Bầu những người đã được “cử” nên chọn thái độ nào cho đúng?


May 10, ’11 12:33 PM
Bạn đã bao giờ tin vào những cuộc bầu cử hay chưa? Trừ những lần ở cơ quan bạn, ý tôi là cuộc bầu cử mang tầm quốc gia chẳng hạn như Hội đồng nhân dân các cấp và quốc hội chẳng hạn.Bạn tin? Nghĩa là bạn đã tin vào quyền công dân của chính bạn được xác lập bởi luật pháp.
Nếu bạn không tin vào sự minh bạch của bầu cử, nhưng trước hết bạn vẫn phải tin vào quyền công dân (tạm có) của mình.Bạn đã bao giờ thắc mắc về kết quả bầu cử…(Nếu một lần thì có gì để so sánh đâu mà thắc mắc?)
Khi bạn không tin, và phải lựa chọn những người đã được “chọn sẵn”. Bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Tôi không tin vào kết quả bầu cử nữa, nhưng để muốn chứng tỏ điều mình không tin đó thì tôi phải tham gia bầu cử. Tôi muốn mọi người không tin như tôi cũng hãy đi bầu để chứng tỏ điều gian dối trong bầu cử là có thật

Trước hết, ta vẫn nên tạm tin vào “quyền công dân” của mình đã (cho dù sự tồn tại của nó còn tùy thuộc vào nhiều quy định và lĩnh vực khác nhau). Bạn đừng bỏ trắng, hay gạch hết hoặc làm điều gì đó khiến lá phiếu của bạn trở nên “không hợp lệ”, bởi nếu thế, bạn đã tự tước bỏ quyền được chứng minh của mình rồi.

Điều 56 – Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân quy định :
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
1. Phiếu không phải là phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.(*)

Mục đích của tôi, cũng như rất nhiều người, muốn có một “thí nghiệm” ngay trên cuộc bầu cử sắp tới đây, để chứng tỏ rắng cử tri đi diễn để chờ đợi những người đã được “chọn sẵn” xuất hiện sau cuộc bầu tốn kém và “hợp pháp”.

Vấn đề thực hiện như thế nào?
Hãy bắt đầu từ điểm bầu cử của bạn, và cùng thống nhất một số đông. Bạn không cần phải hô hào tẩy chay hay làm gì cho rầm rộ. Bởi làm thế, bạn vi hiến, vi luật. Mà đã “vi” thì sự chứng tỏ của bạn cho dù có đúng thì cũng không có sức nặng nào cả.
Một đơn vị bầu cử không đông lắm, có một số người cùng đồng tình với bạn. Cùng làm một động tác với một ứng cử viên nào đó. Kết quả bầu cử được công bố “hợp pháp”, bạn chịu khó theo dõi sẽ thấy khác với điều bạn thực hiện đối với đại biểu đó.
Điều bạn mong đã đến.
Tôi có một người quen kể lại rằng. Ông Phạm Gia Khiêm là ứng viên thuộc tổ bầu cử của bạn tôi. Cơ quan bạn tôi gần nhất loạt gạch tên ổng, vậy mà kết quả ông Khiêm vẫn trúng cử với tỉ lệ gần “trăm phần trăm”. Đáng kể, cơ quan bạn tôi có số cử tri lên tới ngàn. Chưa tính đến số cử tri đóng trên địa bàn ghét ông Khiêm, vậy mà cho ra kết quả như thế đấy!

Hãy chứng tỏ thái độ của mình ở lần bầu cử sắp tới đây thì bạn thấy hết thôi. Khi bạn thấy một người bạn và nhiều người không bầu vẫn đắc cử, nghĩa là quyền công dân của bạn và tôi và chúng ta đã bị chà đạp.
Điều này có nghĩa là chúng ta đang tồn tại trong một xã hội như thế nào, tôi nghĩ, bạn đã có câu trả lời!


2 bình luận

  1. Trong chế độ csVN thì trò hề bầu bán là một trò bịp bợm nhất trong rất nhiều trò hề .
    Thế nên thái độ của chúng ta là luôn đặt giá trị của mình cao hơn những trò bịp bợm bẩn thỉu đó !

