Posted by chuyenhoavietnam
Kateřina Procházková (rozhlas.cz)
Người dịch: Nguyễn Cường (vietinfo.eu)
Cập nhật lúc 23-01-2014
Người dịch: Nguyễn Cường (vietinfo.eu)
Cập nhật lúc 23-01-2014
Cập nhật lúc 23-01-2014 (vietinfo.eu)Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Hình ảnh trong cuộc biểu tình ngày 17.7 tại Hà Nội (luongtamconggiao.wordpress.com)
Người Tiệp thường nghĩ, dân Việt Nam họ rời bỏ quê hương mình chỉ vì lý do kinh tế và làm giàu. Có điều, trước hết chúng ta phải nhớ rằng Việt Nam vẫn là nước có chế độ cộng sản, nơi mà tự do báo chí, tự do internet hoàn toàn không tồn tại. Những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ bị bắt giam và cầm tù. Hoặc, người nông dân thì thường xuyên bị chính người cộng sản chiếm đoạt đất đai mà chẳng hề được đền bù.
Phóng sự của cô Kateřina Procházková, Đài phát thanh Séc ČRo Plus, sẽ được phát vào lúc 18:40 và phát lại vào lúc 23:40 hôm nay 23.1.2014. Xin mời các bạn đón nghe.
Số người dám thẳng thắng chống lại hay lên tiếng chỉ trích chế độ không nhiều vì họ thường xuyên bị đe dọa và trừng phạt bởi những bản án nhiều năm tù đầy. Theo đánh giá của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) cho biết, tình hình vi phạm nhân quyền, quyền tự do báo chí, tự do ngôdơn luận, tự do hội họp đang xảy ra. Liên Hiệp Quốc đánh giá có chiều hướng càng xấu đi.
Những năm gần đây, đã có những tiếng nói cảnh báo về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Tình hình không những không được cải thiện; mà ngược lại, như việc tự do sử dụng internet hay các mạng xã hội còn xấu đi nghiêm trọng. Không thực hiện cam kết về tự do ngôn luận, chính quyền bắt đầu có những hành động đàn áp và trả đũa những tiếng nói chỉ trích hay phê phán trên các mạng xã hội.
“ Ở Việt Nam, chúng tôi không thể công khai nói lên những điều mình nghĩ. Khi định lên tiếng, ngay lập tức chúng tôi trở thành khó chịu với chính quyền, bị đưa vào tầm ngắm và danh sách theo dõi của công an. Chính quyền muốn kiểm soát và gây ảnh hưởng tới tất cả những gì chúng tôi công bố hay đưa lên mạng. Họ không chỉ theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội mà cả trong cuộc sống thường ngày. Họ muốn kiểm soát không chỉ những gì chúng tôi làm, mà cả những gì chúng tôi nghĩ” Anh Chí, một thành viên của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cho biết.
Quyền sở hữu không quyết định
Thành viên Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Anh Chí cho biết về tình trạng tham nhũng ở đây. Cùng với các bạn bè của mình, Anh Chí có đầy đủ các bằng chứng về việc cưỡng chế, thu hồi đất đai bất công đối với nông dân. Chúng tôi đã được tận mắt quan sát và chứng kiến việc người nông dân ở Việt Nam bị mất đất, bị cưỡng chế thu hồi đất đai nhanh ra sao trong buổi đi khảo sát hôm sau tại một làng nhỏ cách Hà Nội 30km về phía nam, nơi có hơn 1200 gia đình nông dân đang chiến đấu để giữ ruộng đất của mình.
Sau nửa giờ vượt ổ gà, chúng tôi đến làng. Vài trăm nóc nhà, ủy ban xã nằm ở trung tâm, gần đó thấy những người phụ nữ đang làm đập bụi chăn màn và ở xa thấy một nghĩa trang nhỏ. Đằng sau của bức tường nghĩa trang chúng tôi chứng kiến những nhát bổ không thương tiếc của máy xúc, máy đào bổ xuống đồng ruộng mà mới đây mấy tháng quyền sử dụng ruộng đất vẫn đang thuộc những người nông dân ở đây.
