Trao đổi với BBC, bà Phạm Chi Lan, người từng nằm trong ban cố vấn về kinh tế cho thủ tướng, cho rằng đánh giá lạc quan của Chính phủ về tình hình kinh tế Việt Nam là chỉ ‘căn cứ vào những con số của Tổng cục Thống kê và những phân tích của các bộ, ngành’.
Trước đó, trong một phiên họp thường kỳ, nội các của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng kinh tế Việt Nam ‘đang tiếp tục đà phục hồi trong tất cả các ngành’ với các chỉ số như tăng trưởng GDP cao hơn, sản xuất công nghiệp tăng, lạm phát thấp, chỉ số giá tiêu dùng thấp.. Tiếp tục đọc →
Thời hạn cuối cùng của lệnh tạm giữ, cơ quan an ninh điều tra bộ công an A92 đã ra quyết định kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh, đồng thời đề nghị Viện Kiểm Sát truy tố ông Vinh vào điều 258 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN.
Theo như bản KLĐT này miêu tả, thì Cục bảo vệ chính trị 6 thuộc tổng cục an ninh 1 BCA đã phát hiện và trao đổi với cơ quan an ninh điều tra ANĐT để cáo giác hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Vinh vào ngày 01/4/2014. ( ngày cá tháng tư !!) Tiếp tục đọc →
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-30 RFA
Cận cảnh đập phụ đê Đầm Hà tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh bị vỡ vào sáng ngày 29 tháng 10, 2014
Báo Dân Việt
Đập phụ đê Đầm Hà tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh bị vỡ vào sáng hôm nay. Vụ việc vỡ đập này khiến cho nhiều khu dân cư bị ngập nước và chừng 5 ngàn người dân bị cô lập. Những nơi bị ngập nước do vỡ đập được cho biết là các khu phố Lý A Cỏong, Chu Văn An tại thị trấn Đầm Hà và các xã Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Lâm, Dực Yên…
Công ước cấm việc tra tấn, và yêu cầu các bên ký kết phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn ở bất kỳ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình. Việc cấm này là tuyệt đối và không được vi phạm. Không có bất cứ trường hợp đặc biệt nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn. (Quy định của của Liên hợp quốc về chống tra tấn)Tiếp tục đọc →
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-10-30 RFA
Ngày 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Tiếp tục đọc →
Đập phụ đê Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh bị vỡ vào sáng hôm nay, khiến 5.000 dân bị cô lập. Những nơi bị ngập nước là các khu phố Lý A Cỏong, Chu Văn An tại thị trấn Đầm Hà và các xã Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Lâm, Dực Yên.
Đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, vùng lãnh hải tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam.(DR)
Ngoại trưởng Philippines, ngày hôm nay, 30/10/2014, cho biết, Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Hà Lan, có thể ra phán quyết trong quý một năm 2016, về vụ Manila kiện Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Anh Vũ
Đăng ngày 30-10-2014 Sửa đổi ngày 30-10-2014 16:04 RFI
Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi có khả năng sẽ giành thắng lợi trong kỳ bầu cử lập pháp 2015.REUTERS/Soe Zeya Tun
Một năm trước cuộc tuyển cử quan trọng, hôm nay 30/10/2014, Tổng thống Miến Điện lần đầu tiên kêu gọi đối thoại cao cấp giữa giới quân sự và các đảng phái chính trị, kể cả đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
Chúng tôi vừa nhận được bản “Kết luận điều tra” về cái gọi là “Vụ án Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng bọn lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân“, do Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an lập ra.
Bản Kết luận Điều tra này không có chữ nào nhắc tới trang Ba Sàm, mà chỉ nói về DĐ Xã hội Dân Sự và trang Chép Sử Việt, hoàn toàn khác với các thông tin mà báo chí đã đăng tải trước đây. Hoặc là các nhà báo đã bịa đặt thông tin, vu khống, trong những bài báo liên quan đến vụ này, hoặc nếu báo chí dựa vào nguồn tin của an ninh để viết bài, điều đó có nghĩa là cơ quan an ninh bắt người trước, sau đó tìm chứng cứ để hợp thức hóa sau vụ bắt giữ?!
