gìn sức khỏe, hết án về sống vui vẻ với gia đình và thành công trong cuộc sống, quản giáo còn dặn thêm: Khi nào “cách mạng” thành công anh nhớ tới tôi nhé!
“Còn nữa”
Thanh hóa ngày 7/6/2016
Nguyễn Trung Tôn
Filed under: Nguyễn Trung Tôn |
Trả lời