“Họ lấy hết cả ruộng đất của tôi. Tôi sẽ sống bằng cách nào đây? Tôi làm ruộng từ khi sinh ra. Tôi chỉ biết bán những gì do mình trồng nên. Giờ bị mất đất, mất ruộng, tôi và vợ tôi không còn việc gì để làm.Chúng tôi không biết sẽ sống ra sao” Lê Văn Dũng, một nông dân đã nhiều năm làm nghề nông ở vùng ngoại thành Hà Nội nói với chúng tôi. Gần một năm trước đây, một công ty liên doanh đã cưỡng chiếm đất đai của gia đình ông cũng như 4000 nông dân ở trong làng. Hiện họ đang xây những khu nhà hiện đại cho giới nhà giàu.
“ Họ ép buộc chúng tôi bán đất rất tàn bạo. Những người chấp nhận thì được họ đền bù cho vài nghìn, chúng tôi, những người không đồng ý thì họ đàn áp. Họ cho công an và quân đội đến xua đuổi chúng tôi”, ông Lê Văn Dũng cho biết. Khu nhà ở cao cấp này do công ty Việt Hưng thi công và theo thông lệ ở Việt Nam thì họ chẳng cần phải giải thích gì cho ai hết. Họ cứ cho máy xúc, máy ủi đến và khỏi cần quan tâm tới người dân. Chủ của công ty có quan hệ với giới chức lãnh đạo đảng Cộng sản nên họ chẳng mảy may lo sợ. Đối lập lại chỉ có những người đấu tranh đơn lẻ.
Ngày xảy ra bạo động, một nhóm những người đấu tranh còn thu hình bằng video toàn cảnh cưỡng chế đất đai trong làng. Từ nóc của một ngôi nhà, họ ghi lại cảnh đánh đập nông dân của những người mặc quân phục màu xanh. Những người hoạt động đã biết phối hợp chiến thuật với người nông dân.
“Các bác phải viết đơn và kiến nghị gửi lên quốc hội và gửi cho từng đại biểu. Đồng thời, chúng tôi cũng giúp và sẽ đưa video lên trên mạng, trên blog của mình”, một người hoạt động và giúp đỡ nông dân đã nhiều năm có tên là L nói. Bản thân ông ta cũng bị mất việc khi chủ phát hiện ra ông viết blog và lên tiếng phê phán những sự việc xảy ra trong nước.
Internet giúp giữ tự do.
Những người hoạt động như ông L đã tập hợp lại và hỗ trợ lẫn nhau, bloger Anh Chí cho biết.“ Tại Việt Nam, lãnh đạo bởi chính quyền độc đảng, bởi chế độ cộng sản. Họ muốn kiểm soát tất cả – báo chí, tivi, đài phát thanh. Duy nhất còn có chút tự do đó là Internet. Thế nhưng, mỗi khi chúng tôi lên tiếng chống lại những trò bẩn thỉu- như cưỡng chế đất đai, tham nhũng hay hối lộ, thì ngay lập tức họ bóp chẹt chúng tôi. Họ theo dõi chúng tôi không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà còn theo dõi cả trên mạng” Bloger Anh Chí cho biết.
“ Tất cả chúng tôi đều đã từng bị bắt bớ hoặc đánh đập ở đồn công an..và rất nhiều lần” một người hoạt động đi cùng tên Nguyễn, từng là phóng viên kể tiếp. Cũng theo ông nói thì tòa án và công an chỉ thực hiện lệnh, chỉ thị của đảng và chính quyền.
“Đảng và chính phủ kiểm soát tất cả mọi khía cạnh về nhân quyền. Mặc dù cũng có tồn tại luật để thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do pháp biểu như ở các nơi nhưng thực tế thì không phải như vậy. Chúng tôi chẳng có quyền gì hết. Kể cả khi chúng tôi khiếu kiện lại, luật sư chẳng được phép bảo vệ quyền và tự do của thân chủ, tòa không cho phép họ làm như vậy. Những phiên tòa thường diễn ra nhanh chóng và kết thúc là sự thua cuộc của thân chủ”, một nữ luật sư được nhiều người biết tại thành phố Hồ Chí Minh cho hay. Thành phố này cách Hà Nội 1700km, nửa thứ hai của đất nước.
