Cần cảnh giác với những trang web mạo danh lãnh đạo cấp cao

Lời dẫn: Đó là chúng tôi đang nói tới những trang web như nguyenphutrong, truongtansang, nguyentandung, nguyensinhhung, trandaiquang, nguyenbathanh… Từ ngày xuất hiện những trang này, theo bạn đọc của chúng tôi phản ánh thì chưa thấy họ đưa những thông tin gì gây bất lợi cho Nhà nước ta. Tuy nhiên, những hành tung bí ẩn của họ thì không nhiều người biết. Vẫn có không ít người còn lầm lẫn rằng đó đúng là những trang web cá nhân của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Nhiều cộng tác viên của chúng tôi đã rất bất bình khi thấy những bài viết của họ sau khi đăng ở Google.tienlang bỗng dưng đồng loạt xuất hiện ở những trang mờ ám này mà không ghi nguồn. Ví dụ như Việt kiều Michelle Lê ở Hoa Kỳ, tác giả bài Vũ Trực- ông chủ của bé Uyên là ai? đã gửi thư cho chúng tôi phàn nàn về việc chúng tôi “tự ý gửi bài đến nơi khác mà không xin ý kiến tác giả”. Chúng tôi xin công khai khẳng định rằng: Tất cả các thành viên Google.tienlang không có bất kỳ mối quan hệ nào với những trang web mạo danh này; chúng tôi chưa bao giờ gửi bài của mình hay của cộng tác viên cho những trang mạo danh đó. Bạn đọc của trang Google.tienlang cũng không ít lần bày tỏ sự bất bình với những trang web mạo danh này, gần đây nhất là ý kiến của bạn Huỳnh Trọng Đô:

*******
“Cảnh báo: Chúng tôi không hài lòng khi thấy trong thời gian qua, một số trang web giả mạo lãnh đạo cao cấp như nguyenphutrong, truongtansang, nguyentandung, nguyensinhhung, trandaiquang, nguyenbathanh… sử dụng nhiều bài của chúng tôi mà không ghi nguồn Google.tienlang.”Đúng như lời cảnh báo của chủ nhà. Đến giờ thì hầu hết các trang web giả danh lãnh đạo cao cấp đã sử dụng bài này. Tiến bộ hơn trước 1 chút là họ có ghi nguồn: Google.tienlang.
Nhưng họ để ở mục “Bài của bạn đọc”. Tôi tin rằng các bạn TV Google.tienlang không bao giờ thèm gửi bài viết của mình đến cậy đăng ở các trang giả danh lãnh đạo cấp cao này. Tôi không hài lòng là họ tự ý sửa chữa, thêm bớt nội dung. Phần đầu, họ bổ sung mấy tấm hình như bạn đã nói trên kia:
Nặc danh01:21 Ngày 20 tháng 6 năm 2013


http://img46.imageshack.us/img46/7893/3f42.jpg

Thế nhưng, nhìn vào cái cặp nhựa ông Vũ mang theo, cái hình tờ báo Nhân dân ngày 13/6 không rõ ràng. Do vậy, thêm điều này hoàn toàn không tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết.
Hôm nọ, họ sử dụng bài ở Google.tienlang là bài ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ SẮP CHẾT? họ cũng tự ý thêm bớt, sửa chữa nội dung và điều sửa chữa đó là sai. Chỉ có anh em thành viên Google.tienlang mới biết cái anh thành viên sinh hoạt ở đây với cái nick viết tắt là “PVD” tức là anh Phạm Văn Điệp- nhà rân trủ hải ngoại chứ không phải ông Phạm Viết Đào vừa bị bắt. Trong bài ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ SẮP CHẾT? chủ nhà ở đây trích dẫn phát biểu của ông PVD trên Dân Luận nhưng khi mấy trang web mạo danh lãnh đạo kia mang về thì họ lại phịa ra PVD thành Phạm Viết Đào!
Có 1 điều rất lạ khiến tôi băn khoăn: Hình như tất cả những trang web mạo danh lãnh đạo này dường như do 1 tổ chức mờ ám nào đó điều khiển. Khi có 1 trang ăn cắp bài ở đây (tức là sử dụng mà không ghi nguồn) thì lập tức tất cả các trang kia cũng ăn cắp luôn! Nội dung ý như nhau, kể cả những cái sai (như ví dụ về ông PVD) cũng như nhau! Tôi chả hiểu cái tổ chức mờ ám đó lập ra các trang web mạo danh lãnh đạo đó để làm gì? Máy chủ của họ đều ở nước ngoài…
=====
Google.tienlang xin đăng nguyên văn bài báo trên báo Quân đội nhân dân:
 Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo
QĐND – Thứ Ba, 24/04/2012, 21:31 (GMT+7)
QĐND – Không chỉ trực tiếp tấn công bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, những thông điệp vô căn cứ như “Việt Nam có nền báo chí tự do tồi tệ nhất”, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thời gian gần đây, một số thế lực từ bên ngoài còn ngang nhiên lập ra những trang web và blog mạo danh là trang thông tin cá nhân của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an và một số bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Trang tin điện tử chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (ảnh chụp ngày 22-4-2012). Ảnh: Thiện Anh
Vi phạm pháp luật Việt Nam

