Hội thảo Góp ý cho Văn kiện Đại hội 11 Phần 4 (phần cuối)

Do Hội KHKT và Trung tâm Thông tin và Dự báo KTXH Quốc gia (Bộ KH-ĐT) tổ chức,
với sự tham dự của 22 trí thức-đảng viên cao cấp, đại diện VPTƯ Đảng, Hội đồng Lý luận TƯ
Ngày 7-10-2010

Đối Thọai: Theo  tin tức đã được rao truyền(một cách cố ý), không ai khác hơn Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng Bí Thư của đảng CSVN. Lần đầu tiên đảng CSVN có Ông TBT với học vị tiến sĩ. Xin Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN công bố học vị tiến sĩ của Ông Nguyễn Phú Trọng gồm các chi tiết sau đây: (1) Tiến sĩ thuộc ngành học nào. (2) Công bố nội dung luận án tiến sĩ (3) Bảo vệ luận án tiến sĩ lúc nào, tại đâu và hội đồng giám khảo gồm những ai.  (4) Trong trường hợp nhận văn bằng tiến sĩ tại nước ngoài, xin được chuyển ngữ.
Trong khi Việt Nam vẫn còn phải chịu một chế độ độc tài đảng trị. Người Việt Nam có quyền được biết về Ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN cũng cần phải cho biết về bản thân Ông Nguyễn Phú Trọng. Đây là điều tối thiểu cần có nếu Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN còn tự trọng
Mời các anh các chị vào thôi. Bây giờ chắc là đến chị Hương đấy, chị chuẩn bị đi. Còn anh chị nào muốn nói nữa thì cho biết nhé, để thu xếp. Mà chúng ta không bị một cái giờ giấc nào khống chế cả, nói cho đến khi nào hết thì thôi…  Mời chị Hương.
(04h 59’35”) Dương Thu Hương (cựu Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước): Vâng, xin phép các anh là cho em được ngồi.

Từ sáng đến giờ nghe các anh các chị phát biểu thì quả là những ý kiến rất là tuyệt vời, sâu sắc và cũng rất là đầy đủ. Phải nói là những tư duy rất là mới. Thế bây  giờ cuối cùng cũng gần hết buổi rồi thì sợ là cũng khó nói nhưng mà tôi cũng xin mạnh dạn nói những suy nghĩ của mình trong khi đọc cái văn bản này.

Thì đúng là từ Đại hội IX, từ văn kiện Đại hội IX đến bây giờ cũng nói thật với các anh các chị là tôi cũng rất chán khi đọc các nghị quyết của Đảng, phải nói thật là như vậy. Chán là vì sao, vì nó không có gì mới, nó cứ như là ngày xưa tôi học Đại học người ta dậy tôi Kinh tế chính trị như thế nào thì bây giờ cũng đúng như thế. Thế thì … cho nên chán không muốn đọc nữa. Thế nhưng mà bây giờ cũng hy vọng là bước sang thế kỷ mới, nhận thức mới, thông tin nhiều thì chắc là văn kiện Đại hội Đảng lần này sẽ có những cái đặc sắc hơn, cho nên là cũng cố gắng tìm báo để đọc. Nhưng mà đọc xong thì cũng xin báo cáo các anh là tôi cũng có một cảm nhận là cũng rất là buồn vì là cái văn bản, cái dự thảo này thì tôi rất là tán thành những cái khái quát của anh Việt Phương với anh Duy Phong buổi sáng về những nhận xét về những cái văn bản này.
Nhưng riêng cá nhân tôi tôi xin thêm một số ý nữa tức là tôi nhìn thấy văn bản, văn bản này cái nhận thức của tôi là tôi không thấy có gì mới và không sát với thực tế và rất duy ý chí. Và với những cái lý thuyết mà không mới, nhất là lý thuyết về kinh tế. Thì đấy là cái nhận xét của tôi trong cái báo cáo này. Thế và nhìn lại thì cái dự thảo này cả cương lĩnh rồi lẫn cả báo cáo chính trị thì đúng là tôi cảm giác tôi đứng chung chiêng ở giữa là thấy rằng nó không giải quyết được cái gì mới để có hướng tiến lên cho đất nước. Nhưng mà cũng không sửa lại, không sửa được những cái sai lầm hiện có của đất nước. Cái sai lầm như các anh nói là nó.. những cái mất cân đối vĩ mô, kinh tế phát triển không bền vững này, thế rồi chất lượng không cao này v.v…
Đọc báo cáo này không thấy sửa được những cái điều đó, cho nên cái mới không có, cái cũ không sửa được thì tôi không hiểu rằng là sẽ dẫn đất nước đi đến đâu. Mà tôi chỉ thấy rằng báo cáo nó vẫn cứ theo một cái nếp như là những cái báo cáo của những Đại hội cũ, của những Đại hội cũ mà chỉ thêm tính từ thôi. Thí dụ như là như là … những báo cáo lần trước thì nói rằng “một số cán bộ thoái hoá biến chất”, sau đó thì “một bộ phận cán bộ thoái hoá biến chất”, bây giờ là “một bộ phận không nhỏ thoái hoá biến chất”, tức là nó thêm, thay về tính từ thôi.
Thế rồi như các anh nói thí dụ trước kia dùng “ưu tiên” thì giờ chuyển thành là “chú trọng” chẳng hạn. Thế thì tôi thấy rằng nó theo khuôn mẫu cũ và nó không thay đổi. Chính vì thế mà tôi thấy chẳng có gì mới về tư duy kinh tế, về tư duy chính trị để đưa đất nước bước vào một thế kỷ mới, một cái thập niên mới. Rồi lại cũng không sửa được cái gì mà hiện có mà đang đặt ra chúng ta những vấn đề chúng ta phải sửa. Thì cái điều đó là cái nhận xét của tôi là như vậy.
Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là “một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa” … Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết “định hướng XHCN”,  “kinh tế thị trường có định hướng XHCN” trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì. Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài thế ra lại còn “phát triển công nghiệp hiện đại … trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN”. Thế không biết “công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN” nó là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi “theo định hướng XHCN”?
Thế rồi “xây dựng một nền dân chủ XHCN”. Thì đúng ra ngày xưa trong học về Mác – Lênin có cái câu là dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản. Thế nhưng mà tôi với cái thiển cận tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi là: người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa? Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.
Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trì và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là “Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đứng … đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là … tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng là trên nhất, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết? Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa. Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc thì tôi nghĩ rằng là cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được cái đại đoàn kết dân tộc.
Trong báo cáo chính trị thì tôi thấy rằng “ông ấy” kể thành tựu về qui mô GDP 2010 tính theo giá thực tế là 106 tỷ USD, gấp 2 lần năm 2005. Tôi cũng đặt một dấu hỏi là xem lại giá của 2005 và giá của 2010 nó gấp nhau mấy lần mà nếu mà … (bởi vì đây là tính theo giá thực tế thì 2005 nó cũng tính theo giá thực tế 2005, 2010 nó cũng tính theo giá thực tế 2010). Nhưng giá 2005 và 2010 nó khác nhau, vậy cái thành tựu này có phải là thành tựu không hay nó lại là cái chuyện vì giá nó lên cho nên nó đạt được cái con số như vậy.
Thế rồi cái nhận định về giáo dục thì chỉ nhận định về số lượng mà không nhận định gì về chất lượng cả. Toàn là những tỷ lệ bao nhiêu tỷ lệ bao nhiêu. Cho nên tôi thấy nếu còn nhận định như thế này thì chẳng biết cái kém của mình ở đâu để mà có giải pháp xử lý.
Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là “cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu”, “môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao”, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam là ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh dạn. Tôi không hiểu là nó có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.
Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Thì tôi thấy, tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì. Nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được là cái quyền gì cả  ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên là tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.
Thế rồi “xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức”. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi Đại biểu quốc hội và nếu Đại biểu quốc hội là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một Đại biểu quốc hội mà là vừa là đảng viên vừa là Đại biểu quốc hội thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử chi mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình. Và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi. Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là … tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được. Không thể thực quyền được. Và nó … nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người Đại biểu quốc hội là đảng viên thì rõ ràng người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa.
