Tin Ngoài Nước ngày 15.12.2010
- Viet-studies:
- Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị (TVN 8-12-10) — Đây là bản lưu bài quan trọng trên Tuần Việt Nam nhưng bây giờ không còn tìm ra nữa! (Bài Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng (6-12-10) thì vẫn còn). Đọc hai bài này của ông Nguyễn Văn An rồi đọc bài của ông Trương Tấn Sang: Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” (TCCS 29-11-10) thì cảm thấy … lo cho ông An vì ông An có vẻ như đang cỗ vũ … “diễn biến hòa bình” theo phân tích của ông Trương Tấn Sang!
- Việt Nam có hơn 450 triệu phú chứng khoán (VnEx 14-12-10)
- Ép Vinashin tới phá sản, chủ nợ cũng trắng tay (VEF 14-12-10) — Con bài tẩy của Vinashin?
- Việt Nam làm gì để phồn vinh cạnh “cái bóng” Trung Quốc? (VEF 14-12-10) — Ý kiến của Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, và vài người khác
- Tướng Đồng Sỹ Nguyên lên tiếng về lá thư mạo danh (TVN 14-12-10)
- “Quý bà thành đạt nhất” xù nợ triệu USD? (VNN 14-12-10) — Lẩn khuất trong bài này là chi tiết: Cha của bà này là ông Trương Văn Đang, nguyên Đại Tá – Phó Tư Lệnh trưởng Quân Khu 7. Hmmmm…
- Phụ nữ Việt Nam ở Singapore: Viet women here to make a quick buck (Straits Times 14-12-10) ◄
- Nhân Dân Tệ: Currencies: Yuan direction (FT 13-12-10)
- Xã hội Mỹ: Does Economic Inequality Cause Crises? (NYT 14-12-10) — Bất bình đẳng kinh tế có gây khủng hoảng không? Tôi không phải là fan của Ed Gleaser (tác giả bài này), nhưng bài đáng đọc và suy nghĩ
- Tin tặc: In Defense of DDoS (Slate 13-12-10) — Nhiều bạn sẽ không muốn đọc bài này!
- Vũ Minh Khương: Việt Nam: Sức bật nào từ sự trỗi dậy Trung Quốc? — Một bài ngắn vừa cho lên VEF (VNN) thì bị rút xuống ngay!
- Vinashin: ‘Hệ lụy tiêu cực’ nếu Vinashin không trả nợ (BBC 13-12-10) — S&P: Vinashin May Hurt Vietnam Banks (WSJ 13-12-10)
- Giới thiệu nhân sự trung ương Đảng khóa tới (VnEx 13-12-10) — “Ban chấp hành khoá XI phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn chiến lược, có trí tuệ, tư duy đổi mới; có phẩm chất đạo đức trong sáng, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; có uy tín, đủ năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.” Xin thêm: Đồng chí ấy vừa thấp nhưng cũng phải cao, phải khá béo, nhưng cũng phải gầy..
- Kỳ vọng Hội nghị 14 xứng đáng trách nhiệm dân tộc giao phó (VNN 13-12-10) — Dân tộc đã giao phó trách nhiệm cho Hội nghị 14 từ hồi nào? Sao không ai cho tôi biết chuyện này?
- Nợ công: Vay và trả (VnE 13-12-10)
- Bán sức lao động, mua sự rủi ro (LĐ 13-12-10)
- Nông dân bỏ làm ruộng, đi làm thuê (SGTT 13-12-10)
- Vietnam: Japanese retailers arrive, others don’t (FT 13-12-10)
- Trung Quốc – Ngoại giao: China reaffirms ‘peaceful rise’ (Australian 14-12-10) — Michael Sainsbury bàn về bài của Dai Bingguo. (Nghe nói GS TS Nguyễn Thiện Nhân đã được “cơ cấu” làm ngoại trưởng sau Đại Hội XI. Tưởng tượng chàng ta sẽ đối diện với Dương Khiết Trì, Dai Bingguo, Hillary Clinton… Việt Nam (hơn 80 triệu dân, bao nhiêu cán bộ tài giỏi về ngoại giao, mà phải để NTN đại diện mình!) đã đến hồi mạt vận!)
- Nhật – Trung Quốc: New Japanese defense plan emphasizes China threat (WP 13-12-10)
- Kinh tế Trung Quốc: As China Rolls Ahead, Fear Follows (NYT 12-12-10) –“China .. could be stalled next year by soaring inflation, mounting government debt and asset bubbles”
- Trung Quốc – Mao: Mao and the Maoists (New Yorker 20-12-10) — Điểm vài cuốn sách mới ra về Mao
- Richard Holbrooke qua đời: Richard C. Holbrooke, U.S. Diplomatic Troubleshooter, Dies at 69 (NYT 13-12-10)
- Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện hòa bình của tất cả các nước (TN 8-12-10) — Ủa, sao ít người để ý đến bài quan trọng này (cho đến khi tôi đọc bản dịch của BBC!)?
Gia hạn tạm giam GS Phạm Minh Hoàng
2010-12-14
Ông Phạm Minh Hoàng bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt tạm giam từ ngày 13 tháng 8 đến nay, với lý do âm mưu lật đổ chính quyền, tiếp tục bị tạm giam thêm bốn tháng nữa.
UBND quận 3 triệu tập LM Phạm Trung Thành
2010-12-14
Mới đây, bà Nguyễn Thị Lệ, chủ tịch UBND Q.3 đã gửi thư triệu tập Linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Viết blog phản biện nghĩa là không an toàn
2010-12-14
Khánh An chào đón quý vị và các bạn đến với chương trình Café Wifi.
Iran tỏ thái độ tích cực trong thảo luận hạt nhân
2010-12-14
Trong một lần hiếm hoi công nhận thái độ tích cực của Iran, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Iran đã khởi sự một cách tốt đẹp trong cuộc thảo luận với phương Tây về vấn đề hạt nhân.
Sinh Hoạt của Cộng Đồng Người Việt tại Âu Châu nhân ngày Quốc tế Nhân Quyền 2010
2010-12-14
Nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 năm nay, thông tín viên Tường An điểm lại một vài sinh hoạt vận động Nhân quyền trong ngày này tại một số nước ở Âu Châu và gửi về bài tường trình sau đây:
Việt Nam không cho dân biểu Campuchia đến xem xét cột mốc biên giới?
