Hoa Kỳ : Hội thảo về nguy cơ Biển Đông biến thành bom nổ chậm

Thứ ba 12 Tháng Ba 2013
Từ ngày 13/03 đến 15/03/2012, tranh chấp tại Biển Đông sẽ được giới chuyên gia quốc tế mổ xẻ nhân cuộc hội thảo tại Mỹ do Hội châu Á Asia Society – trụ sở tại New York – phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tại Singapore đồng tổ chức. Đặt dưới lăng kính “Biển Đông là nhân tố trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, các chuyên gia tham gia hội thảo sẽ phân tích xem phải chăng tranh chấp trong vùng này đang là một quả bom nổ chậm, đòi hỏi nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.
 Bản đồ Biển Đông (DR)
Bản đồ Biển Đông (DR)
Trong bản thông cáo đăng trên website của hội Asia Society, một trung tâm nghiên cứu và tham vấn hàng đầu tại Mỹ về châu Á, Hội thảo lần này sẽ tập hợp hàng chục chuyên gia nghiên cứu, giáo sư đầu ngành thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các think-tank đến từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Úc.
Theo nhận định của Asia Society : « Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) đã tồn tại kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đà vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc cùng với thái độ ngày càng quyết đoán của họ trên Biển Đông, và quyết định xoay trục của Mỹ qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã gây nên tình trạng căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác ».
Đối với hội Asia Society, « căng thẳng leo thang có chiều hướng tác động tiêu cực đáng kể đến hòa bình và ổn định trong khu vực… đặt ra nhu cầu cải thiện tiến trình đối thoại liên ngành và xuyên biên giới về vấn đề này, sao cho các va chạm nhỏ hiện nay không bùng lên thành xung đột lớn hơn mang tính chất khu vực, hay thậm chí toàn cầu. »
Chương trình hội thảo phản ánh mối quan ngại nêu trên. Sau buổi khai mạc tối 13/03 với chủ đề « Quả bom nổ chậm đã được khởi động ? Đi tìm một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông », trong hai ngày sau đó, hội thảo sẽ tham gia thảo luận trong 5 tiểu ban khác nhau :
1/ Nguồn gốc của tranh chấp ;
2/ Quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông ;
3/ Vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế ;
4/ Quan điểm của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình và an ninh khu vực ;
5/ Tìm một hướng tiến tới hợp tác : Các bài học và đề xuất.

Một bình luận

  1. Sự trỗi dậy của Bắc Kinh thành một cường quốc khu vực và toàn cầu đã làm dấy lên những mối lo ngại cả về kinh tế lẫn chiến lược trong những nước láng giềng ASEAN, ở nhiều cấp độ khác nhau. Một vài trong các mối lo ngại đó xuất phát từ một sự mất niềm tin từ trong lịch sử, và được gia cường bởi các căng thẳng gần đây trên biển Đông.
    Chính phủ Trung Quốc từ lâu cố gắng gây dựng lại uy tín, và xây dựng các quan hệ chính trị mật thiết hơn với hầu hết các nước láng giềng bằng cách trao cho họ những lợi ích kinh tế thông qua FTA. Chẳng hạn như FTA của Trung Quốc với Đài Loan được coi là một công cụ hữu hiệu để tăng cường thông tin về bản sắc chính trị “một Trung Quốc” và triệt tiêu các phong trào ly khai độc lập.
    Sức mạnh ngày một gia tăng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng lo sợ và phải tìm kiếm các đồng mình để cân bằng với sức mạnh cứng ngày càng tăng của Trung Quốc. Dù Chính phủ Trung Quốc cố gắng “hối lộ” các nước láng giềng châu Á bằng các lợi ích kinh tế, nhưng quan điểm hữu nghị của Trung Quốc thường xuyên bị giảm giá trị bởi thái độ của Bắc Kinh không sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong một khuôn khổ đa phương, cũng như việc họ liên tiếp đe dọa bắt nạt các nước láng giềng.
    Chẳng hạn năm 2010, việc Trung Quốc nhanh chóng tăng ngân sách quốc phòng và hiện đại hóa lực lượng hải quân đã khiến các nước láng giềng ASEAN đặc biệt lo ngại, nhất là trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông liên quan đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhiều dầu khí. Lo ngại về các tham vọng quân sự của Tủng Quốc đã khiến các nước láng giềng ASEAN cố gắng quốc tế hóa tranh chấp. Các bình luận của Ngoại trưởng mỹ Hillary Clinton năm 2010, nhấn mạnh “Mỹ sẽ sẵn sàng tạo điều kiện cho các cuộc thương lượng đa phương về vấn đề này”, đã gây ra một phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh, họ nói Mỹ can dự vào vấn đề.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: