Thủ tướng Ấn Độ Nardendra Modi và Tổng thống Sri lankais Maithripala Sirisena, tại thủ đô Colombo, ngày 13/03/2015.REUTERS/Dinuka Liyanawatte
Trong dòng thời sự Châu Á, Le Monde số ghi ngày 28/03/2015 có một bài viết đáng chú ý liên quan đến vùng Ấn Độ Dương. Tờ báo ghi nhận trong hàng tựa sự kiện : « Trung Quốc muốn tránh bất hòa với Sri Lanka », và giải thích bên dưới : « Thay đổi chính trị ở Colombo kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương ». Tiếp tục đọc →
Từ phong trào đòi dân quyền trong thập niên 1960, trong 50 năm qua người Mỹ đã có quyết tâm xóa nạn kỳ thị chủng tộc. Và kết quả là: “không còn sự kỳ thị công khai, nhưng vẫn còn sự phân biệt chủng tộc”
Đó là kết luận của giáo sư Fredrick C. Harris và tiến sĩ Robert C. Lieberman trình bày trong cuốn sách “Beyond Discrimination: Racial Inequality in a Postracist Era” hai vị viết chung. Giáo sư Fredrick Harris là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị – Xã hội về người Mỹ gốc Phi châu tại đại học Columbia. Tiến sĩ Robert Lieberman là giáo sư Khoa học Chính trị tại đại học Johns Hopkins . Tiếp tục đọc →
Posted by adminbasam on 28/03/2015 Basamnews Lời giới thiệu của ông David Brown
Bài phân tích của GS David Shambaugh đăng ngày 6 tháng 3 trên báo Wall Street Journal, một tờ báo lớn của Mỹ, quan trọng không chỉ về nội dung của nó mà còn ở chỗ tác giả là một ‘ngôi sao nhạc rock’ trong số các học giả Trung Quốc. Được biết, một cuộc thăm dò của các học giả Trung Quốc đánh giá Shambaugh là một chuyên gia nước ngoài về Trung Quốc có tầm ảnh hưởng nhất, được xếp vào hàng thứ hai.
Posted byadminbasam on 27/03/2015 Infonet
Văn bản ĐH Lâm nghiệp “quản” phát ngôn: Lỗi soạn thảo văn bản!
27-03-2015 Basamnews
Khẳng định có ban hành văn bản song theo đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp, nội dung liên quan đến đề nghị xử lý của phòng PA83, Công an Hà Nội trong văn bản là do “lỗi của người soạn thảo văn bản”.
Ngay sau phiên tòa phúc thẩm, tôi tiếp tục viết đơn kháng án theo thủ tục giám đốc thẩm. Những ngày tháng chờ đi trại là thời gian dài dằng dặc, mong chờ ngày ra khỏi ngục giam để cho bớt cảnh cô đơn, lạnh lẽo trong buồng giam riêng biệt. Và cái gì đến sẽ đến, ngày 18/6/2011, chiếc xe đặc chủng của trại giam cộng sản đưa tôi đi nhập trại. Không biết đi trại nào, hỏi cán bộ không một ai tiếp lời. Mặc thây, đi đâu cũng được, nhà tù nào cũng cùng một khuôn mẫu của chế độ này. Tôi tự nhủ. Nhìn ra lỗ thông hơi trong thùng xe, vẫn nhận ra xe đi qua các địa danh thành phố: Bắc giang, Bắc ninh, Hà nội, đến Thành phố Phủ lý thuộc tỉnh Hà nam, xe rẽ trái và đã rõ là mình nhập trại Nam hà, một trại giam nổi tiếng mà tôi biết đến đã lâu. Xe đưa tôi vào trại, một viên sỹ quan đeo quân hàm trung tá có tên Quảng dẫn tôi đến bàn tiếp nhận phạm nhân, hỏi thăm tôi: Tiếp tục đọc →
Nước Úc vừa tiễn đưa cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser về nơi an nghỉ cuối cùng.
Tin về lễ an tang của ông là tin hàng đầu được truyền thông Úc truyền đi vào thứ sáu 27/3/2015. Rầm rộ như trước đây đã thông tin những chính sách công bằng do ông đề xướng, trong đó có việc mở cánh cửa nước Úc đón nhận thuyền nhân Việt Nam. Tiếp tục đọc →
Một tỉnh đổ ra 165 tỉ đồng tiền thuế của dân xây nhà khách tỉnh nguy nga nhất nước. Lại thản nhiên đổ tiếp 411 tỉ đồng tiền thuế của dân xây tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á. Rồi tỉnh ngửa tay xin nhà nước 1500 tấn gạo cứu đói vụ giáp hạt 2015!
Đây không phải chỉ là hiện thực ở riêng tỉnh Quảng Nam mà là hiện thực đang diễn ra ở cả nước của một bộ máy công quyền kiêm nhiệm cả sản xuất kinh doanh nhưng không làm ra nổi một xu lại ham tiêu tiền tỉ. Tiếp tục đọc →
Sáng ngày 28/3 nhiều thành viên của hội Cựu Tù nhân lương tâm khi chuẩn bị ra Hà Nội gặp gỡ các nghị viên quốc tế khi Liên Minh Nghị viện thế giới IPU nhóm họp lần thứ 132 để trao kiến nghị đã bị an ninh chặn đứng, sách nhiễu và có người còn bị giam giữ.