2010-12-14
18 Dân biểu đảng Sam Rainsy có kế hoạch đến xem xét 5 cột mốc biên giới ở tỉnh Kampong Cham sau khi nhận được đơn khiếu nại từ dân là Việt Nam cắm cột mốc lên đất họ.
Hà Nội bất lực trước dịch “Siêu mỏng Siêu méo”?
2010-12-14
Vừa rồi là bài viết về những căn nhà “siêu mỏng, siêu méo”, dị dạng mọc lên khắp Hà Nội, do anh Vũ Hoàng biên soạn cùng phần trao đổi với ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng.
Tin Việt Nam
- RFS tổ chức họp báo về trường hợp GS Phạm Minh Hoàng
- Miền Bắc rét đậm rét hại
- Bảy ngư dân Việt vụ tàu Inchung đang hồi phục
- Tương ớt có hóa chất gây ung thư?
- ADB hỗ trợ trên 1 tỷ đôla cho dự án xe điện và xe điện cao tốc tại TPHCM
- Thời tiết thay đổi cảnh báo cúm A/H5N1 bùng phát
- Hội nghề cá Việt Nam đòi WWF lời xin lỗi
Tin Quốc tế
thứ tư, 15 tháng 12, 2010
Wikileaks: Lý Quang Diệu nói gì về Việt Nam?
Một điện tín ngoại giao mới được tiết lộ trên trang Wikileaks cho biết cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng nói rằng khối Asean lẽ ra không nên nhận Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vào làm thành viên trong thập niên 90.
Ông Lý Quang Diệu còn nhận xét giới lãnh đạo Miến Điện là “đần độn” và “ngu dốt”.
Điện tín được Wikileaks tung ra hôm 14/12 tóm tắt cuộc trò chuyện vào năm 2007 giữa ông Lý Quang Diệu với đại sứ Mỹ tại Singapore khi đó là bà Patricia L. Herbold và phó trợ lý Ngoại trưởng Thomas Christensen.
Điện tín cho biết tại cuộc gặp hôm 16/10/2007, ông Lý nhận xét với hai vị khách là sự ổn định trong khu vực sẽ được cải thiện thêm nếu Asean biết “hành động cùng nhau”.
Tuy nhiên, ông nói rằng Asean lẽ ra không nên nhận Miến Điện, Campuchia, Lào và Việt Nam vào làm thành viên trong thập niên 90.
Đó là vì các thành viên cũ của Asean chia sẻ các giá trị chung và bài Cộng sản. Các giá trị này, theo ông, đã bị các thành viên mới vào “làm vẩn đục”, và các thành viên mới sẽ không hành xử như các thành viên cũ do họ có nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội.
Ba nước Đông Dương
Điện tín cho biết ông Lý tỏ ra lạc quan về Việt Nam. Ông nhận xét người Việt Nam là những người “sáng dạ, học hỏi nhanh”, và sẽ đóng góp cho sự phát triển của Asean.
Bên cạnh đó, ông Lý nhận xét Việt Nam không muốn thấy ảnh hưởng của Trung Quốc quá lớn mạnh tại Asean.
Về Campuchia, ông Lý nhận xét nước này vẫn chưa hồi phục và thoát ra khỏi lịch sử khó khăn của họ, trong khi hệ thống chính trị lại quá tập trung vào một mình Thủ tướng Hun Sen.
Ông Lý nhận xét Lào là “tiền đồn” cho Trung Quốc; nói rằng Lào báo cáo lại mọi diễn biến tại tất cả các cuộc họp của Asean cho Trung Quốc.
‘Đần độn’
Theo bức điện tín, ông Lý Quang Diệu tỏ ra đặc biệt coi thường giới lãnh đạo Miến Điện.
Ông nói với hai vị khách Mỹ là giới lãnh đạo Miến “đần độn” và “ngu dốt”, và nói họ đã “quản lý tồi” các nguồn lực tự nhiên dồi dào của nước này.
Ông ví nói chuyện với chính quyền quân nhân Miến Điện chẳng khác gì “nói chuyện với người chết”.
Ông Lý nhận xét Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh nhất tới thể chế Miến Điện, và đã thâm nhập rất sâu vào nền kinh tế Miến.
Ông Lý Quang Diệu, năm nay 87 tuổi, vốn nổi tiếng hay nói thẳng và có các đánh giá mạnh bạo về quan hệ quốc tế, mặc dù ông hay tránh lăng mạ công khai giới lãnh đạo nước ngoài.
Ông là Thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, và vẫn giữ chức cố vấn cao cấp cho Thủ tướng hiện nay là con trai ông Lý Hiển Long.
Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ
Hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ vừa tổ chức vòng đối thoại nhân quyền lần thứ 14 tại Hà Nội.
Đoàn quan chức Mỹ do ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động dẫn đầu.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đại diện cho phía Việt Nam.
Ông Michael Posner cho hãng AFP hay, tiến bộ về nhân quyền có vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
“Quan hệ giữa Washington và Hà Nội đang tiến triển, tôi tin rằng chính phủ Việt Nam đánh giá cao thực tế này,” ông Posner cho báo giới hay sau vòng hội đàm.
Ông Posner nhấn mạnh các chủ đề nhân quyền là thành tố quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Việt, và “cần thúc đẩy mạnh hơn để giải quyết các quan ngại, đạt được tiến bộ.”
Hiện vẫn còn nhiều khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do tiếp cận mạng internet, ông Posner nói.
Cần thúc đẩy mạnh hơn để giải quyết các quan ngại, đạt được tiến bộ
Michael Posner
Tiếp xúc với báo giới trong nước tuần qua, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak nói, tự do ngôn luận, quyền bày tỏ ý kiến qua blog hiện đang bị xiết chặt tại Việt Nam.
Theo AFP, trong năm nay có khoảng 40 người bị bắt, hoặc bị kết án chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.
Hà Nội nói quan ngại về tự do chính kiến tại Việt Nam là “hoàn toàn không có cơ sở.”
Tại cuộc họp báo nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12), đại sứ Michalak được trích lời nói: “Việt Nam tiếp tục trừng phạt tự do ngôn luận, bắt giữ bất đồng chính kiến, gọi các đảng chính trị – ngoài hệ thống cộng sản – là tổ chức khủng bố,” tin trên mạng M&C cho hay.
Đối thoại Việt-EU
Việt Nam cũng vừa tổ chức đối thoại nhân quyền với khối EU.
Cuộc họp có sự tham dự của các đại sứ EU và đại diện một số bộ, ngành của Việt Nam.