Và tại đây cũng có hoạt động và hiện diện của những người đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước , tập trung những người có nhiều ngành nghề, công việc khác nhau. Một trong số họ là nghệ sĩ Ngoluc, từng bị ngăn cấm tự do sáng tác và giới thiệu những tác phẩm của mình. “Mạng xã hội phát triển quá nhanh và càng ngày càng gây thu hút, ảnh hưởng. Chính quyền ngay từ đầu đã tỏ ra lo sợ, vì thế họ tìm cách kiểm soát và ngăn chặn. Và chính việc chính quyền cố tình kiểm soát những luồng thông tin độc lập dẫn đến căng thẳng” Ông Ngoluc tỏ đồng ý với nhận xét của nữ luật sư.
Công giáo bị tấn công
Tại Việt Nam, đảng Cộng sản kiểm soát hoàn toàn và không nhân nhượng với đối lập. Truyền thông độc lập là cái gai trong mắt họ. Bắt trước Bắc Kinh, Hà Nội cũng tạo lên Ủy ban đặc biệt theo dõi internet và những ảnh hưởng của nó. Truyền thông, sáng tác nghệ thuật, tự do ngôn luận… đều bị kiểm soát gắt gao. Nhưng đó chưa phải là tất cả, ở nước này, nhiều tôn giáo còn không được hoàn toàn tự do truyền giảng hay làm lễ, kể cả Thiên chúa giáo.
“Chính quyền ngăn chặn việc tôn thờ và tin vào đạo rất ranh mãnh. Họ kiểm soát tất cả, họ có quyền quyết định phê chuẩn cả linh mục và giám mục. Các tôn giáo và tín ngưỡng không được phép truyền đạt và mở rộng ra ngoài khu vực được phép. Có những nơi ở Việt Nam còn không được phép giảng đạo và truyền giáo. Đó là những chỗ được gọi là – vùng không tín ngưỡng” Paulo, người theo đạo thiên chúa giáo bức xúc và một người bạn của ông là nữ luật sư có tên là X cũng đồng ý như vậy. Chị giấu tên bởi không muốn xuất hiện trên phương tiện truyền thông như người có liên quan tới các hoạt động được ủng hộ bởi những nhóm người theo đạo bị đàn áp“. Ở các nước dân chủ, tín ngưỡng được tách biệt khỏi chính trị. Ở Việt Nam, nó bị cố tình liên quan. Bằng cách đó, chính quyền dễ kiểm soát và thao túng cho mục đích chính trị”, người phụ nữ trẻ nói tiếp.
Tuy được các nhà truyền giáo mang đến từ thế kỷ 16, trong nhà nước Cộng sản này, thiên chúa giáo vẫn bị giới hạn. Chính quyền nhìn nhà thờ và nơi hành đạo như đối thủ của mình và cần phải giảm ảnh hưởng. Mặc dù chính quyền không cấm hoàn toàn việc tín ngưỡng! Tín ngưỡng duy nhất mà đảng chấp nhận là đạo Phật.
“Trong hàng ngũ các phật tử có rất nhiều người làm nhiệm vụ đưa tin ngầm, an ninh mật. Phật giáo còn có cả đại diện trong quốc hội và hợp tác với chính phủ” chị giải thích.
Hiện nay, người theo thiên chúa giáo ở Việt Nam có số lượng đông thứ hai ở châu Á– chỉ sau Philipines. Với số lượng không hề nhỏ là 8 triệu người, chính quyền Cộng sản bắt buộc phải để mắt tới.
Người dịch: Nguyễn Cường (vietinfo.eu)
Tác giả: Kateřina Procházková (rozhlas.cz)
*****
Nguồn:
Filed under: Bài Các Trang Web |
Trả lời