Các trang web, blog trên đều có đặc điểm chung là được thiết kế theo dạng trang thông tin trực tuyến, có giao diện trình bày theo một mô-típ khá giống nhau và nội dung là các thông tin hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo. Ngôn ngữ hiển thị phần lớn là tiếng Việt và một phần tiếng Anh. Theo một chuyên viên Phòng Thông tin điện tử thuộc Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay có khoảng 30 trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo, nhưng địa chỉ trang mạng, máy chủ lưu trữ thông tin đều đặt ở nước ngoài và được giấu chủ sở hữu tên miền. Các trang web này được tạo lập theo dạng web chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng kèm theo ảnh minh họa khá bắt mắt và thu hút sự tìm kiếm của người đọc.

Đại diện các cơ quan chức năng là Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và A87 (Tổng cục An ninh 2-Bộ Công an) đều khẳng định rằng: Hiện nay chỉ duy nhất có một trang thông tin điện tử chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận là “Trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”, hoạt động từ tháng 8-2007. Còn lại tất cả các trang web, blog giả, mạo danh đều không có tên miền “.vn” và không được cấp phép hoạt động của các cơ quan quản lý của nước ta và  không được các đồng chí lãnh đạo cho phép, đồng ý. Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nêu rõ: Việc lập các trang web giả, mạo danh các đồng chí lãnh đạo không chỉ là việc làm thiếu đàng hoàng, không trung thực, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Những khẳng định trên của các cơ quan chức năng và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn toàn có cơ sở. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nêu rõ: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác”. Bên cạnh đó, việc giả danh này nhằm vào các đồng chí lãnh đạo còn mang dấu hiệu về “Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” nên vi phạm vào Điều 265, Bộ luật Hình sự. Đấy là chưa nói đến việc công khai hóa những thông tin hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chính thống của Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” 

Trước sự hoạt động công khai, trái phép của các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, ông Vũ Đình Thường, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào am hiểu luật pháp quốc tế, tôn trọng những giá trị cơ bản của quyền con người thì không bao giờ tự ý mình lập ra những trang web, blog mang tên của nguyên thủ quốc gia mình và các quốc gia khác. Bởi vì, nguyên thủ quốc gia, trước hết với tư cách là một công dân, đều có quyền riêng tư của mình được luật pháp bảo hộ nên không ai được phép xâm hại cả về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.

Nhưng không dừng lại ở đó. Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường.

Đến đây thì bạn đọc càng thấy rõ, cuộc đấu tranh thông tin trên internet đang diễn ra gay gắt và quyết liệt như thế nào. Các thế lực thù địch và phản động dùng mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để tấn công vào mặt trận tư tưởng, trong đó báo chí-truyền thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Chắc chắn, những trang web kia được lập ra không để phục vụ cho mục đích cung cấp và định hướng thông tin đúng đắn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Chúng ta cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị của những người cố tình lợi dụng tự do internet, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Mỗi người, mỗi cơ quan tổ chức phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không bị sa vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo quyệt của các phần tử xấu.