Đối thoại được tổ chức sau phiên họp của nhóm nước cấp viện tại Hà Nội (7-8/12).
Giữa EU và Việt Nam có cơ chế đối thoại nhân quyền thường xuyên, họp hai lần trong năm.
Nhóm đại sứ phương Tây chủ yếu làm việc với Bộ Ngoại giao. Cạnh đó một số bộ khác cũng tham dự. Lần này người ta thấy đại diện Bộ Tư pháp phát biểu.
“Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế thị trường. EU cho rằng đối thoại về nhân quyền là một phần quan trọng của mối quan hệ. Và đối thoại về nhân quyền vẫn sẽ tiếp tục. Tôi hy vọng đối thoại này sẽ mạnh mẽ hơn, bàn về nhiều chủ đề hơn,” Đại sứ Anh tại Hà Nội, Tiến sĩ Antony Stokes cho BBC Việt Ngữ biết trong cuộc phỏng vấn ngày 10/12.
“Trong đối thoại về nhân quyền giữa EU và Việt Nam, tôi cho rằng chúng tôi đã khá trực diện. Chúng tôi đã nói chuyện một cách công khai và thẳng thắn,” ông Stokes nói.
Nam Triều Tiên thực tập phòng vệ dân sự giữa lúc căng thẳng tăng cao
. Nam Triều Tiên sẽ tổ chức thực tập phòng vệ dân sự khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày thứ Tư để chuẩn bị cho trường hợp căng thẳng với Bắc Triều Tiên tăng cao.
Hôm thứ Ba, Cơ Quan Quản Lý Trường Hợp Khẩn Cấp Toàn Quốc tại Seoul loan báo rằng buổi thực tập bắt đầu bằng một hồi còi hụ báo động không kích. Các chiến đấu cơ phản lực sẽ bay trên bầu trời thủ đô để thực hiện một cuộc tấn công giả bằng máy bay.
Lưu thông sẽ ngưng trong 15 phút, và người lái xe cũng như đi bộ sẽ được yêu cầu tìm nơi trú ẩn tại những nơi gần nhất.
Các nhân viên Cơ Quan Quản Lý Trường Hợp Khẩn Cấp sẽ có mặt tại chỗ để hướng dẫn người dân tới một số trong 25.000 nơi trú ẩn trên khắp nước, trong đó có các tầng hầm và các trạm xe điện ngầm.
Tầu thủy, xe lửa, máy bay và xe hơi trên các xa lộ sẽ được phép hoạt động như bình thường.
Chính phủ đã tổ chức một loạt các cuộc tập trận sau khi xảy ra hai cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên trong năm nay, làm 50 người Nam Triều Tiên thiệt mạng.
Dân biểu Cao Quang Ánh ‘khước từ’ đề nghị đối thoại của VN
Trong bức thư hồi đáp đề nghị của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, dân biểu Ánh nhấn mạnh rằng ‘tiền đề cho buổi gặp gỡ nhằm giải tỏa những điều được gọi là ‘thiếu thông tin đúng đắn’ là ‘sai lầm’ và ‘không phải là khởi điểm mang tính xây dựng’’.
Văn thư trước đó của đại diện chính phủ Việt Nam gửi cho đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ này cho biết, phái đoàn của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dự kiến sang Hoa Kỳ và Canada để ‘gặp gỡ, tiếp xúc với cộng đồng người Việt, trong đó có cả các cá nhân, tổ chức còn thiếu thông tin đúng đắn về Việt Nam và vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm chống lại nhà nước Việt Nam’.
Lý giải cho sự khước từ của mình, ông Ánh nói trong thông cáo: ‘Những người Việt quyết định đánh đổi mạng sống để rời bỏ quê hương không hề hiểu lầm về chính phủ Việt Nam. Họ ra đi vì đã không thể sống dưới một chế độ toàn trị vốn xem thường quyền con người, tự do tôn giáo và trừng phạt những công dân can đảm lên tiếng’.
Hồi tháng Giêng, trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên danh nghĩa dân biểu Hoa Kỳ, ông Ánh và ông Sơn từng hội kiến về nhiều vấn đề.
Nhắc lại cuộc gặp này trong bức thư đề xuất, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói: ‘Trong cuộc tiếp xúc tại Hà Nội ngày 5/1/2010, Ngài đã bày tỏ tình cảm yêu mến quê hương Việt Nam, cội nguồn của Ngài và mong muốn Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh. Cũng dịp này, Ngài cũng cho rằng dù còn có những ý kiến khác nhau trên một số vấn đề nhưng chúng ta vẫn có thể đối thoại và tìm cách hợp tác vì sự phát triển của Việt Nam’.
Phát biểu với báo giới hải ngoại sau khi về nước sau chuyến công du, ông Ánh cũng từng cho biết ông ‘hãnh diện vì là một người Việt’: ‘Lúc tôi tới Việt Nam thì nói chung tâm trạng của tôi rất vui vẻ vì tôi được về tới nước Việt của bố, mẹ, và là nơi tôi đã sinh sống trong tám năm đầu tiên. Tôi hãnh diện vì tôi là một người Việt. Và nói chung, lúc tôi ngồi xuống nói chuyện với những người trong chính quyền Việt Nam với tư cách là một dân biểu của chính phủ Mỹ, đó là một điều đặc biệt, và là một lợi thế tôi đã sử dụng để nói lên các vấn đề như tự do tôn giáo, và nhân quyền’.
Trong đề nghị mới nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cho hay, ông hy vọng, phía Việt Nam và ông Ánh ‘có những cuộc trao đổi cởi mở, thẳng thắn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung’.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 3/5, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội toàn quốc người Việt ở Hoa Kỳ, nhận định rằng một cuộc đối thoại giữa đại diện phía Việt Nam và cộng đồng người Việt ở hải ngoại là ‘cần thiết’, nhưng không ‘đơn giản’.
Ông Bích nói: ‘Trong quá khứ người ta cũng có một số trường hợp có người đứng ra thu xếp gặp ông Nguyễn Đình Bin (nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam), rồi cả bà Tôn Nữ Thị Ninh (nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam), nhưng mấy cái đó không mang lại kết quả. Ví dụ như ông Nguyễn Đình Bin sang đây, người ta cũng đặt ra một số vấn đề như nghĩa trang Biên Hòa hay tài sản của người Việt’.
Giáo sư này cho biết thêm: ‘Đã có những lời hứa, nhưng sau đó nó không được giữ, nên người ta bảo rằng là chúng tôi chỉ được dùng làm ‘bung xung’. Thế nên, vẫn còn một sự dè dặt trong cộng đồng hải ngoại đối với những đề nghị đối thoại như vậy’.