  2. CÓ THỂ THÀNH LẬP “VƯƠNG QUỐC MÔNG” ĐƯỢC KHÔNG?
    Posted on May 15, 2011 by doivienxu

    Theo BBC- những ngày vừa qua đã có “bạo loạn lớn” của người Mông (NM) ở huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên ( MNĐB). Theo nhiều người đối với các tin của BBC liên quan đến vấn đề Dân chủ, Nhân quyền, Dân tộc, Tôn giáo, nếu muốn đánh giá đúng quy mô, tính chất của sự kiện thì người ta cần phải tính “khấu hao” hoặc trừ đi trọng lượng “bao bì”. Nói cách khác giá trị”NET” của các tin thì không như ngôn từ mà họ dùng đấu. Nhưng giá trị của BBC chính là tin của họ nhanh, vì người ta đã dày công xây dựng hệ thống “cộng tác viên” (CTV). Những CTV này thường không chỉ cung cấp tin tức đơn thuần mà còn sẵn sàng “bật tường”, trả lời, bình luận “khách quan” theo gợi ý khá tế nhị “của BBC (Mà thực chất là xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Nhà nước CHXHCN VN).
    Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì huyện Mường Nhé là một trong những huyện nghèo, nằm trong 62 huyện đang được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, theo NQ 30a của CP, năm 2008. Huyện Mường Nhé có tới 13 dân tộc với 52684 người. Người Mông chỉ có 36811người bao gồm cả trẻ em và người già! Với những con số đó, người ta có thể suy ra liệu có thể có “Bạo loạn lớn “được không?
    Theo ông Giàng A Dình, người địa phương , sự việc diễn ra từ ngày 30 tháng 4 năm 2011, có một số người Mông trên địa bàn huyện và một vài nhóm người Mông ở ngoài tỉnh nghe theo một số người kéo về Mường Nhé tham gia vụ việc đòi Tự do tín ngưỡng và đòi thành lập “Vương quốc Mông riêng “nhưng đã bị Công An ngăn chặn…người dân đã tản mát, trở về nhà”.
    Những ai thật sự quan tâm đến các quyền và lợi ích thật sự của người Mông thì phải trả lời câu hỏi: Liệu người Mông có thể thành lập được “Vương quốc” của mình không? Và nếu họ không thể làm được điều đó thì việc gây rối ai được ái mất?
    Để trả lời câu hỏi : liệu người Mông có thể thành lập được Vương quốc riêng của mình hay không? Vương quốc đó có thể ở đâu?… Chúng ta hãy tham khảo một số thông tin về dân tộc này.
    Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Mông, người Hơ-mông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở VN). Tên gọi phổ biến hiện nay ở VN của họ là người “Mông”. Quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc VN và Lào). Ngày nay, người Mông sống ở Trung quốc nhiều nhất, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở VN, người Mông có 1068189 người xếp sau người Kinh, Tầy, Thái , MườKhmer…Người Mông có phong tục sống du canh, du cư, có bản sắc văn hóa độc đáo, được các thế hệ người Mông trân trọng gìn giữ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông là một dân tộc thiểu số, họ sống tản mác trên nhiều quốc gia, Tổ quốc của họ là nơi họ định cư. Theo nhiều nhà nghiên cứu việc người Mông đòi thành lập “Vương quốc” riêng mới chỉ đặt ra trong nửa sau thế kỷ XX, sau khi vấn đề Dân chủ, Nhân quyền được Liên hợp quốc đặt ra và Hoa Kỳ sử dụng nó như một chính sách, chiến lược để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nhất là các nước XHCN, trong đó có VN.
