Ngày 1/5 và ngày 8/5 tại Hà Nội, Sài Gòn và các nơi khác đã nổ ra cuộc biểu tình đòi lại Biển xanh với hàng ngàn người tham gia tạo nên một sinh khí chính trị mới tại Việt nam làm nức lòng những người ưu tư với vận nước “Một hy vọng đã vươn lên” . Thế nhưng ngày 15/5 các cuộc biểu tình đã hoàn toàn bị chận đứng từ trong trứng nước. Như vậy chúng ta đã thất bại hay thành công ? Nếu thành công với ý nghĩa gì? Tiếp tục đọc →
16.05.2016 VOA Tổng thống Obama vẫy chào từ Air Force One.
Chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama vào tuần tới đã khiến giới truyền thông Mỹ chú ý nhiều hơn tới các vấn đề trong quan hệ Việt-Mỹ.
Một số tờ báo có uy tín đã đăng bài xã luận nói lên quan điểm của họ về ý nghĩa của chuyến đi thăm Việt Nam, về vấn đề Tổng thống Obama nên đề cập những đề tài gì với giới lãnh đạo Hà Nội.
Người Việt hải ngoại biểu tình trước Tòa đại sứ Việt Nam ở thủ đô Washington DC, kêu gọi bảo vệ môi trường sống tại Việt Nam. https://www.youtube.com/user/RFAVietnamese
Tú Anh
Đăng ngày 16-05-2016 Sửa đổi ngày 16-05-2016 17:11 RFI
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc tuần hành phản đối công ty Formosa tại Hà Nội, ngày 01/05/2016.REUTERS/Kham
Truyền hình và báo chí chính thức tại Việt Nam quy buộc cho đảng Việt Tân và các « thế lực phản động » trong và ngoài nước « xúi giục » dân chúng xuống đuờng biểu tình trong ba ngày Chủ nhật liên tiếp của tháng 5. Một số nhà hoạt động đã phản ứng tức khắc, lên án chính quyền vu khống.
Trong bản tin 11 phút ngày 15/05, đài truyền hình VTV1 cảnh báo dân chúng Việt Nam đừng nghe theo lời kêu gọi biểu tình của các « lực lượng phản động » lợi dụng thảm nạn môi trường để làm một cuộc « cách mạng Cá ».
Khách tham quan chụp hình trước tượng Mao Trạch Đông và tướng Chu Đức (Zhu De) tại một viện bảo tàng ở Tứ Xuyên.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Libération hôm nay 16/05/2016 có bài viết về « Thế hệ mất mát của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc ». Cách đây 50 năm, Mao Trạch Đông tung ra một chiến dịch đàn áp dài hơi, làm cho nhiều triệu người chết và ngày nay, thập kỷ đẫm máu này vẫn là điều cấm kỵ tại Trung Quốc. Tiếp tục đọc →
Vậy là hơn 40 ngày, nhà cầm quyền vẫn loay hoay và lúng túng trong việc công bố nguyên nhân hủy hoại môi trường sống ở biển miền Trung.
Loay hoay và lúng túng
Họ loay hoay đổ lỗi cho tảo độc, loay hoay trong việc xác định nguồn ô nhiễm, lúng túng khi người ta hỏi đến ổ nhiễm độc Formosa, lúng túng khi người dân đòi công khai, minh bạch về nguyên nhân thảm họa và vai trò của nhà nước “của dân, do dân, vì dân” ở đâu.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh tọa kháng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Một bức ảnh được người dân Sài Gòn ghi lại trong chiều 15/5 tại khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh ngồi tọa kháng tại đây và được một số người mặc thường phục đưa đi.
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Chênh công bố ông sẽ tọa kháng vào ngày 15/5 với biểu ngữ: “Cứ đánh vào mặt tôi! Nhưng hãy trả lại cho dân cá sạch/biển sạch/môi trường sạch”.
Tiến sĩ Đinh Hoàng ThắngGửi cho BBC từ Việt Nam BBC
Tổng thống Obama tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam tại nhà trắng đầu tháng Bảy năm 2015
Nhiều chỉ dấu cho thấy sẽ có thêm đột phá về chất trong quan hệ Mỹ—Việt. Đồng vọng của chuyến công du trong trường hợp ấy sẽ lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở khu vực.
Nếu Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam như một chuyến thăm xã giao, phát ngôn của ông chỉ là thông điệp cuối nhiệm kỳ. Chỉ còn mấy ngày nữa, mọi đồn đoán sẽ được sáng tỏ.
Tân bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng nói ông muốn trị nghiêm những ai kích động, lợi dụng biểu tình biển đông, môi trường để âm mưu lật đổ.
Tân bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh của Việt Nam muốn xử nghiêm hành vi lợi dụng việc người dân muốn bảo vệ môi trường để kích động biểu tình, âm mưu lật đổ Đảng và nhà nước, theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 15/5/2016, báo Thanh niên, diễn đàn của hội liên hiệp thanh niên Việt Nam đưa tin ông Đinh La Thăng cùng một số ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa 14 đã có tiếp xúc với cử tri ở huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh và có phát biểu về vấn đề xúi giục, kích động biểu tình.
“Nội Chiến Trong Đảng Con Voi Mỹ”, Con Voi to lớn với một cặp ngà dài là hình ảnh đại diện của Đảng Cộng Hoà Mỹ. Khi nói rằng “Nội Chiến Trong Đảng Con Voi Mỹ” và trình bày một tấm hình chụp hai con voi đang đối mặt, so cặp ngà với nhau là một cách nói châm biếm, hài hước, phóng đại hơi quá đáng để mô tả tình trạng lủng củng, khủng hoảng lãnh đạo trong nội bộ của Đảng Cộng Hoà Mỹ trong thời gian bắt đầu cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ diễn ra trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở các tiểu bang. Cho tới ngày nay vẫn còn lủng củng nội bộ! Tiếp tục đọc →
Có nhận xét cho rằng tại một nước độc tài khi lợi tức bình quân tiến lên khoảng 4000 USD sẽ dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ vì khi đó một giới trung lưu được hình thành vững chắc, ý thức quần chúng lên cao đòi hỏi sự có sự tham dự và pháp trị trong mọi sinh hoạt của xã hội để quyền lợi của mọi người được bảo vệ đồng đều. Nhưng ngược lại ở một nước dân chủ tiến bộ nhưng khi thành phần trung lưu bị thụt lùi thì cơ nguy quá khích dẫn đến độc tài lại nổi lên. Điều này đã từng xảy ra ở Đức trong những năm 1930 và có dấu hiệu hiện đang tái diễn tại nhiều quốc gia Âu-Mỹ.