Về công tác xây dựng chỉnh đốn đảng, thì: “đạt được một số kết quả tích cực”. Ở đấy, ở trong này “tích cực” là gì, là “thực hiện nghị quyết chỉ đạo của Đảng, các chủ trương, các chương trình dự án sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”. Tôi nghĩ đánh giá “có kết quả” này là phi lý, không thể có được. Tôi cũng không biết rằng có ai tổng kết cái việc thực hiện hai luật về chống tham nhũng và tiết kiệm, chống lãng phí không. Nhưng nếu tổng kết ra thì có lẽ … mà cũng chẳng cần tổng kết, nhìn bề mặt, nhìn trên báo chí, chúng ta cũng có thể thấy rằng những cuộc này là: pháp luật vẫn đang bị vi phạm rất nghiêm trọng mà chẳng có kết quả gì cả. Các anh thấy Đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu. Mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói …, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ “dự án” nó thiêng liêng vô cùng. Người ta cố gắng phải tìm ra được “dự án”, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên là cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế. Mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn luôn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng! Tôi cũng nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên dạy cho mọi người về đạo đức. Tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.
Về hạn chế trong cái báo cáo chính trị. Về hạn chế thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng rộng ra, ngày càng trầm trọng chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên … chứ không phải là “chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn” đâu. Mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những cái nhà … những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư-sản-cộng-sản. Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì … 30 Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí Bí thư dưới tỉnh mà tôi làm Đại biểu: “Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm những ngày … đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?”. Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: “Chị Hương ơi, nó đã trói tôi như một con chó, nó đã quẳng ra giữa đường, và đất đai của tôi nó đã tịch thu”. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.
Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là … rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bô – xít Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại. Thôi bô – xít thì các anh cũng biết rồi không nói nữa nhưng rừng, cho thuê rừng. Xin báo cáo các anh là các đoàn đại biểu Quốc hội ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: “50 năm sau sẽ có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát”. Sao mà ngây thơ thế!
Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng những cái pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”.  Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm”, “tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào … họ chiếm đất của mình hết rồi.
Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí…”bạn lớn” của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang. Công nhân Trung Quốc sang lại lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.
Thế còn vấn đề công tác xây dựng Đảng thì cũng nói rằng tồn tại là “còn một số đảng viên suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ”, thì thưa các anh đấy như lúc đầu tôi dẫn dắt, lúc đầu là “một số”, rồi đến “một bộ phận”, bây giờ “một bộ phận không nhỏ”. Thế thì tôi muốn đặt một câu hỏi rằng là cái bộ phận không nhỏ này đang làm giảm sút cái lòng tin của dân chúng đối với Đảng, mà giảm sút nhiều chứ không phải ít đâu ạ. Thì trách nhiệm của Đảng đến đâu mà để tình trạng này không chấm dứt, còn kéo dài và lại còn phát triển. Mà trong báo cáo không có nói năng cái gì cả. Thế thì tôi thấy rằng cái đó là cái mà rất nguy hại đến cái sự an ninh của đất nước.
Tôi có đọc cái quyển sách “Mr. No” của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài. Mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp để thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm. Nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng. Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém? Chứ ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy. Nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.
Thế rồi nhận định nữa là do “sự chống phá của thế lực thù địch”. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, lìu tìu, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi.
Một cái điều nữa mà tôi cũng thấy rằng tôi cần phải nói. Chính vì cái điều này mà hôm nay tôi xin phát biểu. Đó là tất cả những yếu kém bên trên thì có một cái đoạn báo cáo chính trị nhận định là “Ban chấp hành trung ương xin tự phê bình trước Đảng, trước nhân dân về những khuyết điểm yếu kém đã làm hạn chế những thành tựu và sự phát triển của xã hội”. Tôi nghĩ quá nhẹ nhàng. Với những khuyết điểm như thế, với những tồn tại của nền kinh tế như thế, với một cái xã hội nó ngổn ngang như thế, sờ đến đâu có việc đến đấy, thì tại sao lại tự phê bình mà không phải là nhận trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân? (Có tiếng xen vào) …  Em chưa dám nói “từ chức”, nhưng dám nhận khuyết điểm trước Đảng đi, tại sao lại chỉ xin tự phê bình, nhẹ nhàng thế, quá nhẹ nhàng luôn. Cho nên tôi thấy cái này nó vẫn cứ mơn trớn, ru ngủ và chỉ ru những ai mà người ta (tiếng ông Trần Phương xen vào: “nhưng nếu như họ viết là nhận trách nhiệm thì được hơn cái gì, cũng qua thôi”). Thưa anh, nhận khuyết điểm, tôi nhận trách nhiệm có nghĩa là tôi là người gây ra cái chuyện đó để Đại hội nhìn thấy rằng ông là người gây ra cái việc đó thì thôi xin mời ông đừng tham gia lần nữa. Em xin anh cái ý kiến đó. Em xin ra một cái suy diễn như vậy (tiếng ông Trần Phương xen vào: “cuối cùng Đại hội cũng chẳng tìm thấy ai để thay con người đó cả,” … nhiều tiếng cười … “cho nên cái bi kịch của ta là ở chỗ đó đấy. Có viết 10 lần tôi nhận trách nhiệm thì vẫn trúng cử thôi. Mà đây là Ban chấp hành Trung ương cơ mà, 150 vị cơ mà, có phải của tớ đâu. 150 vị …Cho nên, tôi nghĩ là nói cho vui thôi, nghĩa là bà có phê bình thì cũng cứ phê bình cho vui vậy”). Vâng em biết rằng em nói hôm nay cho nó vui thôi, như báo Lao động gọi là xả sú-páp gì đấy ạ. Em nói ra cho nó đỡ … được cái chỗ để được nói, được tâm sự nhưng mà thực ra biết nói chẳng ai nghe. Mà nói đây để báo cáo các ông anh, đây là những ông anh và người thầy của thế hệ chúng em thì tất nhiên là thế hệ nhưng cũng 60 tuổi rồi. Anh Tiệm kia là thầy giáo của em. Thì đấy, thế hệ 1, thế hệ anh, hôm nay là lần đầu tiên được ngồi đây, được nghe các anh nói để tiếp thu cái tư duy của các anh để mà có thể tiếp nối được tư duy của các anh đấy. Thế thì về cái phương hướng, phát triển đất nước thì đúng là rất đáng buồn. Chỉ chú trọng về con số mà không chú trọng về giải pháp. Và những tồn tại của nền kinh tế không có những giải pháp này không giải quyết được những tồn tại đó. Cho nên lúc đầu em nói rằng chẳng có gì mới và cũng không sửa được những sai lầm hiện có cho nên cũng không muốn phát biểu nữa. Xin cám ơn các anh, các chị!
Trần Phương: Chắc là chưa được nói thì tôi ưu tiên hơn, còn ông Lược, ông nói rồi. Hả?

(05h25’35″) TS Lưu Bích Hồ: (cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)
Thưa anh Phương và các anh các chị! Tôi đến đây không có định nói vì có lẽ nói thì cũng không có bổ ích gì lắm. Mình lại là người tham gia được một phần vào cái công việc biên tập “chiến lược” chứ cũng không được “cương lĩnh” và “báo cáo chính trị”, mình biết nó không hết. Nhưng mà tôi có thể nói rằng là có mấy cảm nghĩ như thế này. Cũng nói thật thà là, cũng là hơi khó nói bởi vì mình là cái tội đồ của cái việc không làm ra được nó hay hơn, một phần, không phải là mình nhiều đâu, mình có một ít chút đó là tội đồ. Cũng khó nói. Viết là viết thuê cơ mà, chứ không phải viết ý của mình. Nhưng mà tôi có mấy cái cả nghĩ như thế này chia sẻ với các anh, các chị với anh Phương.
Thứ nhất là tôi cũng theo dõi khá xít xao những cuộc thảo luận, và đặc biệt trên mạng và báo thì tôi đánh giá rất cao cái hội thảo hôm nay. Bởi vì tôi cảm thấy, nhận thấy được là đến đây, các anh các chị nói thoải mái hơn cả và nhất là trước anh Phương, có anh Phương chủ trì và có một cái diễn đàn rất là thoải mái để các anh các chị nói hết tất cả những điều các anh các chị muốn nói. Nói thẳng thắn, bộc bạch, tuy rằng không có nhiều thì giờ nên không phân tích được cho nó thật sâu, nhưng mà cũng hiểu được. Ví dụ chỉ mấy ý kiến của anh Việt Phương, mấy ý kiến của các anh tóm tắt như thế là cũng đã hiểu được. Còn anh Phương thì  nói kỹ hơn, nhưng cũng không mấy khi được nghe anh Phương nói kỹ đến như thế này đâu. Thì đấy là cái không khí mà tôi rất phấn chấn bởi vì rằng là phải chuyển tải được những ý kiến dư luận như thế này đến những người lãnh đạo. Mà anh Phương cũng đã từng …, tôi cũng đã từng trực tiếp được nghe anh Phương nói trước các vị lãnh đạo rồi, mấy kỳ rồi. Anh Phương nói cũng mạnh gần như thế này. Tất nhiên không có thì giờ để anh Phương nói sâu về lý luận như thế này, nhưng mà tôi thấy là … nó cũng không vào (có tiếng cười rộ lên). Mặc dầu đồng chí cao nhất đứng lên nói “tiếp thu … rất quí báu”, các đồng chí … bởi vì toàn là từ cấp Phó thủ tướng trở lên mà, thì quan trọng lắm chứ mà các đồng chí nói nhiều ý kiến ghê gớm. Tôi thấy sơ … không biết tôi nhận xét như thế có đúng chưa. Ý kiến như anh Phương và những ý kiến khác ghê gớm, thế nhưng mà cũng rất là ít được tiếp thu.