Trên cương vị dân biểu, ông Ánh đã nhiều lần lên tiếng thúc giục Hà Nội tôn trọng nhân quyền, tự do Internet và ngôn luận.
Ông Cao Quang Ánh từng diện kiến lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, ở thủ đô Washington hồi tháng Hai vừa qua
Ông Ánh nói trong thư trả lời Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam: ‘Tôi, giống như đa số người Mỹ gốc Việt, mong muốn một Việt Nam giàu mạnh. Chỉ là điều tự nhiên khi người ta có thiện ý đối với quê hương. Tuy nhiên, tôi tin rằng khi con người được hành xử quyền suy nghĩ cho chính mình và nói lên những điều mình nghĩ, thì mới bắt đầu có những phát kiến thực sự và một Việt Nam tự do sẽ càng hùng mạnh và thêm phồn thịnh. Trong môi trường ấy, nhiều người Mỹ gốc Việt tài giỏi sẽ hăng hái tìm cách đóng góp để làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia tốt đẹp hơn’.
Thêm một lần nữa, dân biểu Hoa Kỳ gốc Việt kêu gọi thả tự do cho ‘các tù nhân lương tâm’ như Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung cũng như ‘cho phép các tôn giáo thực thi tín ngưỡng của họ’.
Ông Ánh ‘yêu cầu chính phủ Việt Nam chứng tỏ thiện chí giải quyết những vấn đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt’ trước khi ‘bắt đầu tiến trình hàn gắn những vết thương sâu đậm đã chia cắt chúng ta và có những cuộc đối thoại cởi mở và chân thành trên những vấn đề trọng yếu về lợi ích chung’.
Trong khi ông Ánh nói ‘lời kêu gọi của ông Thứ trưởng đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tiếp tục không được đón nhận cho tới khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo’, Chủ tịch Nghị hội toàn quốc người Việt ở Hoa Kỳ cho rằng sẽ ‘khó khăn cử ra một người đại diện cho cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ tham gia đối thoại’.
Ông Bích nhận xét: ‘Khó khăn là vì thực sự ở bên này đâu có một định chế, một chính quyền nào đâu. Chẳng hạn, một người A có thể đứng đầu một tổ chức lớn nhưng việc ông ấy đứng đầu một tổ chức lớn cũng không thể nào đồng hóa với chuyện ông ấy đại diện cho ba triệu người hải ngoại được’.
Mới đây, trả lời riêng VOA Việt Ngữ nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, ông Scot Marciel, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, nói rằng ‘Washington sẽ duy trì tiếp xúc và hợp tác’ với Hà Nội đồng thời nhấn mạnh rằng ‘hợp tác là cách tốt nhất để thúc đẩy tiến bộ ở Việt Nam’.
Tc Phong Thánh Lưu Hiểu Ba VI ANH . Việt Báo Thứ Tư, 12/15/2010, 12:00:00 AM
TC Phong Thánh Lưu Hiểu Ba
Vi Anh
Trung Cộng quá giận, một sự giận dữ bất thường, giận dữ chưa từng thấy kể từ sau cuộc tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn 1989. Giận quá mất khôn, TC đã có thái độ và hành động hung hăng, càng bướng, bất chấp công luận như của chế độ côn đồ (rogue). Nên TC vô tình phong thánh cho Ông Lưu hiểu Ba, chỉ là một người Trung Hoa không một tấc sắt trong tay, chỉ vì vận động dân chủ một cách ôn hoà cho quốc gia dân tộc mình. Thế mà TC kêu án bỏ tù 11 năm và còn vận dụng cả một bộ máy đảng nhà nước triệt hạ người công dân của mình khi người lương dân này được Ủy Ban Nobel Hoà bình chọn cấp cho giải Nobel Hoà Bình năm 2010.
Trong nước, CS Bắc Kinh dùng cả bộ máy an ninh bao vây gia đình của người tù chính trị Lưu hiểu Ba mà TC trước sau như một coi là người phạm pháp, tội hình sự. . Từ thân nhân, bạn bè, đến vợ của nhà ly khai này đều bị TC quản thúc hoặc cấm xuất ngoại.
Chưa đủ, CS còn làm một việc ruồi bu kiến đậu này nữa. Trước ngày phát giải Nobel Hoà Bình cho Ô Lưu hiểu Ba vào thứ tư 8-12, tại Oslo Thụy điển, CS Bắc Linh còn sai bộ máy tuyên truyền của TC vội vã thành lập và tổ chức trao giải Khổng Tử Hoà Bình TC . Một thất bại thê thảm cho TC, TC chọn cựu tổng thống Đài Loan Liên Chiến để cấp giải Hoà bình Khổng Tử. Nhưng Ông này thẳng thừng từ chối. Còn báo chí thì lên tiếng hỏi giải này bày đặt ra hồi nào, chọn ra sao, ai đề nghị, ai bầu, có kiểm chứng trên Internet được không. Quá bể mặt TC nín luôn.
Ngoài nước, CS Bắc Kinh gây áp lực với Na Uy và các quốc gia có quan hệ chính trị hoặc là bạn hàng thương mại chặt chẽ với Bắc kinh để tẩy chay lễ phát giải chính thức tại Oslo, thủ đô Na Uy vào ngày 10/12.
Nhưng những hành động này của TC bị phản tác dụng, gậy ông đập lưng ông. Số nước bị TC dùng áp lực kinh tế, ngoại giao ngăn không cho dự lễ có nhưng quá ít so với số nước đến dự. Theo phát ngôn viên của TC thì có cả trăm nước không dự nhưng ngày lễ chỉ có 16. Có nước kẹt không dự như Phi luật Tân thì bị báo chí và công chúng chỉ trích chánh quyền khiến tổng thống phải họp báo giải thích lý do không dự vì muốn xin TC giảm án tử hình cho năm công dân.
Cái trò áp lực buộc các nước phải theo ý mình, chống các nhân vật mà TC ghét như đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, không hiệu nghiệm nữa. Biện pháp ngoại giao hăm he mạnh và bậy này của TC làm cho TC trên phương diện đối ngoại trở thành một chế độ bạo ngược, không văn minh như Đức Quốc xã của Hitler trước Đệ nhị Thế Chiến.
Và đối nội cái ghế dành cho Ô. Lưu hiểu Ba để trống và lời tuyên bố tuy rất êm của Nobel Hoà bình giải thích rằng cấp Nobel Hoà Bình cho cho Ô. Lưu hiểu Ba không phải để chống chế độ CS Bắc Kinh mà để vinh danh dân tộc Trung Hoa – là một thất bại chánh trị như vụTC dùng xe tăng và bộ đội bắn giết sinh viên đòi dân chủ ở Thiên an môn. Người dân Trung Hoa ở bắc, ở trung, ở nam và ở hải ngoại, nhân dân khắp thế giới coi chế độ CS Bắc Kinh như là một tập đoàn độc tài đảng tri toàn diện dùng hết sức mạnh hoang dã của đảng nhà nước để triệt hạ một người dân không tấc sắt trong tay muốn làm một cách ôn hoà, một điều gì đó tốt đẹp hơn cho quốc gia dân tộc mình.
Chính TC đã gây chuyện, làm lớn chuyện, tự làm hại cho TC trong vụ này. Ở TQ, ở ngoại quốc cũng thế, đâu có bao nhiêu người biết Ô. Lưu Hiểu Ba là ai, “bản hiến chương 08” là cái gì.
Bao nhiêu công sức, tiền của để làm nổi bật TC để khoa trương TC như Thế vận hội Bắc Kinh, với Hội chợ Triển lãm toàn cầu Thượng Hải 2010 bay thành mây khói vì TC chống đối, đánh phá điên cuồng giải Nobel Hoà Bỉnh cho Lê hiểu Ba., TC trở thành một chế độ chống văn minh Nhân Loại, hành động hoang dã, như một chế độ côn đồ (rogue) .
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Trên bình diện thòi sự rộng lớn hơn, TC quá thất bại, thất bại thề thảm trong việc chống đối, đánh phá giải Nobel Hoà bình cho Ông Lưu hiểu Ba. Mới vừa bị một cú đánh xiểng niểng trong vấn đề làm hùm làm hổ lấy đảo, giành biển như một nước lớn trong các hội nghị ASEAN, TC bị thêm một vố Nobel Hoà Bình nữa. Thái độ ỷ nước lớn, hành động bạo quyền và bạo ngược đối với các nước Á châu Thái bình Dương làm cho người ta thấy TC là một con ngựa bất kham, hành động theo luật rừng, ngoại vòng qui ước, tập tục quốc tế văn minh ngoại giao và tinh thần trọng pháp thời đại thế kỷ 21 và đầu thiên niên kỷ thứ 3.
Chế độ TC hay CS Bắc Kinh không đáng giữ vai trò hội viên thường trực của Hội dồng Bảo An Liên hiệp Quốc, đệ nhị siêu cường kinh tế, chánh quyền đại diện cho gần một tỷ tư người, dân tộc đông nhứt hoàn cầu.
TC dùng toàn lực sức mạnh của guồng máy Đảng Nhà Nước thống trị nhân dân để đi triệt hạ một người dân đang bị tù, triệt hạ trong nước lẫn ngoài nước thì CS Bắc Kinh là một chế độ tàn ác, bạo ngược ra sao.
TC cũng dùng toàn lực sức mạnh của guồng máy Đảng Nhà Nước để triệt hạ Ủy ban Nobel, một định chế tư nhân, độc lập, có trước chủ nghĩa CS và uy tín toàn cầu. Dùng cả guống máy “báo đài” của Đảng Nhà Nước TC để tuyên truyền quốc nội và quốc ngoại rằng lễ cấp và phát giải Nobel Hoà bình là việc làm của «bọn hề». Quả là TC đã công nhiên xúc phạm thế giới. Quả là TC đã “hàm huyết phún nhơn tiên ô tự khẩu (ngậm máu phun người là dơ miệng mình trước). Trong lịch sử Nobel Hoà Bình từ 1901 đến giờ chỉ có Đức Quốc Xã Hitler năm 1935 không cho Carl von Ossietzky và bây giờ năm 2010 CS Bắc Kinh Lưu hiểu Ba hay thân nhân thay đi dự nhận giải. Và hầu hết những người được giải Nobel trong mọi lãnh vực sinh hoạt của Nhân Loai, khoa hoc, văn học, hoà bình, v.v. là những người được thế giới và nhân loại trọng vọng như là nhân tài và ân nhân của Nhân Loại./. ( Vi Anh)
- Tòa Anh: Thả Julian Assange Với $316,000 Mk Tiền Thế Chân 12/15/2010
- New Zealand: Ngưng Tìm 17 Thủy Thủ Tàu Nam Hàn Chìm 12/15/2010
- Tq: Chống Giải Nobel Hòa Bình Nhưng Cần Dầu Của Na Uy 12/15/2010
- Xử Ép Trẻ Palestine 12/15/2010
- Tin Ngắn Thế Giới 12/15/2010
- Bán Lẻ Tăng Mạnh Nhất Trong 2 Năm 12/15/2010
- Wa: 2 Vụ Đụng Xe Bỏ Chạy Ở Maryville Và Federal Way 12/15/2010
- Wa: Hung Thủ Bắn Người Đầu Hàng Cảnh Sát 12/15/2010
- Wa: Một Thiếu Nữ 16 Tuổi, Bỏ Nhà Ra Đi, Bị Bắn Chết 12/15/2010
- Wa: Đấu Súng Với Cảnh Sát 1 Can Phạm Đang Bị Tầm Nã 12/15/2010
- 78% Phụ Huynh Đòi Sa Thải Thầy Giáo Dở 12/15/2010
- Fda: Dược Thảo Cường Dương ‘man Up Now’ Nguy Hiểm 12/15/2010
- Bão Tuyết Nhiều Tiểu Bang, Xa Lộ Kẹt Xe, 16 Người Chết 12/15/2010
- Các Hãng Máy Bay Thu Tiền Hành Lý 2.5 Tỉ Trong 3 Quý 12/15/2010
- Bạch Ốc: Sẽ Thắng Kiện Về Cải Tổ Y Tế Ở Tòa Tối Cao 12/15/2010
- Lb Kiện Học Khu Không Cho Cô Giáo Nghỉ Để Hành Hương Đến Thánh Địa Hồi Giáo Mecca 12/15/2010
- Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Đảng Ch Định Tái Tranh Cử 12/15/2010
- Đa Số Ch, Dc, Độc Lập Ủng Hộ Thỏa Hiệp Gia Hạn Giảm Thuế 12/15/2010
- Quỹ Dự Trữ Liên Bang: Xét Lại Kế Hoạch Thu Mua Trái Phiếu 12/15/2010
- Đặc Sứ Holbrooke Trăn Trối Trước Khi Từ Trần: Mỹ Phải Kết Thúc Cuộc Chiến Afghan 12/15/2010
- Phoeniz: 1 Cô Giáo Trúng Số Độc Đắc 95.3 Triệu Mk 12/15/2010
- 1 Phụ Nữ Việt Đối Diện Án Tù 2 Năm Vì Tội Bắt Cóc Con Gái 12/15/2010
- Học Sinh Mỹ Tăng Sử Dụng Cần Sa, Trong Khi Bớt Rượu 12/15/2010
- Las Vegas: Cướp Sòng Bài, Lấy Chip Trị Giá 1.5 Triệu 12/15/2010
- Hung Thủ Vào Phòng Họp Của Trường Nổ Súng, Rồi Tự Sát 12/15/2010
- Quỹ Dự Trữ Lb: Kinh Tế Tiếp Tục Hồi Phục Chậm 12/15/2010
- Fbi Bắt Người Đe Dọa Gây Nổ Tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn 12/15/2010
- Không Quân Mỹ Cắt Mạch Nối Thông Tin Wikileaks Thẩm Lậu 12/15/2010
- Đạo Diễn Michael Moore: Tặng Assange 20,000 Mk 12/15/2010
- Hải Quân Mỹ Chế Súng Điện Từ Bắn Xa 110 Hải Lý 12/15/2010
- Tin Ngắn Hoa Kỳ 12/15/2010
- Csvn: Gs Phạm Minh Hoàng Bị Giam Thêm 4 Tháng 12/15/2010
- Ms Nguyễn Hồng Quang Bị Csvn Đánh Ngất Xỉu 12/15/2010
- 8 Công Nhân Việt: Từ Nạn Nhân Thành Chứng Nhân 12/15/2010
- Bank Of America, Hội Hồng Thập Tự, Hội Hiến Tủy Tổ Chức 12/15/2010
- Edison International Đầu Tư Thêm $1 Triệu Mk Trong Sáng Kiến 12/15/2010
- Tp Garden Grove Mời Dự: Tiệc Cuối Năm Cho Cao Niên 12/15/2010
- San Jose: Hát Cho Quê Hương Đọa Đày Và Nhân Quyền 12/15/2010
- Hội Thảo: Văn Học Mạng Đã Xóa Biên Giới Truyền Thống 12/15/2010
- Thiền Viện Huyền Không Tại Tiểu Bang Georgia Tổ Chức: Đêm Văn Nghệ Ghi Ân Tôn Sư Tiệc Chay Gây Qũy Xây Chùa 12/15/2010
- Oregon: Dạtiệc Gây Quỹ Thành Công Tốt Đẹp 12/15/2010
- Sinh Hoạt Cộng Đồng 12/15/2010
- Kiểm Lâm Ngán Lâm Tặc 12/15/2010
- Tổng Kết Thị Trường Cổ Phiếu Lưu Thế Vũ (12/15/2010)
- Virginia: Chùa Hoa Nghiêm Sắp Đựơc Khánh Thành Tuyết Mai (12/15/2010)
- Tai Họa Từ Sở Hữu Ruộng Đất Không Giống Ai Bùi Tín (12/15/2010)
- Cộng Sản Cướp Đất Đai Ruộng Vườn Của Đồng Bào Kinh Tế Mới Đức Linh Mường Giang (12/15/2010)
- Quán Không, Và Chiếc Ghế Trống Huệ Trân (12/15/2010)
- Kỷ Niệm Ngày Ban Hành Bản Tuyên Ngôn Qt Nhân Quyền Năm Thứ 62 Tuyết Mai (12/15/2010)
- Sáu Nẻo Luân Hồi – Lục Thông Vi Diệu Nguyễn thị Mắt Nâu (12/15/2010)
- Nguoiviet
Phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ: Nhân quyền là ‘cốt lõi’ quan hệ Mỹ-Việt
HÀ NỘI (TH) – Ðại diện chính phủ Hoa Kỳ nói với báo chí hôm Thứ Hai ở Hà Nội là tiến bộ về nhân quyền là cốt lõi để gia tăng mối quan hệ giữa hai nước.
“Hoa Kỳ đang có sự gia tăng quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ họ coi trọng điều này.” Phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Michael Posner, nói với ký giả sau cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm diễn ra hôm Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010.
Ông cho hay ông đã nhắc đại diện Việt Nam, các vấn đề nhân quyền là các thành phần chính yếu của mối bang giao giữa hai nước. “Muốn đạt được tiến bộ về tất cả các mặt khác, nhân quyền phải có tiến triển.” Ông nói với báo chí.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập bang giao được 15 năm từ thời Tổng Thống Bill Clinton, 20 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.
Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng thêm trên mọi lãnh vực từ mậu dịch đến quan hệ đối tác chiến lược an ninh quốc phòng.
Mậu dịch song phương đạt $15 tỉ USD năm ngoái và tháng 6 vừa qua, diễn ra ở Hà Nội một cuộc đối thoại Chiến lược về Chính trị-An ninh-Quốc phòng lần thứ ba.
Theo lời ông Posner nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội, vẫn còn một số quan điểm khác biệt thật sự về quyền tự do phát biểu và tự do Internet giữa hai bên. Ðiều này gián tiếp cho thấy các lời yêu cầu của Hoa Kỳ đòi trả tự do cho một số người đang bị kết án hay giam giữ sẽ không được đáp ứng.
Tuần trước, ngày 9 tháng 12, 2010, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak, cho hay nhà cầm quyền Hà Nội gia tăng đàn áp các người bất đồng chính kiến, sử dụng Internet phát biểu quan điểm khác biệt với nhà cầm quyền. Chỉ trong năm nay, đã có hơn 40 người đã bị tù tội chỉ vì viết bài phổ biến trên Internet hay trả lời phỏng vấn của báo đài ở nước ngoài.
Trước khi ông Posner đi Việt Nam, ông đã gặp một số nhân vật cộng đồng người Việt, tham vấn và nghe các đề nghị. Chính phủ Hoa Kỳ có một danh sách các người đấu tranh cho tự do tôn giáo, đòi dân chủ hóa Việt Nam đang bị cầm tù, yêu cầu Hà Nội trả tự do. Khi bỏ tù nhóm Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Trần Anh Kim hồi đầu năm, cả Hoa Kỳ và Châu Âu đều đả kích Hà Nội mạnh mẽ.