    Ở VN, Lào, những kẻ đòi thành lập Vương quốc riêng của của mình có bắt nguồn từ thời kỳ Chiến tranh VN ( 1954-1975), lực lượng ngụy quân người Mông ở Lào – “Vàng Pao” có căn cứ khá vững chắc ở Long Chẹn (Lào). Đây là lực lượng quân sự chủ chốt của quân ngụy ở Lào. Đương nhiên họ đã bị quân đội nhân dân VN và Quân đội Lào đánh cho tan tác. Sau khi chiến tranh kết thúc, lực lượng Vàng Pao và một số người nhẹ dạ đã đi theo chúng di tản sang Thái Lan, rồi có một bộ phận đã định cư ở Mỹ. Bộ phận này vẫn nuôi hận thù với Nhà nước VN và Lào. Chính họ đã được lực lượng cự đoan về Dân chủ Nhân quyền Mỹ lợi dụng, thông qua việc đòi thành lập Vương quốc Mông để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia.
    Người Mông ở VN, trong suốt chiều dài lịch sử là một dân tộc đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, sống hòa thuận với 53 dân tộc anh em khác. Do tập tục du canh, du cư, địa bàn sinh sống không cố định, người Mông sinh sống trên 62 tỉnh, tập trung hơn cả là các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc kéo dài tới Nghệ An và những thập kỷ gần đây, đồng bào còn di cư tự do tới nhiều tỉnh ở Tây Nguyên…Vì những lý do trên đời đời sống của đồng bào Mông còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến năm 1960 người Mông chưa có chữ viết. Nhu cầu thực sự của đồng bào là giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Việc đòi thành lập Vương quốc riêng, đòi “tự do tín ngưỡng” chỉ là đòi hỏi riêng của một số người. Nói đúng hơn đây chỉ là một thủ đoạn chính trị của một nhóm người Mông quá khích bị các thế lực nước ngoài lợi dụng kích động tình cảm dân tộc, sự thiếu hiểu biết của đồng bào để gây mất ổn định nhằm phá hoại công cuộc đổi mới của VN .
    Đồng bào Mông không có tôn giáo riêng của mình. Một bộ phận dân tộc Mông theo đạo Tin Lành. Thế nhưng vài thập kỷ gần đây “ĐạoVàng Chứ” phát triển nhanh chóng. Có một số nhà nghiên cứu trực tiếp tìm hiểu “đạo” này nêu câu hỏi “Vàng Chứ là ai ? thì gần như chỉ nhận được câu trả lời: “Chư pâu” (Không biết). Theo một nghiên cứu, “Đạo Vàng Chứ” mô phỏng theo đạo Tin Lành, là một thứ đạo do Vàng Pao, một tướng phỉ sau khi bị thất trận chạy sang Mỹ dựng lên nhằm mục đích chống Cộng. Sau khi tổ chức phỉ của Vàng Pao bị lực lượng cách mạng Lào tiêu diệt, Vàng Pao chạy sang Mỹ và ở đó, Vàng Pao đã dựng lên cái gọi là “đạo Vàng Chứ” để mê hoặc, lôi kéo những người Mông với dụng ý tập hợp lực lượng. Về ngôn ngữ ,Vàng Chứ xuất phát từ nguyên gốc có nghĩa là Vương Chủ. Nghĩa là vua của người Mông. Vào năm 1978, đài phát thanh Châu Á tự do, có đặt trung tâm phát sóng ở nước ngoài bắt đầu phát chương trình tuyên truyền về “đạo Vàng Chứ”. Chính từ đây mà đạo này phát triển.
    Các nghiên cứu về lịch sử hình thành các quốc gia -dân tộc trrên thế giới cho thấy, điều “cần “cho sự ra đời của một quốc gia -dân tôc bao gồm : – Một khu vực địa lý đủ lớn, ổn định lâu dài; – Một thị trường kinh tế tương đối phát triển làm cơ sở cho đời sống của cư dân; – Một trình độ phát triển về văn hóa, trước hết là về ngôn ngữ ( tiếng nói, chữ viết riêng)…Điều kiện “đủ” cho việc ra đời của một quốc gia là phải có một lực lượng chính trị có đủ tư cách về chính trị , đạo lý đại diện cho dân tộc mình. Và đương nhiên về mặt pháp lý nếu là một dân tộc muốn tách khỏi một quốc gia- dân tộc mà họ đang sinh sống , thì đương nhiên phải được Nhà nước đó đồng ý. Đối chiếu những tiêu chí trên với thực trạng sinh sống của đồng bào Mông, mọi người có thể tự trả lời câu hỏi người Mông có thể thành lập “Vương quốc” riêng cho mình được không.
    Nếu không thể thành lập được “Vương Quốc “riêng, thì việc nghe theo kẻ xấu, tập hợp đông người gây rối chỉ phục vụ cho lợi ích của một số người, không đem lại lợi ích gì cho người Mông , trái lại chỉ gây ra tổn thất cho dân tộc VN và cho chính dân tộc Mông mà thôi.