Thế nhưng mà hôm nay tôi vẫn thấy rằng là cái buổi hôm nay rất đáng quí chứ tôi không được nghe Mặt trận tổ quốc, không được nghe chỗ Liên hiệp hội, chắc không được như hôm nay. Bởi vì cái không khí ở đấy chắc cũng không được thoải mái đến như thế này. Tôi rất là chia sẻ ý kiến mà tôi thấy là hầu hết những ý kiến các anh các chị nói đều rất xác đáng. Thế tôi nói như thế là đụng chạm lắm đấy bởi vì anh là cái người viết văn kiện, tham gia vào viết văn kiện mà anh lại thừa nhận cái ý kiến này thì coi như là anh thấy cái văn kiện chả ra cái gì rồi. Đúng không ạ? Nhưng mà tôi thì tôi xin chia sẻ thế này, cái khó của việc viết văn kiện thì anh Phương, các anh các chị cũng biết rồi, nó phải từ một sự nhận thức, một sự thay đổi về tư duy và có một ngọn cờ dắt dẫn.
Thế thì tôi thì tôi đánh giá thế này: chưa bao giờ đất nước ta trình độ dân trí, tri thức, trí tuệ cao như bây giờ. Dân rất cao, không phải là vàng đâu, mà tôi nói dân là dân bình thường, người ta chỉ không nói ra thôi. Có những người nông dân người ta không quan tâm nhưng mà giá hỏi người ta hiểu về cái vấn đề như thế này thế nọ thế kia thì như chị Hương nói, người ta sẽ có nhiều ý kiến chứ không phải là không. Đấy là tôi nói ở tầng lớp nhân dân mà phổ thông nhất. Còn dân nói chung, thanh niên nói chung bây giờ nó hiểu biết nhiều lắm, nó có nhiều ý kiến lắm.
Thế những nhà tri thức của chúng ta thì phải nói là tôi cũng thấy chưa bao giờ có nhiều trí tuệ như bây giờ. Tôi theo dõi từ tháng … trước khi … từ mấy năm nay rồi cơ, từ khi bắt đầu chuẩn bị văn kiện Đại hội thì đã có rất nhiều những bài đăng lên trên mạng để góp ý kiến chứ không phải đến khi bắt đầu lấy ý kiến này đâu. Thì đã có rất rất nhiều bài để góp ý kiến đưa ra những chủ thuyết, lý thuyết, triết lý rồi những tư duy phát triển mới, rồi những cái kế sách đất nước chúng ta đứng trước cơ hội như thế nào. Rồi anh Nguyễn Trung viết cách đây 2 năm rồi, đã viết rồi. Và anh Võ Đại Lược viết cách đây mấy năm rồi chứ có phải bây giờ đâu. Nhiều chị, chị Chi Lan cũng thế, nói nhiều rồi. Mà tôi nói ngay như thời đoạn hiện nay lấy ý kiến cũng rất nhiều bài hay. Tôi lấy ví dụ như cái bài của anh Dương Phú Hiệp cách đây mấy hôm thôi nói là một cái sự, một cái dịp mới trong thực tế còn hơn hàng tá cương lĩnh, anh trích dẫn của Mác đấy thôi. Tức là ý anh ấy muốn nói là bỏ cái cương lĩnh ấy đi, không nói cái cương lĩnh thời kỳ quá độ nữa. Mà bằng những hành động thực tế thì bằng hơn hẳn cả một tá cương lĩnh cơ, viện dẫn đến mức như thế. Mà nguyên là Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký hội đồng lý luận Trung ương. Giáo sư, đúng không ạ?
Thế rồi là cái bài của anh Trần Đình Bút hôm vừa rồi, hôm nay không có mặt ở đây tôi đánh giá rất là cao. Viết rất thẳng thắn, rất là mạnh mẽ, sát, từ những vấn đề lý luận sang đến những vấn đề thực tế.
Hay là những bài của anh Nguyễn Trung gần đây cũng đã đăng lên rồi thì tôi nói rằng là cái trình độ trí tuệ, tri thức của chúng ta hiện nay cao hơn rất nhiều so với những lần trước. Lần Đại hội X, thưa anh Phương, tôi cũng lưu trữ lại được một tập dày như thế này các ý kiến phát biểu nhưng cũng không bằng bây giờ. Tất nhiên là sôi động hơn thì có thể sôi động hơn, rồi thế kia rồi cũng chỉ được đến như thế.
Thế còn trình độ lãnh đạo như thế nào thì câu hỏi này hơi khó trả lời. Cái trí tuệ … (có tiếng xen vào) … Vâng, nhưng mà tôi xin phép nói thế này. Trong cái Trung ương mà tôi được ngồi chầu rìa và trong Bộ chính trị thì không phải không có nhiều đồng chí có trình độ trí tuệ khá cao. Chỉ có người ta không nói ra thôi (có tiếng cười). Và cái cơ chế gì để người ta không nói ra thì anh Phương ở trong Trung ương mấy khoá rồi, anh là Phó thủ tướng anh biết quá rõ rồi, anh Tiệm cũng vậy, biết quá rõ là vì sao anh không nói ra. Sau khi về hưu như anh Vũ Khoan hôm nay nói, đúng không, hay như thế, nhưng khi anh Vũ Khoan còn làm Phó thủ tướng thì đâu có thể nói được như thế. Đúng không ạ?
Thì hiện nay, tôi cảm giác thấy là trình độ của các đồng chí kể cả trong Bộ Chính trị cũng có những đồng chí có những trình độ, trí tuệ khá cao chứ không phải thấp lắm đâu. Nhưng mà nói chung thì chưa bằng bên ngoài (có nhiều tiếng cười). Tôi xin phép … nói chung là trình độ lãnh đạo hay trí tuệ lãnh đạo chưa bằng ở bên ngoài. Nói là dân là nói chung chung, nhưng mà nói cái trình độ cao nhất ở bên ngoài thì các đồng chí chưa theo kịp. Và như vậy có ý kiến nhận xét của các anh các chị rằng nó không vào, cái văn kiện này nó xa cuộc sống quá, nó là như thế đấy. Nó xa cuộc sống, trí tuệ của dân nó không vào trong văn kiện được. Đấy nó là như thế. Thế thì nguyên nhân vì sao thì thôi không cần phải phân tích chỗ này mọi người đều biết, đúng không ạ?
Rồi thể chế, rồi công tác tổ chức cán bộ, rồi vấn đề quyền lợi, vấn đề quyền lực, rồi vấn đề này khác, rất nhiều chuyện. Cái thể chế như thế này, cái cơ chế như thế này thì chúng ta chưa thay đổi được, chưa thể nào tốt hơn lên được.
Thế bây giờ tôi xin phát biểu thêm một ý nữa, vậy thì có thể thay đổi được không. Phải không ạ? Tôi vẫn còn một chút hy vọng. Tức là không phải là viết lại, không phải là thay đổi cơ bản, nhưng mà có những vấn đề hết sức bức xúc và nó trái quá đi rồi thì có thể với dư luận xã hội, với dư luận của  trí thức, đóng góp của anh em, của các cấp thì có thể sửa được. Chứ còn bây giờ nếu như dựa vào ý kiến tập hợp của Văn phòng Trung ương qua các Đại hội, từ cấp chi bộ lên đến Đảng bộ, đến tỉnh đến huyện đến thành phố thì không thay đổi được. Bởi vì cái (việc) tập hợp bao giờ nó cũng có một cái câu này: “đại đa số ý kiến nhất trí tán thành”. Trong ý kiến thảo luận ở Trung ương, Bộ Chính trị cũng thế anh ạ. Tức là, cái cách tập hợp của  Văn phòng Trung ương là “đa số có ý kiến tán thành”, một số có ý kiến như thế này, có ý kiến như thế này, có thế thôi. Thì bao giờ cũng phải viết sửa theo đa số, đa số ý kiến tán thành nhanh. Có cách gì, nguyên tắc của chúng ta là “tập trung dân chủ” mà. Đúng không? Đa số, thậm chí là còn bỏ phiếu nữa thì phải theo bỏ phiếu chứ. Đấy! Thế thành ra nó khó là như vậy.
Nhưng mà tôi vẫn hy vọng, tôi hy vọng được một cái chuyện như thế này. Ví dụ cái chế độ sở hữu công hữu, phải không ạ? Và cái “kinh tế nhà nước là chủ đạo”. Đã nhiều lần từ Đại hội trước đã nói rồi, không vượt qua được, lần này đã suýt nữa vượt qua được, mà cũng không vượt qua được (có nhiều tiếng cười). Tôi nói suýt nữa là tôi nói thật đấy, nhưng mà chưa bỏ phiếu. Chứ nếu mà cho bỏ phiếu có khi được đấy. Nhưng mà đến cái đoạn đấy thì không cho bỏ phiếu nữa, nên thôi, lấy cái phương án nọ phương án kia để thông qua thôi.
Nhưng mà tôi vẫn hy vọng, rất rất hy vọng vì tôi cũng không muốn hy vọng nhiều, nhiều cũng chắc không được. Nhưng mà hai cái đoạn ấy, cái đoạn cương lĩnh mà như anh Tiệm nhắc đấy, là “công hữu là nền tảng” không viết nữa, đúng không ạ? Còn trong báo cáo chính trị mà chiến lược thì bỏ cái “chủ đạo” đi. Nếu mà thế thì tôi thấy mừng lắm, một bước tiến đáng kể, quan trọng … nhất định (có tiếng cười) thì tôi nói rồi, cái mà anh Phương cứ nói mập mờ về cái CNXH của chúng ta hiện nay đang bị ràng buộc bởi cái chuyện đó. Mà không thể thực hiện được cái bước tiến thật là tốt hơn nữa. Bởi vì rất nhiều anh kia, anh thấy anh đã nói chủ đạo thì người ta phải được o bế, phải được bất bình đẳng với lại cái tư nhân, mà khi đó anh đã nói bình đẳng mà cho chủ đạo là (…). Có đúng không ạ? Chúng tôi đã phân tích với các đồng chí như thế rồi, với lãnh đạo như thế rồi, nhưng coi như không nghe. Nói xin lỗi các anh, bỏ mất “chủ đạo” đi thì mất béng đi cái định hướng XHCN rồi, thế còn cả cái gì khác nữa thì rồi chúng ta đi theo con đường tư bản rồi, thì các đồng chí (ấy) muốn nói như thế đấy.
Thế nhưng mà rồi cũng không có ai cãi lại. Bởi vì nói cái CNXH chúng ta xác định nó chưa rõ ràng, các đồng chí cứ vin vào cái phải là công hữu, cái phải là chủ đạo thì mới là định hướng XHCN. Thế bây giờ cuối cùng bỏ được cái đoạn nền tảng là bởi vì … thôi năm, mười năm trước mắt ta chưa bàn đến cái chuyện đấy. Cái chuyện đấy là chuyện lâu dài, 50 năm nữa ta tiến tới CNXH thì ta lúc ấy làm nền tảng. Nhưng mà trong cương lĩnh vì là cương lĩnh đến CNXH cho nên phải có nền tảng, phải có công hữu, đấy nó chết là ở đấy. Mà hiểu về công hữu chúng ta đã phân tích nhiều lần rồi, chúng ta hiểu sai cả Mác, chứ không phải Mác nói công hữu như anh Lược trình bày nhiều lần từ Đại hội trước đã trình bày rồi. Đó là chế độ sở hữu xã hội, chứ không phải chế độ công hữu như chúng ta nói. Mà xã hội là gì thì mãi đến cuối đời Mác, Anghen và còn nhiều nhà kinh điển nữa đã từng nói rằng nó không phải là công hữu. Còn tiêu diệt tư nhân là một sai lầm, chính Mác, Anghen ở cái đoạn cuối cũng đã thừa nhận như vậy và chúng ta phải thay đổi về cơ bản.
Thế nhưng mà không, đến bây giờ có đồng chí tự cho mình là đứng đầu công tác tư tưởng, phải không ạ? Thì cho rằng đó là là … cốt lõi của chủ nghĩa Mác, Mác – Lênin. Thế thì làm thế nào mà sửa được. Cho nên là, có lẽ anh Phương (khỏi?) phải nhận một phần trách nhiệm là khi anh giảng bài cho các đồng chí ở thế hệ trước (nhiều tiếng cười lớn). Chính anh là người giảng cho từ anh Tố Hữu trở xuống cơ mà (nhiều tiếng cười, Trần Phương nói xen vào: “nhưng mà theo tư tưởng cũ”). Vâng. (Trần Phương: “Còn bây giờ thì chưa lúc nào để tôi tự kiểm thảo rằng … tôi sai”. Cười).
Thế cho nên bây giờ nếu chúng ta phải thừa nhận là lịch sử nó là lịch sử. Chúng ta phải vượt qua lịch sử, đúng không ạ? Vượt qua chính mình để chúng ta nhận thức mới, có những nhận thức mới, kịp với lại thực tế, thực tiễn và kịp với lại thời đại. Cái đó mới là cái khó. Thành ra bây giờ anh Phương có lẽ anh phải còn, anh mới có 80 hơn thôi, không còn được đến 90, hơn 90 nữa anh giảng lại cho các đồng chí nghe hiểu, về: thế nào là chủ nghĩa Mác? Thế nào là Mác và Lênin? Và thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh? Và thế nào là công hữu? Thế nào là tư nhân, thế nào .. thì anh Lược đã viết một bài 40 trang gửi rồi, gửi cả hội đồng lý luận, gửi cả Thủ tướng rồi, gửi hết rồi. Các đồng chí rất coi trọng bài của anh Lược đấy chứ không phải không đâu. Đã chuyển tiếp đến Hội đồng lý luận, đến Bộ chính trị rồi, đã phân tích về chế độ công hữu rồi. Sở hữu cá nhân của những người lao động được giải phóng liên hiệp lại, nó là chế độ sở hữu xã hội, mà hình thức chủ yếu của nó là công ty cổ phần, phải không ạ? Đã viết đấy nhưng mà tôi trình cái đó và đã viết vào cái tờ trình đó để anh mang xuống đọc trước Bộ chính trị thì có đồng chí đứng đầu công tác tư tưởng nói: Thôi cái đó để cho học thuật giải quyết.
Chúng ta không bàn cái chuyện đấy nữa. Thế mà vấn đề đó nó cũng chưa kín, các đồng chí bảo thế nên thôi chúng ta lại phải kiên trì, thế này mới là kiên trì định hướng XHCN. Nó khó là như vậy cho nên tôi chỉ mong được một cái điều đó, là thứ nhất. Hôm nay tôi cũng xin phát biểu cá nhân mà ở chi bộ tôi cũng phát biểu, tôi chỉ xin hai điều. Một là bỏ cái chữ “chủ đạo”, hai là thừa nhận cái xã hội này có xã hội dân sự thì mới dân chủ được, đúng không ạ? Là bởi vì rằng là chúng ta có ba cái trụ cột. Một là Nhà nước pháp quyền, hai là Kinh tế thị trường, ba là Xã hội dân sự. Cả cái thế giới này nó như vậy rồi chứ không phải riêng ta. Mà thực tế nước ta là như thế rồi. Tại sao chúng ta lại không thừa nhận?
Thế thì có đồng chí rất cao nói ở trong một cuộc thảo luận ở cấp cao nhất, nói rằng là: nói xã hội dân sự là vớ vẩn, rơi vào cái “Câu lạc bộ Petophi” của Đông Âu ngày xưa, nó là đối chọi với Đảng cộng sản, nó lật đổ đấy. Thế thì hiểu như vậy thì thôi lại phải nhờ đến anh Việt Phương, nhờ các anh phải đến giảng lại cho về vấn đề dân sự là thế nào chứ, chứ không các đồng chí hiểu như vậy thì … Cũng có đồng chí nói lại ngay: Không, không phải như thế. Xã hội dân sự nó không phải hiểu như thế nhưng mà cũng không … (tiếng ông Trần Phương xen vào: “Nếu thế thì Mác cũng là ‘Petophi’ à? …Chính Mác là nói về xã hội dân sự rất nhiều. Thế thì các ông ý chẳng học chó gì cả!” … Tiếng cười phá lên).