Kiên quyết ngăn ngừa hiểm họa

Nguyên do nào mà họ lại cố tình dựng nên những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo nước ta như vậy? Theo một chuyên gia của A87, đây là một “phép thử” như một lời “thách thức” Việt Nam rằng, nếu không cho phép báo chí tư nhân được hoạt động công khai và các blogger trong nước “bày tỏ các quan điểm dân chủ, tự do”, thì sẽ xây dựng những trang web, trang blog “chính thống” như ở Việt Nam!

Quả là một sự “bài binh bố trận” rất bài bản, chuyên nghiệp, nhưng được biểu hiện dưới một hình thức mới. Thông qua các trang mạng này, một mặt họ tỏ rõ “cái vẻ khách quan” trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo mà không cần “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại khác từng làm dễ bị phản ứng; nhưng mặt khác, họ đang tìm cách “nín thở”, kiên trì chờ đợi và tận dụng một thời cơ nhất định để thực hiện ý đồ khuất tất của mình. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của cộng đồng “dân cư mạng”, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các đồng chí lãnh đạo, đều có thể bị “sập bẫy” vào mục đích không lành mạnh từ chủ nhân của các trang mạng này.

Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet” nhằm mở hướng tấn công mới, chống phá cách mạng thông tin. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo hệ tư tưởng tư sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời cần đưa ra những quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

THIỆN VĂN/QĐND
===
Và đây là bài trên trang blog Vua Làm báo:

Đằng sau những trang web mạo danh?

(Ba Sàm) – Cách đây hơn 1 năm, sau khi chúng tôi phát hiện và đặt dấu hỏi về hàng loạt trang web/ blog mang tên các vị lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN. Sau đó, báo Quân đội nhân dân đã có bài ám chỉ các trang này là giả mạo. Từ đó, chúng tôi không đề cập cũng như điểm bài vở trên các trang này nữa. (Mời xem lại bình luận của trang Ba Sàm, ngày 25/4/2012, do blog bị tin tặc phá, mất nội dung, chúng tôi chưa đưa lên lại kịp, nên  xin đọc trên blog Người lót gạch).

VLB xin trích lại nội dung:

Đôi lời: Ngày 27-3-2012, trên trang Ba Sàm đã đăng lại một bài viết nhan đề “Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam” và chú thích: “Bài báo này xuất hiện cùng một ngày, giờ, phút trên tất cả các trang web/blog mang tên các vị lãnh đạo đảng CS và chính quyền Việt Nam (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Phạm Bình Minh, …). Sự ra đời, tồn tại của các trang web này, có kèm theo nhiều blog tương ứng, được thiết kế, cập nhật thông tin khá bài bản, tuy gần như giống nhau, là một dấu hỏi lớn. BS đã đưa địa chỉ các trang này bên cột phải.” 
 
Trong phần Chép sử tháng 3-2012, Ngày 26, Ba Sàm đã ghi như sau: “Cùng lúc trên tất cả các trang web mang tên các nhà lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đăng một bài viết với lời lẽ rất nghiêm khắc, tố cáo Trung Quốc ‘bất tín trong quan hệ với Việt Nam’.” Không ít độc giả của BS cũng đã “hỉ hả”, đại để cho rằng đang có những dấu hiệu chuyển biến theo hướng cứng rắn hơn trong thái độ của VN với TQ, rằng các vị lãnh đạo đã tìm được một phương pháp tế nhị, hợp lý …
 
Thế nhưng … (tiếc thay!), hôm qua, trên tờ Quân đội nhân dân đã có bài nói về những trang web, blog giả mạo của các vị lãnh đạo Việt Nam, có lẽ ám chỉ các trang mà BS đã thắc mắc. 
 