Lời phát biểu của ông Posner với báo chí cho người ta nhìn thấy hai điều. Thứ nhất, nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không nhìn nhận đàn áp nhân quyền tại Việt Nam dù có các bằng chứng hiển nhiên. Thứ Hai, vì Hoa Kỳ muốn cột tiến bộ nhân quyền với sự gia tăng quan hệ mọi mặt, gồm cả an ninh quốc phòng, Hà Nội sẽ không đáp ứng và lời yêu cầu Mỹ bỏ lệnh bán võ khí sát thương cho Việt Nam sẽ còn phải nằm chờ.
Chế độ Hà Nội rất cần sự hiện diện nhiều hơn của Hoa Kỳ ở khu vực biển Ðông để làm đối lực với áp lực bá quyền của Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 12, có 10 đảng phái chính trị và hội đoàn người Việt hải ngoại gửi thư cho bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, đòi hỏi các kết quả cụ thể khi đối thoại nhân quyền với Việt Nam, thay vì chỉ đối thoại suông. Lời nói của ông Posner cho người ta cảm tưởng cuộc đối thoại nhân quyền lần này vẫn chỉ giống như các cuộc đối thoại lần trước.
Cũng nhân đến ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10 tháng 12, Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, từ Sài Gòn, nơi ông đang sống dưới sự giám sát của công an, đã kêu gọi mọi người cùng ký tên với ông trên một bản tuyên bố. Ông đòi chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội trả lại các quyền tự do căn bản của công dân cũng như phải thả hết tất cả những ai đã bị tù đày vì đòi hỏi nhân quyền.
Bản tuyên bố nói rằng chế độ Hà Nội đã ký cam kết tôn trọng và thi hành bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị, nhưng đến nay người dân vẫn bị đàn áp khốc liệt.
Hiện đang có sự vận động của nhiều tổ chức người Việt hải ngoại yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp tên nước Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Gần đây, Hà Nội đã bắt giam Giáo Sư Phạm Minh Hoàng, Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, luật gia Phan Thanh Hải, ông Vi Ðức Hồi. Một số người khác thì bị chế độ Hà Nội sách nhiễu bằng cách lôi đi thẩm vấn, hăm dọa. Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bút hiệu Ðiếu Cày dù hết hạn tù hồi tháng 10 vừa qua vẫn không được trả tự do mà bị giam giữ tiếp.
Việt Nam đòi Hoàng Sa, Trung Quốc quyết không nhả
HONG KONG (TH) – Trung Quốc nhất định không nhả quần đảo Hoàng Sa đã chiếm của Việt Nam nên đây là trở ngại không thể vượt qua để đạt được một thỏa hiệp giữa hai nước về tranh chấp biển Ðông, đó là nhận định của báo South China Morning Post (SCMP) xuất bản tại Hong Kong, khi tiết lộ là trong năm nay, Hà Nội và Bắc Kinh đã đàm phán bí mật 4 lần về vấn đề biển
Báo SCMP nói rằng Bắc Kinh từ chối thảo luận về sự chiếm đóng của họ tại quần đảo Hoàng Sa, theo lời một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hà Nội nói với tờ báo này. Theo đó, để đạt được một thỏa hiệp lâu dài và hai bên chấp nhận được sẽ vô cùng gay go dù có thể đạt đến một vài thỏa hiệp về quần đảo Trường Sa vì còn dính tới một số nước khác trong khu vực cũng tuyên bố chủ quyền hoặc một phần, hoặc toàn thể.
Một mặt, Hà Nội vận động quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Ðông nhưng trong bí mật vẫn đàm phán tay đôi với Bắc Kinh, theo sự đòi hỏi của Bắc Kinh.
“Trung Quốc nói rõ lập trường của họ ngay từ đầu. Họ chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa nên nó thuộc về Trung Quốc và không có gì để thương thuyết.” Một viên chức Ngoại giao của Hà Nội nói.
Bản văn trả lời phỏng vấn cho báo SCMP của nhà cầm quyền Hà Nội xác nhận hai bên âm thầm họp nhiều lần trong năm nay để đặt nền móng cho một thỏa hiệp về biển. Các cuộc họp vẫn tiếp diễn dù Hà Nội đã thành công khi lôi được vấn đề vào các cuộc họp ASEAN và Hoa Kỳ lên tiếng hậu thuẫn quan điểm của Việt Nam.
Bản tuyên bố của Hà Nội nêu ra sự quan trọng của cả đối thoại song phương và đa phương dù Bắc Kinh luôn luôn lập lại quan điểm chỉ thương thuyết tay đôi cho dễ bắt nạt.
SCMP được một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận có các cuộc thảo luận đó nhưng không cho biết bao nhiêu chi tiết mà chỉ nói “chúng tôi sẽ thông báo kết quả nếu có các tin tức liên quan.”
SCMP thuật lời Vương Hàn Lĩnh, một học giả về các vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc nói các tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa đã giải quyết xong vì nay quần đảo này đang trong sự quản trị của Bắc Kinh.
“Trung Quốc chỉ đối thoại về tranh chấp liên quan tới quần đảo Trường Sa với Việt Nam và các nước khác.” Ông Lĩnh nói: “Chúng tôi khuyến khích hợp tác phát triển ở trong khu vực đặc quyền kinh tế của chúng tôi nhưng chúng tôi không nhân nhượng cái gì. Một nguyên tắc là chúng tôi chỉ chấp nhận thương thuyết tay đôi, không có phe thứ ba hay thương thuyết tập thể.”
Việt Nam và Trung Quốc ký bản Hiệp ước phân vịnh Bắc Bộ cuối năm 2000 nhưng mãi 4 năm sau mới đạt được thỏa thuận thi hành về vấn đề đánh cá, khai thác thủy sản ở khu vực. Tuy vậy, bản hiệp định vẫn không đụng chạm gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cả hai bên đều xác định chủ quyền toàn thể, không thể tranh cãi.
Hàng năm, hai bên có các cuộc tuần tiễu chung dọc theo đường phân định trên vịnh Bắc Bộ. Còn lại, ngư dân Việt đánh cá hay bắt hải sản ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa đều bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc hoặc đâm chìm tàu.
Thỉnh thoảng, người ta thấy Hà Nội lên tiếng về những hành động của Bắc Kinh, từ dò tìm dầu khí đến xây dựng thêm các cơ sở ở khu vực tranh chấp. Những lời phản đối chỉ có giá trị tượng trưng vì Bắc Kinh không hề thối lui.