Tương lai “Trung Hoa” của các siêu sao thung lũng Silicon
Các tập đoàn mạng Trung Quốc được cho là trả lương khá hào phóng cho các kỹ sư nước ngoài. REUTERS
Một mặt trận công nghệ mới đã mở ra tại Trung Quốc. Ông chủ của các tập đoàn công nghệ cao và mạng internet không ngần ngại thu hút những « bộ óc » uyên thâm đang làm việc cho những đối thủ Mỹ. Báo Le Monde (30/10/2014) phản ánh sự kiện trên dưới tựa đề : « Tương lai Trung Hoa của các siêu sao thung lũng Silicon ».
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bằng lòng đổi chủ quyền Biển Đông để được sống yên ổn bên cạnh nước láng giềng Trung Quốc sau kỳ họp lần thứ 7 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội ngày 27/10/2014.
Kết qủa này thật ra đã được đồng ý trên nguyên tắc giữa hai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam và Lý Khắc Cường của Trung Quốc tại cuộc họp tại Milan, Italy ngày 16/10/2014, bên lề Hội nghị cấp cao ASEM-10 (The Asia–Europe Meeting,ASEM ). Tiếp tục đọc →
Một người yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ, dân oan, chống giặc ngoại xâm… từng phải chịu tù đày nhiều năm nay lại bị cưỡng xuất ra nước ngoài như anh Điếu Cày có được vài thuận lợi nhưng cũng phải giải quyết rất nhiều khó khăn, hạn chế.
Trước hết đó là anh phải mất khá nhiều thời gian nhằm thích nghi và ổn định cuộc sống như ngôn ngữ, tư cách pháp nhân, những trang bị thiết yếu, chuyện di chuyển, ăn ở, khám chữa bịnh, phong tục tập quán, thời tiết khí hậu, công ăn việc làm, đoàn tụ gia đình, các mối quan hệ… Những việc “linh tinh” mà với nhiều người VN khi đi định cư ở nước ngoài (Việt kiều) với rất nhiều thuận lợi, được chuẩn bị trước… thường cũng phải mất nhiều năm cho việc tái hòa nhập này. Tiếp tục đọc →
Một vị tướng bốn sao với những huy chương đầy ngực do những chiến công hiển hách nào đó trong quá khứ không đủ để chứng minh cho binh sĩ thuộc cấp hay người dân trong hiện tin tưởng được tài năng và đức độ của ông qua những việc làm không được vinh quang. Tiếp tục đọc →
Theo cùng cây đũa hòa nhịp của Ban Tuyên Giáo, báo chí Việt Nam đồng loạt cất tiếng ca vang lừng về chuyến đi Âu Châu kéo dài một tuần vào trung tuần tháng 10.2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có báo còn giật tít khá “giật gân” để câu độc giả (1). Tuy nhiên, nếu đọc kỹ những tin tức đó, người ta không thấy thành quả cụ thể nào trong chuyến đi của ông Dũng ngoài những tiếp xúc ngoại giao bình thường. Sau cuộc hội đàm với ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu ngày 12.10, ông Nguyễn Tấn Dũng không ký kết được Hiệp định Tự do Thương mại giữa EU-VN (EVFTA) như mong muốn. Nước Đức hẳn là quốc gia trọng tâm trong chuyến “du thuyết” của ông Nguyễn Tấn Dũng nên ông đã dừng chân ở đó đến 3 ngày, nhưng theo nhận xét của giới quan sát quốc tế, cụ thể như BBC qua bài ”Đức im ắng về chuyến thăm của ông Dũng” (2), thì giới truyền thông hầu như chẳng đả động gì đến sự có mặt của ông thủ tướng CSVN tại nước họ. Hiện tượng này hẳn nhiên không được các báo tại Việt Nam ghi nhận. Tiếp tục đọc →