Rất nhiều dấu hỏi thú vị và bí ẩn quanh hiện tượng này. Ví như AI đang thực hiện các trang web/blog này? Với mục đích gì? Bởi vì quy mô, bộ máy, tiền bạc để thực hiện chắc chắn không phải là nhỏ. Nội dung có vẻ như chỉ “có lợi” cho đảng CSVN, nhà nước Việt Nam. 
Thế nhưng, thật lạ là các trang web/ blog đó vẫn hoạt động rất mạnh, tin bài đồng loạt được đưa lên rất chuyên nghiệp, chứng tỏ phải có một đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên hùng hậu, chi phí cao mới duy trì được hệ thống này. Chúng lại còn không hề bị cơ quan chức năng trong nước, thông qua các nhà mạng, dựng tường lửa.
.
Đặc biệt, gần đây một số trong các trang đó liên tục có bài, với giọng điệu hết sức hằn học, vô văn hóa, thậm chí là du côn, bôi nhọ, đe dọa nhiều cá nhân, blogger từng có bài viết đấu tranh cho chủ quyền biển đảo, cho sự thật và quyền tự do dân chủ của người dân. Bữa nay, blog Trần Hùng còn phát hiện các trang đó có cả ảnh “độc” có vẻ như do nhà báo của nhà nước (VOV) cung cấp. (Xem thêm tại các địa chỉ nguyentandung.org, trandaiquang.net, nguyenthiennhan.net,…)
.
Tìm hiểu thêm trên trang web của VOV News thì được biết “Quang Trung” – tác giả bức ảnh “độc” này, theo blog Trần Hùng – cũng có rất nhiều ảnh được đăng tải trên nhiều tin bài. Thế nhưng, thật lạ là trong hai bài mới đây đăng trên VOV, thì hoàn toàn là những bài lấy từ VNExpres, VTV, không có một bài nào của riêng VOV, và ảnh của “Quang Trung”. (Chúng tôi sẽ xác minh ngay chi tiết này và sớm bổ sung tại đây) ... Và đây rồi! (7h30′) Chúng tôi đã có được thông tin cho biết phóng viên ảnh Quang Trung không được cử đi Trại 5, nhưng phóng viên này đã cho phóng viên Hoàng Hà, VNExpres mượn máy ảnh của mình. Đó chính là lý do các thông tin về bức ảnh thể hiện là của “Quang Trung/ VOV). Như vậy, có thể biết thêm tình tiết mới: phóng viên Hoàng Hà của VNExpress có mối quan hệ với các trang web/ blog “mạo danh” kia.
.
Từ những hiện tượng trên, người ta chỉ có thể nghĩ rằng chính cơ quan quyền lực nào đó ở trong nước đứng đằng sau các web/ blog này.
Vậy họ là AI, trong khi trước đó báo Quân đội nhân dân lại đã từng chỉ mặt những sản phẩm của họ là thứ mạo danh? Báo QĐND không biết, hay chỉ đơn giản là lực lượng an ninh, tình báo bên quân đội không chấp nhận hoạt động của các web/ blog đó, bởi vì chúng không đại diện cho quyền lợi chung của nhà nước VN, mà chỉ cho một “nhóm lợi ích” nấp sau cơ quan nhà nước?
.

cu huy ha vuDù cho “ai” đứng đằng sau các trang “mạo danh” trên, thì các vị lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN cũng đã bị xâm phạm lợi ích, bị lợi dụng danh tiếng của mình, ảnh hưởng đến cả uy tín của nhà nước. Vậy các cơ quan quản lý sẽ nói sao đây trước hiện tượng có một không hai trên thế giới này?

.
Bổ sung: trên blog Trần Hùng, từ tháng 9/2012, đã có bài Túm lại cái đuôi Những webblog mang tên Lãnh đạo, chờ hồi sau sẽ rõ…, trong đó đăng lại bình luận rất chi tiết của BS ngày 25/4/2012, có đoạn: QĐND 14/09/2012Cục A67 cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn chính là tổ chức “Đảng Dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình cầm đầu
Báo quân đội đã sửa là: Cơ quan chức năng cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn là phản động lưu vong. (Link lưu)”.
.
Nếu chúng là của “phản động lưu vong” sao không thấy các cơ quan chức năng có giải pháp gì rõ ràng, từ việc điều tra xử lý, thông báo trên báo chí, ngăn chặn bằng dựng  tường lửa? Trong khi đó, họ lại rất tích cực dựng tường lửa khắp các trang web, blog khác, thậm chí cả hệ thống Facebook, Blogspot. Lại nữa, không lẽ phóng viên Hoàng Hà có liên quan, hoặc hợp tác với đám “phản động lưu vong” đó, mà cơ quan công an không được biết?

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: