nguyenhuuvinh
Mon, 05/02/2016 – 01:04 RFA
Sáng 1/5/2016, thông tin từ chiều qua lan truyền trên mạng là sự bố ráp công phu của nhà cầm quyền VN dùng các lực lượng ăn tiền dân để đi… canh giữ nhân dân. Ai cũng biết rằng họ đang lo ngại một cuộc bày tỏ ý kiến, sự lo lắng và đồng hành của người dân đối với các nạn nhân chịu khó khăn vì biển ô nhiễm.
Những ngày nửa cuối tháng 4/2016, sự kiện các biển chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, từ Hà tĩnh đến Thừa thiên – Huế đã khiến cho dư luận xã hội vô cùng bức xúc. Trong không khí nóng bỏng ngùn ngụt của dư luận xã hội, không chỉ bực tức trước sự lúng túng của lãnh đạo chính quyền, trong việc giải quyết khủng hoảng trong một thảm họa môi trường hết sức trầm trọng, mà dư luận còn bức xúc trước việc loanh quanh bao biện khi đưa ra các kết luận phản khoa học, với ý đồ bao che và chạy tội. Tiếp tục đọc →
Trước đây, về mùa khô, khu vực này luôn đông khách du lịch với những chòi tạm lãng mạn cất trên mực nước hiền hòa. Giờ thì mọi căn lều đều có thể bị phá hủy chỉ vì nước đổ về chớp mắt
Kaeng Khut Khu là một khu du lịch nằm bên bờ sông Mekong. Với người Thái Lan ở tỉnh Loei, mùa khô nhất hàng năm, dân làm cá vẫn bộn tiền mùa du lịch. Nhưng giờ đây, du lịch cũng “đói” khi con sông quẫy mình theo… thủy điện.
Cá tại một số tỉnh miền Trung chết hàng loạt trong nhiều tuần qua.
Thủ tướng Phúc khẳng định vụ cá chết là sự cố nghiêm trọng về môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân ven biển miền Trung.
Trong khi ông Phúc nhìn nhận đây là sự việc “bất thường” và là “lần đầu tiên” xảy ra tại Việt Nam trên vùng biển rộng, ông cũng nói về một số “bất cập”.
Trên cương vị Bộ trưởng Bộ TNMT, vừa qua anh trả lời báo chí, nhất là trên tờ Tuổi trẻ liên quan đến vụ cá chết ở duyên hải miền Trung và Formosa thể hiện trách nhiệm của mình là điều độc giả cần ghi nhận. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của người làm công tác khoa học và nhà báo công dân, tôi muốn làm rõ những vấn đề mà chúng ta cùng quan tâm để giúp anh có thêm thông tin, tham khảo. Tiếp tục đọc →
Sau Đại hội Đảng khóa XII và Quốc hội khóa XIV (còn đang tranh cãi) ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang đứng trước những thách thức quá lớn so với năng lực thực sự của mình. Họ phải đối phó không những với ngân sách thâm hụt, kinh tế tụt hậu, văn hóa-xã hội suy thoái, mà còn với cải cách thể chế, cải thiện nhân quyền, điều chỉnh quan hệ với Trung-Mỹ trước vấn nạn Biển Đông. Tổng thống Obama sang thăm cuối tháng này cũng là một thử thách lớn. Chưa hết, thảm họa môi trường do hạn hán và ngập mặn tại đồng bằng sông Mekong chưa qua, thì thảm họa cá chết do nhiễm độc môi trường biển tại Miền Trung đã ập tới.