Thưa anh, nếu mà ghi vào biên bản thì hôm nay tôi xin đề nghị, Lưu Bích Hồ xin đề nghị hai điểm đó thôi ạ. Một là bỏ “chủ đạo” và bỏ “công hữu là nền tảng” đi, cái đoạn ấy. Và thứ hai là thừa nhận có xã hội dân sự và thực hiện dân chủ đến nơi đến chốn. Tất nhiên xây dựng xã hội dân sự, phát triển xã hội dân sự, tất nhiên là phải dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thì đã có một cái tài liệu của cơ quan an ninh của chúng ta viết là nên thừa nhận xã hội dân sự định hướng XHCN (nhiều tiếng cười và nói xen vào: nói thế là ông sáng tạo, quá sáng tạo). Có xã hội dân sự nhưng mà định hướng XHCN vào đấy nữa cho nó an toàn. Vâng, thì tôi nói, thôi, thêm vào đó cũng chẳng sao là bởi vì nó cũng là do sự lãnh đạo của Đảng thôi. Đúng không? Không có cái xã hội dân sự nào mà không có sự lãnh đạo, không có sự quản trị của nhà nước. Thế nhưng mà nói ở chỗ khác thì hay hơn, đừng có đứng dính vào đấy. Nhưng mà thôi bây giờ nếu còn phải chấp nhận  nhưng mà phải thừa nhận. Nhưng mà trong lãnh đạo, trong giới học thuật kể cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng còn đang rất do dự và ngập ngừng và dự thảo chiến lược đã có lúc viết toẹt ra là phải có xã hội dân sự, phải có luật trưng cầu dân ý, phải không ạ? Có luật về hội và thậm chí có đồng chí đề nghị là có luật về Đảng, sự lãnh đạo của Đảng. Đúng không? Đảng, nhà nước ta là pháp quyền, Đảng không thể đứng trên nhà nước được. À, đứng trên pháp luật được. Đảng phải đứng trong nhà nước, trong, trong… pháp luật, thế mới được. Đảng lãnh đạo nhưng mà đảng đứng trong chứ không phải đảng đứng trên, cũng không được.
Những ý kiến như thế tôi nói thật là nó gian truân lắm. Do đó tôi rút ra một cái kết luận cho mình, nhiều kỳ tham gia từ thời anh Phương còn được tham gia thì tôi nói theo các anh đi tham gia rồi, biên tập văn kiện rồi. Cho đến bây giờ 5, 6 kỳ rồi. Tôi thấy mỗi kỳ tiến lên một bước thôi (có tiếng xen vào: “có khi kỳ này là còn thụt lùi” … nhiều tiếng cười). Từ … phải nói là  nếu bây giờ muốn được như Đại hội VI thì tình thế nó chưa đến thế. Và chưa có cái ngọn cờ như lúc đấy. Cho nên chưa được, bây giờ phải có tình thế và phải có ngọn cờ, mà tình thế thì chưa đến mức ấy. Thì nói nông dân thế thôi, nhưng mà nông dân chưa đến mức … gì đâu. Thế còn thì … (cười) là tất cả dân vẫn thấy là còn được vui vẻ. Thứ hai nữa là không, chưa có ngọn cờ phất lên, thì mới có thể kết luận được như ý kiến mà là trí tuệ chứ, chứ không có ngọn cờ thì làm sao tiếp thu được trí tuệ. Thế bây giờ thì chúng ta làm thế nào. Đành phải chờ chứ biết làm thế nào (có tiếng nói xen vào). Vâng, đấy! Đấy là tôi xin nói hết cái ý cảm nghĩ của tôi chia sẻ.
Bây giờ tôi nói thêm một tí nữa. Các đồng chí nói nhiều về cái nền tảng kinh tế. Nhưng mà tôi xin bổ sung thêm một cái ý mà cái này tôi còn phân vân, chưa chín lắm, tôi xin hỏi ý kiến các anh, nhất là anh Phương. Chúng ta … nền tảng xã hội của chúng ta là gì? Mà bây giờ Đảng ta đang dựa vào cái nền tảng xã hội gì? Đúng không? Kinh tế thì nói là quốc doanh chủ đạo, rồi tư nhân các anh các chị phân tích nhiều rồi. Vậy nền tảng xã hội chính trị của chúng ta là gì? Liên minh giai cấp công nhân, nông dân với trí thức, đó là nền tảng xã hội chứ gì? Thế bây giờ tôi xin hỏi, đã có lần anh Phương hỏi, cái giai cấp công nhân của chúng ta bây giờ là thế nào mà ông bảo là nó lãnh đạo. Đúng không? Anh đã nói ở trước Bộ Chính trị rồi, và hôm nay cũng nói lại rồi. Đúng không? Chúng ta có bao giờ được vào giai cấp công nhân đâu. (Ông Trần Phương xen vào: “mà giai cấp công nhân đang khốn nạn đây”. Tiếng cười). Vâng. Lãnh đạo sao? Làm sao mà lãnh đạo được? Quốc hội có dựa vào giai cấp công nhân không? Đảng có dựa vào giai cấp công nhân không? Nói mồm thế thôi chứ trên thực tế là không có. Thế bây giờ chúng ta có dựa vào giai cấp nông dân không? Nông dân khổ như thế, khó khăn như vậy. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là cái sai lầm lớn là đầu tư kém cho nông nghiệp và nông thôn. Mặc dầu có rất nhiều nghị quyết. Nhưng mà chúng ta có dựa …, chỉ khi chúng ta khủng hoảng vừa rồi thì chúng ta mới thật sự thấy cái vai trò của nông nghiệp và nông thôn, của nông dân. Có đúng không ạ? Chứ còn bình thường ra mà nói để ý thì bao nhiêu đến nông dân và nông thôn. Nó đó có phải là chỗ dựa thật vững chắc của Đảng đâu? Ờ, đúng thế. Thế bây giờ chúng ta có dựa vào …, Đảng ta có dựa vào trí thức không? (Có tiếng xen vào: “cũng không nốt”). Cũng không nốt (ông Trần Phương: nhất là đại tri thức thì cũng càng không dựa vào, thế thì dựa vào ai?). Thế là ba cái anh mà đã viết ra trong văn kiện để là chỗ dựa, nền tảng xã hội và chính trị của chúng ta thì chúng ta không dựa được thật ạ, đúng không? Cộng… (ông Nguyễn Trung: “Tôi xin phép trả lời anh Hồ… nền tảng xã hội của chúng ta là nói dối”. Có tiếng cười). Thế thì tôi xin phép anh là tôi cũng chia sẻ với anh cái ý kiến đó. Tức là chúng ta nói mà chúng ta không làm được. Đúng không ạ? Thế còn một cái loại nền tảng nữa rất quan trọng, bây giờ ghi thêm vào, tức là doanh nhân. Doanh nhân. Thế thì doanh nhân chúng ta dựa vào doanh nhân loại nào? Đâu có dựa vào doanh nhân tư nhân, hay là dân doanh. Chúng ta dựa vào các anh đại gia đấy chứ, mà đại gia đó phần lớn là nhà nước, là quốc doanh. Đấy chỗ dựa của chúng ta là như thế. Tôi cho rằng, cái chỗ đó cần phải viết lại vào trong văn kiện hay là ít ra cũng phải đánh giá lại ở trong văn kiện những cái vấn đề như thế. Tức là không phải chỉ vấn đề kinh tế mà vấn đề xã hội, vấn đề chính trị chúng ta, cái nền tảng của chúng ta nói mà không làm được và hai nữa là không phải là chỗ dựa thật sự.
Thế còn nếu bây giờ chúng ta nói rõ ra chỗ dựa của chúng ta là tri thức, chỗ dựa của chúng ta là doanh nhân thì chúng ta làm đi. Đúng không? Mà tôi thì không được đi nhiều như các anh (có tiếng nói xen vào) … Vâng! Phân biệt ra nặng nề ra làm gì. Đúng không? Chúng ta đã như các anh đã nói là bỏ chuyên chính vô sản rồi, đã bỏ đấu tranh giai cấp rồi, đã bỏ nhiều thứ rồi, thực tế thì chúng ta phải dựa vào những cái tầng lớp gì? (ông Nguyễn Trung: “Thưa anh Hồ là cả thế giới người ta nói … dựa vào tầng lớp trung lưu”). Vâng tôi thì tôi tiếp nhận được một cái ý như thế này, tôi đi không được nhiều nước như các anh nhưng mà tôi cảm nhận thấy: xã hội loài người mà muốn văn minh lên nữa, tiến bộ lên lịch sử của nó là chính là đầu tiên là phải có văn hoá, phải có trí tuệ, phải tri thức nữa. Không có tri thức là không có phát triển được, đúng không? Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của trí tuệ, là văn hoá, là văn minh, đúng không ạ? Con người ta từ cầm cái cuốc cái xẻng mà lên tận cơ khí cũng là văn minh … tri thức, của trí tuệ, chứ đâu có phải là dựa vào giai cấp đấu tranh, đúng không? Trước đây có thể nói thời kỳ ông Mác … đã giảng và anh Phương đã giảng thì có thể là như thế chứ tôi không hiểu hết. Nhưng mà bây giờ thì không là như vậy. Đến bây giờ theo tôi là tri thức và doanh nhân, đấy là hai cái lực lượng quan trọng nhất của xã hội chúng ta để mà Đảng ta dựa vào phát triển. Và Đảng phải kết nạp những phần tử ưu tú nhất của dân tộc này mà trước hết là trong tri thức và trong doanh nhân. Thế nhưng mà như thế thì không sửa được bởi vì điều lệ Đảng thì Đảng là của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, mà là đại diện lợi ích thôi chứ không phải là … thì như thế là chưa sửa được.
Thành ra tôi xin phép về cái điểm đó tôi bổ sung thêm cái ý kiến từ sáng nay các anh không nói thì tôi xin bổ sung thêm cái ý đó. Còn những chỗ khác tôi hoàn toàn chia sẻ nhưng mà xin tự nhận lỗi với lại các anh các chị là chưa đủ sức để đưa được những cái suy nghĩ của mình đóng góp được vào cho nó đầy đủ cho cái quá trình … Chứ còn bây giờ, thứ hai, tôi nói kết lại là ý cuối cùng của tôi là thế này: Tạm thời không thông qua cương lĩnh vội, có cái cương lĩnh này không hơn gì bao nhiêu. Thậm chí có những điểm là bất lợi, chưa chín, chưa đủ sức tập hợp hết trí tuệ của dân tộc ta vào trong cương lĩnh, của Đảng ta và trong cương lĩnh, thì tạm thời Đại hội này không thông qua làm gì vội. Anh Phương bảo Đảng thì phải có cương lĩnh, thế theo anh không có thì cũng không sao đâu mà. Đúng không ạ? Chỉ vì có cương lĩnh mà có làm theo cương lĩnh đâu. Và thứ hai, có nhiều cái chúng ta đã vượt cương lĩnh 91. Bây giờ chúng ta cứ bảo cương lĩnh 91 còn 100% giá trị. Đâu có phải. Hay là còn nguyên giá trị. Đâu có phải. Cho nên tạm thời như thế, lùi lại một bước, Đại hội sau nghiên cứu kỹ.
Thứ hai là trên nền đó bây giờ … thưa anh Phương và các anh các chị rằng vì có cương lĩnh đã dự thảo và trước khi dự thảo thì đã có một khung khống chế rồi. Phải không ạ? Cho nên bây giờ dựa vào cương lĩnh thì phải viết chiến lược như thế, phải viết báo cáo như thế… Tôi không dài dòng để kể cũng có một số cái vượt lên thuyết phục được đấy. Ví dụ như vấn đề đặt dân chủ lên trên, phải không ạ? Ví dụ như vấn đề phát triển bền vững, đầu tiên chỉ phát triển bền vững thôi. Sau các vị bảo không, phải nhanh nữa, thế là lại nhét “nhanh”, thế  “nhanh” và “nhanh và bền vững” thì có gì mới? Đúng không? Phải nhấn mạnh bền vững thì nó mới là mới. Thế mà không viết được, lại phải thêm lại phải có nhanh vào nữa mới được, mà không nhanh mà không 15% GDP tăng trưởng thì không là nhanh. Thế thưa anh, suốt cả từng đấy cái Đại hội của 64 tỉnh thành phố bao nhiêu phần trăm vượt hết cái trung bình thì không biết ông Nguyễn Quang Thái tính cái trung bình của chúng ta như thế nào. Và sắp tới đây năm năm nữa thì lại mười mấy phần trăm hết thế thì đất nước này có phải là 7%, 8% đâu. Sai bét! Chấn chỉnh lại cái chỗ ấy chứ, chứ không có thì chết. Thế bao nhiêu vẫn thế, vẫn là cái tư không phải tư tưởng bền vững. Ví dụ như thế.
Cho nên tôi thấy là chúng ta phải cố gắng làm sao … nếu như không có … không thông qua cương lĩnh nữa. Bây giờ có còn có độ vài tháng nữa, phải không ạ, có thể kịp sửa báo cáo chính trị là chiến lược viết gọn lại, chắt lọc ra những cái tinh tuý nhất, cốt lõi nhất, cần thiết nhất, thế thôi, thì vẫn được. Thế thì tôi thấy có thể cái khả năng ấy là hiện thực hay không thì cũng xin là cứ mạnh dạn chia sẻ với các đồng chí chứ còn tôi cũng cảm thấy chưa chắc chắn lắm. Có đề xuất ra cũng khó. Bởi vì bây giờ đã qua ba kỳ Trung ương họp rồi, thông qua dự thảo cương lĩnh rồi, thông qua dự thảo báo cáo chính trị rồi, thông qua dự thảo chiến lược rồi, bây giờ lại phủ định lại là “không làm thì không được”, không phải giống như cụ Trường Chinh là viết lại báo cáo chính trị đâu, không chắc, chưa đến cái mức là như thế được. Thế thành ra, thôi thì xin phép dù sao tôi cũng thấy là như anh Phương nói là chúng ta có trách nhiệm nói thì chúng ta cứ nói và nói đó ít nhất chưa đóng góp được ngay cho kỳ Đại hội này thì cũng đóng góp cho cái nền tư duy phát triển cho những cái năm sắp tới. Xin cảm ơn các anh các chị.
(05h 52′ 38″)
Trần Phương:
Ông nói gì nữa không? Ừ.
(Ông ?): Có một vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng ..(không nghe rõ). Công tác cán bộ trong cả  ba cái văn kiện này tôi đếm có 11 dòng và lại hết sức chung chung và vô vị và thực chất nó lại là vấn đề quyết định cho sự phát triển của chúng ta trong thời gian tới. Và hiện tình các vị thấy là công tác cán bộ hết sức lộn xộn và có thể nói là nguy hiểm. Bởi vì sao? Vì tình trạng mua quan bán chức thì tức là diễn ra quá phổ biến. Một chức trưởng phòng một triệu đô, có người nói rằng chủ tịch là cả chục triệu đô v.v… Người ta kể ra là bây giờ thưa các đồng chí là hiệu trưởng trường đại học cũng là tiền tỷ. Và như vậy là quá nguy hiểm! Tức là người ta dùng tiền để mua cái chức tước đó và cái đó là con đường để tiến lên cấp cao, thì quá nguy hiểm rồi. Đó là điều thứ nhất mà tôi nghĩ là phải được cảnh báo.
Điều thứ hai là cơ chế sử dụng và cơ chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp cao. Thì bây giờ cũng không biết tuyển chọn bằng cách nào? Có lẽ chúng tôi cảm thấy dường như có mấy vị cấp trên cao nhất là quyết định cái nhân sự của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, không có công khai, không có minh bạch, không có cạnh tranh, không có… Nghĩa là có bầu cử, có nói chuyện nhưng là hình thức, là hình thức cả. Thế thậm chí có một Đảng bộ Đại hội của thành phố rất là lớn thì sau khi bầu thì ông Bí thư nói là “đúng như dự kiến”, “thành công rất lớn” (nhiều tiếng cười). Thế thì tức là tất cả, chúng ta có tất cả mọi chuyện bầu cử, tất cả giới thiệu, thăm dò ý kiến đủ tất. Nhưng xét cho cùng cái người chúng ta đưa lên vừa kém về tài và đức cũng kém nốt. Vậy vấn đề cơ chế của chúng ta là hỏng rồi. Và nói như anh Trung là nó giả dối cho nên nó dẫn đến một cái tình trạng như vậy. Bầu cử, mọi chuyện có nhưng hoá ra cuối cùng kết quả chả ra gì chứng tỏ rằng cái cơ chế tuyển chọn nhân sự …(không nghe rõ).
Một điều nữa, là cái người lãnh đạo ở tất cả các cương vị đều không có trách nhiệm với những quyết định của mình. Bây giờ một ông Bộ trưởng bộ giao thông để tai nạn xảy ra khắp nơi, vẫn là bình thường. Một ông Bộ trưởng Bộ xây dựng cũng để nhà đổ v.v.. vẫn làm bộ trưởng. Thế thì tôi nghĩ một đất nước này có lẽ là các quyết định không ai chịu trách nhiệm cả (có tiếng xen vào: Phó thủ tướng giải thích rồi). Cho nên, nếu chúng ta kéo dài tình trạng những người lãnh đạo được giao trách nhiệm, quyền lực rất là lớn nhưng vô trách nhiệm với tất cả các quyết định của mình, thì tôi thấy tình hình đất nước sẽ là khôn lường. Bởi vì là “tôi” quyết định ra nhiều chuyện, “tôi” quyết định làm con đường này, tôi quyết định xây dựng cầu kia, tôi quyết định rất nhiều thứ, lập tập đoàn này. Nhưng khi mà nó hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm, tôi vẫn ngồi chiếc ghế đó, thậm chí là lên cao hơn còn nhà nước tổn thất, nhân dân tổn thất. Hoàn toàn vô trách nhiệm! (có tiếng xen vào). Vâng và tiếp tục như vậy đấy ạ. Thì tôi nghĩ rằng cái chế độ như vậy thì chắc chắn đất nước chúng ta còn phải chịu nhiều tổn thất lớn. Vì vậy mà tôi cho rằng trong tất cả các thứ mà chúng ta bàn từ sáng đến nay nhưng nếu như công tác cán bộ vẫn giữ như hiện nay, vẫn giữ một thị trường quan chức quá phổ biến (và cái thị trường này nó sẽ bóp chết tất cả các thị trường khác), vẫn giữ một chế độ đề bạt, tuyển chọn và vô trách nhiệm đối với tất cả các quyết định thì tôi xin nói với các đồng chí là tất cả những điều ghi trong các văn bản này, vô nghĩa hết. (hội thảo vỗ tay).