Trong các cuộc họp ASEAN mở rộng ở Hà Nội với sự tham dự của các bộ trưởng Ngoại Giao vào tháng 7 và các bộ trưởng Quốc Phòng vào tháng 10, Hoa Kỳ đều lên tiếng về vấn đề biển Ðông và mong muốn giải quyết tranh chấp bằng thương nghị đa phương.
Từ nay tới cuối năm, Bắc Kinh sẽ thảo luận với 10 nước ASEAN về một qui tắc ứng xử trên biển Ðông nhằm tránh chiến tranh và tạo thêm căng thẳng. Bộ qui tắc ứng xử đã được ASEAN-Trung Quốc ký từ năm 2002 nhưng không thi hành và từ đó đến nay đã nhiều lúc căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc dù không có chiến tranh.
Một số ngư dân Việt Nam đã bị Trung Quốc bắn chết, vu cho họ là cướp biển rồi đưa xác về đảo Hải Nam.
Giới ngoại giao tin rằng nếu một thỏa hiệp nếu đạt được giữa Hà Nội và Bắc Kinh liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, sẽ làm cho các tranh chấp khác liên quan đến biển Ðông dễ giải quyết hơn.
Theo nhận định của ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cho rằng nếu hai bên đạt được thỏa thuận, lãnh tụ hai bên sẽ đặt một thời biểu để hoàn tất. Tuy nhiên, Bành Quang Khiêm, một tướng lãnh hồi hưu của Trung Quốc, một chuyên về chiến lược gia quân sự tại Học Viện Khoa Học Quân Sự của Trung Quốc, lại cho rằng sẽ không có một cơ hội nào để Trung Quốc từ bỏ chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (TN)
Một quan tòa liên bang cho là luật cải tổ y tế của chính phủ Mỹ đã vi hiến Trần Vũ theo AP và NPR, Dec 13, 2010 12:45:00 Cali Today News – Thứ hai 13/12 một quan tòa liên bang đã tuyên bố là luật cải tổ y tế của chính phủ Obama đã vi hiến và như thế ông này đã đứng vào hàng ngũ của Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang Virginia để chống đối. Cuộc chiến bênh và chống luật cải tổ y tế cuối cùng có thể sẽ phải được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ giải quyết, theo các nhà quan sát. Quan tòa liên bang Henry E. Hudson là vị quan tòa U.S. District đầu tiên của Hoa Kỳ tấn công luật này. Có hai vụ kiện tụng tại 2 tiểu bang của Virginia và Michigan cũng liên quan tới chuyện này. Nhiều vụ kiện tụng chống lại luật đã bị bác bỏ, nhiều vụ đang tiến hành và có một vụ kiện tập thể từ 20 tiểu bang đang được xem xét ở Florida. Bộ Trưởng Tư Pháp của Virginia là Kennet Cuccinelli cũng đã đệ trình một vụ kiện riêng nhằm bảo vệ luật của Virginia không cho chính phủ liên bang bắt ép cư dân tiểu bang phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên điểm chính yếu mà ông Cuccinelli lập luận là khoản điều luật liên bang yêu cầu công dân phải mua bảo hiểm y tế hay phải trả một khoản tiền phạt nếu không có bảo hiểm y tế đã là vi hiến. (Bấm vào tựa đề đọc hết bản tin) |
http://www.danchimviet.com/php
HN: Công nhân biểu tình, công an đàn áp, nhiều người bị bắt, đánh bất tỉnh
Dân làm báo: Liên tiếp trong 3 ngày, từ sáng 10.12, hàng trăm công nhân Công ty cơ khí Hà Nội (số 74 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) đã tập trung trước cổng công ty biểu tình đòi quyền lợi.
Những công nhân biểu tình căng băng rôn đề nghị phía công ty, mà cụ thể là ông Lê Sỹ Chung, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty trả lại quyền lợi chính đáng cho người lao động. Tuy nhiên, ông này vẫn luôn miệng hứa hẹn “sẽ xem xét và giải quyết”.
Nguyên nhân cuộc biểu tình xuất phát từ việc công ty nợ lương, quỵt tiền người lao động, không giải quyết chế độ trong thời gian nghỉ việc… Công nhân cho rằng ban giám đốc cố tình tỏ ra lươn lẹo, âm mưu “nuốt trọn” tiền hỗ trợ công nhân.
Những công nhân biểu tình tỏ ra khá ôn hòa và kiên nhẫn, tuy vậy, lực lượng công an đã được được huy động, bao vây, cố tình gây hấn & xô xát với những người biểu tình.
Chiều tối ngày 12/12, bất ngờ có nhiều công nhân bị vây đánh, một nam công nhân bị đánh ngất nằm trước cửa công ty điện máy Pico Palaza. Nhiều người dân khẳng định “sự việc này có sự liên can đến công an”.
Bản tin của ChuaCuuThe tường thuật lại:
Rất đông công an mặc quân phục áo xanh và áo vàng, có xe của cảnh sát 113 đã có mặt tại hiện trường để đòi đưa người bị ngất đang nằm bất tỉnh đi nhưng người dân không cho đưa đi. Người dân đã yêu cầu công an lập biên bản nhưng không có công an nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ viêc này.
Sau khi các công an mặc sắc phục không đưa được nạn nhân đi, một lúc sau có một ông được nhiều người dân nói là công an trưởng quận Thanh Xuân xuất hiện nhưng không mặc sắc phục công an. Người dân yêu cầu viên công an lập biên bản về sự vụ nhưng viên công an này nói “chúng tôi phải đưa người này về công an lấy lời khai thì mới biết được chứ”. Thấy người dân bất bình vì viên công an này muốn đưa một người bị đánh bị ngất về đồn công an lấy lời khai.
Thấy dân bất bình với lời nói của mình bị hố. Viên công an đã áp lực, nạt nộ một số người dân và hô hoán đòi bắt một số người về đồn công an. Viên công an này và một số người thanh niên lực lưỡng đã bắt giữ và lôi ông người đàn ông khoảng trên 50 tuổi lên xe ô tô 113 và chở đi. Một số người dân thấy công an đánh người đàn ông và lôi đi đã lên tiếng thì công an de dọa “mày lên tiếng à, tao lôi mày về công an cho mày lên tiếng một thể”. Ngay lập tức nạn nhân bị ngất và đám đông nhân dân bị giải tán.
Filed under: Tin Ngoài Nước |
Trả lời