Thụy My
Đăng ngày 06-05-2016 Sửa đổi ngày 06-05-2016 15:53 RFI
Tổng bí thư Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, 28/10/2013.REUTERS/Jason Lee
Là nơi ươm mầm các lãnh đạo, trong đó có thủ tướng Lý Khắc Cường, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản danh giá nay dường như đã bị lọt vào tầm ngắm của chủ tịch Tập Cận Bình. Tình hình này cho thấy có thể đang diễn ra đấu đá nội bộ trên thượng tầng của chế độ Trung Quốc.
Được thành lập từ năm 1920 để phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin đến các thanh niên Trung Quốc tuổi từ 14 đến 28, Đoàn thanh niên Cộng sản, tổ chức thanh niên trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), xưa nay luôn là lò đào tạo những cán bộ tương lai cho Đảng.
Ngoài đương kim thủ tướng, người tiền nhiệm của Tập Cận Bình là cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào – nguyên bí thư Trung ương Đoàn – là biểu tượng thành công của phe Đoàn thanh niên, một tổ chức mà hầu như tất cả những người trẻ tuổi ở Trung Quốc phải gia nhập nếu muốn tiến thân.
Bắc TT : Đại hội Đảng khẳng định quyền lực tuyệt đối của Kim Jong Un
Cờ đảng Lao Động Bắc Triều Tiên được treo khắp nơi ở Bình Nhưỡng nhân dịp Đại hội, 06/05/2016.REUTERS/Damir Sagolj
Chế độ cha truyền con nối Bắc Triều Tiên vốn vẫn thường xuyên thu hút sự chú ý của thế giới bởi những lời lẽ và chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đầy khiêu khích lại trở thành tâm điểm thời sự bởi sự kiện đại hội Đảng Lao Động Bắc Triều Tiên hôm nay khai mạc tại Bình Nhưỡng sau 36 năm không tổ chức. Tiếp tục đọc →
Buổi chiều tháng Tư, nhạc sĩ Bảo Chấn ngó mông lung ra con đường, chép miệng: “mới còn hẹn nhau ngồi cà phê, vậy mà chưa gặp, ảnh đã đi”.
Đó là khi ông hay tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 rời bỏ cuộc chơi trần gian. Tin loan đi, gõ cửa nhà từng người quen, như nhắc vòng quay của vũ trụ vừa điểm, vừa xướng tên một người. Sớm mai chớp mắt, bất ngờ thời gian sững lại, báo tin rằng giọng nói ấy, ngón đàn ấy nay đã là thiên thu.
Thủy triều đỏ tại một bãi biển ở Trung Quốc hôm 15/7/2011. Ảnh minh họa.
AFP photo
Nghe hoặc Tải xuống
Để tìm hiểu nguyên nhân cá chế hàng loạt ở miền Trung, Việt Nam cho thành lập Hội đồng Chuyên gia Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia với hơn 100 chuyên gia của trên 30 viện nghiên cứu. Tuy nhiên đến lúc này vẫn chưa có kết luận cụ thể cá chết là do hóa chất độc hại hay do tảo độc.
Một nhà khoa học nghiên cứu về hải dương nói trong Bàn tròn thứ Năm rằng, vụ cá chết là thảm họa môi trường nghiêm trọng, đã có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân dựa trên bằng chứng khoa học mà giới chức Việt Nam không nên “để lâu hơn nữa.”
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tác An nói trong thảo luận trực tuyến hôm 05/05: “Cá chết là thảm họa môi trường, không nên để lâu nữa. Theo quan điểm của tôi, những cơ sở đấy [chứng cứ khoa học] có thể kết luận được nguyên nhân rồi.
Ba tuần sau khi dân Hà Tĩnh thấy những con cá chết giạt vào bờ biển, trước cảnh lúng túng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chính quyền Cộng Sản, nhật báo Người Việt đăng tin: “Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như ‘sắp chết.’” Tiếp tục đọc →
San hô, cũng còn được mệnh danh là “rừng rậm của biển”, đang bị đe dọa khắp nơi. Trong ảnh, loài san hô Acropora pulchra.Ảnh : Wikipedia
Việc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển Đông, mà rõ nhất là tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn về sinh thái. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy diện tích san hô tại bảy thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát giảm ít nhất gần 30%. Việc hủy diệt san hô – nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá biển – đe dọa nguồn hải sản nuôi sống hàng chục triệu cư dân ven bờ. Nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi các nhà khoa học trong khu vực hợp tác và xây dựng khu vực biển được bảo vệ tại Biển Đông, trước khi tình hình trở nên quá muộn. Tiếp tục đọc →