(ông ?) Tôi xin nói thêm một câu nữa, tôi xin bổ sung một câu nữa thôi … để các đồng chí biết thông tin: trong dự thảo chiến lược lúc đầu viết là “đổi mới đồng bộ chính trị và kinh tế”. Thế thì các đồng chí bảo “không được!”. Đưa ra rồi! Bảo “không! phải thêm cái chữ ‘hệ thống’ vào”. “Đổi mới hệ thống chính trị” cơ chứ không phải “đổi mới chính trị”, mà ý của anh em viết chiến lược là đổi mới chính trị là bắt đầu từ thể chế, đúng không ạ? Bây giờ anh bỏ ra chỉ “đổi mới hệ thống chính trị” thôi tức là nhẹ đi rất nhiều. Mà chỉ nói đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thôi chứ không nói đổi mới Đảng. Thế cho nên nó có những vấn đề zích zắc như thế, nó khó lắm.
Hai là lại nói thế này: “chúng ta chậm đổi mới tư duy phát triển”. Thế các đồng chí bảo tư duy phát triển là gì? Thế mới gay chứ anh ạ. Cuối cùng là phải nắn nó lại, “đổi mới tư duy phát triển kinh tế xã hội”.  Thêm vào đó được bốn chữ “kinh tế xã hội” thì được chấp nhận. Còn nếu mà chỉ nói “đổi mới tư duy phát triển” không thôi thì không được chấp nhận. Mà các anh các chị biết, đổi mới đâu chỉ có kinh tế xã hội không, cả chính trị nữa chứ, đúng không? Mà khi nói “đổi mới tư duy phát triển” có nghĩa là đổi mới tư duy toàn diện chứ không phải chỉ riêng kinh tế xã hội. Đấy nhé tôi nói thêm mấy thông tin đó để các anh các chị biết là cái sự đổi mới của chúng ta nó gian khổ và nó còn nhiều cái ngập ngừng lắm chứ không phải là dễ.
(Ông ?): Thưa anh Trần Phương và thưa tất cả các anh các chị!
Tôi nhất trí với lại ý kiến từ sáng đến giờ. Và tôi nói thật với các đồng chí là chưa bao giờ là chúng ta đứng trước nhiều thách thức như bây giờ. Mà về phía dân tôi thấy bây giờ người ta cũng ít tin tưởng, phải nói như thế. Cái niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước, với chế độ thì phải nói là xuống cấp ghê gớm. Và dân bây giờ người ta hầu như … nếu người ta … đương nhiên cuộc sống người ta phải tự sống, phải tìm mọi cách để lăn lộn để sống. Cho nên người ta cũng chẳng muốn bàn đến chuyện gì nữa vì bàn cũng chẳng để giải quyết cái gì. Mà các nhà trí thức cũng thế thôi, bây giờ cũng là … vì nói cũng chẳng giải quyết được cái gì.
Cho nên theo cái chung từ lâu rồi trong miền Nam nó có một cái gọi là “chủ nghĩa Mac-Kê-No” ấy mà, tức là “chủ nghĩa mặc kệ nó”. Đảng cứ làm, lãnh đạo cứ làm, nhà nước cứ làm và dân cứ làm. Mỗi người, người nào làm việc ấy, đấy tôi thấy bây giờ có một thực trạng như thế.
Thứ hai là hiệu quả kinh tế thì cũng là hầu như là không được quan tâm và rất là lãng phí và thất thoát. Bây giờ, từ sáng đến giờ các đồng chí phát biểu nhiều nhưng tôi thấy có một cái ý này. Tôi muốn lưu ý á, hội nghị không quan tâm và ta cũng nên mạnh dạn đề xuất ở trong này. Trong chiến lược có nói thế này: “Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc Nam”. Đó, đây là một ý lách rất là hay, rất khéo. Nhưng “đường sắt cao tốc Bắc Nam” là vấn đề còn đang rất là nan giải mà tôi thấy là nếu xây dựng cái này trong giai đoạn này dứt khoát là không nên rồi. Mà năm sáu chục tỷ đô la, không phải là ít. Mà bây giờ chúng ta nếu mà đưa cái này vào chỉ cần thông qua được cái là thôi thì nó sẽ là áp lực và sẽ là cái cớ để người ta thực hiện bằng mọi cách. Mà như chị Thu Hương nói bây giờ vẫn là dự án. Mà có dự án là tiền. Mà năm sáu chục tỷ đô la, tôi nghĩ rằng là khi xây dựng thành công cái này không phải là năm sáu chục tỷ, hàng trăm tỷ. Mà như thế thì chắc người liên quan đến cái này chia nhau không phải là trăm nghìn đô mà hàng triệu, nhiều triệu đô. Đấy cho nên tôi nghĩ là phải đưa cái  ý  này (có tiếng xen vào là: “Cái chuyện đường sắt Bắc Nam…tháng 4…”). Đấy, Quốc hội là, cũng là .. Thì tôi đề nghị chị Thu Hương chỗ Quốc hội cũng phải đặt vấn đề này ra là có nên đưa vào không. Và tôi cho đây là vấn đề đang bàn cãi, chưa rõ, cho nên chưa nên đưa vào cái nhiệm kỳ này. Còn tất cả các cái ý khác tôi cũng đã viết góp một số ý cho nó cụ thể khoảng 6 trang. Bây giờ hết thời gian tôi xin dừng ở đây. Xin cám ơn!
Trần Phương:
Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi. Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong Đảng ta đấy nó không có rõ ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng đấy ạ.
Ta nên nhớ rằng cái Đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối CNXH rất rõ ràng rồi. Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các Đảng cộng sản họp lại với nhau ra một nghị quyết là qui luật tiến lên CNXH là gì? Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinit đấy, đấy là năm 57. Tất cả các Đảng cộng sản và công nhân đã ra một nghị quyết đó. Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả những điều đó là qui luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai trừ Nam Tư  ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư tưởng của một thời đại.
Cho nên có khi, cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn, người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn mà là một người biết nghe như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này này: anh Lê Duẩn tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ý nằm trong một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra được. Bởi vì thế này này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị 60. Ông ý là  những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ thống XHCN thế giới này. Nó đấy. Cho nên tôi nói thật với các anh đó, khi năm 86 chúng ta đổi mới đó thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu, nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu. Á! … cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã đổi mới được đâu.
Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng mà … của cái hệ thống Xô viết. Có gan thì anh phải xem lại 6 cái điểm mà cái Cương lĩnh 91 ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế hoạch v.v… Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm cho nên cho đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin lỗi anh!. Khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó. Rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa. Tôi bảo là mấy cái ông này đầu óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu. Ông có tiếp nhận cái tư tưởng như thế nào. Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông vẫn y như thế. Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như là gọi là ban lý luận, Hội đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu, mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi, vì ba cái thằng già này rút lui hết rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy trong đó có Lê (Tô) Huy Hứa, Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách của Mác và Lênin. Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi nghĩ. Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái đúng. Quá đúng rồi. Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về chủ nghĩa cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ý dự báo thôi, tức là ông ý dự báo dựa trên cái như Lênin nói, tức là ông nghiên cứu cái qui luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó mà ông ý nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng như thế này, đấy là dự đoán thôi.
Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, Ông dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó thôi. Nhưng tôi xin lỗi! Gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai. Cho nên tôi nghĩ là lúc nào cũng tụng là “nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin”. Tôi xin lỗi, Lênin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lênin nói về hai sách lược là sai. Ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH, trên 100 năm nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à. Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lênin là sau cách mạng dân tộc dân chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao tức là cấp và (…) v.v…
Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lênin và một số cái của Mác nữa là sai. Mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau, công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con. Nhưng mà hôm nay đó, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên Cương lĩnh đầy rẫy những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản là cái gì. Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!
Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.
Bây giờ, không biết là, bốn rưỡi rồi không biết là có được xin phép mấy câu kết luận không. Nhở.
Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu tôi nói đó, là người ta cả một cái Đảng, cả một cái nước, năm năm người ta mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học, những nhà lý luận có thể nói là rất (…) của lớp trí thức chứ không phải lớp trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à, ông không phát huy ý kiến à.
Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta cũng nên có một cuộc thảo luận. Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì tuỳ, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý của ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban văn kiện, Ban văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban văn kiện tức là Bộ Chính trị đó, ông ý làm gì có thì giờ ông ý đọc, có phải không? Anh biết thừa đi là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì (…) Đó là ý thứ nhất, mục đích thứ nhất. Nhưng mục đích thứ hai là gì, ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái hội Khoa học kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người ta không tiếp nhận. Vậy thôi.
Đó là chuyện của lịch sử nhưng ít ra để nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như giới trí thức này và nhiều trí thức khác. Nếu ông hy vọng như thế thì ông hơi ảo tưởng đấy. Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến mình sẵn sàng nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được. Tôi nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình không phí thì giờ. Có phải như vậy không? (vỗ tay).
Thế còn chúng tôi dự định hai ngày nhưng mà chắc là các đồng chí nói rồi và nhiều đồng chí nói với tôi là tôi không cần nói nữa, các anh nói tôi nghe rồi. Tôi đồng ý, thì có được không? Và như thế hôm nay chúng ta có thể kết thúc được.
Thế thôi thay mặt hội Khoa học kinh tế, cám ơn các đồng chí (vỗ tay). À, vâng, cái này thì thuộc Ban thư ký hội khoa học kinh tế. Ông muốn ghi thế nào thì ghi.
Hết
Những người phát biểu:
– GS Trần Phương: cựu Phó CT Hội đồng Bộ trưởng (PTT), cựu Ủy viên BCHTW Đảng, Chủ tịch Hội KHKTVN
– Đào Công Tiến: cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cựu thành viên Ban nghiên cứu chiến lược Chính phủ
– Việt Phương, cựu Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS
– Nguyễn Trung, cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu củaThủ tướng, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS.
– PGS Võ Đại Lược, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị Thế giới, cựu Thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
– GS-TSKH Nguyễn Mại, cựu Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
– Vũ Khoan, cựu Phó Thủ tướng, cựu Ủy viên TƯ Đảng
– Vũ Quốc Tuấn, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng
– PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN
– TS Lê Đăng Doanh, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS
– GS Nguyễn Đình Hương, cựu Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội.
– GS Lê Du Phong, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân
– GS Đào Xuân Sâm, cựu trưởng khoa quản lý kinh tế Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, từng là thành viên nhóm tư vấn của cố tổng bí thư Trường Chinh trước Đại hội Đảng lần thứ VI, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng
– GS Phan Văn Tiệm, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính
– Phạm Chi Lan, cựu thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Viện Nghiên cứu phát triển IDS
– Dương Thu Hương, cựu Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước
– TS Lưu Bích Hồ, cựu Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
– GS Vũ Huy Từ, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế VN

Gop y phan 4

Một bình luận

  1. Góp ý văn kiện ĐH 11 với sự tham gia của nhiều trí thức,trong đó có nhiều Đ/C là UVTW đảng csvn đảm trách chức vụ trong chính phủ và các viện nghiêncứu. Những ý kiến rất sâu sắc mà đảng và chính quyền vn hiện nay phải lấy đó mà học tập! Nội dung rõ ràng,định hướng sát thực,cụ thể hợp lòng Dân cũng như thời đại.Mà tại sao cứ khư khư bám lây cái văn kiện với định hướng lỗi thời cũ rích của chủ nghĩa mác -lênin đang dò dẫm trong bóng đêm,ngõ cụt không ánh sáng mà chính người dựng lên chủ nghĩa này đã phải hủy bỏ nó để đi theo con đường mà quy luật đã đingj sẵn đó là con đường tự do dân chủ .Trong dời sống kinh tế ,chính trị phải đa thành phần,Làm được nhu vậy thì KT/CT mới phát triển.Cá nhân Tôi chỉ nói một việc nho nhỏ:năm 1976 khi giải phóng MN xong,Tôi ra quân về công tác ở cơ quan nhỏ,năm 1977 tôi ở trạm bơm 20 ống hàng ngày bơm tát phục vụ nông nghiệp nên tôi rất thấm thía cảnh đói của dân,cháo không có mà ăn,thậm chí rau má cũng chẳn co ăn,cong nhân viên chức cũng vậy gia đình anh chị tôi khi dọn cơm ăn giữa mâm một rổ rau lang luộc và bát nước muối để chấm ,tiêu chuẩn mỗi người một bát rau lang luộc.Công nhân chỗ Tôi ăn sắn đã chảy mủ mốc đen,hạt bô bo,khổ lắm.Lúc đó ruộng hợp TX bỏ hoang nhiều lắm, Tôi xin được mấy sào chia cho anh cấy,năm đầu làm chung nên không có năng suất chỉ 30 đến 40kg/sào .Năm sau Tôi chia cho mỗi gia đình một sào,khi thu hoạch nôp 30kg tính theo tiền theo thời điểm thu hoạch làm quỹ chi khi tổng kết 6 tháng và cả năm.Mọi người tự làm và kết quả thu hoạch nâng lên từ 40kg làm tập thể tăng thành 150 dến 190kg/sào làm cá nhân.Tiếp theo đó Tôi đã chia đất bỏ hoang hóa của trạmcho cho các gia đình công nhân từng hốc chuối,cây dừa cằn cỗi không quả.Chỉ sau một năm rau xanh,dừa ra quả,chuối cũng chĩu buồng mọi gia đingf ăn không hết còn mang đi bán tang thu nhập chomoix cá nhân và gia đình.Kết quả này Tôi rất vui,và Tôi đã về bàn với ông bố vợ Tôi khi đó làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp chia khoán ruộng cho DÂN ở những cánh đông xa hoang hóa hết năm nọ sang năm kia,là một xã yếu nhất suốt bao nhiêu năm không bao giờ co hạt lúa nôp cho nhà nước,dân đói và nghèo lắm.Bô vợ Tôi đã nghe Tôi đến năm 1978 đả chia ruộng cho dân môi sào chỉ cần nộp 30kg dể nôp thuế cho nhà nước từ năm1978 đến năm 1979 đã có thóc nộp cho nhà nước cuối năm 1979 bị cán bộ huyện phụ trách vùng phát hiện cộng với sự tố giác của các bí thư,chủ tịch xã lân cận phản ảnh.Thế là ông Bố vợ Tôi bị kiểm điểm lên bờ xuống ruộng định khai trừ đảng ,nhưng chỉ một khâu kháng mà cuối cùng không kỷ luật được (đó là câu nói Tôi đề xuất ý kiến với thường vụ ĐU sau dó ban chấp hành đảng ủy thông qua,triên khai thông qua đảng bộ,rồi giao lại chủ nhiệm thực hiện).cuối cùng không kỷ luật được bô vợ tôi!!!… Hồi đó tôi còn phát biểu trước chi bộ chúng ta là đảng viên mà không gương mẫu cứ cướp đoạt và yểm đi để chia chác nhau những chế độ,quyền lợi của công nhân,đến lúc nào đó công nhân sẽ không còn lòng tin nữa họ sẽ đấu tranh thì chúng ta nghĩ gì??..Hồi đó con khó khăn lắm nên phân phối từ bao thuốc lá,đũa xe đạp v v(khi đó Tôi phát biểu năm 1979).Sau này Tôi đi công tác ở một số đơn vị tôi vẫn khoán chia và phát biểu nhiều nhưng không có nghĩa lý gì cả.Ngay bây giờ tôi có quan điểm:tổng bí thư đảngCSVN phải đảng viên cả nước bầu trực tiếp thông qua tranh cử,chủ tịch tỉnh toàn tỉnh đó ttrucwj tiêp bầu thông qua tranh cử thủ tướng,chủ tịch nước tranh cử sau đó dân cả nước bầu sau đó thông qua quốc hội và giao nhiệm vụ có lời hứa trước khi nhân (công và tội phải định rõ ràng).Chủ tịch quốc hội cũng vậy.Hàng năm phải kiêm điểm và bỏ phiêu tín nhiệm.! Với cơ cấu lần này tôi nghĩ các vị ấy lại ngựa đi dường cũ,cưỡi ngựa xem hoa, trồng lúa nhung ư không làm cỏ..!

Bình luận về bài viết này