    Dân Tộc H’Mong Đòi Tự Trị và An Nguy Quốc Gia

    Thời gian vừa qua, sự kiện dân tộc H’ Mong biểu tình đòi tự trị ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, ở vị trí địa lý đặc biệt giáp biên giới với Trung Cộng và Lào, làm tôi lại nghĩ đến cuộc chiến tranh xung đột giữa Nga Sô và nước Georgia vào tháng ngày 08 tháng 08 năm 2008 về việc ly khai hai vùng South Ossetia và Abkhazia của nước Georgia.

    http://www.washingtontimes.com/news/2008/aug/25/russia-may-recognize-georgias-separatist-regions/

    Cũng xin nhắc lại Georgia trước đây thuộc Liên Bang Xô Viết, đến năm ngày 09 tháng 04, 1991 thì Georgia tuyên bố độc lập ngay khi Liên Xô sụp đổ.

    http://en.wikipedia.org/wiki/Georgia_(country)

    Sau khi độc lập Georgia thay đổi chính sách thân tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ đã làm cho Nga Sô khó chịu và làm cho 2 quốc gia thuộc Liên Xô ngày càng mâu thuẫn, đã dẫn đến việc Nga Sô xâm lăng Georgia.

    Hai vùng lãnh thổ South Ossetia và Abkhazia của nước Georgia được Liên Hợp Quốc công nhận sau khi tách khỏi Liên Xô vào năm 1991, có biên giới giáp với Nga Sô. Hai vùng lãnh thổ này liên tiếp đòi tự trị với sự ủng hộ của Nga Sô nên ngày càng căng thẳng với Georgia. Vào thời gian đó Nga Sô tranh thủ cấp hộ chiếu và công nhận quốc tịch Nga cho một số người dân Georgia gốc Nga sống ở hai miền đòi ly khai, đồng thời đem lực lượng quân đội hùng mạnh áp sát biên giới Nga và Georgia chuẩn bị cho cuộc xâm lăng, điều mà họ ngụy biện rằng sự hiện diện đó để bảo vệ công dân Nga ở hai vùng South Ossetia và Abkhazia.

    Với sự ủng hộ và khích động của Nga, phiến quân South Ossetia và Abkhazia liên tục chống chính phủ Georgia và đến ngày 08 tháng 08, 2008 quân đội Georgia bắt đầu tấn công vào hai vùng này để trấn áp chấm dứt việc đòi ly khai. Nga Sô nhanh chóng chớp thời cơ xâm lăng Georgia, lấy lý do bảo vệ công dân của họ, Nga Sô tràn quân sang đánh bật Georia ra và chiếm giữ South Ossetia và Abkhazia, đồng thời công nhận độc lập cho hai vùng đất ly khai này.

    Sự xâm lăng của một cường quốc vẫn ngang ngược như thế, dù Georgia thân Tây phương và Hoa Kỳ, tuy nhiên sự bảo vệ họ thật yếu ớt, ủng hộ cho có lệ vì không nước nào muốn gây căng thẳng với một cường quốc lớn như Nga Sô. Hậu quả là Georgia mất trắng hai vùng South Ossetia và Abkhazia về tay Nga Sô, đây là hai vùng lãnh thổ lãnh thổ rất lớn của nước Georgia.

    Trở về sự biểu tình của dân tộc H’Mong thuộc Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vừa rồi. Vì giáp với Trung Cộng và Lào, nếu như sự nổi loạn này do Trung Cộng ngầm kích động (hoặc kích động qua dân tộc H’Mong bên phía Lào) thì chúng ta cần phải cảnh giác về sách lược xâm lăng của láng giềng.

    Nếu Trung Cộng theo sách lược của Nga Sô, để công dân của họ qua sinh sống ở các vùng biên giới phía Việt Nam, công nhận các công dân này có quốc tịch Trung Cộng. Hoặc đưa công nhân của họ qua các khu vực khai thác như Bauxite tây nguyên, khu công nghiệp Nghi Sơn, Thanh Hóa …. đồng thời kích động các khu vực này nổi loạn. Nếu như quân đội Việt Nam dẹp loạn, quân đội Trung Cộng sẽ tràn qua xâm lăng với lý do là bảo vệ công dân Trung Cộng, giống như Nga Sô đã làm đối với Georgia, thì họa mất nước khó tránh.

    Nếu sự việc xảy ra cho Việt Nam thì cũng chẳng có quốc gia nào giúp chống Trung Cộng, dù rằng có luật quốc tế bảo vệ, bởi vì các nước can thiệp vào nước khác nếu như họ có quyền lợi của họ, và không quốc gia nào muốn đụng chạm với cường quốc Trung Cộng cũng vì quyền lợi của họ. Thực tế Trung Cộng đã hai lần trắng trợn đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào năm 1974 và 1988. Không nước nào lên tiếng giúp đỡ, kể cả Liên Hiệp Quốc cũng im lặng dù rằng luật biển quốc tế được đặt ra rõ ràng, Việt Nam nhỏ bé phải chịu đựng cảnh thân cô thế cô. Gần đây Trung Cộng đưa ra bản đồ 9 đoạn (lưỡi bò) chiếm 90% biển Đông, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế, nhưng không nước nào lên tiếng kể cả Liên Hiệp Quốc. Tháng 07/2010 Hoa Kỳ có lên tiếng về vấn đề biển Đông, nhưng là vì quyền lợi của họ, chứ không phải là bênh vực Việt Nam hoặc thực thi luật pháp quốc tế.

    Đất nước Việt Nam hiện tại còn nhiều mâu thuẫn, nhiều bất đồng chính kiến. Nếu như có nguy cơ xâm lăng từ giặc bành trướng phương Bắc, dân tộc Việt Nam hãy xếp lại mọi chuyện và chung sức chống ngoại xâm bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ của quê hương và dân tộc. Đặc biệt là đề cao cảnh giác với những nhà lãnh đạo thân Trung Cộng, vì lợi ích cá nhân, họ có thể bán đứng quê hương dân tộc cho giặc như hành động của Lê Chiêu Thống ngày xưa.

    Dân tộc Việt Nam luôn ghi nhớ bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam:

    ”Nam quốc sơn hà nam đế cư,

    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư,

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

    Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.”

    Bản dịch tiếng Việt:

    “Sông núi nước nam vua Nam ở,

    Rành rành định phận tại sách trời.

    Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,

    Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: